Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa

Tóm tắt: Du lịch biển được xác định là sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh

Thanh Hóa. Trong những năm qua ngành du lịch Thanh Hóa luôn chú trọng đầu tư cho

du lịch biển và đã có được những thành công nhất định. Tuy nhiên, du lịch biển vẫn

chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế vốn có của mình, hệ thống sản phẩm du lịch còn

đơn điệu, dịch vụ nghèo nàn, trùng lắp,. Để du lịch biển thực sự là sản phẩm mũi

nhọn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những giải pháp được đưa ra. Trong

phạm vi bài viết này, tác giả xin đưa ra một loại hình sản phẩm du lịch để cùng bàn luận,

góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa - đó là du lịch trải nghiệm

Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa trang 8

Trang 8

Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa trang 9

Trang 9

Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 5140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa

Du lịch trải nghiệm góp phần làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa
 vùng biển Thanh Hóa (trong đó thành 
phố Sầm Sơn 3,8 triệu lượt; huyện Hoằng Hóa 1,2 triệu lượt và huyện Tĩnh Gia 395 
nghìn lượt). Nhìn chung, thị trường khách du lịch đến với du lịch biển Thanh Hóa chủ 
yếu là khách nội địa và khách ở các tỉnh phía bắc. Đối với khách quốc tế có xu hướng 
tăng gần đây. Đây là cơ sở quan trọng để du lịch biển Thanh Hóa đa dạng loại hình sản 
phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. 
6
 Số liệu báo cáo của các huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa và thành phố Sầm Sơn 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
75 
 4. Đề xuất một số mô hình du lịch trải nghiệm tại vùng biển Thanh Hóa 
Nhằm đa dạng hơn nữa sản phẩm du lịch biển Thanh Hóa và xây dựng thương 
hiệu điểm đến cho du lịch biển, đồng thời thực hiện được mục tiêu đưa du lịch tỉnh nhà 
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới. Xin được đề xuất một vài mô hình du 
lịch trải nghiệm trên cơ sở khai thác những điều kiện sẵn có của các vùng biển xứ Thanh: 
Tên sản 
phẩm 
Mục đích Mô tả 
Yêu cầu cơ bản 
về cơ sở vật chất/ 
năng lực 
Tôi là 
một ngư 
dân 
Khách du lịch được 
tham gia trực tiếp 
cùng với người dân 
vào các công việc 
hàng ngày của họ. 
Cùng ngư dân tham gia kéo 
rùng, câu mực, đi đánh cá 
lộng, đan lưới, sửa chữa tàu 
thuyền, thu hoạch cá, chế 
biến các món ăn từ những sản 
phẩm mà họ đánh bắt được 
- Thành lập một đội 
thuyền đánh bắt cá 
tham gia phục vụ 
khách du lịch. 
- Có đủ hệ thống 
các phương tiện 
đảm bảo an toàn để 
du khách tham gia 
trải nghiệm. 
- Ngư dân được tập 
huấn các kỹ năng 
cần thiết trong ứng 
xử, phục vụ khách. 
Một ngày 
ở làng 
nghề 
Khách được thăm 
quan và trải nghiệm 
quy trình sản xuất 
các loại mắm 
Được trực tiếp tham gia vào 
các quy trình sản xuất, chế 
biến các loại mắm. Từ việc 
chọn cá, ướp cá, ủ cá... đến 
khi quy trình cuối cùng là rút 
nỏ (thành sản phẩm). 
- Quy hoạch khu 
vực sản xuất và chế 
biến các loại mắm. 
- Có hệ thống cơ sở 
vật chất đáp ứng yêu 
cầu cơ bản của khách 
du lịch (ăn, nghỉ). 
- Tập huấn cho 
những hộ dân tham 
gia vào mô hình 
những kỹ năng trong 
giao tiếp ứng xử 
cũng như các quy 
trình phục vụ khách. 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
