Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’tang thuộc tỉnh Đắk Nông

TÓM TẮT

Đắk Nông là tỉnh có nhiều hồ chứa không những có nhiều chức năng quan trọng như thủy lợi, thủy

điện mà còn là nơi có nguồn lợi thủy sản khá đa dạng, phong phú, là nguồn cung cấp thực phẩm

quan trọng cho cộng đồng địa phương. Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa hồ Tây và Đắk

R’Tang (tỉnh Đắk Nông) được thực hiện từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016, với mục tiêu lập danh

mục thành phần loài, xác định sự biến động của các loài cá ở mùa mưa và mùa khô. Thông tin được

thu thập từ phiếu điều tra, khảo sát và các loài cá được thu thông qua các ngư cụ như lưới rê, chài,

vó đèn, vợt và kết hợp cá được thu mua từ người dân đánh bắt trong 04 đợt thu mẫu tại 02 hồ chứa

với tần suất 1 đợt/quý. Kết quả đã ghi nhận được 25 loài cá thuộc 18 giống, 13 họ và 7 bộ, trong đó

bộ cá vược (Perciformes) là bộ chiếm ưu thế nhất ở cả 2 hồ chứa (8 loài). Biến động số lượng các

loài không thay đổi nhiều giữa hai mùa (16 – 19 loài), nhưng có sự thay đổi về thành phần loài và

tần số bắt gặp. Hồ Tây và hồ Đắk R’Tang lần lượt có 4 loài và 10 loài cá có giá trị kinh tế, có 3 loài

(cá lóc, cá thát lát, cá bống tượng) vi phạm quy định về mùa vụ khai thác trong năm. Nghiên cứu đã

đề xuất một số nhóm giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên.

Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’tang thuộc tỉnh Đắk Nông trang 1

Trang 1

Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’tang thuộc tỉnh Đắk Nông trang 2

Trang 2

Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’tang thuộc tỉnh Đắk Nông trang 3

Trang 3

Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’tang thuộc tỉnh Đắk Nông trang 4

Trang 4

Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’tang thuộc tỉnh Đắk Nông trang 5

Trang 5

Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’tang thuộc tỉnh Đắk Nông trang 6

Trang 6

Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’tang thuộc tỉnh Đắk Nông trang 7

Trang 7

Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’tang thuộc tỉnh Đắk Nông trang 8

Trang 8

Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’tang thuộc tỉnh Đắk Nông trang 9

Trang 9

Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’tang thuộc tỉnh Đắk Nông trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 23740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’tang thuộc tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’tang thuộc tỉnh Đắk Nông

Nghiên cứu thành phần loài cá ở 2 hồ chứa: Hồ Tây và hồ Đắk R’tang thuộc tỉnh Đắk Nông
b
Cirrhinus mrigala
(Hamilton, 1822)
+ +
6 Cá rầm đất
Puntius brevis
(Bleeker, 1850)
+ +
II
BỘ CÁ 
BẠC ĐẦU
CYPRINODONTIFORMES
(2)
Họ cá khổng 
tước
Poeciliidae
7 Cá muỗi
Gambusia affinis
(Baird & Girard, 1853)
+ +
III BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES
(3) Họ cá lăng Bagridae
8 Cá lăng nhaa
Hemibagrus wyckioides
(Fang & Chaux, 1949)
+
9 Cá lăng vàngb
Hemibagrus filamentus
(Fang & Chaux, 1949)
+
(4) Họ cá Trê Claridae 
10 Cá trê trắng*
Clariasbatrachus
(Linnaeus, 1758)
+
11 Cá trê vàng*ab
Clarias macrocephalus
(Gunther, 1864)
+ +
93TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
12 Cá trê đenb
Clarias fuscu 
(Lacepede, 1803)
+
IV
BỘ CÁ 
LÌM KÌM
BELONIFORMES
(5) Họ cá lìm kìm Hemiramphidae
13 Cá lìm kìm ao
Dermogenys siamensis
(Fowler, 1834)
+
V
BỘ 
MANG LIỀN
SYNBRANCHIFORMES
(6) Họ lịch đồng Synbranchidae
14 Lươn đồng*
Monopterusalbus 
(Zuiew,1793)
+
VI BỘ CÁ VƯỢC PERCIFORMES
(7) Họ cá rô đồng Anabantidae
15 Cá rô đồng*ab
Anabas testudineus
(Bloch, 1792)
+ +
(8) Họ cá rô phi Cichlidae
16 Cá rô phi vằn
Oreochromis noloticus
(Linnaeus, 1758 )
+ +
17 Cá rô phi đenab
Oreochromis mossambicus
(Peters, 1852)
+ +
(9) Họ cá tai tượng Osphronemidae
94 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
18 Cá sặc bướm
Trichogaster trichopterus
(Pallas, 1770)
+
19 Cá sặc điệp
Trichogaster microlepis
(Gunther, 1861)
+
20 Cá bã trầu
Trichopsis vitatus 
(Cuvier, 1831)
+
(10) Họ cá bống đen Eleotridae
21 Cá bống tượng*
Oxyeleotris marmorata
(Bleeker, 1852)
+
(11) Họ cá bống trắng Gobiidae
22 Cá bống trứng
Pseudogobiopsis oligactis
(Bleeker, 1875) 
+ +
23
Cá bống 
chấm đen
Acentrogobius 
viridipunctatus
(Valencienes, 1837)
+ +
(12) Họ cá quả Channidae
24 Cá lóc đồng*a
Channastriata 
(Bloch, 1797)
+ +
VII
BỘ CÁ 
THÁT LÁT
OSTEOGLOSSIFORMES
(13) Họ cá thát lát Notopteridae
95TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
25 Cá thát lát*
Notopterusnotopterus
(Pallas,1769)
+ +
Ghi chú: *:loài kinh tế (Bộ NN&PTNT, 2008)
a:loài xuất hiện tại hồ Tây (Trần Văn Phước và cộng sự, 2016)
b:loài xuất hiện tại hồ Đắk R’Tang (Trần Văn Phước và cộng sự, 2016) 
Hình 2. Cấu trúc taxon bậc họ, giống, loài trong các bộ cá hồ Tây
Ghi chú: a) Cấu trúc taxon bậc họ; b) Cấu trúc taxon bậc giống; c) Cấu trúc taxon bậc loài
Kết quả nghiên cứu thành phần các loài cá 
ở hồ Đắk R’Tang đã xác định được 21 loài thuộc 
17 giống, 12 họ, 06 bộ. Trong đó, bộ cá vược 
(Perciformes) là bộ đa dạng và chiếm ưu thế với 
06 họ (chiếm 50% tổng số họ), 07 giống (chiếm 
41,1% tổng số giống), 08 loài (chiếm 38,1% tổng 
số loài) như cá rô phi vằn Oreochromis noloticus 
(Linnaeus, 1758), cá bã trầu Trichopsis vitatus 
(Cuvier, 1831), cá bống chấm đen Acentrgobius 
viridipunctatus (Valencienes, 1837), cá lóc 
đồng Channa striata (Bloch, 1797).
Như vậy, hồ Đắk R‘Tang có thành phần loài 
cá đa dạng hơn ở hồ Tây. Các loài cá có giá trị 
kinh tế như cá chép, cá rô đồng, cá trê vàng đều 
có mặt ở hai hồ chứa.
3.2. Biến động thành phần loài cá
Qua khảo sát và thu thập thông tin tại hồ 
Thành phần các loài cá ở hồ Tây đã được 
xác định gồm có 18 loài thuộc 15 giống, 11 họ, 
06 bộ. Trong đó, bộ cá Vược (Perciformes) là 
bộ đa dạng và chiếm ưu thếvới 05 họ (chiếm 
45,4% tổng số họ), 06 giống (chiếm 40% tổng 
số giống) và 08 loài (chiếm 44,4% tổng số loài). 
Có thể kể đến một số loài như cá rô phi vằn 
Oreochromis noloticus (Linnaeus, 1758), cá 
bống trứng Pseudogobiopsis oligactis (Bleeker, 
1875), cá sặc bướm Trichogaster trichopterus 
(Pallas, 1770), cá sặc điệp Trichogaster 
microlepis (Gunther, 1861). Tiếp theo là bộ cá 
nheo (Siluriformes), bộ cá chép (Cypriformes), 
