Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện tại vùng rừng ngập mặn Thạnh Phong, Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú,

tỉnh Bến Tre qua 5 đợt khảo sát từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2014 với 330 mẫu nghêu giống, 60 mẫu

thức ăn trong ruột nghêu, 60 mẫu đất nền đáy đã được thu và đo một số chỉ tiêu chất lượng nước

tại 33 điểm bao gồm: 13 điểm vùng ven biển (lớp biển), 11 điểm vùng kênh rạch sát biển (lớp giữa)

và 9 điểm vùng rừng ngập mặn (lớp rừng). Mẫu nước được đo tại hiện trường các chỉ tiêu nhiệt

độ, độ muối, độ trong và pH. Mẫu đất được thu bằng khoan đất và gàu đáy chuyên dùng. Mẫu ấu

trùng nghêu phù du và nghêu giống được thu bằng lưới có kích thước mắt lưới tương ứng 30μm

và 1mm và được cố định bằng cồn. Mẫu phân tích thức ăn trong ruột nghêu và độ béo được tiến

hành bằng cách đo chiều cao, khối lượng nghêu không có vỏ, cố định ruột bằng dung dịch formol.

Mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Kết quả nghiên

cứu cho thấy, các yếu tố chất lượng nước có giá trị nằm trong giới hạn bình thường cho thủy sinh

vật và nghêu phát triển. Ở vùng ven biển, nhóm đất cát chiếm 94,28%, có tính chất rời rạc, thấm

nước dễ và cũng khó giữ nước. Ở vùng kênh rạch sát biển, có lượng bùn cát trung bình (41,20%

thịt và 2,77% sét). Ở vùng trong rừng ngập mặn, nền đáy chủ yếu là bùn có hàm lượng thịt và sét

cao. Nghêu giống chỉ phân bố ở vùng ven biển Thạnh Phong, Thạnh Hải nơi có nền đáy là cát bùn,

thành phần cát trung bình chiếm 94,28 ± 2,14% và nghiên cứu không xác định nghêu giống phân

bố ở vùng kênh rạch và trong rừng ngập mặn. Độ béo của nghêu vào tháng 6/2014 cao hơn tháng

7/2014. Thành phần thức ăn trong ruột nghêu đa số là mùn bã hữu cơ, chiếm từ 73,68%-91,67% và

tảo từ 8,33%-26,14% số lượng thức ăn trong ruột nghêu.

Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 1

Trang 1

Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 2

Trang 2

Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 3

Trang 3

Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 4

Trang 4

Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 5

Trang 5

Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 6

Trang 6

Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 7

Trang 7

Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 8

Trang 8

Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 9

Trang 9

Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 5000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
ển Thạnh Phong, Thạnh Hải chịu 
một lượng lớn nước lục địa đổ ra nên độ muối 
giảm.
Hình 11. Phân bố của ấu trùng chữ D 
(D-larvae stage) vùng ven biển
Hình 12. Phân bố của hậu ấu trùng 
(Mature lavae) vùng ven biển
- Phân bố theo không gian: Ấu trùng 
nghêu phân bố tại vùng ven biển là chủ yếu, các 
khu vực sâu bên trong cũng có bắt gặp ấu trùng 
nghêu nhưng với mật độ rất thấp và cũng chỉ ở 
một số điểm (Hình 13, Hình 14, Hình 15). Sự 
phân bố của ấu trùng nghêu tại các khu vực sâu 
bên trong kênh rạch và rừng ngập mặn có thể do 
thủy triều đưa vào. Nhóm nghiên cứu ghi nhận 
điều này căn cứ vào thời gian thu mẫu phía trong 
kênh rạch và rừng ngập mặn thường vào lúc 
nước lên (nước lớn) vì nước xuống (nước ròng) 
ghe rất khó đi vào sâu bên trong rừng ngập mặn.
Hình 13. Phân bố của ấu trùng chữ D 
(D-larvae stage) vùng kênh rạch sát biển
Hình 14. Phân bố của hậu ấu trùng (Mature 
lavae) vùng kênh rạch sát biển
Hình 15. Phân bố của hậu ấu trùng (Mature 
lavae) vùng rừng ngập mặn
10 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.5.2. Giai đoạn nghêu giống (bám đáy)
- Phân bố theo thời gian: Nghêu giống 
được xác định với mật độ khá cao vào tháng 5 và 
tháng 6. Số lượng giảm dần vào tháng 7 và tháng 
8 năm 2014 (Hình 16). Trong thời gian nhóm 
nghiên cứu thu mẫu tại Thạnh Phong, Thạnh Hải 
các bãi nghêu giống bị người dân khai thác bất 
hợp pháp. Theo thông tin từ địa phương thì có 
hàng ngàn người ra cào nghêu giống trong hơn 1 
tuần đã làm cho nguồn giống tự nhiên bị cạn kiệt. 
Hầu như giống tại các bãi giống đều bị bắt hết và 
được chuyển ra khỏi vùng.
- Phân bố theo không gian: Khác với giai 
đoạn ấu trùng phù du, ở giai đoạn nghêu giống 
các cá thể được bắt gặp tại vùng ven biển. Nghêu 
giống phân bố với mật độ khá cao tại vùng ven 
biển gần cửa sông (điểm 8). Không xác định 
nghêu giống phân bố sâu bên trong kênh rạch 
và rừng ngập mặn thuộc các xã Thạnh Phong 
và Thạnh Hải với nền đáy là bùn. Chỉ xác định 
một vị trí sát biển (điểm 20) có nghêu phân bố 
nhưng là khu vực cồn đáy là cát bùn ở cửa rạch 
lớn rất gần biển (Hình 17). 
Hình 16. Phân bố nghêu giống vùng ven biển
Hình 17. Phân bố nghêu giống vùng kênh rạch 
sát biển
IV. THẢO LUẬN
4.1. Một số yếu tố chất lượng nước liên 
quan đến phân bố nghêu
Qua các số liệu khảo sát, các giá trị nhiệt 
độ, độ muối, pH và độ trong của nước đều phù 
hợp với điều kiện sống của nghêu. Sự biến động 
của các yếu tố này là không lớn và nằm trong 
khoảng thích hợp cho nghêu. Kết quả này phù 
hợp với Kect (1974) theo đó nghêu sống tốt ở 
nhiệt độ 20-30o. Tuy chưa có xác định nhiệt độ 
tối ưu cho ấu trùng nghêu nhưng để nghêu phát 
triển tốt thì giá trị nhiệt độ và độ muối đồng thời 
tương ứng là 30oC và 22,5%o. Ấu trùng nghêu 
nhạy cảm với độ muối nhiều hơn là nhiệt độ 
(Kect, 1974 trích từ Mulholland, 1984). Theo 
một nghiên cứu của Nguyễn Tác An và Nguyễn 
Văn Lục (1994), nghêu phân bố vùng hạ triều 
có pH nước từ 6,6-8. Trương Quốc Phú (1999) 
cũng ghi nhận vùng phân bố tự nhiên của nghêu 
có độ mặn 10-31‰, nhiệt độ nước từ 25-32oC. 
Như vậy, chất lượng nước vùng ven biển Thạnh 
Phong, Thạnh Phú khá phù hợp cho sự phát 
triển và phân bố của nghêu.
4.2. Thành phần cơ giới của đất và mối 
