Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Hình thành dựa trên cơ sở niềm tin của con người vào cái siêu nhiên, tín

ngưỡng ra đời gắn với cuộc sống con người từ thuở sơ khai, mông muội, phát triển thăng

trầm qua các thời kỳ lịch sử và tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần cộng

đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn nói riêng và của mọi người Việt nói chung. Những niềm tin

tưởng chừng như mơ hồ nhưng lại có tác dụng nâng đỡ tâm hồn con người trong một bối

cảnh xã hội có nhiều xáo động về các giá trị xã hội, đạo đức, niềm tin.

Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 8

Trang 8

Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 9

Trang 9

Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 1260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
 xã tham gia lễ rước, các chủ thuyền chuẩn bị thuyền đậu 
trước sân đền, rồi bộ phận lo lễ vật để dâng cúng... Vào dịp này, không khí trong xã rất vui, 
mọi người nô nức cùng nhau chuẩn bị, ai cũng muốn làm tốt phần việc của mình để được các 
vị thần phù hộ cho một năm làm ăn thuận lợi, cuộc sống gặp điều may mắn7”. 
6 Ngô Đức Thịnh (2012), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB Trẻ, Tp HCM, tr.568 - 569 
7 Nguồn điều tra, khảo sát của tác giả tại xã đảo Nghi Sơn 
 67 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Với việc cùng nhau đảm nhiệm những công việc chung của thôn, của xã, các thành viên 
có sự chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành trọng trách được giao và đối với những người trẻ 
tuổi có thêm sự hiểu biết hơn về việc của làng, của xã. Cũng chính trong quá trình cùng làm, 
cùng hỗ trợ đã giúp cho các thành viên có sự gắn bó, đoàn kết và hiểu nhau hơn. 
 Khi tham gia lễ hội, mỗi người có cơ hội gia nhập vào các hội nhóm, để giao lưu, gặp 
gỡ với bạn bè thân thiết mà thường ngày do tính chất công việc không thường xuyên được 
gặp nhau. Đây cũng là lúc để cho những người con xa quê trở về quê hương, đoàn tụ với gia 
đình, họ hàng, gặp gỡ xóm làng để từ đó tạo nên mối quan hệ "cộng mệnh". Chính vì vậy, 
theo kết quả điều tra cho thấy, khi đến dự lễ hội của xã, mọi người thường đi cùng gia đình, 
người thân (29,5%), đi cùng bạn bè, lối xóm (39,9%), đi theo bản hội (18,7%), đi một mình 
(4,1%) và đi theo hình thức khác (7,8%). 
 Hình thức đi lễ của cộng đồng cƣ dân xã đảo Nghi Sơn 
 Đi theo Đi Đi cùng 
 các hình một gia đình, 
 thức mình, người 
 khác, 7,8 4,1 thân, 
 29,5 
 Đi theo 
 bản hội, Đi cùng 
 18,7 bạn bè, 
 lối xóm, 
 39,9 
 [Nguồn: Xử lý kết quả điều tra bảng hỏi của tác giả] 
 Ở phạm vi nhỏ hơn trong gia đình, dòng họ,việc mỗi gia đình thực hiện các nghi lễ thờ 
cúng ông bà tổ tiên vừa là đạo lý uống nước nhớ nguồn, tấm lòng đạo hiếu của con cháu đối 
với những người thân đã khuất, đây còn là dịp con cháu trong gia đình, nhất là những thành 
viên ở xa gặp gỡ và hiểu nhau hơn để rồi cùng giúp đỡ, nương tựa, sẻ chia, vượt qua những 
vui buồn và khó khăn trong cuộc sống. Điều này càng ngày càng đóng vai trò quan trọng 
trong bối cảnh hiện nay, khi mô hình gia đình đã và đang thay đổi từ mô hình đa thế hệ sang 
mô hình gia đình hạt nhân làm cho sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình ngày càng 