bộ cá bạc đầu (Cyprinodontiformes), bộ 
cá lìm kìm (Beloniformes), bộ cá thát lát 
(Osteoglossiformes) có số họ, giống, loài ít hơn.
Hình 3. Cấu trúc taxon bậc họ, giống, loài trong các bộ cá hồ Đắk R’Tang
Ghi chú: a) Cấu trúc taxon bậc họ; b) Cấu trúc taxon bậc giống; c) Cấu trúc taxon bậc loài
96 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 4. Biến động số lượng loài cá theo mùa ở hồ Tây và hồ Đắk R’Tang
Hồ Tây và hồ Đắk R’Tang là hồ kép kín, 
lượng nước cấp vào chủ yếu dựa vào lượng 
mưa. Vì vậy, ở mùa mưa số mẫu bắt gặp sẽ ít 
hơn theo cơ chế “loãng mẫu”. Ở mùa mưa, nhiệt 
độ nước sẽ giảm, một số yếu tố về thủy sinh 
không thích hợp cho một số loài phát triển, từ 
đó có sự biến động về thành phần loài giữa hai 
mùa mùa mưa và mùa khô ở hai hồ chứa kể trên.
Bảng 2. Tần số bắt gặp các loài cá theo mùa ở hồ Tây
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
Tần số bắt gặp
Mùa khô Mùa mưa 
1 Cá mè vinh Barbonymus gonionotus (Bleeker, 1850) +
2 Cá chép Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758) + ++
3 Cá rầm đất Puntius brevis (Bleeker, 1850) + ++
4 Cá muỗi Gambusia affinis (Baird & Girard, 1853) ++++ +
5 Cá lìm kìm ao Dermogenys siamensis (Fowler, 1834) +++ +
6 Cá rô phi vằn Oreochromis noloticus (Linnaeus, 1758) ++++ ++
7 Cá sặc bướm Trichogaster trichopterus (Pallas, 1770) + ++
8 Cá sặc điệp Trichogaster microlepis (Gunther, 1861) + ++
9 Cá bống trứng Pseudogobiopsis oligactis (Bleeker, 1875) +++ ++
10 Cá thát lát Notopterusnotopterus (Pallas,1769) +
Ghi chú: Mùa khô: thu mẫu đợt 1,2;Mùa mưa: thu mẫu đợt 3,4
Tây và hồ Đắk R’Tang, thành phần loài cá ở 
hai hồ có sự thay đổi giữa hai mùa (thay đổi về 
thành phần loài và tần số bắt gặp). Hồ Tây có 
số loài bắt gặp tại mùa khô và mùa mưa gồm 
17 loài. Hồ Đắk R’Tang có số loài bắt gặp là 19 
loài ở mùa khô và 16 loài ở mùa mưa (Hình 4).
97TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 3. Tần số bắt gặp các loài cá theo mùa ở hồ Đắk R’Tang
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
Tần số bắt gặp
 Mùa 
khô
 Mùa 
mưa
1 Cá mè vinh Barbonymus gonionotus (Bleeker, 1850) +
2 Cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idella (Valenciennes, 1844) +
3 Cá muỗi Gambusia affinis (Baird & Girard, 1853) +++ +
4 Cá trê trắng Clariasbatrachus (Linnaeus, 1758) ++
5 Lươn đồng Monopterusalbus (Zuiew,1793) ++
6 Cá rô phi vằn Oreochromis noloticus (Linnaeus, 1758 ) +++ +
7 Cá bã trầu Trichopsis vitatus (Cuvier, 1831) ++++ +
8 Cá bống tượng Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852) +
9 Cá bống trứng Pseudogobiopsis oligactis (Bleeker, 1875) +
10 Cá bống chấm đen Acentrgobius viridipunctatus (Valencienes, 1837) +++
11 Cá lóc đồng Channastriata (Bloch,1797) ++ +
12 Cá thát lát Notopterusnotopterus (Pallas, 1769) ++ +
Ghi chú: Mùa khô: thu mẫu đợt 1,2;Mùa mưa: thu mẫu đợt 3,4
3.3. Các loài cá có giá trị kinh tế và cần 
bảo vệ
Qua quá trình thu mẫu, điều tra và phỏng 
vấn tại hồ Tây kết hợp đối chiếu thông tư số 
62/2008/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thông, chúng tôi đã xác định được 04 
loài có giá trị kinh tế thuộc 04 giống, 03 họ, 03 
bộ. Tương tự, tại hồ Đắk R’Tang, xác định được 
10 loài có giá trị kinh tế thuộc 09 giống, 07 họ, 
05 bộ (được trình bày ở Bảng 1).
Hồ Tây và hồ Đắk R’Tang có 05 loài cá 
có giá trị kinh tế cần bảo vệ vì vi phạm kích 
thước khai thác tổi thiểu và mùa vụ khai thác, 
gồm cá chép Cyprinus carpio (Linnaeus, 
1758), cá bống tượng Oxyeleotris marmorata 
(Bleeker, 1852), cá lóc đồng Channastriata 
(Bloch,1797), cá thát lát Notopterusnotopterus 
(Pallas,1769), lươn đồng Monopterusalbus 
(Zuiew,1793).
Chúng tôi đề xuất một số nhóm biện pháp 
nhằm bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên như mùa vụ 
