Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Long

Với nhiều lợi thế về đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội, tỉnh Vĩnh Long có nhiều tiềm năng để phát

triển du lịch đặc biệt là du lịch cộng đồng. Trong những năm gần đây tỉnh đã không ngừng đầu tư,

đẩy mạnh thu hút khách du lịch nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Nhóm tác giả đã nghiên cứu thực

trạng cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Long. Từ đó, đưa

ra các biện pháp góp phần khai thác tài nguyên du lịch một cách hiệu quả phục vụ cho việc phát

triển du lịch cộng đồng của tỉnh trong tương lai.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Long trang 1

Trang 1

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Long trang 2

Trang 2

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Long trang 3

Trang 3

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Long trang 4

Trang 4

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Long trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 4100
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Long

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Long
1742 
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH VĨNH LONG 
Phạm Thị Mỹ Huyền, Trần Thị Thu Lanh, Danh Trần Mai Nhân, 
Phạm Thị Trúc Quyên, Nguyễn Thị Thu Trang 
Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, 
Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Bùi Trọng Tiến Bảo 
TÓM TẮT 
Với nhiều lợi thế về đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội, tỉnh Vĩnh Long có nhiều tiềm năng để phát 
triển du lịch đặc biệt là du lịch cộng đồng. Trong những năm gần đây tỉnh đã không ngừng đầu tư, 
đẩy mạnh thu hút khách du lịch nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Nhóm tác giả đã nghiên cứu thực 
trạng cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Long. Từ đó, đưa 
ra các biện pháp góp phần khai thác tài nguyên du lịch một cách hiệu quả phục vụ cho việc phát 
triển du lịch cộng đồng của tỉnh trong tương lai. 
Từ khóa: Các yếu tố ảnh hưởng, du lịch, phát triển du lịch, du lịch cộng đồng, Vĩnh Long. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay du lịch có thể nói đã trở thành một nhu cầu thứ yếu 
nhưng không thể thiếu của con người nhằm giảm bớt những căng thẳng trong cuộc sống. Do tác 
động của sự ô nhiễm môi trường mà khách du lịch luôn lựa chọn điểm đến là những nơi có thiên 
nhiên trong lành. Nắm bắt được nhu cầu đó mà các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã đẩy mạnh 
việc quảng bá cùng với nguồn lực có sẵn đã thu hút không ít lượng khách du lịch về đây trong 
những năm gần đây. Theo tổng cục du lịch thống kê từ các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu 
Long, 9 tháng năm 2018, vùng đã đón hơn 30 triệu lượt khách đến tham quan du lịch, tăng 12% so 
với cùng kỳ năm 2017, một con số hết sức khả quan cho du lịch tại đồng bằng sông cửu long. Vĩnh 
Long cũng là tỉnh đang khai thác mọi nguồn lực để phát triển du lịch của tỉnh. 
Vĩnh Long là tỉnh có địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ, nằm giữa hai con sông lớn của Đồng bằng 
sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu cùng với sông Mang Thít và nhiều nhánh sông lớn nhỏ 
khác mang lượng phù sa trù phú đã làm cho nơi này thuận lợi về trồng trọt cả về cây lương thực lẫn 
cây ăn quả. Bên cạnh đó Vĩnh Long còn tiếp giáp với các tỉnh như: Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng 
Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng làm cho việc di chuyển vô cùng thuận lợi. Nhờ vào sự dồi dào của 
lượng nước nơi đây mà các vườn cây ăn trái mở rộng, chính vì thế đã thu hút không ít lương khách 
du lịch miệt vườn về đây trải nghiệm cùng với du lịch sông nước. Trong năm 2019, Vĩnh Long tiếp 
nhận 1,5 triệu lượt khách tăng 15% so với năm trước (trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 215.000 
lượt). Ngoài ra tỉnh Vĩnh Long còn là nơi du lịch tâm linh với nhều khu di tích lịch sử, nhiều chùa 
chiền được khách du lịch lựa chọn. Đờn ca tài tử tại Vĩnh Long cũng là một trong những nét nổi bật 
1743 
kết hợp với ẩm thực địa phương làm cho nơi đây có nhiều sức hút. Song, bên cạnh đó du lịch của 
tỉnh vẫn chưa có nhiều nét nỗi bật so với các tỉnh trong khu vực. Vĩnh Long vẫn còn nhiều tiềm năng 
chưa được khai thác, các tài nguyên du lịch chưa được sử dụng một cách thích hợp dẫn đến lãng 
phí tài nguyên. Với đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng 
đồng tại tỉnh Vĩnh Long’’ sẽ làm rõ vấn đề cũng như làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp 
thích hợp góp phần làm phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Long. 
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 
