Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791

TÓM TẮT

Nghiên cứu thành công sinh sản nhân tạo ngao móng tay chúa, Cultellus maximus (Gmelin, 1791),

sẽ góp phần chủ động nguồn giống phục vụ nuôi thương phẩm cũng như đa dạng hóa đối tượng

nhuyễn thể nuôi. Bài báo này trình bày những kết quả mới nhất về nghiên cứu đặc điểm sinh học

sinh sản, thu thập, thuần dưỡng, đánh giá vùng phân bố, các biện pháp kích thích sinh sản và ương

nuôi từ giai đoạn ấu trùng đến giống. Ngao móng tay chúa là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ có kích

thước khi thành thục sinh dục dài từ 12-15 cm, thích nghi với điều kiện nhiệt đới, tỷ lệ phần trăm

thành thục sinh dục cao nhất vào tháng 1. Mẫu được thu thập ở huyện Cái Nước và huyện Đất

Mũi thuộc tỉnh Cà Mau. Trong quá trình kích thích sinh sản, phương pháp sốc hạ nhiệt cho tỷ lệ

phần trăm sống cao hơn các phương pháp còn lại. Ngao móng tay chúa có sức sinh sản trung bình

1.744.175 ấu trùng. Trứng sau khi thụ tinh có đường kính 80 µm. Ấu trùng được ương trong bể

phát triển qua các giai đoạn bánh xe, chữ D, chân bò và giống. Ương ấu trùng đến giai đoạn giống

đạt tỷ lệ sống 0,93%.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791 trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791 trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791 trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791 trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791 trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791 trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791 trang 7

