Một vài khía cạnh quản lý môi trường đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản
TÓM TẮT Dựa theo nguyên tắc phát triển bền vững, nuôi trồng thủy sản phải là hoạt động có kế hoạch được thực hiện theo phương thức có trách nhiệm để giảm thiểu các tác động môi trường. Liên quan đến môi trường tự nhiên, một trong những thách thức của việc phát triển nuôi trồng thủy sản là duy trì chất lượng môi trường. Điều đó có nghĩa việc phát triển nuôi trồng thủy sản nên được tiếp cận dựa trên quan điểm sinh thái. Bài viết này đề cập một số khía cạnh quản lý môi trường đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản bao gồm chất thải từ nuôi trồng thủy sản, các chỉ thị chất lượng nước và những cộng cụ quản lý hành chính
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Một vài khía cạnh quản lý môi trường đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một vài khía cạnh quản lý môi trường đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản
giá thống nhất hơn về điều kiện tổng thể qua thời gian dài. Sự phân bố, tính phong phú và thành phần của quần xã thực vật và/hoặc động vật đặc trưng được sử dụng rộng rãi với tính chất là các chỉ thị sinh thái (Bảng 1). 2.2. Một số công cụ hành chính quản lý môi trường đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản Đối với nuôi trồng thủy sản, bên cạnh những biện pháp kỹ thuật, có thể cân nhắc việc quản lý môi trường bằng cách áp dụng các công cụ hành chính. 2.2.1 Tiếp cận sinh thái đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản (Ecosystem approach to aquaculture - EAA) và lập kế hoạch nuôi trồng thủy sản Điều được thừa nhận rộng rãi rằng việc phát triển nuôi trồng thủy sản trong tương lai nên được lập kế hoạch theo phương thức có trách nhiệm nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi về mặt môi trường và xã hội càng nhiều càng tốt. Như đã được chỉ ra bởi José và cộng sự (2017) [1], một bước thiết yếu là lập kế hoạch không gian thỏa đáng ở cấp địa phương, vùng và quốc gia, và tính toán các vấn đề xuyên biên giới ở nơi mà những Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 123 Các đặc trưng Xác định quy mô Phân vùng Lựa chọn địa điểm Quản lý khu vực Mục đích chủ yếu Lập kế hoạch chiến lược đối với việc phát triển và quản lý Kiểm soát việc phát triển; giảm thiểu xung đột; giảm bớt những nguy cơ; tối đa hóa các sử dụng bổ sung qua lại nguồn lực đất và nước Giảm bớt các nguy cơ; tối ưu hóa hoạt động sản xuất Bảo vệ môi trường; giảm bớt nguy cơ dịch bệnh; giảm bớt xung đột Quy mô không gian Toàn cầu đến quốc gia Vùng/khu vực Trang tại hoặc tập hợp trang trại Tập hợp trang trại Bảng 2. Những đặc trưng chính trong xác định quy mô, phân vùng, lựa chọn địa điểm và quản lý khu vực hoạt động nuôi trồng thủy sản vấn đề này có tính chất phù hợp. Mặc dù nhiều quan ngại về xã hội và môi trường xoay quanh những tác động xuất phát từ nuôi trồng thủy sản có thể được chỉ ra ở mức trang trại, hầu hết các tác động mang tính tích lũy. Những tác động có thể không có ý nghĩa khi xem xét từng trang trại nhưng mức ý nghĩa có khả năng gia tăng khi có nhiều trang trại trong cùng một khu vực, hoặc khi xem xét toàn ngành. Tiến trình và các bước qua đó hoạt động nuôi trồng thủy sản được lập kế hoạch và quản lý về mặt không gian, và kết hợp vào trong bối cảnh kinh tế và sinh thái của địa phương được đặt thuật ngữ là “Tiếp cận sinh thái đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản” (EAA). Ba nguyên tắc chi phối việc thực hiện tiếp cận sinh thái đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản (EAA): (i) Nuôi trồng thủy sản nên được phát triển trong bối cảnh không gây ra bất kỳ sự suy thoái nào đối với các chức năng