Nghiên cứu tiềm năng phát triển loại hình du lịch di sản tại tỉnh Quảng Nam
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp nghiên cứu về
tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch dựa trên khai thác giá trị các di sản văn hóa trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam. Thực tế cho thấy, mặc dù Quảng Nam là tỉnh có khá nhiều di sản văn hóa, nhưng
việc khai thác giá trị của nó để phục vụ phát triển du lịch chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Từ đó, bài
viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác giá trị của các di sản văn hóa vào phát
triển du lịch ở tỉnh Quảng Nam hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tiềm năng phát triển loại hình du lịch di sản tại tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tiềm năng phát triển loại hình du lịch di sản tại tỉnh Quảng Nam
An đạt hơn 287 tỷ đồng. Đây là những con số khá ấn tượng nếu biết năm 1999 chỉ khoảng 200 nghìn lượt khách du lịch đến Hội An. Tương tự, với Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên) danh hiệu Di sản văn hóa thế giới cũng đã đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ du lịch nơi đây với lượng khách tăng đột biến qua từng năm, nếu năm 1999 chỉ khoảng 3 nghìn lượt khách mua vé tham quan thì năm 2019 hơn 420 nghìn lượt khách đã tham quan du lịch đến Mỹ Sơn, tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ gần 66 tỷ đồng [3]. Thời gian qua, ngành Du lịch Quảng Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch Quảng Nam trong nền kinh tế của tỉnh, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, quốc phòng. Doanh thu từ du lịch cũng như từ những dịch vụ hỗ trợ đã thực sự cải thiện cuộc sống của người dân Quảng Nam và làm tươi sáng diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh. Về bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản vào phát triển du lịch Trong phát triển du lịch, Quảng Nam luôn xác định bảo tồn di sản phải gắn với phát triển du lịch bền vững. Do đó, công tác nghiên cứu, quản lý, tu bổ di sản văn hóa đều gắn với mục tiêu này, xem đây là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Hiệu quả từ việc tu bổ di tích mang lại không chỉ giúp các di tích an toàn hơn mà còn tạo điều kiện để phát huy giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch. Tỉnh Quảng Nam đã đạt được những thành quả đáng nghi nhận trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung, hai di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An nói riêng. Có thể khẳng định, vai trò của di sản trong phát triển du lịch rất quan trọng, thể hiện rõ nét ở lượng khách đến hai di sản ngày càng đông, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy nhiều hoạt động liên quan như phát triển sản phẩm làng nghề; gìn giữ bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt giúp lan tỏa du lịch ra các địa phương và vùng lân cận. Hàng chục dự án, chương trình đầu tư từ các chính phủ và tổ chức quốc tế như Quỹ Đại sứ Canada; Quỹ Đại sứ Hoa kỳ; Quỹ Công chúa Hà Lan; Quỹ JICA Nhật Bản; Tổ chức DED và GIZ của Đức; Hội châu Á Hoa Kỳ; UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương; Văn phòng UNESCO tại Hà Nội... với số tiền tài trợ hàng chục tỷ đồng, giúp hàng trăm ngôi nhà cổ Hội An được trùng tu Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 17 bảo tồn vững chắc. Tương tự, tại Khu đền tháp Mỹ Sơn, kể từ năm 2000, các tổ chức trong nước, quốc tế như Lerici, MAG, JICA, Trường Đại học Milan, Viện ASI (Ấn Độ), Tổ chức America Express, Văn phòng UNESCO Hà Nội, Viện Trùng tu di tích, Viện Khảo cổ, Cục Di sản... đã hỗ trợ tài chính và kỹ thuật tiến hành phát lộ, bảo tồn thành công nhiều ngôi đền tháp nơi đây. Điển hình, có thể kể đến Dự án trùng tu bảo tồn nhóm tháp G (Italia) và Dự án bảo tồn các nhóm tháp K, H, A (Ấn Độ). Trong đó, việc bảo tồn thành công nhóm tháp G (2003 - 2013) đã trở thành hình mẫu cho việc