Nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm ở Kiên Hải, Kiên Giang
Du lịch có trách nhiệm v ang nhận ược sự quan tâm của toàn cầu và sẽ
l xu hướng phát triển của ngành công nghiệp du lịch trong tương lai. Để phát
triển hình thức du lịch này hiệu quả, òi hỏi cộng ồng phải có nhận thức, thái
ộ v h nh ộng một cách úng ắn. Từ dữ liệu thu thập qua phỏng vấn 123
người dân ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, bài viết phân tích nhận thức, thái
ộ, v h nh ộng ối với du lịch có trách nhiệm; ồng thời ề xuất một ố iện
pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng ồng về du lịch có trách nhiệm ở iểm
ến Kiên Hải
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm ở Kiên Hải, Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm ở Kiên Hải, Kiên Giang
hách du lịch, người dân địa phương, nhân viên phục vụ du lịch) phải hành động có trách nhiệm (67,5%). Tỷ lệ thừa nhận người dân địa phương, chính quyền địa phương phải hành động có trách nhiệm trong phát triển du lịch (lần lượt 22,8% và 19,5%). Không có nhiều người cho rằng hành động có trách nhiệm trong du lịch thuộc về doanh nghiệp dịch vụ du lịch, nhân viên lao động trong ngành du lịch và khách du lịch (lần lượt 8,9%, 6,5% và 6,5%). Kết quả cho thấy, bên cạnh nhiều người nhận diện được mấu chốt của vấn đề thì vẫn còn không ít người chưa thấy được nhiệm vụ tổng thể của các bên liên quan trong phát triển du lịch có trách nhiệm. Phát triển du lịch có trách nhiệm nhằm thực hiện hành động có trách nhiệm Bảng 2. Đối tượng chủ yếu có được lợi ích từ du lịch có trách nhiệm theo sự hiểu của cộng đồng ở Kiên Hải Đối tượng chủ yếu có được lợi ích Số ý kiến Phần trăm Người dân địa phương 102 82,9 Khách du lịch 62 50,4 Chính quyền địa phương 55 44,7 Doanh nghiệp dịch vụ du lịch 51 41,5 Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 28 22,8 Hiệp hội du lịch 15 12,2 Nguồn: Kết quả phỏng vấn cộng đồng của tác giả, 2020. NGUYỄN TRỌNG NHÂN – NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG 8 đối với thiên nhiên và văn hóa, môi trường, người dân địa phương, khách du lịch, nhân viên lao động trong ngành du lịch. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, có 65% cho rằng phát triển du lịch có trách nhiệm nhằm thực hiện hành động có trách nhiệm đối với tất cả các đối tượng. Ý kiến cho rằng phát triển du lịch có trách nhiệm nhằm thực hiện hành động có trách nhiệm đối với môi trường, người dân địa phương, thiên nhiên và văn hóa chiếm tỷ lệ lần lượt là 22,8%, 13% và 11,4%. Số ý kiến cho rằng phát triển du lịch có trách nhiệm nhằm thực hiện hành động có trách nhiệm đối với khách du lịch, nhân viên lao động trong ngành du lịch chỉ chiếm tỷ lệ lần lượt là 8,1 và 6,5 . Qua đó cho thấy, người dân địa phương đã nhận thức được trách nhiệm của phát triển du lịch có trách nhiệm đối với các đối tượng liên quan. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người chưa thấy được tính tổng thể trách nhiệm của phát triển du lịch đối với nhiều đối tượng liên quan. Kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân đều cho rằng phát triển du lịch có trách nhiệm sẽ bảo tồn thiên nhiên và văn hóa, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương và doanh nghiệp, bảo vệ cảnh quan. Nhìn chung, nhận thức của cộng đồng về lợi ích của phát triển du lịch có trách nhiệm tương đối phù hợp với quan điểm chung của thế giới. Bảng 3. Hành động có trách nhiệm đối với những đối tượng trong phát triển du lịch có trách nhiệm theo sự hiểu của cộng đồng Hành động có trách nhiệm đối với đối tượng Số ý kiến Phần trăm Thiên nhiên và văn hóa 14 11,4 Môi trường 28 22,8 Người dân địa phương 16 13 Khách du lịch 10 8,1 Nhân viên lao động trong ngành du lịch 8 6,5 Tất cả các đối tượng trên 80 65 Nguồn: Kết quả phỏng vấn cộng đồng của tác giả, 2020. 