Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá mó (Cheilinus undulatus) nuôi tại Vũng Tàu
TÓM TẮT
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học sinh sản của cá mó (Cheilinus undulatus) trong điều kiện nuôi
nhằm mục tiêu xác định mùa vụ sinh sản, độ béo, hệ số thành thục, sức sinh sản, tập tính sinh sản,
đường kính trứng, tổ chức mô học tuyến sinh dục để làm cơ sở cho việc xây dựng qui trình sản xuất
giống nhân tạo. Kết quả bước đầu cho thấy cá mó là loài lưỡng tính, cái trước đực sau, không phân
biệt được đực cái đối nhóm cá có chiều dài dưới 40 cm. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cá
mó gồm 6 giai đoạn và các cấu trúc mô tế bào tương tự như một số loài cá biển khác. Tinh sào cá mó
có màu xanh nước biển, màu sắc tinh bào và độ đặc khác nhau theo từng giai đoạn thành thục, vào
thời kỳ chín muồi sinh dục, tinh bào từ màu xanh chuyển sang màu trắng sữa, lúc này mật độ tinh
trùng đạt cực đại và sẵn sàng tham gia sinh sản. Hệ số thành thục của cá mó khoảng 0,66 – 0,86%.
Độ béo của cá mó theo Clack và Fulton khoảng 2,9 -3,0%. Mùa vụ sinh sản từ tháng 4-7, cá bắt cặp
sinh sản từ 10 giờ đến 14 giờ hàng ngày, cá đẻ nhiều ngày trong tháng theo chu kỳ trăng. Trứng cá
mó thuộc loại trứng nổi, trong suốt và có giọt dầu lớn. Noãn bào của cá mó ở phase III – IV có kích
thước từ 170 – 350 µm và kích thước trứng cá thụ tinh từ 560 – 660µm. Sức sinh sản tương đối của
cá mó từ 256.947 – 366.320 trứng/kg.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá mó (Cheilinus undulatus) nuôi tại Vũng Tàu
vụ trong năm, vụ 1 từ tháng 1-5 và vụ 2 cá đẻ vào tháng 9-11, số lượng trứng dao động từ vài ngàn đến vài chục ngàn trứng/cá cái/lần đẻ (Hutapea, 2010b). Việc theo dõi mùa vụ cá đẻ sẽ được nghiên cứu tiếp tục trong những năm tới. Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ ở trên và kết hợp với thông tin về thời điểm xuất hiện cá con trong tự nhiên từ các ngư dân ở Phú Quý và Côn Đảo thì thấy rằng cá mó nuôi trong điều kiện nuôi nhốt có mùa vụ sinh sản gần như cá ngoài tự nhiên. Hình 1: Cá mó đực (9,6 kg) Hình 2: Cá mó cái (4,1 kg) 15TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 3.4. Hệ số thành thục của cá trong nuôi vỗ Kết quả khảo sát 4 cá mó có trọng lượng từ 3.800 – 4.200 gr cho thấy chúng có hệ số thành thục từ 0,66 – 0,86%. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy cá mó có hệ số thành thục tương đối thấp so với một số loài cá biển khác. Đối với cá mú E. malabaricus có hệ số thành thục cao nhất là 5,2%, cá mú chuột có hệ số thành thục từ 0,55 – 2,95% (Tridjoko và ctv., 2005). Trong khi đó theo kết quả nghiên cứu của Sadovy (2010) cho thấy trong tự nhiên cá mó cái chín muồi sinh dục có hệ số thành thục khá thấp < 2,0% (0,6 – 1,89 %), điều này chứng tỏ cá cái đẻ một số ít trứng trong mỗi lần bắt cặp. Đối với cá cái chưa chín muồi sinh dục thì hệ số này dao động từ < 0,1 – 1,12 %. Còn đối với cá đực thành thục sinh dục thì hệ số này không vượt quá 0,15%. 3.5. Kích thước trứng Trứng cá mó có dạng hình cầu, trong suốt, trôi nổi nhờ giọt dầu và có kích thước khá nhỏ. Noãn bào cá mó giai đoạn III – IV có đường kính từ 170 – 350 µm (n=90), trứng thụ tinh sau khi trương nước có đường kính trứng từ 560 – 660 µm (n=90). Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Hutapea 2010b. Theo Hutapea (2003; 2010b) cho thấy kích thước trứng thụ tinh có sự khác biệt ở các đợt đẻ khác nhau, trứng cá mó khá nhỏ, dao động từ 570 – 670 µm, đường kính của giọt dầu từ 120 – 140 µm và chất lượng ấu trùng liên quan mật thiết với kích thước trứng. So với một số loài cá biển khác có đường kính trứng lớn hơn trứng cá mó như: trứng cá mú đen chấm nâu (Epinephelus coioides) 800 µm (Nguyễn Tuần và ctv, 2004), cá hồng (Lutjanus argentimaculatus) 800 µm, cá măng (Chanos chanos) 1.100 – 1.250 µm (Mananos.E và ctv., 2009), cá chìa vôi (Proter- acathus sarissophorus) 1.300 – 1.900 µm (Cầm Đ.T.V và ctv., 2010). 3.6. Hoạt động sinh sản Kết quả quan sát cho thấy cá bắt cặp sinh sản chủ yếu vào thời gian từ 10 – 14 giờ hàng ngày, đẻ sớm hơn so với nghiên cứu của Hutapea (2010b), tác giả cho biết cá nuôi ở Indonesea thời gian cá đẻ xuất hiện vào chiều muộn hoặc chuyển sang buổi sáng. Dấu hiệu bắt cặp sinh sản: Ban đầu cá đực đổi màu từ xanh nước biển sang màu xanh dương, 2 vây ngực xòe ra, bơi đuổi theo cá cái, thúc đầu và cọ mình vào mình cá cái hoặc lượn vòng xung quanh cá cái, hoạt động này lặp lại nhiều lần trước khi cá cái đẻ trứng và cá đực phóng tinh. Một cá đực có thể tham gia sinh sản với nhiều cá cái và hoạt động đẻ kéo dài từ 2 - 4 giờ, tập tính sinh sản giống như mô tả của Colin, (2010); Sadovy và ctv (2003a). 3.7. Giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục Trong quá trình kiểm tra sự phát triển của Hình 3: Buồng trứng cá mó Hình 4: Buồng tinh cá mó (Nguồn: Sadovy, 2010) 16 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 tuyến sinh dục của đàn cá bố mẹ nuôi vỗ cho thấy noãn sào cá mó thường tồn tại nhiều phase trong buồng trứng. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Hutapea (2010b) và (Domeiei và Colin, 1997). Điều này chứng tỏ cá mó là loài đẻ nhiều lần trong năm, vào mùa sinh sản cá mó đẻ 2 - 5 lần trong tháng theo chu kỳ trăng. Tinh sào của cá mó có màu xanh nước biển và màu sắc sẽ đậm dần theo mức độ thành thục của cá. Vào mùa sinh sản, sẹ từ màu xanh chuyển thành màu trắng đục như sữa lúc này cá có sẵn sàng tham gia sinh sản. Tuyến sinh dục cá cái: dựa vào sự phát triển của tế bào trứng, chúng tôi chia quá trình phát triển của noãn sào cũng trải qua 6 giai đoạn tương ứng (Xakun O.F và Buskaia N.A.; 1968). Cấu trúc mô tế bào trứng ở từng phase cũng giống một số loài cá biển khác như họ cá mú, cá chẽm, cá hồng.như sau: Giai đoạn I và II: buồng trứng có kích thước rất nhỏ, tế bào sinh dục là các noãn nguyên bào, hình tròn, trên lát cắt tế bào trứng có đường kính từ 10 - 90 µm. Nhân tế rất lớn và chiếm tới ½ thể tích tế bào trứng. Quan sát kỹ trong nhân có thể thấy có các nhiễm sắc thể dạng sợi, nhân có một số tiểu hạch nhỏ bắt màu đậm, các tiểu hạch nằm ở vùng ngoại biên nhân tạo thành vòng tròn xung quanh nhân. Noãn bào chủ yếu ở phase I và II. Giai đoạn III: thể tích buồng trứng tăng lên nhanh. Mắt thường đã nhìn thấy tế bào trứng, tế bào trứng có đường kính từ 100 – 250 µm. Noãn bào chủ yếu ở phase III và II, gia tăng nhanh về kích thước do quá trình tích luỹ noãn hoàng. Trong noãn bào xuất hiện các không bào, hình thành lớp vỏ tế bào và lớp vân phóng xạ (hình c). Giai đoạn