Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

TÓM TẮT

Mô hình nuôi tôm quảng canh kết hợp với trồng lúa chiếm diện tích tương đối lớn ở Cà Mau. Đặc

điểm của mô hình này là thả tôm mật độ thưa, diện tích rộng nên bà con chỉ áp dụng biện pháp kỹ

thuật ở mức độ thấp. Mặc dù các rủi ro đối với vụ nuôi giảm thấp do các hệ thống nuôi có mức độ

thâm canh thấp, vẫn còn có một số vấn đề gặp phải: dịch bệnh, ao không giữ nước và năng suất thấp.

Vì vậy, hệ thống canh tác lúa-tôm đã trở nên ngày càng khó khăn trong quản lý, dẫn đến ảnh hưởng

đến sinh kế của người nông dân. Nghiên cứu này nhằm đánh giá các biện pháp kỹ thuật như gia cố

bờ bao, thiết kế lại đồng ruộng, ao ương, chuyển giao một số kỹ thuật nuôi tôm đến hiệu quả của

mô hình tôm- lúa. Kết quả cho thấy, các biện pháp kỹ thuật đã có đóng góp tích cực vào sản lượng

tôm của mô hình khi so sánh với các hộ đối chứng.

Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trang 1

Trang 1

Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trang 2

Trang 2

Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trang 3

Trang 3

Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trang 4

Trang 4

Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trang 5

Trang 5

Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trang 6

Trang 6

Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trang 7

Trang 7

Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trang 8

Trang 8

Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trang 9

Trang 9

Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 20080
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau
ùy theo hiện trạng diện tích và cấu trúc đất của các nông hộ, hệ thống nuôi như Bảng 2. 
Bảng 2. Kích thước và diện tích các nông hộ nhóm thực nghiệm
Nông hộ Ao lắng (m2) Ao ương (m2) Ao BTC (m2) Ao QCCT (m2)
Tổng diện tích 
mặt nước nuôi 
(m2)
M1 800 1.600 3.000 17.000 22.400
M2 1.000 1.600 3.000 20.000 25.600
M3 1.000 2.000 2.300 38.000 43.300
M4 800 3.000 3.000 35.000 41.800
M5 1.000 2.000 3.500 22.000 28.500
M6 1.000 2.000 3.000 25.000 31.000
Bảng 3. Kích thước và diện tích các mô hình 
nuôi đối chứng
Nông hộ Ao QCCT (m2)
C1 20.500
C2 17.000
C3 28.000
C4 21.000
C5 16.000
C6 20.000
2.4 Bố trí thả giống và mật độ thả
Đối với ao QCCT ở mô hình thực nghiệm: 
Tôm giống thả 3 lần/vụ, trong đó có 2 lần thả 
trực tiếp tôm giốngvới mật độ là 2 con/m2 và 
1 lần thả tôm ương (từ ao ương) mật độ 1 con/
m2. Cả 6 mô hình đối chứng thả 3 lần/vụ, mật 
độ tôm giống thả mỗi lần là 2 con/m2. Đối với 
ao nuôi BTC: Tất cả 6 mô hình thả tôm sú lần 1 
với cùng mật độ là 12 con/m2, và 3 mô hình M1, 
M2, và M4 thả tôm thẻ lần 2 với mật độ lần lượt 
là 40, 75 và 50 con/m2.
68 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
2.5 Phương pháp cải tạo ao và chuẩn bị 
nước trước thả giống
- Dọn vệ sinh quanh ao, gia cố bờ bao bằng 
cơ giới. 
- Diệt cá tạp bằng dây thuốc cá.
- Phơi ao, thời gian phơi từ 5-10 ngày tùy 
kiều kiện từng ao
Chuẩn bị nước ao QCCT
- Nước được lấy vào ao qua lưới mành. 
- Mức nước trên trảng từ 0,2-0,4 mét và ở 
mương từ 1,2-1,4 mét.
- Sau 3-5 ngày bón phân gây màu nước màu 
(DAP hoặc NPK) với liều lượng 1-2 kg/1.000 
m3 cho đến khi độ trong đạt khoảng 30-40 cm.