3.3. Thái độ và hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm ở huyện Kiên Hải Mặc dù người dân ở Kiên Hải chưa nhận thức đầy đủ về du lịch có trách nhiệm, nhưng họ thể hiện thái độ ủng hộ rất tích cực đối với sự phát triển du lịch có trách nhiệm. Với câu hỏi “Kiên Hải có nên phát triển du lịch có trách nhiệm không?” thì 100 ý kiến trả lời: Kiên Hải cần phát triển du lịch có trách nhiệm. Thời gian qua, cộng đồng ở Kiên Hải đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm phát triển du lịch có trách nhiệm như: - Trên phương diện sản phẩm du lịch, các sản phẩm du lịch được khai thác ở Kiên Hải gồm tham quan, tìm hiểu biển, rừng, núi, nghề truyền thống, cơ sở thờ tự, sinh kế của người dân bằng xe gắn máy; leo núi; tắm biển; đi ghe, tàu trên biển; lặn ngắm san hô; câu cá, câu mực; bắt nhum; ẩm thực hải sản. Các loại hình du lịch này chủ TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (270) 2021 9 yếu được khai thác trên nền tảng những nguồn lực tự nhiên và văn hóa sẵn có, do người dân địa phương đứng ra tổ chức và phục vụ. Những loại hình du lịch trên đáp ứng được đa dạng nhu cầu của du khách, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương và thân thiện với môi trường (Kết quả điền dã của tác giả, 2020). - Đối với truyền thông có trách nhiệm trong du lịch, thời gian qua, huyện Kiên Hải đã thực hiện một số hoạt động nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường và đảm bảo an ninh trật tự du lịch ở địa phương như thiết lập bảng thông tin ở những tuyến, điểm du lịch và đưa tin trên đài truyền thanh. Các thông điệp tuyên truyền điển hình như giữ vệ sinh bãi biển, nước biển và không xả rác, vứt rác bừa bãi, phải thu gom và đổ rác đúng nơi quy định; không đốt lửa tại các khu rừng khô dễ cháy xung quanh bãi tắm; không được đánh bắt hải sản, neo đậu các phương tiện đánh bắt hải sản và các phương tiện vận tải thủy trong khu vực bãi tắm; xin giữ rừng sạch - xanh; hãy chung tay bảo vệ môi trường biển đảo; lặn ngắm san hô, không được bẻ hái, nếu bẻ hái thì sẽ bị Nhà nước phạt 5.000.000 đồng; không sử dụng đồ nhựa, túi nilon gây hại cho sức khỏe sinh vật; không được làm những điều trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam tại các bãi tắm; những người mắc các chứng bệnh tim mạch, tâm thần, những người say rượu không được tắm biển; trẻ em dưới 13 tuổi và người không biết bơi khi tắm biển phải mặc áo phao, có người trông coi và không nên bơi quá xa; du khách không nên tắm biển riêng lẻ ở khu vực bãi biển ít người; không buôn bán hàng rong tại khu du lịch; mặc áo phao khi đi tham quan du lịch trên biển (Kết quả điền dã của tác giả, 2020). - Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịch: Phản ánh đúng thực trạng sử dụng lao động có trách Bảng 4. Thái độ của cộng đồng đối với phát triển du lịch có trách nhiệm ở Kiên Hải Đối tượng Kiên Hải có nên phát triển du lịch có trách nhiệm không? Nên Không nên CQĐP 4 người 100% 0 người 0% CQQLNNDL 1 người 100% 0 người 0% DNDVDL 46 người 100% 0 người 0% NVDL 16 người 100% 0 người 0% NDĐP 56 người 100% 0 người 0% Tổng 123 người 100% 0 người 0% Ghi chú: CQĐP (chính quyền địa phương), CQQLNNDL (cơ quan quản lý nhà nước về du lịch), DNDVDL (doanh nghiệp dịch vụ du lịch), NVDL (nhân viên phục vụ du lịch), NDĐP (người dân địa phương). Nguồn: Kết quả phỏng vấn cộng đồng của tác giả, 2020. NGUYỄN TRỌNG NHÂN – NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG 10 nhiệm hay không ở địa phương là doanh nghiệp dịch vụ du lịch. Qua khảo sát 46 doanh nghiệp ở Kiên Hải, 91,3% cho rằng họ không sử dụng lao động trẻ em; có 87% doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lao động địa phương và 82,6% doanh nghiệp trả lương cho nhân viên ở mức tối thiểu hoặc cao hơn mức quy định của nhà nước. Không phân biệt đối xử đối với nhân viên và đảm bảo môi trường làm việc vệ sinh và an toàn cho nhân viên được 78,3% và 73,9% doanh nghiệp chọn. Trong khi đó, có tiền thưởng và những ưu