2.1 Khái niệm du lịch 
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên 
trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, 
tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. (Luật Du lịch 
2017). 
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ các hoạt động qua lại giữa khách du lịch, nhà 
cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch”. 
(Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R.Brent Ritcie). 
Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel 
Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư 
trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một 
nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...”. 
2.2 Khái niệm du lịch cộng đồng 
Du lịch cộng đồng được định nghĩa tại Khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 
01/01/2018). Theo đó: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị 
văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi”. 
“Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý 
và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với 
du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá)”. (Viện nghiên cứu và phát 
triển ngành nghề nông thôn Việt Nam). 
“Du lịch cộng đồng là hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển 
và quản lý. Lợi ích có được từ du lịch sẽ được đọng lại nền kinh tế địa phương”. (Nicole Hausler and 
Wolfang stradas, 2000). 
“Du lịch cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội. Du lịch 
cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao 
nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ”. (Respondsible Ecological 
Social Tour, Thailand, 1997). 
1744 
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng 
2.3.1 Sản phẩm du lịch 
Theo từ điển du lịch – tiếng Đức NXB Berlin 1984: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và 
phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một 
khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”. 
Theo Luật Du lịch: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của 
khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. 
Từ đó, ta có thể thấy sản phẩm du lịch là yếu tố quyết định đến sự phát triển của một quốc gia, một 
địa phương. Sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng của từng vùng, từng lãnh thổ nhất định và đó là 
yếu tố quan trọng tác động đến sự lựa chọn điểm đến và quyết định quay lại của khách du lịch. 
Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình (dịnh vụ), trong đó hơn 80% 
sản phẩm là dịch vụ. Do đó chất lượng sản phẩm du lịch được đánh giá bằng sự hài lòng, thỏa 
mãn của khách hàng thông qua sự kì vọng và cảm nhận. Từ đó nhà nghiên cứu Donal.M.Davidoff 
đưa ra biểu thức: 
S = P – E 
trong đó: S (Saticfaction): Sự thỏa mãn. 
 P (Perception): Sự cảm nhận. 
 E (Expectation): Sự trông đợi. 
Dựa vào biểu thức trên có thể đưa ra nhận định: Sự hài lòng của du khách phụ thuộc vào sự cảm 
nhận và sự trông đợi. Nếu sự cảm nhận lớn hơn sự trông đợi thì khách hàng hài lòng với chất lượng 
dịch vụ hay nói cách khác là chất lượng dịch vụ tốt. Ngược lại nếu sự trông đợi lớn hơn sự kỳ vọng 
thì khách hàng không hài lòng với chất lượng dịch vụ hay nói cách khác là chất lượng dịch vụ kém. 
Vĩnh Long có nhiều tiềm năng tự nhiên, với đặc điểm địa hình đồng bằng, có những cù lao, khí hậu 
điều hòa, cây trái quanh năm xanh tốt. Ngoài ra, cảnh quan sông nước miệt vườn mang đến cảm 
giác thư thái giữa thiên nhiên trong lành, đời sống và tập quán sinh hoạt của cư dân vùng nông 
thôn đậm nét truyền thống cũng gây ấn tượng cho du khách. 
Tài nguyên nhân văn của Vĩnh Long cũng khá phong phú, nổi bật là các di tích lịch sử, văn hóa như 
Văn Thánh Miếu, chùa Tiên Châu, khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, đã 
tạo cho tỉnh nhiều thuận lợi khai thác các loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng, văn hóa và nghỉ 
dưỡng. 
2.3.2 Cộng đồng địa phương 
Tại Vĩnh Long, phát triển du lịch cộng đồng là vấn đề được cơ quan chức năng quy hoạch và đề ra 
hướng đi mới, đưa Vĩnh Long trở thành điểm đến thân thiện theo Hội nghị Xúc tiến đầu tư của tỉnh. 
Tuy nhiên, để góp phần tạo nên sự phát triển của du lịch, yếu tố cộng đồng địa phương khá quan 
trọng. Hiện nay, người dân địa phương có ý thức rất cao về hoạt động du lịch và ngày càng ảnh 
1745 
hưởng tich cực. Điều này tạo nên sự phong phú trong sự phát triển của nên văn hóa bản địa. Với sự 
cởi mở, thân thiện, người dân rất quan tâm đến hoạt động du lịch. Họ sẵn sàng giúp đỡ khi chính 
quyền hay khách gặp khó khăn. 
2.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất, kỹ thuật được huy động 
tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hóa 
thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến hành trình du lịch. 