IV: thể tích buồng trứng tăng cực đại. Noãn bào tròn và căng dễ tách khỏi tấm trứng. Noãn bào đã hoàn thành quá trình tích luỹ noãn hoàng (hình d). Tiếp theo là hiện tượng phân cực của trứng, nhân di chuyển về gần noãn khổng (hình e). Trong giai đoạn này buồng trứng có nhiều lứa noãn bào ở các phase khác nhau nhưng chủ yếu là ở phase III và IV, đường kính noãn bào dao động từ 250 – 350 µm. Giai đoạn V: buồng trứng đang trong giai Hình 5: Các phase phát triển của noãn bào ở cá mó (độ phóng đại 400x) (a): Noãn bào phase I-II; (b) : Noãn bào phase II; (c): Noãn bào phase III; (d), (e) : Noãn bào phase IV; (f): Noãn bào đang thoái hóa a d e c f b Nhân to Không bào 17TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 đoạn sinh sản, đa số tế bào trứng đã chín và rụng. Bao gồm cả các nang trứng và các noãn bào ở phase I, II và III. Giai đoạn VI: buồng trứng đẻ xong mềm nhão, teo nhỏ lại. Trong đó chứa các nang trứng hoặc trứng thoái hoá cùng với các noãn bào ở các phase khác nhau. Tuyến sinh dục cá đực: Quá trình phát triển của tinh sào trải qua các giai đoạn như sau: Giai đoạn I: tuyến sinh dục chưa phát triển, chưa phân biệt được đực cái. Giai đoạn II: tinh sào dạng mảnh, về tổ chức học cho thấy các tinh nguyên bào đang trong thời kỳ sinh trưởng và sinh sản, bao gồm tinh bào cấp I và cấp II (hình A). Giai đoạn III: giai đoạn tiền thành thục, tinh sào có màu xanh nhạt, trong đó chủ yếu là tinh tử, tinh bào cấp I và cấp II. Cũng giống như tinh bào cấp 1, một tinh bào cấp 2 phân chia cho ra hai tinh tử. Các tinh bào cấp 2 chỉ tồn tại trong thời gian tương đối ngắn vì vậy trên tiêu bản quan sát thấy chủ yếu là các tinh tử chứa trong các xoang, một số ít là các tinh bào cấp 1 và tinh nguyên bào, chưa có sự xuất hiện của tinh trùng giai đoạn này. Giai đoạn IV: tinh sào có màu trắng xanh (màu xanh là màu của tinh tử bên trong tinh sào), các ống dẫn tinh chứa đầy tinh trùng và tinh tử (hình B,C). Giai đoạn V: tinh sào ở trạng thái sinh sản, có màu xanh. Tinh trùng chứa đầy trong ống dẫn và có màu trắng đục như sữa. Giai đoạn VI: đã sinh sản xong, mềm và có màu xanh. Trong ống dẫn tinh ngoài tinh trùng chín màu trắng đục, loãng còn có các tế bào sinh dục ở các phase phát triển khác nhau. 3.8. Sức sinh sản Kết quả khảo sát trên 4 cá có khối lượng trung bình 4kg cho thấy cá mó có sức sinh sản trung bình khoảng 311.633 trứng/kg dao động từ 256.947 – 366.320 trứng/kg. Kết quả cho thấy sức sinh sản của cá mó tương đương với sức sinh sản của cá mú chuột 96.245 – 318.520 trứng/kg (Tridjoko và ctv., 2005) và thấp hơn nhiều so với sức sinh sản của cá mú đen 600.000– 1.900.000 trứng/kg (Nguyễn Tuần và ctv, 2004). IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1. Kết luận - Cá mó là loài lưỡng tính, cái trước đực sau. Không phân biệt được đực cái đối nhóm cá có chiều dài dưới 40 cm. - Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cá mó gồm 6 giai đoạn và các cấu trúc mô tế bào tương tự như một số loài cá biển khác như: cá mú, cá chẽm... Tinh sào cá mó có màu xanh nước biển, màu sắc tinh bào và độ đặc khác nhau theo từng giai đoạn thành thục, vào thời kỳ chín muồi sinh dục, màu sắc của tinh dịch màu xanh chuyển dần sang màu trắng sữa. - Hệ số thành thục của cá mó khá thấp khoảng 