Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách

hiểu khác nhau. Ở phạm vi doanh nghiệp, cạnh tranh nhằm mục tiêu chủ yếu là tồn tại và

tìm kiếm lợi nhuận tối đa.Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt

giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu

dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu về quá trình sản xuất hàng

hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Marx đã phát hiện ra kết quả của

cạnh tranh trong chủ nghĩa tư bản là quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân, từ đó hình

thành nên hệ thống giá cả thị trường và giá cả sản xuất.Theo Từ điển Bách khoa Việt

Nam: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất

hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi

phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi

nhất”.Từ định nghĩa về cạnh tranh nêu trên có thể thấy, để có sự cạnh tranh đòi hỏi trong

nềnkinh tế phải có các điều kiện tiên quyết sau:- Phải có nhiều chủ thể cùng tham gia

cạnh tranh với nhau, các chủ thể có cùng mục đích, mục tiêu, tức là phải có một đối

tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt. Ví dụ như các doanh nghiệp cùng sản

xuất, kinh doanh những sản phẩm tương tự nhau, phục vụ một loại nhu cầu của khách

hàng sẽ cạnh tranh với nhau trong việc tìm các nguồn nguyên nhiên vật liệu tốt nhất với

chi phí thấp nhất, và mở rộng thị phần của mình.- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong

một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung về pháp lý hoặc các cam kết

mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ. Các ràng buộc này chính là các đặc

điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, các ràng buộc của luật pháp và thông lệ kinh

doanh ở trên thị trường. Còn giữa người mua với người mua, hoặc giữa những người mua

và người bán sẽ dẫn tới các thỏa thuận phù hợp với lợi ích của các bên tham gia.- Cạnh

tranh phải diễn ra trong một khoảng thời gian, không gian cố định, thời gian có thể ngắn

(trong từng vụ việc cụ thể) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi

chủ thể tham gia cạnh tranh)

