Nghiên cứu sản xuất thức ăn hỗn hợp tạo cua lột (Scylla paramamosain) thương phẩm
TÓM TẮT
Cua lột có giá trị dinh dưỡng cao, vỏ mềm và được nhiều người ưa chuộng ở Việt Nam. Chất lượng
nguyên liệu thức ăn và đặc điểm dinh dưỡng của cua trước và sau khi lột là những nền tảng cơ bản
trong việc nghiên cứu tạo thức ăn hỗn hợp cho việc sản xuất cua lột thương phẩm. Thức ăn nuôi
cua, nguyên liệu thức ăn và cua nguyên con trước và sau khi lột được phân tích thành phần sinh
hóa. Kết quả phân tích cho thấy cám gạo lau khô, cám chà và bột gan mực chứa hàm lượng béo cao
(16,15,17,64% và 13,78% tương ứng), trong khi thức ăn nuôi cua thương phầm tại vùng Cần Giờ
có hàm lượng dinh dưỡng khá thấp (protein: 17,22%; lipid: 6,56% và xơ: 10,76%). Ngoài ra, có sự
thay đổi về thành phần dinh dưỡng trong thân cua trước và sau khi lột, trong đó hàm lượng protein,
lipid của cua tăng đáng kể sau khi lột (protein: 44,1% vs 71,38%; lipid: 6,25% vs 13,66%) ngược
lại hàm lượng canxi và khoáng giảm rõ rệt (canxi: 14,69% vs 2,71%; khoáng: 43,55% vs 13,66%),
đặc biệt hàm lượng axit béo C18:1 và C18:2 tăng mạnh (2,76% và 3.98 %) so với giai đoạn trước
khi lột (0,44% và 0,10%).
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sản xuất thức ăn hỗn hợp tạo cua lột (Scylla paramamosain) thương phẩm
có trong thức ăn hiện đang sử dụng nuôi cua lột rất thấp (bảng 3) so với nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của cua ở giai đoạn thương phẩm (bảng 1). Kết quả phân tích hàm lượng lipid thô và axit béo thành phần ở bảng 1 và bảng 2, cho thấy khuynh hướng giai đoạn cua lột xác cần tích lũy nhiều năng lượng, do vậy hàm lượng béo ở cua lột cao gấp đôi cua chắc. Những chất dự trữ này, mà phần lớn chứa trong gan tụy, được dùng để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt về nguyên liệu và năng lượng cho quá trình lột xác, không được sử dụng cho việc tăng trưởng các mô nói chung. Phần chính của các chất dự trữ hữu cơ trong gan tụy được tích lũy trong giai đoạn tiền lột xác là lipid, hầu như hoàn toàn ở dạng các axit béo và glycerol. Hàm lượng axit béo trong gan tụy cua 63TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Cancer pagurus Linn tăng gấp 3 lần trong thời kỳ ăn mồi và chỉ chấm dứt khi cua bước vào giai đoạn tiền lột xác (Renaud, 1949). Dự trữ lipid một phần được biến đổi thành glycogen rồi thành glucose được sử dụng trong việc tạo thành chitin, một thành phần trong vỏ cua và cung cấp năng lượng cho quá trình lột xác. Hàm lượng cholesterol gia tăng nhanh chóng lúc lột xác, từ 22 mg lên đến 70 mg/100g trọng lượng cua C.pagurus (Renaud, 1949). Cholesterol là một sterol động vật rất quan trọng, là tiền chất của nhiều phức hợp sinh lý như hormone giới tính, hormone lột vỏ, corticoid thượng thận, axit mật và vitamin D (Teshima và Kanazawa 1971, Sheen 2000). Hầu hết các động vật có thể tổng hợp sterol này từ acetate (muối của axit axetic với một kiềm) ngoại trừ các loài giáp xác (Teshima và Kanazawa 1971). Protein là một thành phần cần thiết của các chất dự trữ hữu cơ tích lũy trong gan tụy ở giai đoạn lột xác, gần 70% nitơ protein của cua Cancer pagurus ở giai đoạn lột xác được dùng để tổng hợp nên protein vỏ (Passano, 1960). Lựa chọn nguyên liệu thích hợp để phối chế thức ăn cho cua lột cần phải hội đủ các điều kiện cơ bản là đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cho giai đoạn lột xác, giá thành và tính sẵn có của nguyên liệu. Các nguồn nguyên liệu cung cấp protein có nguồn gốc thuỷ sản như phụ phẩm chế biến thuỷ sản, bột cá, bột mực, bột nhuyễn thể thường được động vật thủy sản (loài ăn thịt) trong đó có cua sử dụng hiệu quả hơn nguồn protein thực vật (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Tuy nhiên, nguồn cung bột cá ngày càng khan hiếm, giá thành ngày càng tăng nên giá thành thức ăn cũng tăng cao, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi. Do đó cần phải tìm nguồn nguyên liệu thay thế đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi đồng thời bảo