đãi khác cho nhân viên, có hợp đồng lao động với nhân viên, tuyển dụng theo quy trình (xây dựng bản mô tả vị trí công việc, đăng thông tin tuyển dụng, áp dụng các tiêu chí để tuyển dụng), cung cấp chương trình đào tạo kỹ năng phù hợp với việc làm cho nhân viên được rất ít doanh nghiệp chọn (26,1%, 8,7%, 4,3%, 0%, tương ứng). - Hỗ trợ điểm đến du lịch có trách nhiệm: Khảo sát 46 doanh nghiệp dịch vụ du lịch ở Kiên Hải cho thấy, ý kiến được nhiều doanh nghiệp chọn nhất là sử dụng lao động địa phương (65,2%); 56,5% doanh nghiệp cho rằng họ sử dụng hàng hóa và vật liệu ở địa phương; 52,2% chi trả thỏa đáng cho hàng hóa của nhà cung cấp ở địa phương. Việc cung cấp kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch của địa phương ít được doanh nghiệp thực hiện (21,7 và 17,4 , tương ứng). - Quản lý du lịch có trách nhiệm: Theo sự phản hồi của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, để phát triển du lịch có trách nhiệm, thời gian qua, địa phương có những hoạt động quản lý như gặp gỡ doanh nghiệp và hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với đặc thù biển đảo; tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; mở 20 lớp tập huấn, đào tạo nghề du lịch tại các xã; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lưu trú du lịch; để các cơ sở lưu trú tự quyết định giá phòng theo cơ chế thị trường dựa trên chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhưng phải niêm yết công khai và đăng ký giá với cơ quan thuế; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch đảm bảo môi trường du lịch an toàn, chất lượng và thân thiện; giải quyết triệt để tình trạng cò mồi, lôi kéo khách; tổ chức 14 đợt kiểm tra về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện; tuyên truyền người dân giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ san hô, môi trường, văn hóa và phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững. - Vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm: Khảo sát nhiều cơ sở lưu trú ở Kiên Hải, chúng tôi nhận thấy, chủ cơ sở đã có quan tâm đến việc khuyến TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (270) 2021 11 khích du khách sử dụng tiết kiệm điện và giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường thông qua bảng nội quy, bảng hoặc tờ giấy dán tường với các thông điệp như “vui lòng tắt hết thiết bị điện khi ra khỏi phòng”; “vui lòng rút thẻ chìa khóa ra khỏi ổ điện khi ra khỏi phòng”; “xin quý khách giữ vệ sinh chung”; “không hút thuốc trên giường ngủ”; “vui lòng không vứt rác xuống biển”; không mang chai nhựa, hộp nhựa, túi nilon xuống bãi tắm - Điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm: Điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm ở Kiên Hải thể hiện qua việc mua sản phẩm thực phẩm được canh tác không trái đạo đức (87%) và được trồng tại địa phương (60,9 ), sử dụng lao động địa phương (65,2 ) của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trên 52,2% doanh nghiệp thừa nhận chi trả thỏa đáng cho hàng hóa của nhà cung cấp địa phương. - Hành động của người dân có trách nhiệm: Với câu hỏi “Anh/chị làm gì để hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm ở Kiên Hải”, chúng tôi nhận được tần suất trả lời như sau: thân thiện với du khách: 78,6%, không chặt chém du khách: 78,6%, không vứt rác bừa bãi: 75%, không chèo kéo du khách: 64,3%, không khai thác quá mức sinh vật biển: 60,7%, không khai thác những loài sinh vật quý hiếm: 60,7%. Đến nay, cộng đồng ở Kiên Hải chưa có nhiều cơ hội để tham gia những hoạt động tiếp cận kiến thức và kỹ năng về du lịch có trách nhiệm do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và chính quyền địa phương tổ chức. Điều này được minh chứng bởi có đến 85,4% số người cho rằng họ chưa từng được tham gia lớp, khóa tập huấn về lĩnh vực này. Chỉ 14,6% số người trả lời từng được tiếp cận về du lịch có trách nhiệm thông qua lớp tập huấn và hội thảo. Theo cộng đồng, năm 2015, Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội tổ chức khóa tập huấn kinh doanh lưu trú tại nhà cho 35 hộ kinh doanh trên địa bàn xã Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và Nam Du; Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Kiên Giang tổ chức khóa tập huấn Marketing Du lịch có trách nhiệm cho các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ trong tỉnh (một số người ở Kiên Hải tham gia khóa tập huấn này). 