trùng tu các nhóm tháp còn lại, không chỉ ở Mỹ Sơn, Quảng Nam mà rộng hơn là các đền tháp trên dải đất miền Trung. Qua các dự án hỗ trợ về phát triển du lịch của các tổ chức quốc tế, bước đầu đã mang lại cho du lịch Quảng Nam một số kết quả tích cực. Trải qua hành trình 20 năm kể từ khi được UNESCO vinh danh, vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian và thời tiết, thiên tai khắc nghiệt, các di sản quý báu trên vùng đất Quảng Nam đã được bảo vệ, trùng tu, tôn tạo kịp thời, hiệu quả nên ngày càng trở nên lung linh nhiều sắc màu trong mắt của bè bạn năm châu, trở thành điểm đến ấn tượng đối với du khách trong hành trình khám phá các di sản ở miền Trung. Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch Trong những năm gần đây, Quảng Nam tiếp tục nhận được nhiều dự án hỗ trợ phát triển du lịch, dựa vào khai thác văn hóa địa phương để phát triển du lịch bền vững, qua đó cải thiện sinh kế cho cư dân khu vực nông thôn, miền núi. Đó là những trợ giúp về xây dựng chiến lược, phát triển loại hình du lịch cộng đồng, xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ Từ những dự án bảo tồn hiệu quả, tỉnh Quảng Nam đã giữ được diện mạo của hai di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn. Cũng thông qua tài trợ của chính phủ Đan Mạch, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm mới được quản lý và phát huy tốt như hiện nay. Đồng thời, chiến lược phát triển du lịch Quảng Nam trở nên rõ ràng hơn nhờ sự giúp sức của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNESCO. Về một số khó khăn trong phát triển loại hình du lịch di sản ở Quảng Nam Thứ nhất, Quảng Nam có khoảng 350 di tích, hai di sản văn hóa thế giới vốn nhạy cảm với biến đổi khí hậu như Mỹ Sơn và Hội An, công tác bảo tồn văn hóa trong những năm tới còn rất nhiều thách thức. Đồng thời, các dự án hỗ trợ về phát triển du lịch bước đầu đã mang lại một số kết quả tích cực, nhưng chưa được tổng kết, rút kinh nghiệm và định hướng phát huy hiệu quả trong những năm tới. Thứ hai, chất lượng xây dựng và quản lý quy hoạch, thương hiệu, sản phẩm, nhân lực của ngành du lịch Quảng Nam còn yếu, nên phần nào đó vai trò của các chuyên gia, tổ chức quốc tế vẫn cần thiết với công tác bảo tồn di sản văn hóa góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch Quảng Nam trong tương lai [2]. Hội An đang là điểm đến hút khách số 1 trong Hành trình Di sản miền Trung (gồm Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam), tuy nhiên, chính đô thị cổ này cũng đang phải đối diện với những vấn đề không dễ giải quyết như sụt lở ở Cửa Đại, sự xuống cấp của những ngôi nhà cổ đã tồn tại hàng trăm năm. Lượng khách đông và đều mang lại nguồn thu ổn định cho Hội An. Song nếu lượng khách đến quá đông sẽ ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ cũng như tác động tiêu cực tới an ninh, môi trường của đô thị cổ này. Thứ ba, nguồn nhân lực du lịch Quảng Nam, Theo số liệu khảo sát từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến hết năm 2019 ngành du lịch Quảng Nam sử dụng khoảng 15.000 lao động, chủ yếu làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành và các cơ sở dịch vụ du lịch (lưu trú, lữ hành, vận chuyển, dịch vụ nhà hàng, hướng dẫn viên). Trong đó, khối lưu trú chiếm số lượng nhiều nhất (60%); lữ hành, vận chuyển, hướng dẫn viên (10%); khối các dịch vụ khác (30%) [7]. Bên cạnh những ưu điểm như đa số lao động trẻ tuổi, năng động, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ tốt do được đào tạo bài bản, phù hợp với yêu cầu công việc thực tiễn; môi trường làm việc ngày càng chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực du lịch Quảng Nam cũng bộc lộ nhiều hạn chế như chất lượng đội ngũ nhân lực không đồng đều về chuyên môn lẫn khả năng ngoại ngữ; thiếu lao động lành nghề; khan hiếm về nhân lực cấp quản lý có chuyên môn cao; chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các khu, điểm