2.6. Chọn tôm giống và thả giống
Tất cả 12 mô hình đều chọn tôm giống như 
nhau. Tôm giống được chọn lựa đạt tiêu chuẩn 
ngành và được đánh giá chất lượng thông qua 
cảm quan và kiểm tra mô học tại Phân Viện 
Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải không mang 
một số bệnh nguy hiểm thường gặp như bệnh 
đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh còi và bệnh gan 
tụy. Tôm được thả vào sáng sớm. Trước khi thả 
ra môi trường nước, bao tôm được thả trôi nổi 
trên mặt nước từ 15-30 phút để cân bằng nhiệt 
độ sau đó mới thả tôm ra. 
2.7. Thu thập số liệu
Các yếu tố môi trường: pH, oxy hòa tan 
đượctheo dõi lúc 6 giờ sáng và 14 giờ chiều; 
3 ngày/lần trong ao nuôi BTC và ao QCCT. 
Các yếu tố này được được đo bằng máy đo điện 
cực Aqua-D. Độ mặn, nhiệt độ được theo dõi 
hàng ngày bằng logger và chỉ theo dõi ở ao nuôi 
QCCT.
Độ kiềm được đo định kỳ 10 ngày/lần bằng 
testkit trong ao nuôi BTC. 
Số lượng tôm, cua thu hoạch và thả giống 
của nông hộ được thu thập bằng cách gửi nông 
hộ một quyển nhật ký để ghi chép, sau đó cán 
bộ dự án sẽ đến từng nhà để thu thập các số liệu 
này mỗi tuần.
2.8. Phương pháp thu hoạch
Sử dụng phương pháp thu tỉa để thu tôm 
đạt kích cỡ thương phẩm trong ao nuôi QCCT. 
Dụng cụ thu tỉa là các lú thưa đặt trong mương. 
Đến cuối vụ đặt lú có mắt lưới nhỏ ở cống và 
tháo nước để thu toàn bộ. Đối với ao nuôi BTC 
thì thu hoạch một lần. 
2.9. Phương pháp xử lý số liệu và đánh 
giá các chỉ tiêu thu hoạch từ các mô hình
- Sử dụng phần mền Excel để tính toán các 
giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và vẽ đồ thị.
- Đánh giá tỷ lệ sống của tôm: Thông qua 
số lượng giống thả và số lượng thu hoạch được.
Tỷ lệ sống = {Số lượng tôm thu hoạch (con) 
/Số lượng tôm thả nuôi (con)}* 100
- Hệ số chuyển đổi thức ăn: 
FCR= {Lượng thức ăn sử dụng (kg)/ Lượng 
tôm thu hoạch (kg)}*100
- Năng suất quy đổi tôm các mô hình: P 
(kg/ha)
P = {Sản lượng tôm thu (kg)/diện tích (ha)}
III. KẾT QUẢ
3.1 Kết quả theo dõi các yếu tố môi 
trường ao nuôi QCCT ở hai mô hình
3.1.1 Nhiệt độ
Sự biến động về nhiêt độ trong ruộng được 
thể hiện ở Hình 3. Nhiệt độ trung bình ở hai 
nhóm thử nghiệm và đối chứng không có sự 
khác biệt. Nhiệt độ trung bình trong ao cao nhất 
là ở tháng 4 (330C), sau đó giảm dần khi mùa 
mưa đến rồi tăng lại vào tháng 8 khi giai đoạn 
chuẩn bị ruộng để gieo xạ lúa. Chênh lệch nhiệt 
độ vào ban ngày và ban đêm trong ruộng rất rõ 
rệt, đặc biệt ở trên trảng với mực nước trung 
bình là 20 cm (Hình 4).
69TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Hình 3. Nhiệt độ trung bình trong ao quảng canh cải tiến
Hình 4. Biến động nhiệt độ trong ao vào giữa mùa khô
3.1.2 Oxy hòa tan 
Hàm lượng oxy hòa tan rất cao (7 mg/l) vào buổi chiều tuy nhiên lại rất thấp vào sáng sớm (1-2 
mg/l) ở cả hai nhóm nghiên cứu (Hình 5,6).
Hình 5. Oxy hòa tan buổi sáng và chiều trong ao QCCT
70 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Hình 6. Biến động hàm lượng oxy hòa tan 
trong ao vào giữa mùa khô
3.1.3 Độ mặn 
Độ mặn trong các ao của hai nhóm nghiên 
cứu giảm dần từ tháng 4 khi mùa mưa đến 
(Hình 7).
Hình 7. Diễn biến độ mặn trong ao quảng canh
3.2 Các yếu tố môi trường ao nuôi BTC 
bậc thấp
Nhìn chung, điều kiện môi trường ao nuôi 
thuận lợi cho sự phát triển bình thường của tôm. 