lỏng lẻo. Mặt khác, sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tạo nên nhiều những ứng dụng 
hữu ích trong cuộc sống, những ứng dụng đó đã tạo cho con người có nhiều hoạt động giải trí 
hơn, nhiều hoạt động ngoài xã hội hơn cũng là một trong những nhân tố làm cho các thành 
viên trong gia đình ít có cơ hội gần gũi nhau, ít "cộng cảm" và sẻ chia những niềm vui, hạnh 
phúc cũng như nỗi buồn trong cuộc sống thường ngày. Hệ quả đó là các thành viên trong gia 
đình ngày càng xa rời, kết nối gia đình ngày càng lỏng lẻo, dễ tan vỡ. Trong bối cảnh như 
vậy, các hoạt động của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những nhân tố quan trọng để 
cố kết, gắn kết các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, ý thức chung về nguồn 
gốc, về truyền thống gia đình hơn. Ông Trần Văn Huật (60 tuổi ở thôn Trung Sơn) là trưởng 
tộc một chi của dòng họ Trần trong xã đã khẳng định: “Vào mỗi dịp giỗ họ, con cháu trong 
dòng họ dù bận đến đâu cũng cố gắng thu xếp công việc để về dự ngày giỗ họ, đây cũng là 
68 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
dịp anh em trong dòng họ gặp gỡ và hiểu nhau hơn, đồng thời cũng là dịp để những thành 
viên trong dòng họ chưa từng biết nhau sẽ được gặp mặt để biết nhau, tránh tình trạng sau 
này anh em trong họ ra ngoài mà không biết nhau để giúp đỡ”18 
 Không chỉ đóng vai trò là điểm tựa tinh thần cho cộng đồng, tín ngưỡng còn là sợi dây 
vô hình cố kết cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, giúp cho các thành viên trong thôn, trong 
xã, trong gia đình gần gũi, hiểu nhau để rồi cùng nhau tương trợ, sẻ chia những niềm vui cũng 
như khó khăn trong công cuộc mưu sinh và cuộc sống thường ngày. Điều này càng đóng vai 
trò quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi môi trường và điều kiện sống của cộng đồng có 
nhiều thay đổi làm cho mối liên kết lỏng lẻo hơn trước. 
 3.3. Tín ngưỡng là cơ sở để giáo dục đạo đức trong cộng đồng 
 Mặc dù không có giáo chủ, hệ thống giáo lý và giáo luật như tôn giáo, nhưng với lòng 
ngưỡng mộ, sùng tín trước sự linh thiêng của các vị thần cũng như ông bà, tổ tiên của mình 
nên tín ngưỡng còn có vai trò trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi cá nhân và giúp 
cho con người có thể khẳng định phẩm chất, năng lực và tự hoàn thiện bản thân tốt hơn. Cũng 
như các cộng đồng người Việt trên dải đất hình chữ S, cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn với 
niềm tin vào sự linh thiêng của các vị thần cũng như sự linh thiêng của ông bà tổ tiên bởi quan 
niệm "chết chưa phải là hết" nên cư dân xã đảo Nghi Sơn từ các hoạt động thực hành tín 
ngưỡng đã xây dựng và tạo ra một hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, những giá trị nhằm 
điều chỉnh các hành vi của con người từ trong gia đình đến làng xóm. 
 Trong việc thờ cúng tổ tiên bên cạnh đạo lý "uống nước nhớ nguồn", là "đạo hiếu", là 
"tấm gương" để con cháu noi theo. Nó khuyến khích con người hướng đến cái chân-thiện-mỹ 
để ngày càng hoàn thiện hơn. Vì vậy, trong các gia đình, dòng họ luôn răn dạy con cháu phải 
giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ, phải luôn cố gắng phấn đấu lao động và học tập 
thật tốt để có một tương lai tốt hơn, làm rạng danh tổ tiên, dòng tộc. Phải luôn sống chan hòa 
và giúp đỡ mọi người, không được làm những việc xấu ảnh hưởng đến truyền thống của gia 
