Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của hoạt động

xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ và

là một trong những ngành có tiềm năng phát triển rất lớn. Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã và

đang áp dụng dịch vụ logistics vào hệ thống phân phối hàng hóa. Tuy nhiên, cũng như các doanh

nghiệp dịch vụ logistics khác trên cả nước vẫn còn có những hạn chế nhất định.Từ các kết quả báo

cáo mà nhóm thu thập được cũng như sau quá trình phân tích so sánh các hoạt động kinh doanh của

các doanh nghiệp logistics ở khu vực này cũng đánh giá được những điểm mạnh và hạn chế. Từ đó

nhóm đã đề xuất những giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở

khu vực đồng bằng sông Cửu Long với mong muốn khu vực sẽ đạt những mục tiêu đề ra.

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2080
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 
P a g e 27 | 82 
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 
LOGISTICS TRONG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓA Ở KHU VỰC 
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Văn Hào 
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mai Quyên Lớp: CQ.57.QTLO 
 Võ Thị Thúy Nga Lớp: CQ.57.QTLO 
 Trần Thị Thiện Lớp: CQ.57.QTLO 
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của hoạt động 
xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ và 
là một trong những ngành có tiềm năng phát triển rất lớn. Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã và 
đang áp dụng dịch vụ logistics vào hệ thống phân phối hàng hóa. Tuy nhiên, cũng như các doanh 
nghiệp dịch vụ logistics khác trên cả nước vẫn còn có những hạn chế nhất định.Từ các kết quả báo 
cáo mà nhóm thu thập được cũng như sau quá trình phân tích so sánh các hoạt động kinh doanh của 
các doanh nghiệp logistics ở khu vực này cũng đánh giá được những điểm mạnh và hạn chế. Từ đó 
nhóm đã đề xuất những giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở 
khu vực đồng bằng sông Cửu Long với mong muốn khu vực sẽ đạt những mục tiêu đề ra. 
Từ khóa: Giải pháp, phát triển, dịch vụ logistics, phân phối hàng hóa. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong những năm gần đây, sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ 
logistics tại Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ và là một trong những ngành 
có tiềm năng phát triển rất lớn. Việc phát triển kinh doanh “dịch vụ logistics” cũng được nhà 
nước Việt Nam đưa vào là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế 
phát triển. 
Nhận thức được tầm quan trọng của “dịch vụ logistics” trong hệ thống phân phối hàng 
hóa của đồng bằng sống Cửu Long hiện nay nên đề tài “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp 
phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông 
Cửu Long” là hoạt động cần thiết để đánh giá tình hình kinh doanh dịch vụ này của khu vực 
cũng như tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động. Từ đó đề ra những giải pháp 
phát triển kinh doanh dịch vụ logistics tại đồng bằng sông Cửu Long theo đúng chiến lược 
mà nhà nước đã đề ra. 
2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH 
2.1. Phương pháp nghiên cứu 
- Thu thập và xử lý thông tin, các bảng số liệu về phương thức hoạt động của doanh 
nghiệp logistics và kết quả kinh doanh. 
- Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp 
điều tra. 
2.2. Nội dung nghiên cứu 
KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 
P a g e 28 | 82 
Tổng quan về dịch vụ logistics: 
- Logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ 4 khâu 
mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. 
- Đặc điểm của Logistics: Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên ba 
khía cạnh chính đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống; logistics hỗ 
trợ hoạt động của các doanh nghiệp; logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ 
giao nhận vận tải, giao nhận vận tải gắn liền và nằm trong logistics; logistics là sự phát triển 
hoàn thiện dịch vụ đa phương thức 
- Vai trò của logistics: Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu như 
cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế 
- Tác dụng của dịch vụ logistics: Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, 
giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp; 
dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận; 
logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường buôn bán quốc tế. 
- Phương thức khai thác hoạt động logistics: Logistics bên thứ nhất (1PL), Logistics bên 