khai thác, kích thước khai thác, thả và tái tạo bổ 
sung, tuyên truyền, tập huấn, khuyến ngư, khoa 
học công nghệ, chính sách. Cụ thể, một số biện 
pháp phù hợp với 2 hồ như sau:
- Nghiêm cấm sử dụng các loại ngư cụ có 
tính hủy diệt như xiệt điện, vó đèn, lờ.
- Xây dựng kế hoạch về mùa vụ khai thác 
cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa 
bàn, thực hiện giám sát, kiểm tra và xử lý về các 
hành vi vi phạm về mùa vụ khai thác, kích cỡ 
mắt lưới khai thác không đúng theo quy định để 
bảo vệ các loài cá nhỏ và cá con.
- Các cơ quan, ban ngành và tổ chức của địa 
98 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, 
tập huấn và khuyến ngư vào thực tế cuộc sống 
người dân thông qua khuyến ngư, tập huấn, hội 
thảo, báo chí, loa đài, tờ rơi, băng rôn.
- Cần có chính sách để thu hút, khuyến 
khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ 
và phát triển nguồn lợi thủy sản, nghiên cứu 
thử nghiệm, chuyển giao công nghệ trong nuôi 
trồng thủy sản đặc biệt là các đối tượng truyền 
thống và đặc sản của địa phương.
IV. THẢO LUẬN
Kết quả nghiên cứu thành phần loài cá ở hồ 
Tây khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của 
Trần Văn Phước và ctv., (2016) với 23 loài, Lê 
Việt Phương và Nguyễn Đình Mão (2015) với 
18 loài cá. Ở hồ Đắk R’Tang, kết quả này tương 
tự với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Phước 
và ctv., (2016) về cấu trúc thành phần loài cá ở 
hồ Đắk R’Tang với 16 loài cá.
Với tính chất là hồ khép kín và có chức 
năng phục vụ nước sinh hoạt cho người dân, nên 
tại hai hồ chứa Tây và hồ Đắk R’Tang không có 
các hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Theo khảo sát, đa số các hộ khai thác tại hai 
hồ chứa đều là các hộ khai thác nhỏ lẻ nên hầu 
hết các loài đều được ngư dân khai thác ở đủ 
mọi kích thước.
Trần Văn Phước và ctv., (2016) đã xác 
định sự có mặt của loài ngoại lai cá lau kính 
Hypostomus punctatus (Valenciennes, 1840) ở 
hồ thủy điện Đồng Nai 3 (huyện Đắk Giong, 
tỉnh Đắk Nông). Tuy nhiên, ở hai hồ chứa hồ 
Tây và hồ Đắk R’Tang chưa xuất hiện loài 
ngoại lai kể trên.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Đã xác định được thành phần các loài cá 
tại hồ chứa hồ Tây và hồ Đắk R’Tang (tỉnh Đắk 
Nông) gồm 25 loài, thuộc 18 giống, 13 họ, 07 
bộ, trong đó, hồ Tây có 18 loài thuộc 15 giống, 
11 họ, 06 bộ, hồ Đắk R’Tang có 21 loài thuộc 17 
giống, 12 họ,06 bộ.
Hai hồ không có sự biến động lớn về số 
lượng loài giữa mùa mưa và mùa khô. Bộ cá 
vược (Perciformes) là bộ chiếm ưu thế ở cả hai 
hồ về thành phần loài và tần số bắt gặp.
Hồ Tây và hồ Đắk R’Tang lần lượt có 04 
loài và 10 loài cá có giá trị kinh tế. Số loài cá 
cần bảo vệ tại hồ Tây và hồ Đắk R’Tang lần lượt 
là 02 và 03 loài.
5.2. Đề nghị
Cần nghiên cứu bổ sung, tái tạo nguồn cá 
tự nhiên thông qua các hình thức thả con giống, 
nuôi quảng canh, kết hợp tuyên truyền cho 
người dân về kiến thức bảo vệ nguồn lợi thủy 
sản.
Cần tiến hành nghiên cứu đánh giá trữ lượng 
cá trong hai hồ chứa Tây và hồ Đắk R’Tang. Từ 
đó, đưa ra những chính sách quản lý nghề cá tại 
địa phương.
Để đảm bảo nguồn lợi cá tự nhiên và kích 
cỡ khai thác, cần thực hiện một số nhóm biện 
pháp mà chúng tôi đã đã đề xuất kể trên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 2008. 
Thông tư số 62/2008/TT/BNN về việc sửa 
đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 
02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 
của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị 
định số 59/2005/NĐ - CP ngày 4 tháng 5 năm 
2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh 
doanh một số ngành nghề thủy sản.
Nguyễn Văn Hảo, 2001. Cá nước ngọt Việt Nam, 
Tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Văn Hảo, 2005. Cá nước ngọt Việt Nam, 