đình hay dòng họ. Ông Trần Văn Huật (60 tuổi ở thôn Trung Sơn), trưởng tộc một chi của 
dòng họ Trần trong xã cho biết: “Vào ngày giỗ họ, sau việc quan trọng nhất là tế họ thì bao 
giờ cũng dành một thời gian nhất định để tổng kết lại những việc trong năm của dòng họ, 
những gia đình nào đã làm được việc gì, kết quả ra sao, những điểm tốt khuyến khích con 
cháu phát huy còn những gì chưa làm được hay làm chưa đúng thì nhắc nhở để làm tốt hơn. 
Đặc biệt, trong ngày này thường có khen thưởng của dòng họ cho con cháu có thành tích học 
tập tốt trong năm qua. Phần thưởng được lấy từ quỹ khuyến học của dòng họ. Quà tuy nhỏ 
nhưng là để động viên các cháu tiếp tục cố gắng ngày một tốt hơn và cũng cho các cháu thấy 
được sự ghi nhận của dòng họ đối với các cháu để các cháu thêm phấn khởi”29 
 Cũng từ niềm tin, sự ngưỡng mộ, sùng bái đối những vị thần, cư dân xã đảo Nghi Sơn 
luôn luôn tâm niệm và thực hiện những điều tốt đẹp bởi họ tin rằng "các vị thần rất linh 
thiêng" không việc gì có thể qua mặt được các thần. Nếu làm việc xấu sẽ bị các thần trừng 
phạt. Vì vậy, khi đến các nơi linh thiêng, bà con luôn thành tâm, từng lời ăn tiếng nói phải cẩn 
8 Nguồn điều tra, khảo sát của tác giả tại xã đảo Nghi Sơn 
9 Nguồn điều tra, khảo sát của tác giả tại xã đảo Nghi Sơn 
 69 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
thận, các hành vi phải chính trực, rõ ràng, không được lấy của công làm của riêng, đặc biệt là 
với những đồ thờ cúng không được sinh lòng tham. Nếu vi phạm sẽ bị các thần linh trừng 
phạt. Ngoài ra, khi chuẩn bị làm bất cứ điều gì động đến chốn linh thiêng người dân đều phải 
sửa lễ trình với các thần, thánh để xin phép nếu không sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của cả 
cộng đồng. 
 Khi trực tiếp tham gia vào lễ hội, mỗi cá nhân, mỗi bản hội sẽ đảm nhận một vai trò 
nhất định (tham gia ban tổ chức lễ hội, ban khánh tiết, đoàn rước, kiệu rước, mâm lễ vật...) 
khiến họ cảm thấy vừa trách nhiệm nhưng cũng thật vinh hạnh, tự hào bởi để được lựa chọn 
vào thực hiện các công việc của lễ hội phải có những tiêu chuẩn nhất định. Vì vậy, mỗi người 
cũng như mỗi gia đình phải luôn nỗ lực phấn đấu rèn luyện bản thân, răn dạy con cháu để 
đảm bảo được những quy định bắt buộc đã được đề ra. 
 Có thể thấy, thông qua các hoạt động thực hành tín ngưỡng, cùng với việc đáp ứng nhu 
cầu tâm linh và là điểm tựa về mặt tinh thần cho cộng đồng, tín ngưỡng còn thực hiện vai trò 
trong việc giáo dục đạo đức nhân cách cho cộng đồng nơi đây thông qua những chuẩn mực, 
nguyên tắc mà người dân bắt buộc phải thực hiện khi đến với chốn thiêng. Những nguyên tắc, 
chuẩn mực tưởng như bó buộc, nặng nề nhưng nó lại chính là nền tảng, là cơ sở cho bản thân 
mỗi người tự điều chỉnh hành vi của mình và hoàn thiện bản thân cho tốt hơn, từ đó mới nhận 
được sự trợ giúp từ các vị thần. 
 3.4. Vai trò của tín ngưỡng trong việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa của địa phương 
 Thứ nhất, việc bảo tồn, lưu giữ các giá trị của tín ngưỡng được thực hiện thông qua hệ 
thống những thiết chế, tín ngưỡng. Trước tiên chính là công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo hệ 
thống các cơ sở thờ tự trong xã. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, từ cả những yếu 