76 
Ra khơi 
với chiếc 
bè mảng 
Khách du lịch sẽ có 
những trải nghiệm 
thú vị trên biển với 
chiếc bè mảng 
Được ra khơi bằng chiếc bè 
mảng truyền thống mà không 
có sự hỗ trợ của phương tiện 
và máy móc hiện đại. 
- Phục hồi lại 
những chiếc bè 
mảng truyền thống 
và thành lập một 
nhóm chuyên trách 
hoạt động này. 
- Tập huấn cho ngư 
dân hoặc những 
người trực tiếp phụ 
trách hoạt động trải 
nghiệm những kiến 
thức và kỹ năng cần 
thiết khi ra khơi, kỹ 
năng sơ cấp cứu khi 
trên biển. 
- Có các thiết bị 
bảo đảm sự an toàn 
cho khách du lịch. 
Diêm ngư 
chuyên 
nghiệp 
Du khách sẽ được trải 
nghiệm những điều 
thú vị để làm ra muối 
Được tham gia vào các quy 
trình để làm ra muối. 
- Quy hoạch vùng sản 
xuất muối để du 
khách có thể trải 
nghiệm. 
- Tập huấn cho người 
dân những kiến thức 
và kỹ năng cơ bản để 
hướng dẫn khách. 
- Có hệ thống cơ sở 
vật chất đáp ứng nhu 
cầu cơ bản của khách. 
Nông dân 
vùng biển 
Cùng với các hoạt 
động của du lịch 
biển, du khách sẽ 
được tham gia vào 
các hoạt động của 
những người nông 
- Du khách sẽ trải nghiệm các 
hoạt động trồng trọt của 
người nông dân: từ làm đất, 
trồng cây, tỉa hạt, chăm sóc 
và thu hoạch. 
- Quy hoạch vùng sản 
xuất nông nghiệp. 
 - Có hệ thống cơ sở 
vật chất nhằm đáp 
ứng nhu cầu cơ bản 
của khách. 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
77 
dân vùng biển. Từ 
những trải nghiệm 
này du khách sẽ 
khám phá ra được 
sự khác biệt giữa 
làm nông nghiệp ở 
vùng đồng bằng và 
vùng biển 
 5. Đề xuất giải pháp triển khai mô hình du lịch trải nghiệm tại vùng biển 
Thanh Hóa 
 Để những mô hình du lịch trải nghiệm trên được ứng dụng vào thực tế tại các 
vùng biển Thanh Hóa, chúng ta cần: 
 Một là: Xác định thị trường mục tiêu 
 Thị trường mục tiêu (target market) là phân đoạn khách hàng nhất định mà 
doanh nghiệp hướng tới, hay nói cách khác, thị trường mục tiêu là phần thị trường gồm 
có tất cả các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp và nhiệm vụ của doanh nghiệp 
chính là thu hút và làm thỏa mãn khách hàng từ phần thị trường đó7. Như vậy, để có thể 
phát triển được một sản phẩm mới, việc đầu tiên chúng ta phải xác định được thị trường 
khách hàng mục tiêu hướng đến của sản phẩm đó là ai? Sản phẩm của chúng ta thỏa 
mãn được những đối tượng nào? Để từ đó có được kế hoạch, chương trình xây dựng 
những sản phẩm, có chiến lược quảng bá, giới thiệu nhằm thu hút khách đến với sản 
phẩm của mình. 
 Đối với du lịch biển Thanh Hóa hiện nay chủ yếu vẫn là khách du lịch nội địa có 
cơ cấu rất đa dạng, thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau, có 
thể đi lẻ, đi theo đoàn hoặc cùng gia đình...; mục đích đi du lịch cũng khác nhau, nhưng 
chủ yếu là tắm biển, tham quan và trải nghiệm những điểm độc đáo của địa phương. Thị 
trường khách chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh phía bắc. Thị trường khách quốc tế đến du 
lịch biển Thanh Hóa nói riêng và du lịch Thanh Hóa nhìn chung chưa cao và chủ yếu là 
châu Âu, sản phẩm du lịch hấp dẫn họ là du lịch trải nghiệm với cộng đồng, du lịch di 
sản và du lịch kết hợp công vụ8. 
 Qua đây có thể thấy, đa phần khách du lịch đến với vùng biển Thanh Hóa đều có 
nhu cầu muốn được trải nghiệm những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương. Vấn đề 
