Nghiên cứu thực trạng nghề lưới kéo hoạt động khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh
TÓ M TẮ T Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra và khảo sát trực tiếp trên tàu lưới kéo hoạt động khai thác tại vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong vùng biển nghiên cứu có 3 phương thức: Lưới kéo truyền thống, lưới kéo kết hợp xung điện và lưới kéo biến tướng. Giai đoạn 2013 ÷ 2017, một lượng lớn tàu lưới kéo hoạt động trong vùng biển nghiên cứu (721 tàu). Hàng năm số tàu lưới kéo có xu hướng giảm nhưng không đáng kể (giảm 1,8%), đặc biệt ngư dân đã chuyển lưới kéo truyền thống (giảm 27,0%) sang lưới kéo biến tướng (tăng 21,1%) và lưới kéo kết hợp xung điện (tăng 29,3%). Tàu lưới kéo 100% là vỏ gỗ, có chiều dài chủ yếu dưới 12 m (chiếm 73,8%), máy động lực chủ yếu là máy cũ (chiếm 92,2%); thiết bị khai thác, hàng hải, phòng nạn thô sơ và trang bị chưa đầy đủ. Lao động có học vấn thấp, chủ yếu là trình độ tiểu học (chiếm 51,5%), thậm chí không biết chữ (chiếm 7,4%) đã hình thành tập quán, thói quen hoạt động gần bờ sáng đi chiều về hoặc ngược lại. Hải sản con chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 42%), trong đó mực con có tỷ lệ lớn nhất (chiếm 73,0%) trong cơ cấu sản lượng của nghề; ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ, kết hợp sử dụng xung điện để tận thu nguồn lợi thuỷ sản nhằm gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho chủ tàu lưới kéo điều đó làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thực trạng nghề lưới kéo hoạt động khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh
mục đích hoạt động tại VBVB, mà không phải vùng lộng hoặc xa bờ. + 100% tàu thuyền lưới kéo ở đây đều trang Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73 Bảng 7: Các thông số kỹ thuật cơ bản của lưới kéo truyền thống Bảng 8: Thực trạng sử dụng mạch khuếch đại tạo xung điện của NLK bị điện thoại di động; có 84,9% trang bị máy định vị và 57,1% trang bị máy đàm thoại tầm gần. 3. Thự c trạ ng ngư cụ trên tàu lưới kéo hoạt động khai thác tại vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn 3.1. Lưới kéo truyền thống Lưới kéo truyền thống là ngư cụ được ngư dân sử dụng lâu đời; là ngư cụ chủ động, hoạt động theo nguyên lý lọc nước lấy hải sản. Lưới có dạng hình túi, có cấu tạo gồm các phần: Cánh lưới, thân lưới và túi lưới; kích thước mắt lưới giảm dần từ cánh đến túi, còn độ thô chỉ lưới giảm dần từ cánh lưới đến cuối thân lưới và tăng lên ở phần túi lưới. Đối tượng đánh bắt là các loài hải sản sống ở tầng đáy. Kết quả điều tra các thông số kỹ thuật của được thể hiện tại bảng 7. TT Nhóm công suất Số tàu (mẫu) L tb (m) Chiều dài ngư cụ theo bộ phận (m) 2a đụt lưới (mm)Lcánh Lchắn Lthân Lđụt 1 < 20 CV 2 11,3 0,5 1,0 7,8 2,0 14 ÷ 16 2 Từ 20 ÷ 49 CV 15 13,5 0,7 1,5 9,3 2,0 14 ÷ 16 3 Từ 50 ÷ 89 CV 14 15,6 0,9 1,7 11,0 2,0 16 ÷ 18 4 Từ 90 CV trở lên 3 19,2 1,2 2,2 13,6 2,2 18 Từ bảng 7 cho thấy: + Chiều dài toàn bộ của LKTT và phần cánh, lưới chắn, thân và đụt lưới tỷ lệ thuận với công suất máy chính của NLK; đội tàu dưới 90 CV có chiều dài đụt lưới bằng nhau; đội tàu từ 90 CV trở lên có kích