Căn cứ vào quá trình tạo ra dịch vụ và hàng hóa thì cơ sở vật chất kỹ thuật được chia thành: Cơ sở 
vật chất kỹ thuật trong kinh doanh lữ hành, cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh vận chuyển, cơ 
sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh lưu trú, cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh ăn uống, cơ 
sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh 
doanh dịch vụ khác. 
Đây là một trong những yếu tố quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh và thúc đẩy 
nghành du lịch phát triển. Yếu tố này góp phần tăng tính hấp dẫn và tạo điều kiện khai thác có hiệu 
quả tài nguyên thiên nhiên nhằm thu hút khách du lịch. 
Theo thống kê hiện nay tại tỉnh Vĩnh Long có hơn 40 cơ sở lưu trú. Trong đó có 1 khách sạn được 
công nhận 3*, 8 cơ sở lưu trú 2*, 22 cơ sở lưu trú được xếp hạng 1* với hơn 1480 phòng, khách sạn 
Sài Gòn – Vĩnh Long đang đề nghị được công nhận đạt chuẩn 4* đầu tiên của tỉnh. Đồng thời có 
trên 10 cơ sở dịch vụ ăn uống đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực của du khách. 
Cùng với đó là những khu du lịch, điểm du lịch hấp dẫn mang lại trải nghiệm mới lạ cho du khách. 
2.3.4 Xúc tiến và đầu tư 
Du lịch không chỉ góp phần vào tưng trưởng kinh tế, mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác giữa các 
quốc gia trên thế giới, giữa các địa phương với nhau; mà còn là cầu nối giữa các nền văn hóa. Để 
sự giao lưu đó được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả cần phải quảng bá hình ảnh đất 
nước bằng nhiều kênh thông tin khác nhau. 
Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch là một hoạt động vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với 
quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam nói chung và hình ảnh tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Xúc tiến là 
công cụ để thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác xúc tiến 
điểm đến du lịch được coi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của du lịch Việt Nam. 
Tỉnh Vĩnh Long hiện nay đang sở hữu lợi thế lớn về truyền thông với đài truyền hình có độ rating đạt 
top 3 cả nước. Đây là điều kiện rất thuận lợi để quảng bá du lịch cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, thế mạnh 
này chưa được tỉnh tận dụng triệt để và có hiệu quả. 
3 GIẢI PHÁP 
Để phát triển du lịch cộng đồng đạt hiệu quả cao tỉnh Vĩnh Long cần: 
1746 
– Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, huy động vốn cải tạo, nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật của 
tỉnh. Đồng thời xây dựng thêm nhiều công trình vui chơi giải trí mới bắt kịp thị hiếu để đáp 
ứng tốt nhu cầu của du khách. 
– Liên kết chặt chẽ với người dân địa phương, đẩy mạnh quảng bá văn hóa địa phương, con 
người và các công trình kiến trúc lịch sử tại tỉnh. 
– Tận dụng tối đa thế mạnh về truyền thông của tỉnh để quảng bá du lịch và kêu gọi đầu tư. 
– Xây dựng kế hoạch phát triển tối ưu tài nguyên du lịch của tỉnh, khai thác đi đôi với bảo vệ. 
– Tăng cường hợp tác, học hỏi, giao lưu phát triển du lịch cộng đồng với các tỉnh lân cận, các 
nước trong khu vực và trên thế giới. 
– Đào tạo nguồn nhân lực có tính chuyên môn hóa cao, có chính sách thu hút nguồn lực. 
4 KẾT LUẬN 
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Long” nhằm tìm 
hiểu, phân tích tìm năng và thực trạng du lịch cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Long. Từ đó, đưa ra những 
kiến nghị góp phần cung cấp thông tin để tỉnh nhà có kế hoạch và hướng phát triển du lich cộng 
đồng có hiệu quả hơn trong tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Thanh Vũ (2009): “Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã Cù Lao 
thuộc tỉnh Vĩnh Long”. 
[2] Đinh Văn Hoài (2016): “Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Vinh 
Sang”. 
[3] Trần Thanh Thảo Uyên (2018): “Phát triển bền vững loại hình du lịch sông nước ở tỉnh Vĩnh 
Long”. 
[4] Tỉnh ủy Vĩnh Long (2018): “Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp bền vững của tỉnh Vĩnh Long: 
thực trạng giải pháp”. 
[5] Ngọc Trảng (2019): “Xây dựng hình ảnh du lịch địa phương”. 
[6] Minh Triết (2019): “Đột phá phát triển du lịch”. 
[7] Phan Thành Khởi: “Phát Triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000-2010 và tầm nhìn đến 
năm 2020”. 
[8] Luật du lịch (2017). 
[9] Bùi Cẩm Phượng (2019): “Nghiên cứu các nguồn lực tác động đến phát triển du lịch cộng 
đồng theo hướng bền vững tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội”. 
[10] Phạm Thị Thanh Huyền (2018): “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường 
Lâm, Hà Nội”. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_phat_trien_du_lich_cong.pdf