liên hệ đến phân bố nghêu giống
 Theo kết quả phân tích cấu trúc nền đáy 
vùng nghiên cứu ở trên thì nghêu chỉ phân bố ở 
vùng có nền đáy là cát bùn với thành phần cát 
chiếm đa số và là nơi có dòng chảy chậm. Trong 
rừng ngập mặn và tại các cửa sông không tìm 
thấy sự hiện diện của nghêu giống. Các phân 
tích cấu trúc nền đáy của các nghiên cứu về các 
bãi nghêu ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre và Tiền 
Giang trước đó cho thấy, thành phần cát chiếm 
từ 68% điến 75%, sét từ 21 – 31%, bùn/chất lắng 
đọng chiếm hơn 7% (Nguyễn Đinh Hùng, 2000) 
và cát chiếm từ 86% đến 91%, bùn chỉ chiếm 
từ 9% đến 14% (Trương Quốc Phú, 1999). Bùn 
và chất lắng đọng có thể giữ độ ẩm lâu hơn cho 
nghêu khi bãi nghêu bị phơi dưới ánh nắng mặt 
trời trong thời gian thủy triều xuống. Đây là 
11TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
điều kiện lý tưởng bảo vệ nghêu khi bãi triều 
cạn và có nắng nóng.
Các nghiên cứu trước đây đều khẳng định 
nghêu phân bố tự nhiên ở vùng có nền đáy là 
cát chiếm phần lớn dọc theo bờ biển, gần các 
cửa sông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
Các cửa sông và vùng lân cận là nơi chuyển tiếp 
hoặc vùng giao thoa của dòng chảy từ đất liền 
và biển. Vùng này làm giảm vận tốc và sự xáo 
trộn của nước, vì thế ấu trùng nghêu có thể bám 
đáy (Trương Quốc Phú, 1999).
4.3. Mối liên hệ thức ăn và mùa sinh sản 
của nghêu
Loại thức ăn xuất hiện nhiều nhất là mùn 
bã hữu cơ với tần số 100%, hiện diện ở tất cả 
60 mẫu ruột nghêu, kế đến là các loài tảo thuộc 
các giống Cyclotella, Coscinodiscus, Nitzschia. 
Các loài tảo đơn bào, hình tròn và có kích thước 
nhỏ hiện diện với tần suất cao ở cả 2 đợt thu 
mẫu như Cyclotella striata (91,43% và 65,71%) 
Coscinodiscus lineatus (45,71% và 57,14%). 
Điều này phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng của 
nghêu là ăn lọc và chọn lọc theo kích cỡ hạt thức 
ăn. Trong 32 loài tảo được xác định trong ruột 
nghêu có 3 loài tảo nước ngọt hiện diện trong 
mẫu nghêu thu đợt 2 vào tháng 7, nhưng với 
tần số rất thấp, trong đó tảo silic Bacillariophyta 
có 1 loài là Melosira granulata (1,43%) và tảo 
lam có 2 loài là Oscillatoria limosa (2,86) và 
Formidium sp. (2,86). Các loài tảo này dạng sợi 
có thể được đưa đến từ sông rạch do nước nội 
địa. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu 
trước đó.
Theo Trương Quốc Phú (1999), mùn 
bã hữu cơ chiếm đa số trong thức ăn của 
nghêu từ 78,52% đến 90,38% và thực vật 
nổi (Phytoplankton) chỉ chiếm từ 9,62% đến 
21,18%. Tảo silic Bacillariophyta chiếm đa số 
với 95,45% về thành phần loài, tiếp đến là tảo 
giáp Pyrrophyta (2,27%) và tảo lục Chlorophyta 
(2,27%). Các giống có tần suất hiện diện nhiều 
là Coscinodiscus, Cyclotella, Nitzschia. Thành 
phần thức ăn thay đổi theo mùa, có nhiều mùn 
bã hữu cơ và ít thực vật nổi trong mùa mưa.
Độ béo của nghêu cao vào tháng 6 vì là 
thời kỳ đầu mùa mưa nên nguồn thức ăn là mùn 
bã hữu cơ được đưa ra vùng cửa sông ven biển 
bởi dòng nước lục địa giúp cho tảo phát triển 
tốt và là nguồn thức ăn cho nghêu. Điều này 
cũng chứng tỏ rằng điều kiện sống nói chung và 
điều kiện thức ăn nói riêng khá tốt cho nghêu 
phát triển và tích lũy sản phẩm sinh dục trong 
thời gian này. Theo Trương Quốc Phú (1999) 
và Nguyễn Thanh Tùng (2007) nghêu đạt kích 
cỡ lớn 3,5cm có khả năng thành thục sinh dục 
và thường béo nhất trong năm. Từ tháng 5 đến 
tháng 6 là mùa sinh sản chính của nghêu và từ 
tháng 7 đến tháng 10 là mùa sinh sản bổ sung 
ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, 
đến cuối tháng 7 có thể phần lớn nghêu đã sinh 
sản, khả năng cung cấp các điều kiện sống cho 
nghêu có phần giảm đi do mưa nhiều, lượng 
nước ngọt đổ ra biển lớn, nên độ béo giảm. 
Nhóm nghiên cứu không thấy sự khác biệt lớn 
về chỉ số độ béo giữa các điểm phân bố có lẻ vì 
phạm vi phân bố của nghêu tại Thạnh Phong, 
Thạnh Hải không lớn (khoảng 170 ha), chỉ nằm 