Trang 7

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791 trang 8

Trang 8

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791 trang 9

Trang 9

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 10480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791
 cơ khép vỏ và 
sự phát triển của vòi xi phông. Kích thước ấu 
trùng tĕng trưởng nhanh. Phân chia giai đoạn 
này thành 3 giai đoạn nhỏ với các đặc điểm 
sau. Spat đầu kỳ: Từ hậu kỳ đỉnh vỏ chuyển 
sang đã hình thành chân và thấy rõ vòi hút, 
thoát nước. Đa số nằm yên trên đáy có một số 
di động trên nền đáy, kích thước ấu trùng 260-
350 µm.
Ngao móng tay chúa giống (Juvenile) xuất 
hiện sau 15 ngày với kích thước 850-950 µm. 
Sau khoảng 15 ngày ấu trùng juvenile sống ổn 
định dưới nền đáy. Hình dạng giống hệt ngao 
móng tay chúa trưởng thành, tỷ lệ giữa chiều 
cao và chiều rộng xấp xỉ 0,5. 
Qua bảng trên, chúng tôi nhận thấy rằng ở 
các đợt sinh sản tháng 10-12, nĕm 2015, tỷ lệ 
sống ở giai đoạn hình chữ D đến đỉnh vỏ rất 
thấp từ 4,3-9,2%. Nguyên do ở các đợt sản xuất 
này mới và chưa chuẩn bị ương nuôi sinh khối 
tảo ngoài trời gặp khó khĕn, không đảm bảo 
chất lượng cũng như về số lượng. Chúng tôi có 
bổ sung thêm tảo khô và men bánh mì làm thức 
ĕn cho ấu trùng giai đoạn này, chính vấn đề này 
gây ô nhiểm môi trường ương làm ảnh hưởng 
đến chất lượng ấu trùng.
3.3.5. Kết quả tỉ lệ sống của ngao móng tay chúa ở giai đoạn giống
Bảng 6. Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng ngao móng tay ở giai đoạn xuống đáy - giống (2mm)
Số lượng 
(1.000 con)
100% bùn 70% bùn+30% 
cát mịn
100% cát mịn Đáy lưới 
(không cát, bùn)
1mm 2mm 1mm 2mm 1mm 2mm 1mm 2mm
232 0,7% 
(1,62)
0 0 0 3% 
(6,96)
0,1% 
(0,23)
4% 
(9,2)
0,9% 
(2,08)
234 0,8% 
(1,87)
0 0 0 5% 
(11,73)
0,3% 
(0,70)
6 % 
(14)
1,1% 
(2,5)
255 0,6% 
(1,27)
0 0 0 4% 
(10,23)
0,2% 
(0,51)
4,5% 
(11)
0,8% 
(2,04)
Tổng cộng 4,7 0 0 0 28,92 1,43 34,79 6,62
Trung bình 0,6% 0 0 0 4% 0,2% 4,8% 0,93%
Bảng 5. Tỷ lệ sống của ấu trùng ngao móng tay chúa ở giai đoạn trôi nổi-xuống đáy
Đợt Ấu trùng thụ 
tinh (con)
Ấu trùng chữ D Đỉnh vỏ
Con Tỷ lệ 
sống (%)
Con Tỷ lệ sống (%)
1 9.288.000 2.507.760 27% 107.834 4,3
2 14.069.600 3.517.400 25% 232.148 6,6
3 10.347.000 3.724.920 36% 234.670 6,3
4 8.179.500 2.781.030 34% 255.855 9,2
40 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Kết quả các đợt thí nghiệm cho thấy tỷ 
lệ sống phụ thuộc vào nền đáy khác nhau, tỉ 
lệ sống con giống ngao móng tay chúa đạt tỷ 
lệ sống ở nền đáy 100% bùn ở kích cỡ 1mm 
với tỉ lệ sống 0,6% (tổng số lượng con giống 
có kích cỡ 1mm thu được ở bốn nghiệm thức 
là 68.500 con) và chết dần khi ương nuôi 
đến kích cỡ 2mm. Ở nền đáy có bố trí 70% 
bùn+30% cát mịn hầu như chúng tôi không 
thu được con giống nào. Ở nền đáy có bố trí 
cát mịn và lưới lần lượt cho ra kết quả tỷ lệ 
sống kích cỡ 1mm là 4% và 4,8%. Sau 7-10 
ngày ương giai đoạn lên 2mm chúng có hình 
dáng như ngao móng tay chúa trưởng tỷ lệ 
sống chỉ sống đạt 0,93% (tổng số lượng con 
giống có kích cỡ 2mm thu được ở bốn nghiệm 
thức là 8.050 con).
IV. THẢO LUẬN
Hiện nay, ở Việt Nam, những nghiên cứu về 
ngao móng tay chúa chưa được thực hiện nhiều 
nên nguồn tài liệu tham khảo chưa phong phú. 
Dựa vào khóa phân loại Cosel, R.Von (1990) 
và Habe, T.,1964, Hylleberg và Kilburn, 2003. 
Ngao móng tay chúa bên ngoài của vỏ các vân 
tĕng trưởng phát triển đều và song song từ đỉnh 
vỏ đến mép vỏ. Vỏ mềm mỏng, bản lề yếu ớt, 
với ít nhất 1 rĕng cưa. Bản lề vỏ rõ rệt là điểm 
nối lưng và mép vỏ. Tỷ lệ chiều dài bản lề vỏ 
đến mép vỏ chân đào và bản lề vỏ đến mép vỏ 
ống siphon thường là 1/3. Ngao móng tay chúa 
trưởng thành trung bình có chiều dài từ 13-
15cm, rộng khoảng 4-4,5 cm với độ dày của 
thân khoảng 1,7-2,2 cm và trọng lượng khoảng 