Tập 2 và Tập 3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Vương Dĩ Khang, 1963. Ngư loại phân loại học 
(Nguyễn Bá Mão dịch), Nxb Nông thôn, Hà 
Nội. 
Trần Văn Phước, Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, Lê Việt 
Phương, 2015. Sinh kế cộng đồng và hoạt động 
khai thác nguồn lợi thủy sản tại Hồ Tây và Hồ 
Đắk R’Tang, tỉnh Đắk Nông, Tạp chí Khoa học 
- Công nghệ Thủy sản, số 2/2015, trang 49-55.
Trần Văn Phước, Nguyễn Đình Mão, Phạm Quốc 
Hùng, Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, Trương Thị 
Bích Hồng và Nguyễn Thị Thúy, 2016. Nghiên 
99TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp phát 
triển, quản lý nguồn lợi thủy sản hồ chứa tỉnh 
Đắk Nông - đã nghiệm thu, Báo cáo tổng kết 
đề tài cấp tỉnh, Trường Đại học Nha Trang.
Lê Việt Phương và Nguyễn Đình Mão, 2015. 
Nghiên cứu thành phần loài khu hệ cá, hiện 
trạng khai thác và giải pháp quản lý nguồn lợi 
cá tại hồ chứa hồ Tây, tỉnh Đắk Nông, Luận 
văn thạc sĩ–Trường Đại học Nha Trang.
Nguyễn Hữu Quyết, 2009. Nghiên cứu đặc điểm 
sinh học, sinh thái học và đề xuất phát triển 
loài cá dầy (Cyprius centralus Nguyen et Mai, 
1994) ở Thừa Thiên Huế.: Luận văn tiến sĩ – 
Trường Đại học Huế.
Mai Đình Yên, 1978. Định loại cá nước ngọt các 
tỉnh miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ 
thuật, Hà Nội.
Mai Đình Yên, 1992. Định loại cá nước ngọt Nam 
Bộ, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
Kottelat M., 2001. Freshwater fishes of Northern 
Vietnam, The World Bank.
Rainboth W. J, 1996. Fishes of the Cambodian 
Mekong, FAO.
https://www.google.com/maps/place; truy cập 
ngày 15/5/2016
STUDYING OF FISH SPECIES COMPOSITION IN 2 
RESERVOIRS OF TAY AND DAK RTANG IN 
DAK NONG PROVINCE
Dang Ngoc Hao1*, Ngo Thi Thu Hien1, Le Thi Tuyet Mai1, Vo Thi Thanh Nhang1, 
Nguyen Vo Thanh Thuy1, Tran Van Phuoc1
ABSTRACT
Dak Nong province has a lot of important reservoirs functionating not only irrigation and hydro-
power but also providing abundant freshwater resourses for local community. The study of fish 
species composition in Tay and Dak R’Tang reservoir in Dak Nong province was conducted from 
May 2015 to May 2016 with the aim of cataloging fish species and identifying fluctuation of them in 
rainy and dry season. The information was collected from questionnaires, surveys and the sample of 
fishes were catched by fishing gears such as gillnet, thrownet, liftnet-light, scoopnet and collected 
together with fishes were purchased from fishermen in total 4 collecting times (with frequency of 1 
time per quarter) in 2 reservoirs. The results showed that fish composition of 2 reservoirs included 
25 species belonging to 18 genera in 13 families and 7 orders, in which, Perciformes order is the 
most dominance with 8 species. Fluctuation in the number of species did not change so much from 
dry season to rainy one (16 species compared with 19 ones, respectively), but changed in species 
composition and frequency of encounter. Tay reservoir and DakR’Tang reservoir have 4 and 10 
species of economic value respectively, and 3 species (Snakehead, Knifefish, Marble sleeper) were 
fishing with violating regulation of annual fishing season. The study has suggested some solutions 
to management and protection of natural fish resources. 
Keywords: fluctuation, protection, Dak Nong, reservoir, species composition
Người phản biện: ThS. Vũ Vi An
Ngày nhận bài: 25/11/2016
Ngày thông qua phản biện: 13/12/2016
Ngày duyệt đăng: 05/01/2017
1 Institute of Aquaculture, Nha Trang University
* Email: dangngochao.ntu@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thanh_phan_loai_ca_o_2_ho_chua_ho_tay_va_ho_dak_r.pdf