thước đụt lưới dài hơn 0,2 m so với nhóm tàu có công suất dưới 90 CV; + Kích thước mắt lưới tại bộ phận đụt lưới nhỏ hơn quy định [1,3], thể hiện sự khai thác tận thu, tận diệt nguồn lợi thuỷ sản. 3.2. Lưới kéo kết hợp xung điện Là lưới kéo truyền thống được ngư dân lắp đặt thêm bộ công cụ kích điện gồm: Bình ắc quy 12V kết nối với kích điện tạo ra điện áp cao qua hệ thống dây điện kéo dài từ tàu đến giềng chì; quá trình hoạt động dòng điện phát ra dưới dạng xung làm cho các loài hải sản mà miệng lưới quét qua hoặc vùi mình dưới nền đáy bật lên hướng vào miệng lưới và được giữ lại ở phần đụt lưới kéo; hiệu suất phát xung điện được tính bằng số lượng mạch khuếch đại (IC). Số lượng IC càng nhiều thì khả năng gây hủy diệt nguồn lợi thuỷ sản càng lớn. Kết quả điều tra số lượng IC của tàu lưới kéo hoạt động tại VBNC trình bày tại bảng 8. TT Nhóm công suất (CV) Số tàu (mẫu) Số lượng IC (chiếc) Số IC/tàu 1 Đội tàu LK dưới 20 CV 3 24 8 2 Đội tàu LK từ 20 ÷ 49 CV 12 48 4 3 Đội tàu LK từ 50 ÷ 89 CV 7 96 14 4 Đội tàu LK từ 90 CV trở lên 4 192 48 Từ bảng 8 cho thấy: + Bất chấp quy định của pháp luật, cấm sử dụng xung điện trong hoạt động khai thác thuỷ sản [6] vì mức độ huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản nhưng 100% tàu lưới kéo ở đây đã cố tình vi phạm; + Nhóm tàu công suất trên 90 CV trang bị số lượng mạch khuếch đại lớn nhất (48 IC/tàu); tiếp đến là nhóm tàu 50 ÷ 89 CV (14 IC/tàu); thấp nhất là nhóm tàu 20 ÷ 49 CV (4 IC/tàu). - Các thông số kỹ thuật của lưới kéo kết hợp xung điện bao gồm: Chiều dài ngư cụ, vật liệu áo lưới, kích thước mắt lưới các bộ phận của lưới cơ bản như lưới kéo truyền thống (bảng 7). 3.3. Thực trạng lưới kéo biến tướng Ngư dân địa phương gọi loại ngư cụ này là lưới kéo biến tướng hay là nghề cào đáy, bởi vì nó được ngư dân cải biên từ lưới kéo 74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020 truyền thống là ngư cụ cố định có cấu tạo gồm nhiều thanh răng xếp thành hàng gắn chặt và phân bổ đều hết chiều dài phía dưới miệng khung và được bố trí áo lưới, đụt lưới để giữ lại các loại cá, tôm, mực. Đối tượng đánh bắt là nhuyễn thể và các loại hải sản tầng đáy. Kết quả điều tra thông số kỹ thuật lưới kéo biến tướng được trình bày tại bảng 9. TT Thông số kỹ thuật Bộ phận < 20 CV 20 ÷ 49 CV 50 ÷ 89 CV Vật liệu 1 Chiều dài (m) Toàn bộ lưới 4,2 ÷ 5,2 4,5 ÷ 5,5 5,5 ÷ 6,5 Sắt và PE 2 Chiều dài (mm) Răng cào 80 ÷ 100 80 ÷100 100 ÷ 120 Sắt 3 Bán kính (mm) Khung cào 100 ÷ 120 110 ÷ 130 130 ÷ 160 Sắt 4 Chiều dài (m) Áo lưới phần đụt 2,0 ÷ 2,5 2,0 ÷ 2,5 2,5 ÷ 3,0 PE380D/15 5 Khoảng cách (mm) 2 răng cào 25 ÷ 30 30 ÷ 35 35 ÷ 45 - 6 Kích thước mắt lưới (mm) Phần đụt 14 ÷ 16 14 ÷ 16 16 ÷ 18 PE380D/15 Bảng 9: Các thông số kỹ thuật cơ bản của lưới kéo biến tướng Bảng 10: Thực trạng lao động theo loại hình lưới kéo khai thác thủy sản trong VBNC Từ bảng 9 cho thấy: + Loại hình lưới kéo biến tướng chỉ được sử dụng trên tàu có công suất máy dưới 90 CV. Các bộ phận của ngư cụ được cấu tạo bằng sắt, các thông số kỹ thuật của LKBT tỷ lệ thuận với công suất máy tàu; tàu có công suất lớn thì chiều dài, bán kích khung, răng cào lớn hơn tàu có công suất nhỏ; + Do