Các ao có độ sâu trung bình là 1,1 m nên nhiệt 
độ, pH dao động trong ngày không lớn. Tuy 
nhiên, độ kiềm ở một số mô hình cao (trên 150 
mg CaCO3/l).
Bảng 4. Các yếu tố môi trường ao nuôi BTC
Yếu tố
Mô hình
M1 M3
Oxy hòa tan (mg/l) 4,3–7,2 3,8-8,13
pH 7,67-7,86 7,71-8,79
Kiềm (mg CaCO3/l) 150 100-180
3.3 Ao ương
Tỷ lệ sống của tôm đạt 19-29% sau 60 ngày 
với kích cỡ 2-3 g/tôm
3.4 Tôm thu hoạch ao bán thâm canh
Tỷ lệ sống của các ao dao động từ từ 41-
87,6%. Hệ số thức ăn dao động từ 1,06 - 1,44.
Bảng 5. Sản lượng tôm thu hoạch, tỷ lệ sống, 
FCR ở các ao nuôi BTC
Nông 
hộ
Tôm 
nuôi
Thu hoạch 
(kg)
Tỷ lệ sống 
(%)
FCR
M3 Tôm sú 532 41,2 1,44
M1 Tôm thẻ 1.100 87,6 1,06
3.5 Năng suất tôm từ ao QCCT
Sản lượng tôm thu hoạch của các nông hộ 
tương đối thấp, từ 43-136 kg/ha, trung bình ở 
các hộ thử nghiệm là 90 kg/ha và ở các hộ đối 
chứng là 81 kg/ha. Tỷ lệ sống của tôm trong ruộng 
đạt 1,5-6%. Kích cỡ tôm thu hoạch dao động từ 
16,6- 41,6 g tùy vào nông hộ.
71TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 6. Sản lượng tôm thu hoạch ở hai mô hình
Nhóm Tôm (kg) Tỷ lệ sống (%) Cua (kg)
Năng suất tôm 
(kg/ha)
Thực 
nghiệm
M1 189 6,0 82 111
M2 157 3,0 18 79
M3 299 4,5 200 85
M4 341 4,4 440 90
M5 182 3,5 180 91
M6 139 2,9 136 82
Đối chứng
C1 149 3,2 120 73
C2 73 1,5 96 43
C3 152 3,9 0 54
C4 219 5,4 60 104
C5 125 4,8 0 78
C6 272 4,0 101 136
mô hình thử nghiệm thấp hơn so với mô hình 
đối chứng do bờ bao ở mô hình thử nghiệm đã 
được gia cố nên giữ nước tốt, ít bị rò rỉ sang ao 
lân cận. Duy trì mực nước cao trên trảng sẽ góp 
phần giảm tác động của nhiệt độ cao mùa khô, 
từ đó giảm stress đối với tôm, giúp tôm gia 
tăng thời gian bắt mồi (Wyban và ctv., 1995). 
Nhiệt độ cao trong nước ao ở tháng 5-6 cũng 
trùng khớp với hiện tượng tôm ốp thân, không 
lột xác được. Nguyên nhân có lẽ bắt nguồn từ 
việc tôm không tìm đủ thức ăn cho nhu cầu 
duy trì.
Hàm lượng oxy hòa tan thấp vào sáng sớm 
trong các mô hình cũng là một trở ngại lớn để 
nâng cao tỷ lệ sốngcũng như tăng trưởng của 
tôm (Rosas và ctv., 1997). Chỉ số này thường 
thấp dưới 1 mg/l ở đáy ao. Hiện tượng oxy hòa 
tan thấp kéo dài trong vụ nuôi mặc dù không 
gây chết cho tôm trong điều kiện ao quảng 
canh nhưng sẽ kìm hãm tăng trưởng của tôm và 
tôm dễ bị nhiễm bệnh hơn (Allan & Maguire, 
1991). Biến động nhiệt độ lớn, hàm lượng oxy 
hòa tan thấp vào buổi sớm dường như là bản 
chất của hệ thống nuôi quảng canh.
3.6 Tổng sản lượng tôm trong mỗi mô 
hình
Tổng sản lượng tôm thu trên một đơn vị 
diện tích ở mô hình thực nghiệm cao hơn nhiều 
so với mô hình đối chứng (3.760 kg/ha so với 
101 kg/ha). 
Bảng 7. Năng suất tôm ở hai nông hộ điển hình 
của mỗi mô hình
Nhóm Tôm (kg/ha)
Đối chứng 101
Thực nghiệm 3.760
IV. THẢO LUẬN
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan 
trọng nhất ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm 
(Wyban và ctv., 1995). Nhiệt độ nước ban ngày 
ở trảng cao, từ 32-340C, đặc biệt trong giai đoạn 
từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 6. Nhiệt độ nước 
ở trong mương trong cùng thời gian cũng trên 
330C, ảnh hưởng đến việc bắt mồi của tôm vào 
ban ngày khi khoảng nhiệt độ phù hợp cho tăng 
trưởng bình thường của tôm 29-320C (Chen, 
1999; Deering, 1995). Nhiệt độ trung bình ở 