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trang 1

Trang 1

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trang 2

Trang 2

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trang 3

Trang 3

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trang 4

Trang 4

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 4720
Bạn đang xem tài liệu "Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
 Năng lực cạnh tranh của Doanh 
 Nghiệp Việt Nam 
Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách 
hiểu khác nhau. Ở phạm vi doanh nghiệp, cạnh tranh nhằm mục tiêu chủ yếu là tồn tại và 
tìm kiếm lợi nhuận tối đa.Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt 
giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu 
dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu về quá trình sản xuất hàng 
hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Marx đã phát hiện ra kết quả của 
cạnh tranh trong chủ nghĩa tư bản là quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân, từ đó hình 
thành nên hệ thống giá cả thị trường và giá cả sản xuất.Theo Từ điển Bách khoa Việt 
Nam: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất 
hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi 
phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi 
nhất”.Từ định nghĩa về cạnh tranh nêu trên có thể thấy, để có sự cạnh tranh đòi hỏi trong 
nềnkinh tế phải có các điều kiện tiên quyết sau:- Phải có nhiều chủ thể cùng tham gia 
cạnh tranh với nhau, các chủ thể có cùng mục đích, mục tiêu, tức là phải có một đối 
tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt. Ví dụ như các doanh nghiệp cùng sản 
xuất, kinh doanh những sản phẩm tương tự nhau, phục vụ một loại nhu cầu của khách 
hàng sẽ cạnh tranh với nhau trong việc tìm các nguồn nguyên nhiên vật liệu tốt nhất với 
chi phí thấp nhất, và mở rộng thị phần của mình.- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong 
một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung về pháp lý hoặc các cam kết 
mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ. Các ràng buộc này chính là các đặc 
điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, các ràng buộc của luật pháp và thông lệ kinh 
doanh ở trên thị trường. Còn giữa người mua với người mua, hoặc giữa những người mua 
và người bán sẽ dẫn tới các thỏa thuận phù hợp với lợi ích của các bên tham gia.- Cạnh 
tranh phải diễn ra trong một khoảng thời gian, không gian cố định, thời gian có thể ngắn 
(trong từng vụ việc cụ thể) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi 
chủ thể tham gia cạnh tranh). Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng không gian hẹp 
như một tổ chức, một địa phương, một ngành, cũng có thể diễn ra trong không gian rộng 
là một quốc hay giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu.Hiện nay, nền kinh tế 
Việt Nam đang trong bối cảnh lạm phát cao, để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước 
Việt Nam đã sử dụng chính sách thắt chặt cung tiền tệ, do đó buộc phải duy trì mức lãi 
suất cao (lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại là 14%/năm, lãi suất cho 
vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh từ 17% - 18%/năm.). Trong điều kiện đó, chắc 
chắn các doanh nghiệp - đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa - sẽ phải đối mặt với áp lực 
ngày càng căng thẳng về trả lãi, về thanh toán các khoản nợ đến hạn, duy trì hoạt động, 
lợi nhuận doanh nghiệp và cả bộ máy sản xuất. Nói cách khác, các doanh nghiệp Việt 
Nam đang phải đối mặt với những thách thức thật sự to lớn. 
1. Thách thức bắt nguồn từ bản thân các doanh nghiệpThứ nhất, thách thức về vốn và con 
người. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô nhỏ và ít vốn, trong đó doanh 
nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 97% trong hơn 450.000 doanh nghiệp. Theo Hiệp hội 
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Vinasme), các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 
có vốn dưới 1 tỉ đồng chiếm tới 41% trong khi doanh nghiệp có vốn hơn 10 tỉ đồng chỉ 
chiếm 13%. Phần lớn các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa 
được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý kinh tế - xã hội, văn hóa, 
luật pháp, kỹ năng quản trị kinh doanh  nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội 
nhập quốc tế, ứng phó với những bất ổn trong môi trường kinh doanh mang tính toàn cầu. 
Có thể lấy ví dụ với Luật Cạnh tranh của nước ta. Luật được Quốc hội phê chuẩn từ năm 
2005, nhưng đến năm 2008, qua khảo sát mới chỉ có 55,2% chủ doanh nghiệp biết đến 
Luật Cạnh tranh, trong số đó 96,6% doanh nhân được tiếp cận Luật này thông qua con 
đường tự tìm hiểu[1]. Chỉ khi nào các doanh nghiệp gặp vấn đề trong cạnh tranh, cần đến 
cơ quan bảo vệ pháp luật thì doanh nghiệp mới tìm hiểu Luật Cạnh tranh. Do vậy, mặc dù 
Luật Cạnh tranh có thể giúp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và 
vừa cạnh tranh một cách bình đẳng trước các doanh nghiệp lớn, song vẫn chưa được các 
doanh nghiệp quan tâm một cách đúng mức.Thứ hai, sự lạc hậu về công nghệ. Hiện nay, 
đa số các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình 
của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ.Thể hiện cụ thể: hơn 70% máy móc thiết bị đang sử dụng 