ngư cụ được cấu tạo bởi các răng cào nên trong quá trình hoạt động, các răng cào này đã cày xới đáy biển làm gây tổn hại các hệ sinh thái biển, hủy diệt nguồn lợi thuỷ sinh và môi trường đáy biển. Theo quy định tàu làm nghề khai thác nhuyễn thể không bị giới hạn công suất khi hoạt động trong vùng biển ven bờ [8], do đó ngư dân đã biến tướng loại ngư cụ này để đối phó với lực lượng chức năng khi bị kiểm tra xử phạt; vì vậy tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quy định cấm nghề này hoạt động ven bờ [10]. 4. Thực trạng lao động trên tàu lưới kéo ven bờ huyện Vân Đồn Trình độ học vấn, thời gian đi biển, tuổi đời, số lao động trên một tàu là những yếu tố quan trọng cho hoạt động khai thác thủy sản cũng như khả năng áp dụng tiến bộ khoa học, thực hiện pháp luật trên biển. Kết quả điều tra thực trạng lao động trên tàu lưới kéo hoạt động trong VBNC được trình bày tại bảng 10. TT Loại hình Số người (1 tàu) Người được hỏi Kinh nghiệm đi biển (%) Trình độ học vấn (người) 10 năm Mù chữ Tiểu học THCS PTTH 1 LKTT 2 ÷ 4 124 24,8 40,0 35,2 3 64 50 7 2 LKXĐ 2 ÷ 5 103 22,8 46,5 30,7 7 51 40 5 3 LKBT 2 ÷ 3 72 18,1 31,9 50,0 12 39 20 1 4 Tổng 299 22,5% 40,3% 37,2% 22 154 110 13 Từ bảng 10 cho thấy: + Số thuyền viên được bố trí trên tàu lưới kéo hoạt động khai thác phụ thuộc vào nhóm công suất; mỗi tàu có từ 2 ÷ 3 lao động (dưới 50 CV); từ 3 ÷ 4 lao động (50 ÷ 90 CV); và từ 4 ÷ 5 lao động (90 CV trở lên). + Lao động trên tàu lưới kéo phần lớn có học vấn thấp, số lao động có trình độ phổ thông trung học trở lên chỉ chiếm 4,3%, còn lại hầu hết là tiểu học (chiếm 51,5%), thậm chí không biết chữ (chiếm 7,4%). Với trình độ học vấn như vậy rất khó khăn cho lao động tiếp cận Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 75 Bảng 11: Sản lượng và tỷ lệ cá con của nghề lưới kéo khai thác tại VBVB huyện Vân Đồn phương thức sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư đóng mới tàu xa bờ hoặc chuyển đổi sang nghề khác... + Phần lớn lao động trên tàu thuyền nghề lưới kéo có thời gian đi biển trên 3 năm, trong đó từ 3 ÷ 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm tỷ 40,3% tiếp theo là trên 10 năm chiếm tỷ lệ 37,2%. 5. Năng suất, sản lượng và thành phần loài của nghề lưới kéo hoạt động tại VBNC Kết quả điều tra sản lượng, thành phần sản phẩm và tỷ lệ hải sản con của 63 mẻ lưới, đại diện cho 3 loại hình đánh bắt, khảo sát theo mùa chính và mùa phụ trên tàu lưới kéo được trình bày tại bảng 11. TT Loại hình lưới kéo Danh mục Khối lượng sản phẩm khai thác Tổng Cá Tôm Mực Ghẹ Nhuyễn thể 1 LKTT Sản lượng (kg) 1.357,9 755,8 419,5 87,3 10,8 84,5 Hải sản non (kg) 483,4 262,8 133,4 61,9 3,9 21,4 Tỷ lệ % cá con 35,6 34,8 31,8 70,9 36,1 25,3 2 LKXĐ Sản lượng (kg) 1.853,1 1.054,2 585,1 121,7 15,4 76,7 Hải sản non 877,8 499,8 242,4 98,9 10,0 26,7 Tỷ lệ % cá con 47,4 47,4 41,4 81,3 64,9 34,8 3 LKBT Sản lượng (kg) 908 179 99,4 20,7 2,6 606,3 Hải sản non 351,3 55,9 44,2 7,7 1,0 242,5 Tỷ lệ % cá con 38,7 31,2 44,4 37,2 38,5 40,0 4 NLK Sản lượng (kg) 4.119 1.989 1.104 229,7 28,8 767,5 Hải sản non 1.712,5 818,5 420 168,5 14,9 290,6 Tỷ lệ % cá con 42,0 41,0 38,0 73,0 52,0 38,0 Từ bảng 11 cho thấy: + Năng suất bình quân của loại hình lưới kéo kết hợp xung điện cao nhất, đạt 88,2% kg/ mẻ lưới, tiếp đến là LKTT đạt 59,0 kg/mẻ lưới và LKBT đạt 47,8 kg/mẻ lưới; + Khối lượng cá có tỷ lệ lớn nhất chiếm đến 48,2%, tôm chiếm 26,8%, nhuyễn thể chiếm 18,6%, các loại mực và ghẹ có khối lượng không đáng kể trong cơ cấu sản phẩm; + Khối lượng hải sản con có tỷ lệ rất lớn, trung bình là 42% vượt quá tỷ lệ cho phép không quá 15% [1,3]; tất cả sản phẩm đánh bắt đều vượt quá quy định cho phép, trong đó mực có tỷ lệ cao nhất chiếm 73,0% + NLK ở đây đã khai thác tận thu, tận diệt các loài thuỷ sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản. 6. Hiệu quả kinh tế của các loại hình lưới kéo tại vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn Kết quả điều tra số liệu sản xuất của 88 tàu thuyền nghề lưới kéo của 3 loại hình đánh bắt theo nhóm công suất hoạt động khai thác tại vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn được trình bày tại bảng 12. 76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020 TT Hạng mục LHĐB < 20 CV 20 CV ÷ 49 CV 50 CV ÷ 89 CV ≥ 90 CV 1 Vốn đầu tư LKTT 68.400 137.825 203.200 647.700 LKXĐ 106.100 155.000 215.833 652.000 LKBT 119.333 173.188 235.600 702.400 Trung bình 97.900 155.338 218.211 667.367 2 Doanh thu LKTT 413.800 681.250 1030.000 1322.400 LKXĐ 486.667 686.250 1.023.333 1266.667 LKBT 540.833 860.000 1081.000 1517.200 Trung bình 480.433 742.500 1.044.778 1.368.756 3 Chi phí LKTT 260.000 480.000 808.200 877.000 LKXĐ 398.333 526.875 765.833 854.733 LKBT 422.000 686.125 839.000 959.100 Trung bình 360.111 564.333 804.344 896.944 4 Lợi nhuận LKTT 153.800 201.250 221.800 445.400 LKXĐ 88.333 159.375 257.500 411.933 LKBT 118.833 173.875 242.000 558.100 Trung bình 120.320 178.167 240.433 471.811 5 Thu nhập LKTT 35.000 38.750 50.000 62.000 LKXĐ 42.167 48.250 60.000 70.000 LKBT 38.333 45.000 55.000 66.000 Trung bình 38.500 44.000 55.000 66.000 Bảng 12: Hiệu quả kinh tế của các loại hình lưới kéo ở vùng biển nghiên cứu năm 2017 Hình 2: Biến động của các chỉ số kinh tế theo nhóm công suất của tàu lưới kéo tại VBNC Từ bảng 12 thiết lập đồ thị thể hiện hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo tại VBNC năm 2017 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 77 Từ bảng 12 và hình 2 cho thấy: + Vốn đầu tư bình quân của lưới kéo biến tướng cao nhất và lưới kéo truyền thống có vốn đầu tư thấp nhất; + Các chỉ số doanh thu, chi phí và lợi nhuận của nghề lưới kéo tỷ lệ thuận với công suất máy tàu; tàu có công suất lớn thì các chỉ số vốn đầu tư, doanh thu, chi phí, lợi nhuận lớn và ngược lại; + Thu nhập bình quân của người lao động của LKXĐ cao hơn thu nhập của loại hình LKTT và LBTT. IV. KẾ T LUẬ N VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Trong VBVB huyện Vân Đồn có 708 tàu lưới kéo chủ yếu là trên 20 CV (chiếm 91,1%) hoạt động, trong đó 148 tàu là của huyện, số tàu còn lại của các huyện và tỉnh khác. Tàu lưới kéo 100% vỏ gỗ, hầu hết kích thước nhỏ (dưới 12m chiếm 73,8%), thời gian sử dụng cao (trên 10 năm chiếm 84,1%); trang bị động lực chủ yếu là máy cũ (chiếm 92,2%); trang thiết bị thông tin liên