đảm nguồn cung dồi dào, bền vững và giá cả hợp lý. Các nguồn nguyên liệu thay thế thường được sử dụng trong thức ăn thủy sản là: phụ phẩm của ngành chế biến thực phẩm, giết mổ và các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật. Nhóm protein thực vật hiện nay được sử dụng nhiều trong thức ăn thuỷ sản với mục đích thay thế nguồn protein bột cá, nhằm giảm giá thành thức ăn. Nguồn cung cấp protein có nguồn gốc thực vật rất phong phú như khô dầu đậu nành, các loại khô dầu khác và gluten cùng với giá thành thấp rất nhiều so với các nguyên liệu có nguồn gốc thủy sản. Nhiều nghiên cứu trên cua bùn (Scylla sp.) cho thấy hiệu quả sử dụng nguyên liệu thực vật cuả cua bùn rất cao với độ tiêu hóa thức ăn trên 85% (Azra và Ikhwanuddin, 2016; Nguyen và ctv., 2014; Catacutan và ctv., 2003). Sử dụng nguyên liệu thực vật trong sản xuất thức ăn nuôi cua lột sẽ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, giúp giảm giá thành thức ăn, giảm chi phí cho người nuôi. Tuy nhiên, một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng protein thực vật trong thức ăn cho cua liên quan đến hàm lượng acid amin và tính cân bằng acid amin, đặc biệt là lysine và methionine, làm giảm tăng trưởng của đối tượng nuôi (Wilson 1989; Floreto và ctv., 2000) . Hơn thế nữa, mùi của đạm thực vật thường không hấp dẫn (Lim và Dominy, 1990) và khả năng tiêu hóa carbohydrate của loài thủy sản ăn thịt khá thấp (NRC, 2011; Arockiaraj và ctv., 1999). Bột phụ phẩm gia cầm (PGC), bột lông vũ và bột lông vũ thủy phân được xem như nguồn nguyên liệu nhiều tiềm năng thay thế trong thức ăn cho cua lột với hàm lượng protein cao (khoảng 58 –80%) và hàm lượng tro tương đối thấp (3-8%). Mặc dù PGC có hàm lượng acid amin thấp hơn so với bột cá nhưng có thể bổ sung bằng các nguồn acid amin hoặc protein động vật có hàm lượng protein cao khác như bột huyết... nhằm tăng hiệu quả sử dụng protein, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn và thúc đẩy tăng trưởng. PGC chứa khoảng 10% chất béo đó là nguồn cung cấp năng lượng tiêu hóa quan trọng cho cua lột. Nhiều nghiên cứu cho thấy dầu thực vật có thể thay thế đến 50% dầu cá tuyết trong khẩu phần thức ăn cua bùn (S. serrata) (Alava và ctv., 2007; Ali và ctv., 2011). Do đó cần nghiên cứu bổ sung nhóm các nguyên liệu cung cấp lipid có nguồn gốc thực vật như dầu lanh, dầu cọ, dầu đậu nành và dầu cám chà (bảng 4) trong thức ăn cho cua lột. Trong đó, nhóm cung cấp lipid có chứa mạch carbon C18:0, C18:1 và 64 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II C18:2 (1,6; 39,1 và 33,4 g/100g) ở dầu cám có tỷ lệ cao (Nguyễn Công Khẩn và Hà Thị Anh Đào, 2007). Nghiên cứu của (Sheen và Wu, 1999) cho thấy khi tỷ lệ trộn dầu cá và dầu bắp theo tỉ lệ (2:1) vào thức ăn từ 5,3% đến 13% cho tần suất cua lột cao hơn so với thức ăn không bổ sung lipid tương ứng với 3,6 lần lột so với 2,8 lần lột, trong 63 ngày nuôi, tỷ lệ C16 (g/100g) trong axit béo thành phần từ 12-13%, C18:0 chiếm khoảng 2,5%, C18:1 khoảng 25,5% và C18:2 khoảng từ 25,6% đến 28,8%. Catacutan và ctv., 2003 cho rằng cua (Scylla serrata) có khả năng tiêu hóa dầu thực vật tốt hóa hơn dầu mỡ động vật, do đó việc chọn lựa nguyên liệu như cám chà có hàm lượng lipid cao là việc cần lưu ý trong lập khẩu phần thức ăn cho cua lột. IV. KẾT LUẬN Cua lột có chỉ số sinh hoá về protein, lipid cao hơn ở cua thịt. Các chỉ số về thành phần axit béo cũng cho thấy ở cua lột cao hơn ở cua thịt ở axit béo có mạch cacbon cao (C18:1 và C18:2) Thức ăn nuôi cua hiện đang sử dụng chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cua thương phẩm. Một số nguyên liệu sẵn có như cám chà, cám gạo lau ướt, cám gạo lau khô, bột lông vũ, có thành phần dinh dưỡng có khả năng sử dụng làm nguồn thức ăn cho cua lột thương phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Công Khẩn, Hà Thị Anh Đào, 2007. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam – Vietnamese food composition table., Nhà xuất bản Y học. Nguyễn Thị Bích Thuý, Đinh Tấn Thiện, Lê Minh Vương, Nguyễn Ngọc Hà, Lê Văn Chí, Nguyễn Xuân Nam, Lê Vịnh, 2004. Nghiên cứu phương pháp kích thích đồng loạt lột xác ghẹ xanh (Portunus pelagicus) thương phẩm. Trung Tâm Nghiên Cứu Thủy Sản III. TCVN 1525:2001. Thức ăn chăn nuôi. Xác định hàm lượng Phospho. Phương pháp quang phổ. TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999). Thức ăn chăn nuôi. Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác. TCVN 1526-1:2007. Thức ăn chăn nuôi. Xác định hàm lượng canxi. Phần 1 - Phương pháp chuẩn độ TCVN 4327:2007. Thức ăn chăn nuôi. Xác định tro thô TCVN 4328-1:2007. Thức ăn chăn nuôi. Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô. Phần 1 - Phương pháp kjeldahl. TCVN 4329:2007 (ISO 06865:2000). Thức ăn chăn nuôi. Xác định hàm lượng xơ thô. Phương pháp có lọc trung gian. Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Minh Đức, 2006. Nuôi cua lột (Scylla sp.) trong hệ thống tuần hoàn với các loại thức ăn và mật độ khác nhau. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 159-170. Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 191 trang. Trung tâm khuyến nông Tp. HCM, 2015. Nuôi cua biển thương phẩm từ nguồn giống nhân tạo. Tài liệu khuyến nông – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh. Alava, V. R., Quinitio, E. T., De Pedro, J. B., Priolo, F. M. P., Orozco, Z. G. A., and Wille, M., 2007. Lipids and fatty acids in wild and pond-reared mud crab Scylla serrata (Forsskål) during ovarian maturation and spawning. Aquaculture Research Vol. 38, 1468–1477. Ali, S. A., Dayal, J. S., and Ambasankar, K., 2011. Presentation and evaluation of formulated feed for mud crab Scylla serrata. Indian Journal of Fisheries, 58(2), 67–73. AOAC, 2000. Official methods of analysis. (996.06) Fat (total, saturated, unsaturated, and monounsaturated) in foods; hydrolytic extraction gas chromatographic method (17th ed.). USA: AOAC International. AOAC, 2000. Official methods of analysis. (920.39) Crude Fat or Ether Extract: Animal Feeds. (17th ed.). AOAC International, Gaithersburg, MD. Arockiaraj, J., Muruganandam, M., Marimuthu, K. & Haniffa, M.A., 1999. Utilization of carbohydrates as a dietary energy source by striped murrel (Channa striatus) fingerlings. 65TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Acta Zoologica Taiwanica 10, 103-111. Azra, M.N. & Ikhwanuddin, M. 2016. A review of maturation diets for mud crab genus Scylla broodstock: Present research, problems and future perspective. Saudi Journal of Biological Sciences 23: 257-267. Catacutan, M.R., Eusebio, P.S., Teshima, S.-i., 2003. Apparent digestibility of selected feedstuffs by mud crab, Scylla serrata. Aquaculture. 216, 253–261. Christensen, S.M., Macintosh, D.J., Phuong, N.T., 2004. Pond production of the mud crabs Scylla paramamosain (Estampador) and S. olivacea (Herbst) in the Mekong Delta, Vietnam, using two different supplementary diets. Aquaculture Research. 35, 1013-1024. FAO, 2015. Fisheries and Aquaculture topics. Capture fisheries resources. Topics Fact Sheets. In: Fisheries and Aquaculture Department [online]. Rome. Floreto E.A., Bayer R.C. & Brown P.B., 2000. The effects of soybean-based diets, with and without amino acid supplementation, on growth and biochemical composition of juvenile American lobster, Homarus americanus. Aquaculture189, 211–235. Folch J, Lees, M, Stanley GHS. A simple method for the isolation and purification of total lipids from animal tissues. J Biol Chem. 1957; 226: 497-509. Keenan, C.P., 1999. Aquaculture of the Mud Crab, Genus Scylla — Past, Present and Future. Mud crab aquaculture and biology. . in: Keenan, C.P., Blackshaw, A (Ed.), Proceedings of an international scientific forum held in Darwin, Australia,. ACIAR Proceedings No. 78, 216 p. Lim, C. and Dominy, W. 1990. Evaluation of soybean meal as a replacement for marine animal protein in diets for shrimp (Penaeus vannamei). Aquaculture 87:53-63. NRC (2011). National Research Council, Nutrient requirement of fish and shrimps. National Academy Press, Washington. Nguyen, N.T.B., Chim, L., Lemaire, P., Wantiez, L., 2014. Feed intake, molt frequency, tissue growth, feed efficiency and energy budget during a molt cycle of mud crab juveniles, Scylla serrata (Forskål, 1775), fed on different practical diets with graded levels of soy protein concentrate as main source of protein. Aquaculture. 