tố khách quan và chủ quan, các cơ sở thờ tự trong xã hiện nay vẫn được gìn giữ là một minh 
chứng cho sự nỗ lực không ngừng của cộng đồng cư dân nơi đây. Dù rằng, có những lúc 
những cơ sở thờ tự bị phá hủy, dịch chuyển ra những vị trí khác hay quy mô khác nhau, thì 
những cơ sở thờ tự cũng như những thực hành tín ngưỡng vẫn luôn được cộng đồng cư dân 
nơi đây gìn giữ và duy trì. 
 Thứ hai,các giá trị của tín ngưỡng còn được gìn giữ thông qua các hoạt động tinh thần 
trực tiếp có định kỳ được tổ chức hàng năm tại các cơ sở thờ tự trong xã. Trong một năm, 
ngoài những lễ định kỳ trong tháng hay khi người dân có nhu cầu. Ở xã đảo Nghi Sơn có 3 lễ 
lớn là: lễ hội vua Quang Trung, lễ Cầu Ngư, lễ Kỵ Thánh Bà. Các lễ hội chính là sự tạ ơn, cầu 
mong sự phù trợ của các vị thần cho họ có một cuộc sống ngày một tốt hơn. Để nhận được sự 
trợ giúp của thần, cư dân nơi đây thực hiện các nghi thức, nghi lễ và các trò diễn gắn liền với 
nội dung của lễ hội. Có thể thấy, các hoạt động của lễ hội chính là môi trường lưu giữ đầy đủ, 
sinh động, hấp dẫn nhất các giá trị của văn hóa cộng đồng cư dân nơi đây. Trong lễ hội, các 
nghi thức và nghi lễ được thực hiện bài bản theo đúng những gì cha ông đã trao truyền lại cho 
các thế hệ mai sau. Mọi công việc chuẩn bị cho lễ hội chính là một lần để con cháu, nhất là 
thế hệ trẻ trong xã được chứng kiến, ôn lại, hiểu hơn về truyền thống cũng như những công 
việc cần thực hiện trong lễ. Từ đó, giúp cho cộng đồng hiểu và nắm rõ hơn, điều này càng trở 
nên quan trọng và cần thiết đối với thế hệ trẻ trong xã - những chủ nhân tương lại trong việc 
70 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
gìn giữ, phát huy thực hành và trao truyền các giá trị của tín ngưỡng của cộng đồng cho 
những thế hệ tiếp theo. Để các giá trị đó mãi trường tồn và tạo nên diện mạo riêng cho xã đảo 
Nghi Sơn trước những cộng đồng cư dân ven biển khác. 
 Ngoài phần lễ thì phần hội tại các lễ hội cũng mang những giá trị văn hóa truyền thống 
độc đáo với những trò diễn mang đậm chất dân gian gắn liền với mỗi lễ hội như: hát chèo 
chải, các hoạt động mô phỏng chợ cá, đua thuyền (ở lễ hội Cầu Ngư), tập trận (lễ hội Quang 
Trung) cũng là cơ hội để các giá trị văn hóa tín ngưỡng đến gần với người dân, được bảo tồn 
và tiếp tục phát huy trong cộng đồng ở những thế hệ tiếp theo. 
 Việc duy trì các hoạt động tín ngưỡng, một mặt đáp ứng nhu cầu tinh thần của cư dân 
địa phương, mặt khác, khơi dậy lòng tự hào của các thế hệ về truyền thống văn hoá của địa 
phương mình. Đó cũng chính là cách giáo dục tốt đối với thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, bảo tồn 
và phát huy các giá trị tốt đẹp của các thế hệ người dân. 
 4. Kết luận 
 Hình thành dựa trên cơ sở niềm tin của con người vào cái siêu nhiên, tín ngưỡng của cư 
dân xã đảo Nghi Sơn là cách thức ứng xử của cư dân trước môi trường sống. Tín ngưỡng chủ 
yếu nơi đây là thờ các vị thần biển. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các bậc tiên hiền cũng được 
người dân thực hiện. Tín ngưỡng luôn đóng vai trò quan trọng, trở thành điểm tựa trong đời 
sống tinh thần, là sợi dây vô hình cố kết cộng đồng, một chuẩn mực trong đạo đức để mỗi 
thành viên hướng tới, hoàn thiện hơn. 
 Bước sang thời kỳ mới, thời kỳ CNH - HĐH, đất nước có nhiều đổi thay trên nhiều 