140-160g/con.
Về hình thái cấu tạo bên ngoài khi quan sát 
có thể thấy ngao móng tay chúa có cơ thể dẹp 
và phần thân đối xứng. Phần đầu tiên dẹt giúp 
chúng có thể lẩn trốn xuống bùn cát dễ dàng 
hơn. Chân chúng hình lưỡi rìu, khi di chuyển 
chân sẽ thò ra ngoài.
Phía ngoài vỏ ngao móng tay chúa có lớp 
bì màu vàng hoặc nâu, từ đỉnh vỏ xuống có 
nhiều vành màu nâu đậm, màu sắc của vỏ thẫm 
hay nhạt là tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố của môi 
trường tác động.
Ngao móng tay chúa sống trong tầng đáy 
bùn cát ở nơi có thủy triều lên xuống và cũng 
được tìm thấy trong vùng nước nông. Ngao 
móng tay chúa phân bố tự nhiên dọc theo các 
vùng bãi triều nông có độ sâu 1-6m, có nền đáy 
là bùn mịn hoặc bùn cát giàu chất hữu cơ, phân 
bố từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau.
Ngao móng tay chúa có tập tính sống trong 
hang và di chuyển theo chiều dọc trong lớp bề 
mặt phía trên nhờ vào sự co rút của cơ chân. 
Khi di chuyển, chân đào bùn cát, sau phình to 
móc vào đất rồi kéo phần còn lại của cơ thể. 
Chỉ cần một vài lần co cơ là chúng vùi cơ thể 
sâu xuống bùn cát. Độ sâu và đường kính của 
hang phụ thuộc vào kích cỡ của ngao móng 
tay chúa, chất nền và mùa. Độ sâu của hang 
thường 30-50cm.
Qua bảng 1, việc kích thích sinh sản bằng 
4 phương pháp khác nhau, một số kết quả đã 
được ghi lại.
Các đợt thí nghiệm bằng 4 phương pháp, 
kết quả kiểm tra đều cho thấy có sự phóng 
trứng và tinh tử diễn ra. Thời gian hiệu ứng ở 
phương pháp (Serotonine và sốc hạ nhiệt) là 
phương pháp kích thích ngao móng tay chúa 
sinh sản nhanh nhất với khoảng thời gian là 
1 giờ 45 phút đến 2 giờ. Còn ở phương pháp 
ngâm trong NH
4
OH 1% là 3-4 giờ và sốc tĕng 
nhiệt là 6-8 giờ. 
Tỷ lệ cá thể tham gia sinh sản phụ thuộc 
vào nhiều yếu tố môi trường, mùa vụ, mức độ 
thành thục của tuyến sinh dục, phương pháp 
kích thích và số lần lặp lại chu kỳ kích thích. 
Kết quả (Bảng 1) cho thấy dù số con cùng 
kích cỡ đem kích thích là như nhau nhưng 
cá thể tham gia sinh sản ở các nghiệm thức 
41TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
là khác nhau. Với những phương pháp kích 
thích khác nhau sẽ cho kết quả thời hiệu ứng 
tham gia sinh sản cũng sẽ khác nhau. Điều 
này chứng tỏ đối với nhuyễn thể nói chung 
và ngao móng tay chúa nói riêng, quá trình 
thành thục và tham gia sinh sản phụ thuộc 
vào mùa vụ và kích cỡ thành thục. Qua các 
phương pháp kích thích sinh sản, xét về hiệu 
quả kinh tế, thì phương pháp sốc hạ nhiệt là 
nên được ưu tiên chọn làm phương pháp kích 
thích chủ yếu.
Sức sinh sản thực tế được xác định là số 
lượng trứng trên một cá thể trong một đợt. Sự 
thành thục của noãn bào trứng của ngao móng 
tay chúa cũng như với nhiều loài hai mảnh vỏ 
khác là không đồng nhất. Trên cùng một buồng 
trứng luôn có các noãn bào trứng ở nhiều giai 
đoạn phát triển. Trong mùa vụ sinh sản, số 
lượng noãn bào thành thục luôn chiếm tỷ lệ 
lớn. Bên cạnh đó là các noãn bào non, tuy nhiên 
phần lớn ở giai đoạn chuẩn bị thành thục. Do 
đó mà trong mùa sinh sản ngao móng tay chúa 
thường sinh sản thành nhiều đợt. Tùy theo mức 
độ thành thục, số lượng noãn bào chín trong 
buồng trứng mà số trứng phóng thích ra khác 
nhau.
Từ bảng 4 cho thấy sức sinh sản thực tế 
của các nhóm ngao móng tay chúa dao động 
từ 1,6-1,8 triệu trứng/con/lần sinh sản (TB 
1,74 triệu trứng/con/lần). Sự khác nhau về kết 
quả nghiên cứu trên là do chất lượng thành 
thục của con bố mẹ và hiệu ứng do kích thích 
sinh sản cũng như khối lượng bố mẹ. Kích 
thước và khối lượng ngao móng tay chúa bố 
mẹ, mức độ thành thục, sự chín muồi của 
tuyến sinh dục là yếu tố chính quyết định đến 
sức sinh sản thực tế. Ngoài ra, sự kích thích 
sinh sản cũng là yếu tố quan trọng, nếu cá 