434, 499-509. Rodriguez, E., Quinitio, E., Parado-Estepa, F., Millamena, O., 2001. Culture of Scylla serrata Megalops in Brackishwater Ponds Asian Fisheries Science. 14, 185-189. Sheen, S.-S., Wu, S.-W., 1999. he effects of dietary lipid levels on the growth response of juvenile mud crab Scylla serrata. Aquaculture. 175, 143–153. Sudhakar, M., Manivannan, K., Soundrapandian, P., 2009. Nutritive Value of Hard and Soft Shell Crabs of Portunus sanguinolentus (Herbst). International Journal of Animal and Veterinary Advances. 1, 44-48. Tavares, C.P.d.S., Silva, U.A.T., Pereira, L.A., Ostrensky, A., 2017. Systems and techniques used in the culture of soft-shell swimming crabs. Reviews in Aquaculture. Teshima, S.I., Kanazawa, A., 1971. Biosynthesis of sterols in the lobster, Panulirus japonica, the prawn, Penaeus japonicus, and the crab, Portunus trituberculatus. Comparative Biochemistry and Physiology Part B: Comparative Biochemistry. 38, 597-602. Tuan, V.-a., Anderson, A., Luong-van, J., Shelley, C., Allan, G., 2006. Apparent digestibility of some nutrient sources by juvenile mud crab, Scylla serrata (Forskal 1775). Aquaculture Research. 37, 359-365. Ut, V.N., Le Vay, L., Nghia, T.T., Hong Hanh, T.T., 2007. Development of nursery culture techniques for the mud crab Scylla paramamosain (Estampador). Aquaculture Research. 38, 1563-1568. Wickins, J.F., Lee, D.O.C., 2002. Crustacean-Farming- Ranching-and-Culture. Blackwell Science. Wilson R.P. (1989) Amino acids and proteins. In:Fish Nutrition(ed. by J.E. Halver), pp. 112– 151. Academic Press Inc., San Diego, CA, USA. 66 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II STUDY ON FORMULATED FEED FOR COMMERCIAL SOFT SHELL MUD CRAB PRODUCTION (Scylla paramamosain) Le Hoang1*, Nguyen Thanh Trung1, Tran Le Trinh1, Nguyen Van Nguyen1 ABSTRACT Soft - shell mud crab is a nutritious food and commonly consumed in Vietnam. The quality of feed ingredients and nutritional requirement of pre- and post-molt crabs are the essential fundament for development of the formulated feed for commercial soft shell mud crab production. Commercial crab feeds, feed ingredients and grow-out crabs in pre- and post-molt stage were sampled to investigate the chemical properties and nutrient composition. The studied results showed that fresh rice brans (full fat rice bran) and squid liver powder contained high fat content, respectively (16.15- 17.64% and 13.78%), on the contrary, the low nutrient content was recorded in the commercial crab feeds using for mud crab farming in Can Gio (protein: 17,22%; lipid: 6,56% and fiber: 10,76%). Furthermore, a great variation of nutrient characteristics of grow –out mud crabs before and after molting was found, in which protein and lipid content increased markedly after molting (44.1% vs. 71.38%; 6.25% vs. 13.66%) while the content of calcium (14.69% vs. 2.71%) and ash (43.55% vs. 13.66%) notably decreased. In particular, fatty acids of C18: 1 and C18: 2 in whole body of post- molting crab (2.76% and 0.44%) presented markedly higher content than those (3.98% and 0.10%) in the pre- molt crab. Keywords: Commercial soft-shell crab production, mud crab, Scylla paramamosain, formulated feed, feed ingredients, chemical properties. Người phản biện: TS. La Xuân Thảo Ngày nhận bài: 12/6/2018 Ngày thông qua phản biện: 30/6/2018 Ngày duyệt đăng: 10/7/2018 1 Research Center for Aqua-Feed Nutrition and Fishery Post-Harvest Technology, Research Institute for Aquaculture No.2 * Email: 72hoang@gmail.com
File đính kèm:
- nghien_cuu_san_xuat_thuc_an_hon_hop_tao_cua_lot_scylla_param.pdf