phương diện kinh tế - văn hóa - chính trị - an ninh quốc phòng. Không nằm ngoài quy luật của 
quá trình phát triển, xã đảo Nghi Sơn cũng đã có những đổi thay mạnh mẽ về kinh tế - chính 
trị - văn hóa - xã hội, nhất là khi xã nằm trong quy hoạch phát triển của khu kinh tế Nghi Sơn 
- được xem là khu kinh tế biển trọng điểm của Thanh Hoá nói riêng và vùng Bắc Trung Bộ 
nói chung, thì vấn đề bảo tồn, gìn giữ và phát huy vai trò của tín ngưỡng và các giá trị văn hoá 
khác của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn là vô cùng cần thiết. Những giá trị này chính là 
nền tảng, là cơ sở để cộng đồng cư dân nơi đây bắt kịp với xu thế phát triển chung của đất 
nước nhưng không làm mất đi bản sắc riêng có của mình và cùng với những cộng đồng cư 
dân vùng biển khác đảm nhiệm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương đất 
nước trong bối cảnh hiện nay. 
 Tài liệu tham khảo 
 [1]. Ban chấp hành Đảng bộ xã Nghi Sơn (2013), Lịch sử Đảng bộ xã Nghi Sơn 1945 - 
2013. 
 [2]. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tĩnh Gia và Viện Phát triển bền vững vùng Trung 
Bộ (2010), Địa chí huyện Tĩnh Gia, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 
 [3]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 2, tái bản, NXB 
Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế. Viện Sử học (phiên dịch và chú giải). 
 [4]. UBND xã Nghi Sơn, Tài liệu ghi chép về dấu tích lịch sử vùng đất Biện Sơnlưu tại 
xã (Bản vi tính). 
 71 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 [5]. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa (2000),Địa chí Thanh Hóa, tập1,NXB Văn 
hóa Thông tin, Hà Nội. 
 [6]. Ngô Đức Thịnh (2016), Tín ngưỡng của các dân tộc Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội. 
 [7]. Ngô Đức Thịnh (2012), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB Trẻ, Tp 
Hồ Chí Minh. 
 [8]. Hoàng Minh Tường (2017), Tín ngưỡng thờ các vị thần biển tỉnh Thanh Hóa, NXB 
Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 
 [9]. Ghi chép theo lời kể của ông Trần Văn Phú - Phó chủ tịch xã; ông Nguyễn Xuân 
Hùng - Ban Quản lý Di tích xã đảo Nghi Sơn. (Bản ghi chép của tác giả) 
 [10]. Đền thờ Quan Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn. Nguồn: 
 Truy cập ngày 27/01/2018. 
 THE ROLE OF BELIEF IN THE SPIRITUAL LIFE OF RESIDENTIAL 
COMMUNITY LIVING IN NGHI SON ISLAND COMMUNE, TINH GIA 
 DISTRICT, THANH HOA PROVINCE 
 Nguyen Thi Truc Quynh, Ph.D 
 Abstract: Formed on the basis of human belief in the supernature, beliefs have been 
associated with human life for a very long time, experienced many ups and downs and played 
an important role in the spiritual life of residential community living in Nghi Son island 
commune in particular and of Vietnamese people in general. Beliefs, which seem to be vague, 
support the human soul in a social context containing many complex ethics and beliefs . 
 Key words: beliefs; residential community living in Nghi Son island commune; Tinh Gia 
district; Thanh Hoa province 
Người phản biện: TS. Hà Đình Hùng (ngày nhận bài 19/8/2020; ngày gửi phản biện 19/8/2020 
ngày duyệt đăng 06/11/2020). 
72 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_tin_nguong_trong_doi_song_tinh_than_cua_cong_don.pdf