được sản xuất từ những năm 1970; 75% máy móc thiết bị đã hết thời gian khấu hao; 50% 
máy móc thiết bị mới tân trang. Xét vềtrình độ công nghệ, không có doanh nghiệp Việt 
Nam nào đạt trình độ công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; trong khi đó có 35% và 
44% doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình, lạc hậu và rất lạc hậu; trình độ công 
nghệ khá cũng chỉ khiêm tốn ở mức 21%.[2]Vì lý do lạc hậu về công nghệ nên chi phí 
sản xuất của doanh nghiệp luôn cao hơn chi phí trung bình của thế giới từ 10 - 30%, trong 
khi chất lượng chưa tương xứng khiến cho hàng hóa của Việt Nam rất khó cạnh tranh với 
các hàng hóa cùng chủng loại của nước ngoài trên thị trường quốc tế, khu vực và ngay cả 
thị trường trong nước. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hoạt động chủ yếu trong các 
ngành nghề truyền thống. Tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực hiện 
đại chưa nhiều: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tín dụng chỉ 
chiếm 1,46%, kinh doanh tài sản và tư vấn chỉ chiếm 5,73%, khoa học và công nghệ 
chiếm 0,02%.[3]Thứ ba, hạn chế về nguồn nguyên vật liệu và sự “yếu kém” về thương 
hiệu của các doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật 
liệu cho sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, nhiều sản phẩm xuất khẩu và sản 
phẩm có sự tăng trưởng cao (hàng da giày, dệt may, chế biến thực phẩm, đồ uống, sản 
phẩm thép và kim loại màu, sản phẩm nhựa, hàng điện tử, ô tô, xe máy) đều phụ thuộc 
vào nguồn nguyên liệu bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, giá cả 
các loại nguyên vật liệu này trên thế giới có xu hướng gia tăng, làm cho nhiều nhóm sản 
phẩm có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu khá cao, chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm. 
Đặc biệt là khi lạm phát trên thế giới tăng cao, giá dầu mỏ liên tục đạt những kỷ lục mới 
đã khiến cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng rất khó khăn, buộc phải thu hẹp quy 
mô sản xuất để có thể tồn tại được.Mặt khác, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa xây 
dựng được thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín chất lượng sản phẩm. Trên 
thực tế, trong nhiều sản phẩm của Việt Nam yếu tố cấu thành của tri thức, công nghệ 
thấp, trong khi yếu tố sức lao động và nguyên vật liệu cao Ngành điều nước ta giữ vị 
trí số 1 thế giới về xuất khẩu, theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải khống chế thị 
trường và quyết định giá cả hàng hóa. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại. Doanh 
nghiệp trong nước chủ yếu làm công việc thu gom hàng, nếu có chế biến thì chỉ chế biến 
thô, không xây dựng được thương hiệu, không có nhãn mác nên các doanh nghiệp hoàn 
toàn phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu. Điều đó làm cho sức cạnh tranh thấp, các sản 
phẩm của Việt Nam không có ưu thế rõ rệt trên thị trường.Thứ tư, chiến lược phân phối, 
chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế. Hoạt động xúc tiến 
thương mại còn giản đơn, sơ lược và không có hiệu quả thiết thực. Các doanh nghiệp mới 
chỉ chú trọng vào khâu sản xuất sản phẩm mà chưa chú ý nhiều đến các khâu tạo nên giá 
trị gia tăng, như nghiên cứu và phát triển (R&D), xúc tiến và tiếp thị (P&M) Hầu hết 
các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng được giá trị và ý nghĩa của xúc tiến thương mại, 
quảng cáo Vì vậy, đầu tư về kinh phí, nhân lực và các nguồn lực khác cho quảng cáo 
rất thấp, tổng thể mới chỉ dưới 1% doanh thu (tỷ lệ này của các doanh nghiệp nước ngoài 
chiếm khoảng 10% đến 20% doanh thu). Các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết khai thác 
sự kết hợp giữa phương thức cạnh tranh kiểu truyền thống (cạnh tranh bằng giá cả) với 
phong cách hiện đại như cạnh tranh bằng tư vấn, dịch vụ. Điều đó cũng minh chứng cho 
sức lan tỏa của hàng Việt đến từng người tiêu dùng còn rất yếu, đặc biệt là người tiêu 
dùng ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hàng hóa Việt Nam đang có 
nguy cơ thua ngay trên chính sân nhà của mình. 
2. Thách thức từ môi trường kinh doanhĐiểm yếu kém nhất trong môi trường kinh doanh 
Việt Nam hiện nay có thể nói chính là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế Việc nâng cấp các hạ 
tầng vật chất của Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và chậm chễ, đặc biệt là trong việc 
phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu như các tuyến đường giao thông liên tỉnh, cầu, phà, kho 
bãi, phương tiện chuyên chở Những yếu kém này đã làm tăng chi phí lưu thông, tăng 
thời gian không sản xuất của doanh nghiệp và làm giảm đáng kể lợi nhuận cũng như 
những cơ hội đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.Nghị định 108/2009/NĐ-CP về các quy 
định mới liên quan đến mô hình hợp tác công - tư (PPP) của Chính phủ được dự báo sẽ là 
một hướng mở mới cho các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng của nền 
kinh tế Việt Nam.Khả năng tiếp cận vốn cũng là một trong những khó khăn đối với 
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện tại, có đến 70% doanh nghiệp còn 
dựa chủ yếu vào các nguồn vốn vay, trong khi đó quy định về mức lãi suất huy động vốn 