0,66 – 0,86%. Độ béo theo Clark và Fulton không cao từ 2,9 -3,0%. Hình 6: Các giai đoạn phát triển tinh bào cá mó (độ phóng đại 400x) (A) Tinh bào cấp I và cấp II; (B) Tinh tử; (C) Tinh trùng. A CB 18 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 - Mùa vụ sinh sản từ tháng 4 - 7, cá bắt cặp sinh sản từ 10 giờ đến 14 giờ hàng ngày và đẻ nhiều ngày trong tháng. - Trứng cá mó thuộc loại trứng nổi, có giọt dầu lớn và kích thước khá nhỏ. Đường kính noãn bào ở phase III – IV dao động từ 170 – 350 µm và trứng cá thụ tinh từ 560 – 660µm. Sức sinh sản tương đối từ 256.947 – 366.320 trứng/kg. 4.2. Đề xuất Tiếp tục nghiên cứu về sự phát triển của tuyến sinh dục, hệ số thành thục giữa các tháng trong năm và một số chỉ tiêu sinh sản khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Colin, P.L., 2010. Aggregation and spawing of humphead wrasse Cheilinus undulatus (Pisces: Labridae): general aspects of spawning behavior. Journal of fish Biology 76, 987-1007. Domeier, M.L. and Colin, P.L., 1997. Tropical reef fish spawning aggregations: defined and reviewed. Bull. Mar. Sci. 60(3), 698–726. Đặng Tố Vân Cầm, Nguyễn Hữu Thanh, Hoàng Thanh Lịch, Nguyễn Xuân Toản, Lâm Văn Đức và Nguyễn Thị Kim Vân, 2010. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài “Nghiên cứu thăm dò sản xuất giống nhân tạo cá Chìa Vôi Proteracathus sa- rissophorus, Cantor 1850”. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2, 74 trang. Humter, J.R., Macewicz, B. and Sibert, J.R., 1986. The spawning frequency of skipjack tuna, Katsuwonus pelamis, from the South Pacific. Fish. Bull, 895 – 903. Hutapea, 2010a. Presentation at Workshop Report on the Trade of Cheilinus undulatus (Humphead Wrasse/ Napoleon Wrasse) & CITES implementation. 3rd and 4th June 2010. Bali, Indonesia. Hutapea, 2010b. Presentation at Workshop Report on the research progress for HHW mariculture sucesses and on going challenges. 6th October 2010. Bali, Indonesia. IUCN, 2010. Red List of Threatened Species.Version 2010.2. Downloaded in August 2010. Lau, P.P.F. & Parry-Jones, R., 1999. The Hong Kong trade in live reef fish for food. TRAFFIC East Asia and World Wide Fund For Nature Hong Kong, Hong Kong, 65 p. Mai Đình Yên, M.Đ., Tạng, V.T., Lai, B., Thiên, T.M., 1979. Ngư loại học. Nhà xuất bản Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 392 trang. Mananos, E., Duncan, N., and C.mylonas C., 2009. Reproduction and contol of ovullation, spermiation and spawing in culture fish. Pp: 50- 58. 80p in Method in reproductive aquaculture: marine and freshwater species. 574p. Nikolskii, G.V., 1963. Sinh thái cá. Moscow (Bản dịch tiếng việt). Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội. Nguyễn Hữu Thanh, Nguyễn Thị Kim Vân, 2011. Báo cáo sơ kết nhiệm vụ “Khai thác nguồn gen cá mó phục vụ phát triển bền vững”. Báo cáo khoa học, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2, 34 trang. Nguyễn Tuần, Đặng Tố Vân Cầm, Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, Võ Minh Sơn và Nguyễn Hữu Thanh., 2004. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá mú chấm cam (E. coioides). Báo cáo khoa học tổng kết đề tài. Viện Nghiên cứu NTTS 2. Pravdin, I.F., 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá (Bản tiếng Việt do Phạm Thị Minh Giang dịch). Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 278 trang. Sadovy, Y., Donaldson, T. J., Graham, T. R., McGilvray, F., Muldoon, G. J., Phillips, M. J., Rimmer, M. A., Smith, A. & Yeeting, B., 2003b. While Stocks Last: The Live Reef Food Fish Trade. Manila: Asian Development Bank. Sadovy, Y., M. Kulbicki., P. Labrosse., Y. Letour- neur., P. Lokani & T.J. Donaldson., 2003a. The humphead wrasse, Cheilinus undulatus: synopsis of a threatened and poorly known giant coral reef fish. Reviews in Fish Biology and Fisheries 13, 327–364. Sadovy, Y., Mitcheson, D,. Liu, M., and Suharti, S., 2010. Gonadal development in a giant threatened reef fish, the humphead wrasse Cheilinus undulatus, and its relationship to international trade. Journal of Fish Biology , 13 pp. Tridjoko, Suko Ismi, Eri Setiadi and Fris Johnny., 2005. Observation on gonad maturation of first genaration (F1) in humpback grouper Cromileptes altivelis. World Aquaculture. Meeting Abstract. XaKun O.F và Buskaia, N.A., 1968. Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ sinh sản của cá. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 1982, 47 trang. 19TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 REPRODUCTIVE BIOLOGY OF HUMPHEAD WRASSE (Cheilinus undulatus) IN CAPTIVITY IN VUNG TAU, VIETNAM Nguyen Huu Thanh1, Nguyen Thi Kim Van1 ABSTRACT The reproductive and biological characteristics of humphead wrasse (Cheilinus undulatus) in cap- tivity were investigated. Results confirmed that humphead wrasse was a protogynous hermaphro- dite as shown by the evidence of female-to-male sex change. Sexual differentiation in humphead wrasse was examined only when they reached a length of approximately 40 cm. The testes and the milt were blue color. The color of the milt and number of sperm in a volume of milt were variable, depending on the stages of maturity. During the period of testis ripening, the blue milt turned to creamy-white milt, which contained the highest sperm count per volume. The Gonad Somatic Index (GSI) of fish in spawning seasons varied from 0,66% to 0,86%. Fat indexes of Fulton and Clark ranged between 2,9-3,0%. In captivity condition, the species displayed seasonal reproduction from April to July. The timing of spawning varied from 10:00 am to 2:00 pm, and there was considerable variation in the timing of spawning relative to moon phase. The eggs were transparent and buoy- ant, with oil globules. Fertilized eggs size ranged between 560-660 µm. No difference in histology of gonad of humphead wrasse and other marine fish species was reported. Gonad development was divided into six stages. The increase in oocyte size at phase 3 and phase 4, from 170 to 350 µm, was found. Fecundity was in the range of 256,947 to 366,320 eggs/kg. Key words: Humphead wrasse; Cheilinus undulatus; reproductive biology; breeding season; spawning Người phản biện: TS. Nguyễn Tuần Ngày nhận bài: 6/6/2013 Ngày thông qua phản biện: 26/6/2013 Ngày duyệt đăng: 8/7/2013 1 National Breeding Center for Southern Marine Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No.2 Email: thanhmarinefish@yahoo.com
File đính kèm:
- nghien_cuu_mot_so_dac_diem_sinh_hoc_sinh_san_cua_ca_mo_cheil.pdf