lạc chủ yếu là điện thoại di động. - Nghề lưới kéo hoạt động khai thác tại vùng biển nghiên cứu có 3 loại hình đánh bắt là lưới kéo truyền thống, lưới kéo kết hợp xung điện và lưới kéo biến tướng; 100% ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định đã gây tổn hại lớn cho nguồn lợi thuỷ sản (tỷ lệ cá non chiếm 38 ÷ 73%); cào nát đáy biển (LKBT) và gây tổn thương lớn đến các loài thuỷ sản (LKXĐ). - Sản lượng đánh bắt của nghề lưới kéo không cao, nhưng do vốn đầu tư ban đầu thấp, chi phí vừa phải, lợi nhuận mang lại khá cao, phù hợp với điều kiện tài chính, trình độ, tập quán và thói quen nên ngư dân vẫn duy trì hoạt động tại vùng biển ven bờ, bất chấp các quy định của nhà nước. - Tàu NLK hoạt động trong VBNC đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật bảo vệ NLTS về cả quy định nghề cấm, vùng được phép hoạt động; phá hủy môi trường sống của các loài thủy sản và hủy diệt nguồn lợi. 2. Kiến nghị Kết quả nghiên cứu cho thấy nghề lưới kéo hoạt động tại vùng biển nghiên cứu là tác nhân gây hại, xâm hại nghiêm trọng đến nguồn lợi thuỷ sản trên 3 khía cạnh: Tỷ lệ đánh bắt hải sản con lớn, tất cả đối tượng đánh bắt có kích cỡ nhỏ hơn quy định; xâm hại và phá huỷ nơi cư trú và gây ôi nhiễm môi trường tầng đáy, môi trường sống của các loài thuỷ sản; trên cơ sở kết quả nghiên cứu chúng tôi đề nghị tỉnh Quảng Ninh cần có giải pháp ngăn chặn tàu lưới kéo hoạt động tại vùng biển ven bờ; đồng thời có giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo sang nghề khác phù hợp với tập quán, thói quen và điều kiện kinh tế của ngư dân góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Thủy sản, (2006). Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản. 2. Bộ Thuỷ sản, (2007). Thông tư số 02/2007/TT-BTS hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2008). Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2018). Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2018). Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá. 78 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020 6. Chi cục Thuỷ sản Quảng Ninh, (2017). “Báo cáo thống kê tàu thuyền tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2013 ÷ 2017” 7. Chính phủ, (2014). Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30/7/2014 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc hại để khai thác thủy sản. 8. Chính phủ, (2010). Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển Việt Nam. 9. Chính phủ, (2019). Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số biện pháp thi hành Luật Thuỷ sản. 10. UBND tỉnh Quảng Ninh, (2014). Quyết định số 2418/2014/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 quy định quản lý nhà nước về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tiếng Anh 11. FAO, (2002). “Sample-based fi sheries surveys: A technical handbook”, FAO Fisheries Technical Paper 425, Rome, Italy, 132pp. 12. Per Sparre and Siebren C. Venema, (1989). “Introduction to tropical fi sh stock assessment”, FAO Fisheries Technical Paper 306/1 Rev. 2, FAO - FIAT PANIS, Rome, 407pp
File đính kèm:
- nghien_cuu_thuc_trang_nghe_luoi_keo_hoat_dong_khai_thac_thuy.pdf