và dịch vụ của hệ sinh thái vượt quá khả năng thích ứng của chúng. (ii) Nuôi trồng thủy sản phải cải thiện đời sống của con người với sự công bằng đối với tất cả các bên liên quan (ví dụ quyền tiếp cận và chia sẻ công bằng các nguồn thu nhập). (iii) Nuôi trồng thủy sản nên được phát triển trong bối cảnh cân nhắc thỏa đáng các ngành, chính sách và mục tiêu khác. EAA cung cấp một khung lập kế hoạch và quản lý nhằm kết hợp có hiệu quả hoạt động nuôi trồng thủy sản với việc lập kế hoạch địa phương, và đưa đến những cơ chế rõ ràng đối với việc gắn kết cùng những nhà sản xuất và chính quyền đối với việc quản lý bền vững một cách hiệu quả những hoạt động nuôi trồng thủy sản bằng cách xem xét các mục tiêu địa phương và quốc gia, xã hộ, kinh tế, môi trường và quản trị. Tiến trình lập kế hoạch (về) không gian thường bao gồm 3 bước sau: (i) Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản (Aquaculture zoning): xem xét đồng thời các tiêu chí nhằm xác định địa điểm nuôi trồng thủy sản và những hoạt động khác nhằm xác định các vùng phù hợp với những hoạt động khác nhau hoặc phối hợp các hoạt động. (ii) Lựa chọn địa điểm (Site selection): xác định những điểm thỏa đáng nhất để phát triển (các) trang trại riêng lẻ trong các vùng. (iii) Các khu vực quản lý nuôi trồng thủy sản (Aquaculture management areas - AMAs): trong các vùng, AMAs bao gồm một số trang trại riêng lẻ cùng chia sẻ một nguồn (cung cấp) nước chung và/hoặc trong điều kiện gần gũi như vậy, dịch bệnh và chất lượng nước được quản lý chung một cách tốt nhất hơn là theo từng trang trại riêng lẻ. Theo José và cộng sự (2017) [1], tiến trình và các bước được khuyến nghị của việc thực hiện lập kế hoạch và quản lý về không gian yêu cầu thêm nhiều hoạt động/công việc được tóm tắt qua bảng sau. 124 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020 (Nguồn: Kapetsky và cộng sự, 2013; trích từ José và cộng sự, 2017 [1]; trang 6) Các đặc trưng Xác định quy mô Phân vùng Lựa chọn địa điểm Quản lý khu vực Thực thể hoạt động (Execut- ing entity) Các tổ chức hoạt động ở quy mô toàn cầu; Cơ quan/bộ phận phụ trách nuôi trồng thủy sản quốc gia Các chính phủ và chính quyền địa phương có liên quan đến nuôi trồng thủy sản Các tổ chức thương mại Các hiệp hội nông dân; các cơ quan quản lý Nhu cầu dữ liệu Cơ bản, liên quan đến tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế; tăng trưởng và các mục đích sử dụng khác Bối cảnh môi trường, xã hội và kinh tế cơ bản Tất cả các dữ liệu có sẵn Dữ liệu về sức tải và các mô hình về nguy cơ dịch bệnh Giải pháp yêu cầu Thấp Trung bình Cao Cao Kết quả đạt được Mang tính chỉ thị rộng Có định hướng, chi tiết hóa ở mức trung bình Chí tiết hóa cụ thể đầy đủ Chi tiết hóa mức trung bình đến đầy đủ 2.2.2 Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment - EIA) và quan trắc (monitoring) trong nuôi trồng thủy sản Theo thời gian, đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment - EIA) và quan trắc (monitoring) được áp dụng ở nhiều quốc gia ở Châu Phi, Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Âu, Bắc Mỹ và Mỹ La Tinh, với tính chất là một yêu cầu mang tính luật pháp đối với bất kỳ sự phát triển mới nào của hoạt động nuôi trồng thủy sản [5]. Tuy nhiên, EIA đầy đủ không được áp dụng cho đa số hoạt động nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Điều này là do hầu hết hoạt động nuôi trồng thủy sản có quy mô nhỏ, và ở nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản là hoạt động mang tính truyền thống. Do vậy, EIA được xem như là một công cụ quản lý môi trường đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, nó cần phải được áp dụng tùy theo trường hợp. Theo FAO (2009), thực tiễn EIA