thứ hai (2PL), Logistics bên thứ ba (3PL), Logistics bên thứ tư (4PL), Logistics bên thứ năm 
(5PL). 
Thực trạng dịch vụ logistics tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long: 
- Hệ thống phân phối hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long qua các thời kì thay đổi và 
ngày càng cải thiện. 
-Phân tích thực trạng của các doanh nghiệp logistics tại đồng bằng sông Cửu Long: Vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam với lợi 
thế chủ yếu về sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thị trường logistics tại khu vực này hiện còn 
đang trong giai đoạn phát triển, chưa phát huy đầy đủ vai trò để góp phần thúc đẩy sản xuất, 
xuất khẩu, nhất là hoạt động kinh doanh sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của vùng. Trước 
sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường và phù hợp xu hướng hội nhập kinh tế quốc 
tế, việc phát triển dịch vụ logistics ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ là yếu tố quan trọng để 
phát triển tối ưu mạng lưới cung ứng hàng hóa. 
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh logistics tại các doanh nghiệp ở đồng 
bằng sông Cửu Long. Môi trường bên ngoài: Kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, chính 
trị - pháp luật, khoa học – công nghệ. Môi trường bên trong ngành: sự cạnh tranh trong ngành 
dịch vụ logistics, khách hàng, tiềm lực của các doanh nghiệp logistics, triển vọng của ngành. 
KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 
P a g e 29 | 82 
Bảng 1. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên nền kinh tế 2016-2020 
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư 
Bảng 2. Tổng kim ngạch xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long 2016-2018 
Nhận xét: 
Tổng kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng dần qua các 
năm. Cụ thể là năm 2016 giá trị xuất khẩu là 13,7 tỷ USD, năm 2018 là 17,1 tỷ USD tăng 
24,8% tương ứng 3,4 tỷ USD. 
Sự tăng trưởng này nhờ vào sự đóng góp không nhỏ của hoạt động kinh doanh dịch vụ 
logistics hợp lý và hiện đại. 
Bảng 3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo doanh thu dịch vụ tiêu dùng 
Đơn vị: Tỷ đồng 
Năm 2018 2017 2016 
Đồng bằng sông Hồng 893,553.2 801,756.3 724,009.6 
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 642,325.6 576,094.5 522,495.7 
Đồng bằng sông Cửu Long 734,411.3 660,921.7 595,701.9 
TP. Hồ Chí Minh 860,019.4 779,293.6 711,206.7 
Các khu vực khác 728,202.5 728,202.5 669,788.7 
Cả nước 3,942,312.7 3,546,268.6 3,223,202.6 
 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 
 Năm 
Doanh 
nghiệp 
Đơn vị 
tình 
Thực 
hiện 
2016 
Thực 
hiện 
2017 
Thực 
hiện 
2018 
Ước 
thực 
hiện 
2019 
Kế 
hoạch 
2020 
Ước thực 
hiện 2019/ 
thực hiện 
2018 (%) 
Dự kiến 
2020/ ước 
thực hiện 
2019 (%) 
Số DN hoạt 
động trong 
nền kinh tế 
(kể cả mới 
thành lập) 
Nghìn 
doanh 
nghiệp 
254,2 312,4 37,7 454,1 539,1 120.2 118,7 
Số lương DN 
mới thành lập 
Nghìn 
doanh 
nghiệp 
46,6 58,2 65,3 76,4 85,0 117,0 111,3 
Tổng số vốn 
đăng ký của 
DN mới 
thành lập 
Nghìn 
tỷ đồng 
146,4 471,6 569,5 328,8 365,5 57,7 111,2 
Đơn vị: Tỷ USD 
Nội dung 2016 2017 2018 2016-2018 
Xuất khẩu 13,7 15 17,1 45,8 
KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 
P a g e 30 | 82 
Nhận xét: Qua các số liệu thống kê được nhìn chung tổng mức bán lẻ hàng hóa theo 
doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng lên đối với cả nước nói chung và đối với đồng bằng song 
Cửu Long nói riêng. 
Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng 
hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long: 
- Cơ sở đề xuất các giải pháp: Chiến lược phát triển của các doanh nghiệp, ma trận 
SWOT, phân tích các nhóm chiến lược. 
Bảng 4. Ma trận SWOT của dịch vụ logistics tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long 
S 
W 
O 
T 
Những điểm mạnh (S) 
1. Điều kiện tự nhiên hệ thống 
sống ngòi thuận lợi. 
2.Số lượng doanh nghiệp lớn và 
thuộc mọi thành phần kinh tế 
3. Có sự dẫn dắt của một số đầu 
tàu lớn trong ngành. 
4. Chỉ số năng lực cạnh tranh cao. 
Những điểm yếu (W) 
1. Nguồn nhân lực chưa tương xứng 
với quy mô. 
2. Hệ thống thông tin yếu. 
3. Chưa hoàn thiện chuỗi dịch vụ 
logistics. 
4. Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư 
đồng bộ. 
5. Các doanh nghiệp có nguồn vốn 
ít 
Các cơ hội (O) 
1.Tình hình chính trị khu vực và 
trong nước ổn định. 
2. Khoa học công nghệ ngày 
càng phát triển. 
3. Tiềm năng thị trường khu vực 
ĐBSCL còn lớn. 
4. Chính sách pháp luật phù hợp 
5. Lĩnh vực logistics đang được 
quan tâm 
Các chiến lược S – O 
S1, S5, S6 + O1, O3, O4 