7
8
 Đề án xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
78 
đặt ra ở đây là chúng ta cần phải có những kế hoạch, phương án để thu hút khách biết 
đến và sử dụng những sản phẩm du lịch trải nghiệm của chúng ta. 
 Hai là: Lựa chọn và xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm cho từng khu vực 
 Cần điều tra, đánh giá một cách toàn diện về tiềm năng, thế mạnh, đặc trưng 
cũng như điều kiện của từng khu vực biển Thanh Hóa. Trên cơ sở đánh giá phân loại, sẽ 
xác định thế mạnh loại hình du lịch trải nghiệm cho từng khu vực. Từ đó có chương 
trình tổng thể cho cả vùng biển Thanh Hóa nhằm tránh sự trùng lắp, na ná giống nhau 
trong sản phẩm du lịch trải nghiệm. Đồng thời, sẽ giúp mỗi khu vực biển Thanh Hóa 
phát huy được đặc điểm riêng và thế mạnh của mình, tạo sự phong phú trong sản phẩm 
du lịch biển. Ví dụ như cũng sản phẩm du lịch trải nghiệm "Tôi là một ngư dân" nhưng 
ở mỗi khu vực biển lại có những trải nghiệm khác nhau: Ở Hoằng Hóa sẽ cho du khách 
trải nghiệm phương thức đánh bắt cá bằng những chiếc bè tre truyền thống của cư dân 
vùng biển; ở Sầm Sơn du khách sẽ được trải nghiệm một trong những phương thức khai 
thác hải sản của ngư dân nơi đây là kéo rùng; đối với khu vực vùng biển huyện Tĩnh 
Gia du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác lênh đênh trên biển vào ban đêm để câu 
mực và thưởng thức món mực nhảy tươi ngon của người dân biển... 
 Sản phẩm du lịch trải nghiệm từng khu vực biển cần phát triển có trọng tâm và 
tập trung, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở” chỗ nào cũng có, nhà nào cũng có. Muốn 
làm được điều này cần có quy hoạch cụ thể cho từng khu vực và những nơi triển khai 
mô hình phải có đủ điều kiện để thực hiện mô hình sản phẩm này như: phương tiện, con 
người, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách du lịch, sự đảm bảo an toàn cho 
khách trải nghiệm... 
 Trong xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm đặc biệt là các sản phẩm du lịch 
trải nghiệm văn hóa, du lịch sinh thái cần đặt mục tiêu bảo tồn, gìn giữ phát huy giá trị 
văn hóa đặc trưng của địa phương - yếu tố tạo nên sự khác biệt. Có trách nhiệm với môi 
trường và xã hội, có sự tham gia tích cực của cộng đồng... 
 Đa dạng và nâng cao hệ thống dịch vụ du lịch nhằm làm phong phú hơn chương 
trình cho khách du lịch tại mỗi điểm đến. 
 Ba là: Sự sẵn sàng của cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch trải nghiệm 
 Địa phương cần có các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng cư dân 
về lợi ích của việc đưa các sản phẩm du lịch trải nghiệm vào khai thác phục vụ du 
khách. Từ đó cộng đồng dân cư hiểu được vị trí, vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình 
trong xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm. Đồng thời, tạo cho họ một 
tư thế sẵn sàng trong cung ứng sản phẩm du lịch trải nghiệm. Điều này rất quan trọng 
bởi họ chính là hạt nhân trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch trải nghiệm. 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
79 
 Các cơ quan quản lý, cụ thể là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; 
Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa; UBND tỉnh, các huyện có phát triển du lịch biển và các cơ 
sở đào tạo du lịch cần xây dựng các chương trình tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng 