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Du lịch có trách nhiệm sẽ là xu thế phát triển của ngành du lịch ở tương lai, hướng đến phát triển du lịch bền vững của điểm đến, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và bảo tồn môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội. Huyện Kiên Hải là điểm đến du lịch mới nổi ở tỉnh Kiên Giang nhưng sẽ là điểm đến có nhiều triển vọng trong việc thu hút du khách đến vùng biển Tây Nam của Việt Nam. Là một phần của khu dự trữ sinh quyển thế giới, cùng những điều kiện đặc thù, Kiên Hải nên phát triển du lịch có trách nhiệm. Nhận thức tốt sẽ dẫn đến thái độ và hành động phù hợp đối với du lịch có trách nhiệm một cách lâu dài. Do ít NGUYỄN TRỌNG NHÂN – NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG 12 tiếp cận với thông tin nên nhiều người ở Kiên Hải chưa từng nghe về thuật ngữ du lịch có trách nhiệm và nhầm lẫn với khái niệm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, phần lớn cộng đồng ở Kiên Hải nhận diện được lợi ích và đối tượng có được lợi ích từ phát triển du lịch có trách nhiệm. Bên cạnh đó, họ cũng xác định được các đối tượng có trách nhiệm trong phát triển du lịch có trách nhiệm. Ngoài ra, cộng đồng ở Kiên Hải thể hiện thái độ rất tích cực đối với phát triển du lịch có trách nhiệm ở địa phương. Thời gian qua, cộng đồng ở Kiên Hải đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ tốt cho phát triển du lịch có trách nhiệm ở địa phương. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng ở Kiên Hải về du lịch có trách nhiệm, địa phương nên đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền đến các bên liên quan những nội dung cốt lõi của du lịch có trách nhiệm, bên cạnh đó, cần tiếp tục mở những khóa tập huấn về kiến thức du lịch có trách nhiệm và kinh nghiệm phát triển du lịch có trách nhiệm cho cộng đồng. Ngoài ra, ban hành bộ quy tắc ứng xử, tăng cường hoạt động diễn giải (bảng nội quy, bảng thông tin) ở điểm đến cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để nâng cao nậng thức của cộng đồng về du lịch có trách nhiệm. Để tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ và hành động đối với du lịch có trách nhiệm của cộng đồng ở Kiên Hải một cách căn cơ, đòi hỏi chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp dịch vụ du lịch cần tiên phong trong việc tiếp nhận kiến thức, chỉ đạo, hành động và hướng dẫn để tạo sức lan tỏa mạnh hơn đối với người dân địa phương và du khách. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Leslie, David. 2012. Responsible Tourism: Concepts, Theory and Practice. Oxfordshire: CABI Publishing House. 2. Manente, Mara; Mingetti, Valeria and Mingotto, Erica. 2014. Responsible Tourism and CSR. London: Springer International Publisher. 3. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kiên Hải. 2020. 4. Responsible Travel Hanbook. 2006. https://www.transitionsabroad.com/listings/travel/ responsible/responsible_travel_handbook.pdf, truy cập ngày 1/7/2020. 5. Spencely, Anna. 2008. Responsible Tourism. London: Earthscan Publisher. 6. The Cape Town Declaration. 2002. International Conference on Responsible Tourism in Destinations. Cape Town. https://responsibletourismpartnership.org/cape-town- declaration-on-responsible-tourism/, truy cập ngày 4/7/2020.
File đính kèm:
- nhan_thuc_thai_do_va_hanh_dong_cua_cong_dong_doi_voi_du_lich.pdf