72 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Năng suất tôm trung bình trong cả hai mô 
hình trong nghiên cứu này tương đối thấp (81-
90 kg/ha) so với những công bố trước đây, 250-
300 kg/ha (Sở NN&PTNT Cà Mau, 2014; Thiều 
Lư, 2010). Tỷ lệ sống của tôm khá thấp ở cả hai 
mô hình. Ở các hộ thử nghiệm đã có đê bao chắc 
chắn giữ được mức nước theo yêu cầu kỹ thuật, 
sên vét mương sâu hơn, con giống qua kiểm tra 
chất lượng, quản lý chặt chẽ môi trường ao nuôi, 
mật độ thả các đối tượng hợp lý, cũng như việc 
đưa tôm từ ao ương có kích cỡ lớn ra ruộng ở 
các mô hình thử nghiệm nhưng kết quả không 
khả quan hơn so với các hộ đối chứng. Bên cạnh 
môi trường khắc nghiệt thì nguyên nhân của năng 
suất thấp có lẽ là ruộng đã nghèo thức ăn tự 
nhiên do không trồng lúa được trong vài năm 
trở lại đây. Hiện tượng tôm ốp thân, mềm vỏ phần 
nào nói lên việc thiếu thức ăn trong ao. Thông 
thường việc thả con giống có kích cỡ lớn mang 
lại tỷ lệ sống cao (83-94%) do khả năng bắt mồi 
và chống chọi với cua, cá trong ao tốt hơn tôm 
post (Minh, 2003). Vì vậy các giải pháp kỹ thuật 
sẽ chưa thuyết phục nếu không có giải pháp về cải 
thiện thức ăn tự nhiên trong ao. Ở đây chúng tôi 
muốn nhấn mạnh lợi ích to lớn của việc trồng lúa 
trong mô hình quảng canh cải tiến.
Việc chuyển đổi một phần diện tích tôm-lúa 
thành ao nuôi bán thâm canh cho thấy mang lại 
lợi ích gấp nhiều lần trên một đơn vị diện tích. 
Với sự hỗ trợ về kỹ thuật nuôi, quản lý ao, con 
giống chất lượng cộng với sự nỗ lực của các hộ 
thử nghiệm sẽ là nền tảng vững chắc để người 
nông dân vươn lên làm chủ kỹ thuật nuôi từ đó 
nâng cao thu nhập từ ao nuôi của mình. Mặc dù 
vẫn còn có hộ chưa thành công nhưng với 4/6 
hộ nhóm thực nghiệm có thu hoạch nên bà con 
đều rất tin tưởng vào kỹ thuật nuôi nắm bắt được 
từ dự án để từ đó có thể độc lập canh tác khi dự án 
kết thúc.
Các số liệu về sản lượng tôm thu hoạch, số 
lượng tôm thả giông trong nghiên cứu này được 
thu thập khá công phu bằng việc thường xuyên tiếp 
xúc với người nông dân (mỗi tuần). Nên các số liệu 
này là rất cập nhật và chính xác với thực tế ở nông 
hộ ở mô hình quảng canh cải tiến.
VI. KẾT LUẬN
Kết quả cho thấy, các biện pháp kỹ thuật đã 
có đóng góp tích cực vào sản lượng tôm của mô 
hình khi so sánh với các hộ đối chứng.Việc thiết 
kế thêm ao mới để ương hoặc nuôi bán thâm 
canh là cần thiết để góp phần cải thiện năng 
suất, sản lượng tôm của mô hình tôm lúa.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả chân thành cám ơn sự hỗ trợ 
tài chính từ dự án SMCN/2010/083 do Cơ quan 
Nghiên Cứu Nông Nghiệp Úc ở nước ngoài, 
ACIAR,tài trợ. 
73TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông Cà Mau, 2014. 
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2013 và 
kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 
2014 tỉnh Cà Mau.
Thiều Lư, Trình Trung Phi, Nguyễn Công Thành, Đỗ 
Văn Hoàng, Ngô Minh Lý, Trần Quốc Binh, 
Nguyễn Trọng Nghĩa, 2010. Nghiên cứu một số 
giải pháp phát triển bền vững các mô hình nuôi 
tôm trên vùng chuyển đổi tại huyện Đầm Dơi, 
tỉnh Cà Mau. Báo cáo khoa học, Viện Nghiên cứu 
Nuôi trồng Thủy sản 2. 103 trang
Tài liệu tiếng Anh
Allan, G.L., Maguire, G. B., 1991. Lethal levels of low 
dissolved oxygen and effects of short-term oxygen 