ven biển ngoài vùng rừng ngập mặn và chịu ảnh 
hưởng của cửa sông Cổ Chiên.
4.4. Phân bố của nghêu giống ở các giai 
đoạn
Các kết quả về phân bố nghêu giống qua 
các giai đoạn đã ghi nhận ở trên khá phù hợp với 
đời sống của nghêu đã được đề cập trong các tài 
liệu và nghiên cứu trước đó. Theo Nguyễn Hữu 
Phụng (1996a) nghêu sống ở vùng triều có nền 
đáy là cát bùn với tỷ lệ cát từ 60%-90%, phân bố 
chủ yếu ở vùng trung triều và dưới triều, nơi có 
độ dốc thấp và tương đối bằng phẳng, cấu trúc 
nền đáy hơi xốp để thuận lợi cho việc vùi mình 
vào nền đáy của nghêu. Trong tự nhiên chưa hề 
gặp loài này ở vùng đáy bùn hoặc đáy là đất sét, 
12 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
rất ít gặp nghêu phân bố ở bãi cát thô, cấp hạt 
lớn hoặc đáy cát rắn chắc. Các nghiên cứu khác 
cũng ghi nhận rằng nghêu phân bố vùng hạ 
triều, thời gian phơi bãi từ 2-8 giờ/ngày (Nguyễn 
Tác An và ctv., 1994), ở gần cửa sông nơi có 
chất đáy là cát bùn (cát chiếm 80-90%), độ mặn 
10-31‰, nhiệt độ nước từ 25-32oC, có thức ăn 
phong phú, ít sóng gió, dòng chảy chậm (Trương 
Quốc Phú (1999). 
Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận sự hiện 
diện của nghêu giai đoạn ấu trùng phù du ở 
một số điểm trong vùng rừng ngập mặn nhưng 
không tìm thấy nghêu giống giai đoạn bám đáy 
trong khu vực này và vùng có nền đáy là bùn. 
Hơn nữa, sự phân bố của nghêu giống ở giai 
đoạn ấu trùng phù du thì chưa được khẳng định 
rõ. Sự di chuyển của nghêu giai đoạn ấu trùng 
phù du là thụ động và phụ thuộc vào dòng 
nước. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng rừng 
ngập mặn ven biển là nơi ương dưỡng của 
nhiều loài cá và thủy sinh vật vì có các điều 
kiện tự nhiên và nguồn thức ăn tốt, là nơi trốn 
tránh địch hại. Việc xác định nghêu giống có 
phân bố trong rừng ngập mặn hay không và 
vào giai đoạn nào trong chu kỳ sống của nghêu 
còn là câu hỏi lớn. 
V. KẾT LUẬN
Các yếu tố chất lượng nước nằm trong giới 
hạn bình thường cho thủy sinh vật và nghêu 
phát triển. Thành phần cơ giới đất giữa các vùng 
có sự khác biệt rõ. Vùng ven biển có nhóm đất 
cát, rời rạc, thấm nước dễ và cũng khó giữ nước, 
vùng giữa có tỷ lệ bùn cát trung bình và vùng 
rừng ngập mặn chủ yếu là đáy bùn có hàm lượng 
thịt và sét cao. 
Trong thành phần thức ăn của nghêu, mùn bã 
hữu cơ chiếm từ 73,68% - 91,67%, tảo từ 8,33% - 
26,14%. Ngành tảo Silic Bacillariophyta chiếm đa 
số (93,94%) với 30 loài tìm thấy trong ruột nghêu. 
Nghêu có độ béo khá cao vào tháng 6 và 
giảm xuống vào tháng 7/2014.
Nghêu giống phân bố vùng ven biển, nơi có 
nền đáy là cát bùn. Ấu trùng phù du của nghêu 
được tìm thấy ở một số điểm trong các kênh 
rạch rừng ngập mặn có thể do thủy triều đưa vào 
nhưng tuyệt đối không tìm thấy nghêu giống 
phân bố ở đó.
13TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Đinh Hùng, 2000. Nghiên cứu các điều kiện 
sinh thái môi trường ảnh hưởng đến quá trình nuôi 
nghêu Meretrix lyrata (Sowerby) ở vùng ven biển 
Tiền Giang, Bến Tre. Luận văn cao học. Đại học 
Quốc Gia Tp.HCM.
Nguyễn Đinh Hùng, Huỳnh Thị Hồng Châu, Nguyễn 
Văn Hảo, 2002. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật sản 
xuất giống nghêu ở Đồng bằng sông Cửu Long. 
Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long, Viện Nghiên 
Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản 2.
Nguyễn Hữu Phụng, 1996a. Đặc điểm sinh học và kỹ 
thuật ương nuôi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby). 
Tạp chí Thông tin Khoa học và Thủy sản, số 7 
(tr.13-21) và số 8 (tr.14-18).
Nguyễn Hữu Phụng, 1996b. Nguồn lợi thân mềm hai 
mảnh vỏ (Bivalvia) chủ yếu ở biển Việt Nam. 
Tuyển tập nghiên cứu Biển, tập VII, tr.9-16.
Nguyễn Tác An, Nguyễn Văn Lục, 1994. Nghiên cứu 
nguồn lợi hải đặc sản và các điều kiện tự nhiên 
phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý các thủy vực 
ven biển tỉnh Trà Vinh. Báo cáo khoa học, Sở 
KHCNMT và Sở Thủy sản Trà Vinh, tr. 88-101.