di tích còn yếu về kỹ năng, thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức văn hóa, lịch sử; khả năng giao tiếp ngoại ngữ, nhất là những ngoại ngữ “hiếm” như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc chưa đảm bảo. Đặc biệt, tỷ lệ lao động được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn VTOS (Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam) tương đối thấp (khoảng 20%); chứng chỉ đào tạo viên (khoảng 10%); mức độ đáp ứng yêu cầu công việc chỉ đạt tỷ lệ từ 40-60% tùy theo ngành nghề; khoảng 10% đáp ứng vượt mức kỳ vọng của công việc, tập trung chủ yếu ở các khối cơ sở lưu trú du lịch (từ 3 sao trở lên) hoặc doanh nghiệp quốc tế và các cơ sở dịch vụ, du lịch cao cấp [7]. Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 18 Thứ tư, Quảng Nam nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các dự án của UNESCO, ILO, EU về đào tạo nghề du lịch cho người dân nhưng những dự án này sau khi kết thúc chưa được tổng kết, rút kinh nghiệm và định hướng phát huy hiệu quả trong những năm tiếp theo. Do đó, nguồn nhân lực làm du lịch của Quảng Nam vẫn là một trong những điểm khó. Trừ Hội An với bề dày làm du lịch lâu năm, những địa danh, điểm đến du lịch mới đưa vào khai thác như làng dân tộc Cơ tu, Triêm Tây người dân bản địa mới bắt đầu làm quen với nghề du lịch, dịch vụ. 3.3. Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch di sản của tỉnh Quảng Nam hiện nay Một là, ngành văn hóa và du lịch cần phải vạch ra định hướng lớn và chiến lược bảo tồn di sản để phát triền du lịch bền vững; nghiên cứu các giá trị văn hóa độc đáo của từng loại di sản để tạo ra những sản phẩm du lịch mới, đáp ứng nhu cầu của du khách. Hai là, lãnh đạo các cấp, ngành cần quan tâm nhiều hơn trong công tác lãnh, chỉ đạo khi các đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý, khai thác di tích phải sử dụng kinh phí từ nguồn thu dịch vụ để đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh để đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn, khai thác, phát triển bền vững. Ba là, các công ty dịch vụ du lịch, bảo tàng, di tích và nhà sưu tập cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin để xây dựng các tour du lịch di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc, có sức hấp dẫn, lôi cuốn du khách trong và ngoài nước. Bốn là, phát triển nguồn nhân lực du lịch, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lịch sử, văn hóa, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm/khu du lịch để giới thiệu cho du khách về di tích và các nhân vật lịch sử liên quan. Năm là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để hu hút du khách. Quảng Nam cần tiếp tục đa dạng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch thông qua việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch; xúc tiến, thu hút đầu tư vào những điểm có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tạo sự liên kết vùng và phát triển cân bằng giữa vùng Đông và vùng Tây, tăng cường lồng ghép trong phát triển du lịch, tạo ra mối liên kết giữa du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Ngoài việc tổ chức tham quan các di sản vật thể (đền tháp, mộ tháp), nhà trưng bày bảo tàng tại di tích, cần tổ chức các hoạt động văn hóa như: kể chuyện truyền thuyết về các vị thần được thờ trong khu thánh địa; tái hiện lễ hội tôn giáo theo lối giả sử của chủ nhân khu thánh địa trước đây theo kiểu phim 3D, lễ hội văn hóa của đồng bào dân tộc sinh sống lâu đời ở nơi đây; đăng cai tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học khảo cổ học trong nước và quốc tế,... để gia tăng các sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm thu hút du khách. Bên cạnh Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm và hai Di sản Văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn, Quảng Nam còn có cả không gian rộng lớn phía Tây để phát triển du lịch dựa vào hệ thống núi