thay đổi rất lớn, mặc dù thường tuân theo các chuẩn quốc gia và quốc tế. Giai đoạn thứ nhất thường là sàng lọc để xác định nếu EIA, hoặc quy mô EIA nào, được yêu cầu. Đa số những quốc gia áp dụng các ngưỡng (giới hạn) bao gồm diện tích (area), công suất hoạt động (production volume), mật độ, công nghệ và đối tượng sản xuất. Trong một số trường hợp, EIA được khởi động bởi tính chất cụ thể như là việc nhập nội các đối tượng nuôi. Trong thực tiễn, EIA sẽ có ảnh hưởng lớn đối với nghiên cứu khả thi, trong trường hợp những quy trình hoạt động khác nhau sẽ được đánh giá về các tác động môi trường của chúng [2]. Với tính chất là bước đầu tiên trong quy trình, xác định quy mô của EIA, một danh sách tất cả các tác động môi trường có khả năng xảy ra từ việc phát triển được đề xuất phải được soạn thảo, bằng cách sử dụng kinh nghiệm đã có về những hoạt động nuôi trồng thủy sản tương tự. Các nội dung của danh sách phải được đánh giá, bằng cách sử dụng phương pháp cho điểm nếu phù hợp, nhằm xác định những tác động có khả năng là mối quan ngại có ý nghĩa về môi trường. EIA nên được tập trung vào những nhân tố này. Bảng dưới đây minh họa tác động môi trường bất lợi không giới hạn đối với môi trường nước, nhưng trong trường hợp nuôi trồng thủy sản, những tác động nghiêm trọng nhất có khả năng có liên quan đến sự giải phóng các tác nhân (gây ô nhiễm) vào môi trường nước dưới dạng kết quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Một khi quy mô đã được xác định, các nghiên cứu “đầu vào” (baseline study) có thể được tiến hành để thu thập khoảng thông tin cần thiết để thực hiện việc đánh giá. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 125 Bảng 3. Xác định quy mô của một EIA đối với một trang trại nuôi cá thâm canh mới (Nguồn: Midden và Redding, 1998 [2]; trang 71) Xếp loại tác động Nguồn (của) tác động Phú dưỡng dòng sông Xả thải dinh dưỡng Suy giảm oxy nước sông Hô hấp của cá/BOD dòng thải Giảm lưu tốc Ngăn cản dòng chảy Biến đổi nền đáy Trầm tích các chất rắn Ngăn cản tuyến đường di chuyển của sinh vật Các đập nước Phá hủy sinh cảnh đất ngập nước/rừng ngập mặn (giá trị sinh vật hoang dại cao, xung đột sử dụng) Việc xây dựng ao Xáo trộn môi trường sống sinh vật tự nhiên Các hoạt động xây dựng Ảnh hưởng đến việc thưởng ngoạn (khu vực có cảnh đẹp) Lưới/công trình xây dựng ngăn vật dữ Biến động các quần thể cá tự nhiên Cạnh tranh giữa cá thoát ra và cá tự nhiên, tương tác về di truyền, lan truyền dịch bệnh Ô nhiễm hydrcarbon đối với đất và nước Thất thoát dầu diesel Biến đổi các quần thể vi sinh vật và động vật không xương sống Sử dụng kháng sinh và hóa chất Ô nhiễm tiếng ồn Máy quạt gió/bơm/phương tiện cơ giới Cùng với EIA, như được chỉ rõ bởi FAO (2009) [5], quan trắc có thể áp dụng cho: - Việc tiến hành trong thực tiễn các điều kiện/yêu cầu hoặc kế hoạch phát sinh từ EIA; - Đánh giá tình trạng môi trường ở khu vực lân cận của trang trại là khu vực phải được EIA (bởi người nuôi hoặc cơ quan có thẩm quyền); và - Đánh giá tình trạng môi trường rộng hơn, khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản và những hoạt động khác. Những vấn đề nêu trên ngụ ý rằng quan trắc có tính chất ưu tiên cho việc quản lý môi trường có hiệu quả đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản. Chúng ta sẽ ít hiều biết về các vấn đề môi trường mang tính thiết yếu liên quan đến một địa phương hoặc kiến thức về tính hiệu quả của bất kỳ những can thiệp nào về mặt quản lý nếu không có quan trắc môi trường, bao gồm cả EIA [5]. Trong thực tế, phương thức tiếp cận giám sát và đánh giá cụ thể được vận dụng trong bất kỳ tình huống cho trước nào sẽ được xác định bởi một loạt các nhân tố bao gồm, nhưng không giới