thể mẹ phản ứng kém với sự kích thích sinh 
sản thì các noãn bào mặc dù chín muồi nhưng 
cũng không thể thoát ra hết mà chúng vẫn còn 
sót lại và có thể được sinh sản vào đợt sau 
hoặc bị thoái hóa.
Theo dõi một số đợt sinh sản của ngao 
móng tay chúa, chúng tôi thấy số lượng trứng 
phát triển đến giai đoạn ấu trùng chữ D khỏe 
mạnh chỉ đạt 25-36% tổng lượng trứng phóng 
thích ra (trung bình đạt 30,5%). Tùy theo chất 
lượng ngao móng tay chúa bố mẹ, điều kiện 
môi trường, mật độ ương, ấp mà tỷ lệ ấu trùng 
chữ D khỏe mạnh khác nhau. 
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, ở giai 
đoạn ngao móng tay chúa xuống đáy đến đạt 
kích thước 1mm có tỉ lệ sống cao với chất nền 
đáy là cát và lưới với bề mặt mềm, mịn, bằng 
phẳng và không gây ô nhiễm môi trường nước. 
Bảng 6 cho thấy ngao móng tay chúa sống ít 
hoặc không sống tại nơi có chất nền đáy nhiều 
bùn, do điều kiện bố trí ương chưa chuẩn làm 
đáy bùn bị ô nhiễm môi trường đáy làm cho 
ngao móng tay chúa chết. Ngao móng tay chúa 
thường vùi mình dưới bùn do đó oxy, thức ĕn 
cung cấp cho ngao móng tay chúa thiếu hụt 
dẫn đến giảm tỉ lệ sống. Ngoài ra, ngao móng 
tay chúa có cơ chế hấp thu thức ĕn thụ động 
điều này được chúng tôi kiểm chứng bằng cách 
tiến hành kiểm tra trong dạ dày và thấy rất ít 
tảo mà chỉ có những hạt bùn, đây là nguyên 
do chính làm cho ngao móng tay chúa giống 
không ĕn tảo tươi do chúng nằm trong nền đáy 
nhiều bùn.
Ở giai đoạn từ đỉnh vỏ đến giống sử dụng 
hỗn hợp tảo làm thức ĕn tươi sống cho ấu 
trùng. Kết quả các đợt thử nghiệm ương ngao 
móng tay chúa cho thấy tỷ lệ sống từ ấu trùng 
trôi nổi đến giai đoạn xuống đáy chưa ổn định. 
Qua các đợt sản xuất, từng bước đã hoàn thiện 
quy trình sản xuất giống nhân tạo, đề tài đã thử 
nghiệm các đợt sản xuất với tỷ lệ sống từ giai 
đoạn xuống đáy đến giai đoạn con giống 1-2 
mm sau 15-17 ngày ương là ≤1%. 
Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước 
42 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
đầu thĕm dò sinh sản của ngao móng tay chúa 
– một đối tượng hoàn toàn mới nên cần có 
thêm nhiều nghiên cứu hoàn thiện thêm nhằm 
nâng cao tỷ lên giống.
V. KẾT LUẬN 
Ngao móng tay chúa là loài phân tính rõ 
rệt. Con đực và cái rất khó phân biệt chỉ có 
thể phân biệt được bằng mắt thường trong mùa 
sinh sản khi đã thành thục sinh dục. Mùa vụ 
sinh sản của ngao móng tay chúa đỉnh cao là 
tháng 11 đến tháng 02 nĕm sau. 
Kích thích sinh sản cho ngao móng tay 
chúa bằng phương pháp sốc hạ nhiệt là phương 
pháp phù hợp nhất với thời gian hiệu ứng là 60 
phút.
Ở nhóm ngao móng tay chúa có kích cỡ 
120-150 g/con có tỷ lệ thành thục: 68,6%, tỷ 
lệ tham gia sinh sản là 100%. Có sức sinh sản 
tuyệt đối trung bình là 5,59 triệu/các thể. 
Khi ngao móng tay chúa sinh sản trứng 
quá trình biến thái từ trứng thụ tinh đến con 
giống từ 9-15 ngày. Ấu trùng trải qua các giai 
đoạn phát triển từ trứng thụ tinh đến phôi vị, ấu 
trùng bánh xe, ấu trùng chữ D, ấu trùng đỉnh 
vỏ, ấu trùng chân bò và giai đoạn con giống. 
Giai đoạn sống đáy đạt ở kích cỡ 1mm là 
4-4,8% và kích cỡ 2mm 0,93%.
43TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Dương Vĕn Hiệp, 2005. Nghiên cứu một số đặc 
điểm sinh học sinh sản ngao dầu Meretrix 
meretrix (Lineus, 1758) ở vùng biển Cát Hải–
Hải Phòng. Luận vĕn thạc sĩ nông nghiệp.
Hà Đức Thắng, 2004. Nghiên cứu xây dựng quy 
trình công nghệ sản xuất giống và thử nghiệm 
mô hình nuôi tu hài (Lutraliaphilippinarum) 
thương phẩm. Đề tài nghiên cứu khoa học.
Lê Đức Minh,2000. Nghiên cứu đặc điểm sinh 
học sinh sản của bào ngư (Haiotis) ở vùng biển 
Nha Trang, Khánh Hòa. Luận án tiến sĩ khoa 
học sinh học. 127 trang.
Lê Trung Kỳ và ctv., 2005. Thức ĕn thích hợp cho 
sò huyết trong sản xuất giống. Hội thảo động 