cho người dân tham gia trực tiếp vào quy trình tạo ra sản phẩm du lịch trải nghiệm để 
đảm bảo chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu của khách du 
lịch. Đồng thời, trang bị cho họ những hiểu biết về những mặt trái mà sự phát triển này 
có thể mang lại, nhằm giảm bớt những nguy cơ và hậu quả không mong muốn. Địa 
phương cũng cần có các chương trình thăm quan, học tập kinh nghiệm các địa phương 
có triển khai mô hình sản phẩm tương tự để qua đó người dân sẽ học hỏi những việc 
làm hay, làm tốt của các mô hình đó; rút kinh nghiệm những điểm còn thiếu sót khi 
triển khai mô hình sản phẩm này tại địa phương. 
 Bốn là: Cơ chế chính sách hỗ trợ 
 Song song với việc tập trung nguồn lực cho các sản phẩm du lịch truyền thống 
của vùng biển, cần có sự tập trung nguồn lực cho phát triển sản phẩm du lịch trải 
nghiệm nhằm hướng đến việc nâng cao đẳng cấp của sản phẩm du lịch và kết hợp với 
du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch di sản tạo sự đồng bộ và đa dạng cho sản phẩm du 
lịch biển nói riêng và du lịch tỉnh Thanh Hóa nói chung. 
 Chính sách ưu tiên trong đào tạo, phát triển người dân địa phương tham gia vào 
quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch trải nghiêm theo hướng đạt chuẩn. 
 Cần có cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế, vốn, các điều kiện cho người 
dân tham gia và thực hiện mô hình du lịch trải nghiệm để người dân có thể đầu tư hệ 
thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng những nhu cầu của khách khi tham gia trải 
nghiệm (nhà vệ sinh, khu vực nghỉ ngơi, các phương tiện để khách trải nghiệm, các dịch 
vụ hỗ trợ...). 
 Năm là: Tuyên truyền quảng bá sản phẩm 
 Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá, thực hiện đồng bộ và nhiều giải 
pháp với chiến lược cụ thể, cả chiều sâu lẫn chiều rộng, tạo hiệu ứng lan tỏa với sự 
phong phú đa đạng của các hình thức tổ chức như: tập gấp, tờ rơi, pano quảng cáo tại 
điểm đến, qua các phương tiện thông tin đại chúng, những bộ phim ngắn giới thiệu về 
các hoạt động trải nghiệm... Trong công tác quảng bá du lịch hiện nay đặc biệt chú ý 
đến những ứng dụng từ cuộc cách mạng khoa học 4.0 mang đến cho du lịch. 
 Xây dựng rõ ràng thông điệp xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch trải nghiệm. 
Nội dung thông điệp về sản phẩm du lịch trải nghiệm ở vùng biển Thanh Hóa cần ấn 
tượng, tạo được sức hút với khách du lịch, ví dụ như “Không phải tất cả những chuyến 
du lịch thú vị đều diễn ra đúng như kế hoạch của bạn. Những điều thú vị sẽ luôn đến bất 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
80 
ngờ không theo cách bạn muốn trong suốt chuyến đi” hoặc “Bạn sẽ không bao giờ biết 
đến sự khác biệt của một nơi nào khác cho đến khi bạn thực sự đã ở đó và trải nghiệm 
chúng” hay như “Du lịch thực sự không phải là có bao nhiêu những chuyến đi sang 
trọng, mà là rút ra được trải nghiệm gì từ những điểm đến khác nhau và những nền văn 
hóa khác nhau”; “Đừng ở mãi trong vùng an toàn của bạn, hãy thử đến những nơi kỳ lạ, 
nơi bạn có thể học được những cách nhìn mới về cuộc sống”... 
 Tập trung kinh phí thực hiện công tác xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu 
một cách chuyên nghiệp, bài bản, theo chiến lược, kế hoạch, chiến dịch xúc tiến quảng 