Nguyễn Thanh Tùng, Đoàn Văn Tiến, Phan Thanh Lâm, 
Trần Kim Hằng, Nguyễn Nguyễn Du, Lâm Ngọc 
Châu, Trần Quốc Chương, Nguyễn Thị Xuân Lan, 
Lê Thị Xuân Lan, Võ Thị Bé Năm, Vũ Nguyên 
Anh và Đặng Thị Đoan Trang, 2007. Nghiên cứu 
các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu 
Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby), 177 tr.
Trương Quốc Phú, 1999. Nghiên cứu một số đặc điểm 
sinh học, sinh hóa và kỹ thuật nuôi nghêu Meretrix 
lyrata ở vùng ven biển Tiền Giang, Bến Tre. Luận 
án tiến sĩ, 154 tr.
Tài liệu tiếng Anh
Aucoin, F., Doiron, S., and Nadeau, M., 2004. Guide 
to sampling and identifying larvae of species of 
maricultural interest. Quebec, Canada.
Luu, T.T., Holt. T., and Hough, A., 2009. Ben Tre 
fishery. Public comment draft report. Moody 
Marine LTD.
Mulholland, R., 1984. Habitat suitability index models: 
Hard clam. U.S.Fish Wild. Ser. FWS/OBS-
82/10.77. 21 pp.
Thiet, C.C., and Martin, S.K., 2008. Clam (Meretrix 
lyrata) hatchery manual. Aquaculture Research 
Sub-Institute for North Centre (ARSINC) and 
South Australian Research and Development 
Institute (SARDI).
14 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
STUDY ON DISTRIBUTION OF HARD CLAM SEED (Meretrix lyrata) 
IN THE COAST OF THANH PHONG - THANH HAI, THANH PHU DISTRICT, 
BEN TRE PROVINCE
Nguyen Minh Nien1*, Doan Van Tien1, Nguyen Van Phung1, Nguyen Thi Phuong Thanh2
ABSTRACT
The study was carried out in mangroves forest of Thanh Phong and Thanh Hai communes, Thanh 
Phu district, Ben Tre province by 5 field surveys from April to August 2014 with 330 samples of 
clam larvae and juvenile stages, 60 samples of clam digestive tract for food analyzing in clam 
digestive systems, 60 samples of bottom soil sampled. Some water quality parameters in 33 sample 
plots including: 13 plots in the beach (beach area), 11 plots in channels (middle area) and 9 plots 
in mangroves forest (forest area) were also monitored. Water quality parameters of temperature, 
salinity, transparency and pH were measured on the field. Samples of bottom soil structures were 
collected by the special soil borer and Petersen grab. Samples of clam larvae and juvenile stages 
were collected by 30μm and 1mm nets, respectively and fixed in ethanol. Samples for fat and food 
analyzing in clam digestive systems were collected, clam height and weight were measured without 
shell and fixed in formalin solution. Samples were analyzed in laboratories of the Institute for 
Aquaculture No. II. Results of the study show that, water quality parameters were in normal ranges 
for the development of aquatic animals and clam. In the beach area, the sandy soil covered 94.28% 
with desultory, easy hydrophilic and difficult in keeping water level. Contents of silt and clay were 
average (41.20% silt và 2.77% clay) in the middle area. In the mangroves forest, bottom structures 
were mud with high contents of clay and silt. Clam larvae and juvenile distributed mainly in the 
beach area of Thanh Phong, Thanh Hai where the bottom structures were mud-sandy soil with the 
average sand content of 94.28± 2.14%. Study results determined no distribution of clam seed in 
channels and mangroves forest. Fat levels of clams in June 2014 were higher than that in July 2014. 
Organic matters accupied 73.68%-91.67% and algae covered 8.33%-26.14% of the total food in 
clam digestive systems.
Keywords: Ben Tre clam (Meretrix lyrata), clam distribution, clam larvae, clam juvenile, mangrove 
forest.
Người phản biện: Ths. Nguyễn Đình Hùng
Ngày nhận bài: 18/11/2015
Ngày thông qua phản biện: 18/12/2015
Ngày duyệt đăng: 25/12/2015
1. Department of Fisheries ecology and Aquatic resources, Research Institute for Aquaculture No.2 
* Email: minhnien11@yahoo.com 
2. The Fisheries College

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_phan_bo_ngheu_giong_meretrix_lyrata_ven_bien_than.pdf