vật thân mềm toàn quốc lần thứ 4. 5-6 /9/2005. 
Nhà Xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 
263-269.
Nguyễn Chính, 1999. Nghiên cứu kỹ thuật sản 
xuất giống nhân tạo và nuôi cấy trai ngọc loài 
Pinctadamaxima, Jameson,1901. Đề tài nghiên 
cứu khoa học.
Nguyễn Thị Xuân Thu, 2005. Kỹ thuật sản xuất 
giống và nuôi động vật thân mềm. Giáo trình 
cao học.193 trang. Trang 28.
Tạ Vĕn Phương và Trương Quốc Phú, 2003. Thử 
nghiệm nuôi sò huyết trong ao nước tĩnh. Hội 
thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 3. 
11-12/9/2003. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. 
Hồ Chí Minh. Trang 131-138.
Trần Hoàng Phúc, 2007. Tiềm nĕng-thực trạng và 
giải pháp nuôi nghêu, sò huyết xuất khẩu ở Trà 
Vinh. Báo cáo khoa học hội thảo động vật thân 
mềm toàn quốc lần thứ 5.
Tài liệu tiếng Anh
Baroon, L.E., Real, N. F., Ciocco, M.E.R. , 2004. 
Morphometry, growth and reproduction of 
an Atlantic population of the razor clam 
Ensismacha (Molina, 1782). Sci. Mar. 68 (2). 
p. 211-217.
Quayle, D. B., và Newkirk, G . F . , 1989. Farming 
Bivalve Molluscs: Methods for Study and 
Development. Advances in World Aquaculture 
Series. World Aquaculture Society, Baton 
Rouge, LA. 294p.
Yan, H. W., 1991. Studies on Reproductive 
Physiology of Sinonovacula constricta and 
Cyclinasinensis. Training manual on breeding 
and culture of scallop and seacucumber in 
China.Yellow Sea Fisheries Research Institute 
in Qingdao.
Hylleberg , J., và Kilburn, R. N., 2003. Marine 
molluscs of Vietnam - Polyplacophora, 
Gastropoda, Cephalopoda, Bivalvia, 
Scaphopoda. Phuket Marine Biological Center 
Special Publication. 300p: p.196.
Nguyen Duc Minh, Saran Petpiroon, Shettapong 
Meksumpun, Suriyan Tunkijjanukij and 
Padermsak Jarayabhand. 2009. Early juvenile 
rearing of the donkey’s ear abalone (Haliotis 
asinina Linnaeus, 1758) in Sichang Island, 
Thailand. Journal of Chulalongkorn University. 
p.109 – 123.
Pathansali, D., 1963. On the effect of sanility 
changes on the activity of the cockle Anadara 
granosa L. Malaysia Agri. J. 44: 18-25.
44 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
STUDY ON REPRODUCTIVE BIOLOGY AND ARTIFICIAL 
BREEDING IN RAZOR CLAM (Cultellus maximus GMELIN, 1791) 
Nguyen Duc Minh1*, Do Thi Phuong1
ABSTRACT
Study on artificial breeding in Razor clams (Cultellus maximus, Gmelin 1791) will help to provide 
artificial seed for grow-out as well as to diversify culture species. This paper presents the results of 
the latest research on the characteristics of reproductive biology; collection, acclimation and assess-
ment of distribution of razor clam; as well as on the methods for induced spawning and rearing from 
larval stage to juveniles. The razor clam is a bivalve mollusc species, with adult size from 12-15 cm. 
This species has been adapted to tropical conditions, with highest percentage of sexual maturity in 
January. The sample was collected in Cai Nuoc and Dat Mui, Ca Mau province. Temperature shock 
was shown to be the most effective method for inducing spawning, that gave the highest survival 
of clam larvae. One female razor clam can spawn 1,744,175 larvae in average. Fertilized egg mea-
sured 80 µm in diameter. Razor clam larval stages included trochophore, straight-hinge, creeping 
and spat stages. A survival rate of 0.93 % was obtained during rearing from larvae to juveniles. 
Keywords: Razor clam, artificial brreding, reproductive biology.
Người phản biện: ThS. Nguyễn Đinh Hùng
Ngày nhận bài: 05/8/2016
Ngày thông qua phản biện: 11/8/2016
Ngày duyệt đĕng: 05/9/2016
1 Department of Experimental Biology, Research Institute for Aquaculture No.2
*Email: minhria2@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_sinh_hoc_sinh_san_va_tham_do_kha_nang_sa.pdf