bá, truyền thông chung của du lịch biển. Định kỳ nghiên cứu thị trường để rà soát thông tin 
về nhận diện của thị trường đối với sản phẩm du lịch trải nghiệm để điều chỉnh phù hợp. 
 Sáu là: Liên kết loại hình du lịch trải nghiệm với các loại hình du lịch khác của 
địa phương. 
Cùng với việc trải nghiệm những phong tục tập quán, những nét sinh hoạt của cư 
dân bản địa, du khách cũng muốn được tìm hiểu, khám phá, thưởng thức những giá trị 
khác của điểm đến như cảnh quan, các di tích ghi lại dấu ấn của thời gian, lịch sử... 
Liên kết các tour du lịch, các chương trình, các loại hình du lịch khác nhau ngay 
tại địa phương như ở Hoằng Hóa cùng với loại hình du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ 
dưỡng tắm biển, chúng ta có thể cho khách du lịch đi thăm quan các di tích lịch sử văn 
hóa: Bảng Môn Đình (xã Hoằng Lộc); đền thờ cụ Nguyễn Quỳnh (Trạng Quỳnh) xã 
Hoàng Lộc; chùa Vĩnh Gia (xã Hoằng Phương); chùa Hồi Long (xã Hoằng Thanh)... 
hay như Tĩnh Gia cùng với loại hình du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, 
chúng ta có thể cho khách du lịch đi thăm quan các di tích lịch sử văn hóa như: cụm di 
tích Lạch Bạng; hay Mỏm đá Mặt Trời. Nếu du khách thích chúng ta có thể lên thuyền 
và ra đảo Mê... 
 Liên kết với các điểm du lịch trong tỉnh và ngoài tỉnh để làm phong phú hơn cho 
lịch trình chuyến đi của khách du lịch. 
 6. Kết luận 
 Du lịch trải nghiệm đang là một xu hướng mới trong phát triển du lịch và trở 
thành loại hình du lịch hấp dẫn nhiều du khách tại Việt Nam. Việc xây dựng loại hình 
du lịch trải nghiệm sẽ làm phong phú hơn cho du lịch biển Thanh Hóa. Không chỉ vậy, 
việc xây dựng các tour du lịch trải nghiệm là một mũi tên trúng nhiều đích: không chỉ 
làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch biển của Thanh Hóa, khai thác được các tiềm 
năng du lịch, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông dân, ngư dân mà nó còn góp 
phần hữu hiệu vào việc bảo tồn các giá trị của di sản vùng biển xứ Thanh. 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
81 
Tài liệu tham khảo 
 [1]. Báo cáo tổng kết công tác văn hóa - thông tin năm 2017, phương hướng 
nhiệm vụ năm 2018 của các huyện Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, thành phố Sầm Sơn. 
 [2]. Đề án phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 
2025, tầm nhìn 2030. 
 [3].  
 [4].
huu-second-home-398524.html 
ROLE OF EXPERIENTIAL TOURISM TO MARINE TOURISM 
IN THANH HOA 
Nguyen Thi Truc Quynh, Ph.D student 
Abstract: Marine tourism is considered as a key tourism product of Thanh Hoa 
province. In the past years, Thanh Hoa tourism has paid much attention to marine 
tourism and achieved certain achievements. However, potential and inherent 
advantages of marine tourism has not been exploited and tourism product system is still 
in a poor condition,... Diversification of tourism products is one of the solutions offered 
to develop marine tourism as a key product. The paper displays experiential tourism to 
enrich marine tourism in Thanh Hoa. 
Key words: product, marine tourism, experience 
(Người phản biện: TS. Vũ Văn Tuyến; ngày nhận bài: 11/9/2017; ngày gửi phản biện 
20/9/2017; ngày duyệt đăng 30/12/2017) 

File đính kèm:

  • pdfdu_lich_trai_nghiem_gop_phan_lam_phong_phu_hon_cho_du_lich_b.pdf