của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại đang ở mức 14%/năm, lãi 
suất cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh từ 17% - 18%/năm. Trên thực tế một số 
ngân hàng thương mại đã phá rào huy động vốn bằng cách nâng mức lãi suất lên 15% - 
19%/năm, tùy vào thời điểm và số lượng tiền gửi. Hệ quả là lãi suất cho vay đã bị nâng 
lên trên 20%, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Chưa kể, một số ngân hàng đặt ra 
nhiều loại phí, đã đẩy mức lãi suất thật mà các DN phải vay tăng ngất ngưởng khiến sản 
xuất kinh doanh gặp khó khăn và xáo trộn. Như vậy, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn 
sản xuất của doanh nghiệp sẽ đẩy chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lên cao, 
làm giảm hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.Mặt khác, mức nhập siêu 
trong nền kinh tế không những không giảm mà còn tăng mạnh. Nhập siêu tháng sau 
luôn “lớn nhanh”hơn tháng trước. Nếu tháng 1 năm nay nhập siêu 0,77 tỷ USD, thì tháng 
4 nhập siêu là 1,51 tỷ USD, tháng 5 xấp xỉ 1,7 tỷ USD. Chỉ sau 5 tháng đầu năm 2011 
(tháng 5 so với tháng 1) chỉ số nhập siêu tăng hơn 2 lần. Đối với doanh nghiệp sản xuất 
sản phẩm cùng loại tiêu thụ trong nước thì nhập siêu với quy mô lớn, liên tục và trong 
thời gian dài như trên đã làm thu hẹp thị phần tiêu thụ sản phẩm, gây khó khăn lớn về thị 
trường đầu ra cho doanh nghiệp.Hiện nay thủ tục hành chính đang được Chính phủ, các 
ngành, các cấp cải tiến theo hướng tiết giảm mạnh nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả với 
doanh nghiệp. Bình quân mỗi năm một doanh nghiệp Việt Nam phải dành tới 1050 giờ 
cho các thủ tục thuế, gấp hai lần bình quân các nước tiên tiến trong khu vực. Do đó vừa 
làm tăng chi phí, tốn thời gian công sức, làm lỡ thời cơ của doanh nghiệp Việt Nam và 
làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế trên trường quốc tế.Hiện tượng hàng giả, hàng 
nhái, hàng buôn lậu trốn thuế, doanh nghiệp ma, hiện chiếm tỷ trọng không nhỏ cũng 
là một yếu tố làm cho môi trường cạnh tranh Việt Nam kém lành mạnh, gây thiệt hại lớn 
đối với doanh nghiệp làm ăn chân chính.Như vậy, môi trường kinh doanh của Việt Nam 
còn nhiều bất cập gây khó khăn cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đòi 
hỏi trong thời gian tới, Chính phủ cần nỗ lực giải quyết những khó khăn nhằm thúc đẩy 
sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp trong nước và nền kinh 
tế Trước những thách thức, khó khăn như đã phân tích, thì việc nâng cao năng lực cạnh 
tranh là một yêu cầu cấp bách của doanh nghiệp và nền kinh tế Từ những phân tích trên, 
người viết đề cập đến một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh 
nghiệp Việt Nam - đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. 
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp- Nâng cao 
trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp cho các chủ doanh 
nghiệp, cán bộ quản lý và người lao động trong doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến vấn 
đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp, tức là đạo đức trong kinh 
doanh, thể hiện ở sự làm giàu hợp pháp, cạnh tranh lành mạnh, ứng xử của doanh nghiệp 
với người tiêu dùng, trách nhiệm doanh nghiệp với xã hội để hướng tới phát triển bền 
vững. Sự giàu có về trí tuệ, về của cải và tính năng động sáng tạo là những giá trị xã hội 
mà mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp cần phải có. Vì vậy, xây dựng văn hóa doanh 
nghiệp, tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực luôn là động lực thúc đẩy sức sáng 
tạo và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.- Tăng cường năng lực của chủ doanh nghiệp, 
giám đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp về quản trị kinh doanh, quản trị chiến 
lược. Trong mọi điều kiện, doanh nhân cần thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ 
năng cần thiết (kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ 
năng quản lý sự biến đổi, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán và giao tiếp, kỹ năng 
dự báo và định hướng chiến lược phát triển v.v) để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường 
và tiếp cận nền kinh tế tri thức.- Để cạnh tranh với các doanh nghiệp và thị trường nước 
ngoài, cần phải thực hiện phương châm liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt 
Nam nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Sự liên kết 
và hợp tác sẽ tạo ra sức mạnh bội phần cho các nhóm doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế 
cùng sản xuất, kinh doanh một (hoặc một số) sản phẩm nhất định và cùng thực hiện chiến 
lược thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm trên thị trường.- Chính phủ 
và các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường sự hỗ trợ về vốn, cơ chế, chính sách, 
luật pháp, xúc tiến thương mại, giáo dục - đào tạo, tư vấn về thiết bị, công nghệ hiện 
đại cho các doanh nghiệp - nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, tăng 
cường hơn nữa vai trò của các hiệp hội, các hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức 
chuyên môn, nghiệp vụ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. 

File đính kèm:

  • pdfnang_luc_canh_tranh_cua_doanh_nghiep_viet_nam.pdf