rừng trùng điệp và các nét văn hóa đặc trưng của các tộc người bao đời sinh sống. Ngoài ra, phía Nam cầu Cửa Đại với bờ biển dài đầy tiềm năng, nhiều bãi tắm đẹp kết hợp các điểm du lịch mới... sẽ là không gian đầy tiềm năng hứa hẹn trở thành vùng đất thịnh vượng để phát triển ngành công nghiệp không khói. Sáu là, ngoài việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích, môi trường cảnh quan một cách trung thực với thời điểm lịch sử, phục dựng lại hầm hào, chiến lũy, cần phải tái hiện không gian sinh hoạt của các chiến sĩ trong các hầm, địa đạo, chiến khu để du khách có cơ hội được hóa thân, trải nghiệm cuộc sống của các chiến sĩ trong thời kháng chiến. Cần tái hiện hoạt cảnh câu chuyện trong quá khứ lồng ghép với thuyết minh để tăng tính hấp dẫn cho di sản. Bảy là, cần thường xuyên đổi mới hoạt động, nội dung, nghệ thuật trưng bày bảo tàng. Chỉnh lý, nâng cấp hệ thống trang thiết bị; đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên. Tăng cường công tác quảng bá bảo tàng đến công chúng. Đẩy mạnh công tác marketing; đồng thời, tạo điều kiện tối đa cho du khách sử dụng các dịch vụ du lịch tại bảo tàng. Tổ chức một số hoạt động sự kiện lịch sử, văn hóa dân tộc tại bảo tàng, Cần bố trí không gian triển lãm riêng ưu tiên cho các nhà sưu tập để trưng bày, giới thiệu cho công chúng và du khách thưởng lãm các bộ sưu tập cổ vật, hiện vật văn hóa, đá nghệ thuật, bon sai, đặc biệt là trong các dịp lễ hội. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà sưu tập xây dựng bảo tàng tư nhân, trưng bày tại chỗ, tạo điểm đến mới cho du khách tham quan. 4. Kết luận Trong những năm gần đây, mặc dù tỉnh Quảng Nam đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để khai thác, phát huy giá trị của các di sản trong phát triển du lịch; tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác đầy đủ tiềm năng quý giá này để xứng tầm đối với một tỉnh mà du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế trên, cần có những giải pháp phù hợp để khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa, góp phần gia tăng tính hấp dẫn của các di sản đối với du khách. Quảng Nam cần có chiến lược phát triển loại hình du lịch di sản, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 19 công tác bảo tồn di sản, phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Mỗi di sản đều có các đặc thù và thế mạnh riêng, do đó, cần tìm được điểm nhấn đặc sắc nhất để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, mang lại ấn tượng cho du khách. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thị Thu Hà. (2016). Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Hà Nội. [2]. Thu Hiền. (2015). Để Quảng Nam bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch bền vững. Cập nhật ngày 23 tháng 9 năm 2015. [3]. Vĩnh Lộc. (2020). Quảng Nam bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch. Báo Quảng Nam. [4]. Nguyễn Thị Phương. (2017). Nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam. Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. [5]. Quốc hội. (2001). Luật Di sản, số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. [6]. Hà Văn Siêu. (2018). Di sản văn hóa với phát triển du lịch. Cập nhật 26/07/2018. [7]. Lê Đức Thọ. (2019). Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Quảng Nam hiện nay. Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Số 114, tr.23-27. [8]. Khánh Linh. (2015). Năm 2015, Quảng Nam đón 3,8 triệu lượt khách du lịch”, Cập nhật ngày 18/12/2015. [9]. K.T. (2019). Khách du lịch đến với Quảng Nam ngày một tăng, https://dangcongsan.vn. Cập nhật ngày 26/12/2019. Thông tin tác giả: Lê Đức Thọ - Đơn vị công tác: Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng - Địa chỉ email: ductho@danavtc.edu.vn Ngày nhận bài: 04/9/2020 Ngày nhận bản sửa: 28/9/2020 Ngày duyệt đăng: 30/12/2020
File đính kèm:
- nghien_cuu_tiem_nang_phat_trien_loai_hinh_du_lich_di_san_tai.pdf