Tận dụng nhu cầu về dịch vụ, vị trí 
địa lý thuận lợi cùng với kinh 
nghiệm hoạt động kinh doanh để 
phát triển thị trường cũ ngày càng 
lớn mạnh và tìm ra thị trường mới 
cho các doanh nghiệp logistics để 
mở rộng thị trường. 
⇒Chiến lược phát triển thị trường 
Các chiến lược W - O 
W1, W2, W3, W5 + O2 
Tăng cường khả năng quảng bá 
thương hiệu trên thị trường nhằm 
để thu hút khách hàng. 
⇒ Chiến lược quảng bá thương hiệu 
công ty 
Các mối đe dọa (T) 
1. Yêu cầu của khách hàng ngày 
càng cao về sản phẩm và dịch 
vụ. 
2. Sức ép lớn khi gia nhập thị 
trường logistics thế giới. 
3.Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh 
tranh. 
4. Lạm phát, chi phí vốn vay 
cao, chênh lệch tỷ giá lớn. 
Các chiến lược S – T 
S1, S3, S4+ T1, T2, T3 
 Nắm bắt kịp thời thông tin thị 
trường, nhu cầu của khách hàng để 
phát triễn đa dạng hóa sản phẩm, 
dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu 
cầu ngày càng cao hơn của khách 
hàng. 
⇒Phát triển sản phẩm, dịch vụ. 
S1, S2, S3, S4 + T2, T3 Tận dụng 
lợi thế cạnh tranh hiện có cùng với 
nắm bắt thị trường, nhu cầu của 
khách hàng. 
⇒ Kết hợp về phía trước. 
Các chiến lược W - T 
T1 + W1, W4 
Đầu tư cho hệ thống nghiên cứu và 
phát triển cùng với khả năng quảng 
bá thương hiệu, nhằm duy trì khách 
hàng cũ, gia tăng thêm khách hàng 
mới để làm gia tăng doanh thu và 
mở rộng thị trường. 
⇒Chiến lược chiêu thị. 
W1 + T1 
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực có 
trình độ, chuyên môn cao đáp ứng 
nhu cầu của khách hàng 
⇒Chiến lược phát triển nguồn nhân 
lực 
- Các giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa tại khu 
vực đồng bằng sông Cửu Long: 
+ Một là, giải pháp về cơ sở hạ tầng: Phát triển cơ sở hạ tầng và phương tiện vật chất kĩ thuật 
+ Hai là, nguồn nhân lực: nâng cao nhận thức, hiểu biết của đội ngũ nhân viên về hoạt 
động kinh doanh của cảng cũng như về dịch vụ logistics; xây dựng một đội ngũ lành nghề, có 
KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 
P a g e 31 | 82 
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; cử người đi học các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn về 
logistics; tuyển dụng những người tài, những người có chuyên môn về các lĩnh vực hoạt động 
tại cảng. 
+ Ba là,chiến lược phát triển kinh doanh: tăng cường công tác xúc tiến thương mại; 
nghiên cứu, mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới; phát triển sản phẩm, dịch vụ; đa 
dạng hóa dịch vụ theo hướng logistics, tăng cường hoạt động marketing nhằm thu hút khách 
hàng; liên kết, hợp tác với các đối tác để cùng phát triển. 
+ Bốn là giải pháp phát triển dịch vụ phân phối bán buôn, bán lẻ: Tập trung thiết kế và 
hoạch định chính sách phát triển, xác lập cơ chế quản lý nhà nước đối với 3 hệ thống phân 
phối chủ yếu; Phát triển một số loại hình tổ chức phân phối bán lẻ vừa và nhỏ theo hướng 
hiện đại và chuyên nghiệp; Định hướng tổ chức các hộ bán lẻ, các cửa hàng bán lẻ độc lập 
phát triển thành doanh nghiệp hoặc cơ sở trực thuộc doanh nghiệp bán lẻ; Tổ chức, phát triển 
và quản lý các loại hình chợ theo thị trường địa bàn. 
Kết quả nghiên cứu: 
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lí luận về những giải pháp phát triển dịch vụ logistics 
tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 
- Phân tích ưu, nhược điểm của phát triển dịch vụ logistics tại khu vực đồng bằng sông 
Cửu Long. 
- Đưa ra những biện pháp để phát triển dịch vụ logistics tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 
3. KẾT LUẬN 
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, logistics toàn cầu là một bước phát 
triển tất yếu. Logistics tồn tại và phát triển như là một tất yếu khách quan của quá trình phát 
triển kinh tế và hội nhập quốc tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó không những tạo điều 
kiện cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh 
tranh của nền kinh tế. Logistics được đánh giá là một ngành tiềm năng và mang lại nhiều lợi 
nhuận cho doanh nghiệp cũng như các quốc gia. Song đa phần các doanh nghiệp Việt Nam 
vẫn chưa tận dụng được hết những cơ hội mà logistics đem lại. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. GS.TS Đặng Đình Đào và GS.TS Hoàng Đức Thân (đồng chủ biên). Giáo trình Kinh tế 
thương mại. 
[2]. Đoàn Thị Hồng Vân .Quản trị logistics. 
[3]. Trần Bảo Sơn. Chuyên đề thạc sỹ kinh tế. 
[4]. Bộ Thương mại.  
[5]. Tổng cục thống kê Việt Nam.  
[6]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.  

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_de_xuat_mot_so_giai_phap_phat_trien_dich_vu_logis.pdf