stress on subsequent growth of juvenile (Penaeus 
monodon). Aquaculture 94(1), 27-37.
Chen, H.Y., & Chen, Y.L., 1999. Temperature 
preferendum of postlarval black tiger shrimp 
(Penaeus monodon). Marine and freshwater 
research 50(1), 67-70.
Clayton, H., 2003. Rice–shrimp farming in the Mekong 
Delta: biophysical and socioeconomic issues (No. 
113920). Australian Centre for International 
Agricultural Research.
Deering, M.J., Fielder, D.R., & Hewitt, D.R., 1995. 
Effects of temperature on growth and protein 
assimilation in juvenile leader prawns Penaeus 
monodon. Journal of the World Aquaculture 
Society 26(4), 465-468.
Rosas, C., Sánchez, A., Díaz-Iglesia, E., Brito, R., 
Martinez, E., & Soto, L.A., 1997. Critical 
dissolved oxygen level to and Penaeus schmitti 
postlarvae (PL10–18) exposed to salinity 
changes. Aquaculture 152 (1), 259-272.
Truong Hoang Minh, Christopher J. Jackson, Tran 
Thi Tuyet Hoa, Le Boa Ngoc, Nigel Preston and 
Nguyen Thanh Phuong. 2003. Growth and survival 
of Penaeus monodon in relation to the physical 
condition in the rice-shrimp culture system in the 
Mekong Delta. In Rice–shrimp farming in the 
Mekong Delta: biophysical and socioeconomic 
issuesIn Rice–shrimp farming in the Mekong 
Delta: biophysical and socioeconomic issues. 
Editted by Preston, K and Clayton, H. 2003. 
Technical report ACIAR Project
Wyban, J., Walsh, W.A., & Godin, D.M., 1995. 
Temperature effects on growth, feeding rate 
and feed conversion of the Pacific white shrimp 
(Penaeus vannamei). Aquaculture 138(1–4), 267-
279. 
74 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
imPRoVe PRodUcTiViTY and sUsTainabiliTY
oF shRimP FaRming in Rice-shRimP sYsTem
in hoa mY, cai nUoc, camaU
Le Huu Hiep1*, Nguyen Van Hao2, Nguyen Cong Thanh1, Luu Duc Dien3, Truong Minh Lel1, 
Hoang Thi Thuy Tien2
ABSTRACT
The rice- shrimp culture system accounts for a relatively large area in Ca Mau. This model is char-
acterized by low stocking density, large area, low level of culture technique. Although the risk is 
low due to reduced intensification, there are still a number of problems encountered such as dis-
ease, maintain water level and low production. Therefore, rice-shrimp culture system has become 
increasingly difficult to manage, leading to impacts on farmer’s livelihoods. This study aimed to 
evaluate the technical measures such as reinforce embankment, redesign fields, nursery pond, high 
quality stocking, transfer shrimp culture technques. The results show that technical measures have a 
positive contribution to the production of shrimp in the trial model when compared with the control 
households. 
Keywords: Rice-shrimp, trial model, survival rate, design, nursery pond.
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Sáng
Ngày nhận bài: 29/5/2015
Ngày thông qua phản biện: 10/6/2015
Ngày duyệt đăng: 15/6/2015
1 Minh Hai Sub-Institute for Fisheries Research,Research Institute for Aquaculture No 2. 
* Email:lehuuhiep2@yahoo.com 
2 Research Institute for Aquaculture No 2. 
3 Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemic, Research Institute for Aquaculture No2.

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_nang_suat_va_tinh_ben_vung_cua_tom_nuoi_trong_he_th.pdf