hạn chỉ những nhân tố đó, đối tượng nuôi, sản lượng, địa điểm, dạng thức ăn và hóa chất sử dụng, và công nghệ nuôi có thể áp dụng,... Trong việc thiết lập chương trình quan trắc/ đánh giá môi trường, yêu cầu cần thiết là các mục tiêu phải được xác định rõ ràng và chúng phải làm rõ (i) tại sao việc đánh giá được thực hiện, (ii) “ranh giới” (không gian/thời gian/ sinh thái) của việc đánh giá, (iii) mức độ chính xác yêu cầu và (iv) các kết quả mong muốn từ việc đanh giá. Thật không may, thực tế những yêu cầu này thường bị xem nhẹ với việc đánh giá được thực hiện cho một mục đích đặc biệt mà nó không đại diện cho tất cả các vấn đề môi trường, hoặc những chương trình giám sát 126 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020 được thiết kế rõ ràng là không thỏa đáng đối với mục tiêu của chúng [4]. Theo Crawford và MacLeod (2009) [4], chương trình quan trắc bao gồm đánh giá “đầu vào” thường bao gồm một vài chỉ thị về chất lượng nước và điều kiện sinh thái. Luôn như vậy, không bất kỳ “biến số” môi trường nào cung cấp thông tin đầy đủ về “sức khỏe” của môi trường xoay quanh hoạt động nuôi và một sự kết hợp các biến số được yêu cầu; việc lựa chọn “biến số” nào sẽ tùy thuộc vào các đòi hỏi về kinh tế, xã hội và sinh thái. Các biến môi trường được đánh giá phải có tính SMART (specific, measurable, achievable, relevant and time-bound - cụ thể, có thể đánh giá được, có thể thu được, tương thích và thể hiện thời gian). Việc thừa nhận tính pháp lý của EIA và quan trắc ở nhiều quốc gia và việc áp dụng của chúng đối với một số hình thức nuôi trồng thủy sản đã nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường gắn liền với nuôi trồng thủy sản, và điều này tự mình có khả năng đưa đến việc quản lý môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều nhược điểm đã được xác định bởi FAO (2009) [5] như là khó khăn trong việc chỉ rõ những tác động tích lũy của nhiều phát triển quy mô nhỏ thông qua EIA quy ước; thiếu các mục tiêu và quy chuẩn môi trường, đặc biệt trong trường hợp (phù hợp với) bối cảnh địa phương, mà điều ngược với chúng là để đánh giá được tác động và thiết kế làm giảm tác động; sự tham gia hoặc sự lôi kéo các bên liên quan bị hạn chế, hoặc ở đâu điều này được thực hiện, việc quản lý kém và giải pháp xử lý xung đột không thỏa đáng; hoặc thiếu việc quan trắc, phân tích và phản hồi có hiệu quả đối với việc quản lý theo ngành, cũng như đối với việc quản lý từng trang trại riêng lẻ, hoặc nhóm các trang trại;... Theo FAO (2009) [5], tất cả những điều này thể hiện một xu hướng đối với các chính quyền và cơ quan ban ngành có liên quan là tập trung vào những kỹ thuật cụ thể (như là EIA) hơn là vào hệ thống quản lý mang tính thích ứng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Điều quan trọng là một hệ thống như vậy phải được lồng ghép với các bộ phận ở cấp quốc gia, ở cấp thủy vực, và ở cấp trang trại. Ngoài ra, cần lưu ý rằng các công cụ khác có thể được áp dụng trong việc quản lý môi trường đối với nuôi trồng thủy sản như là (các) quy định và quy trình kỹ thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aguilar-Manjarrez José, Doris Soto and Randall Brummett (Eds), (2017). “Aquaculture zoning, site selection and area management under the ecosystem approach to aquaculture - A handbook” . FAO/The World bank. 2. Alex Midden and Theresa A. Redding, (1998). “Environmental management for Aquaculture”. Kluwer Academic Publishers. 3. Craig S. Tucker, John A. Hargreaves, and Claude E. Boyd, (2008). “Aquaculture and the Environment in the United States. In: Craig S. Tucker and John A. Hargreaves (Eds)”, Environmental Best Management Practices for Aquaculture. Blackwell Publishing. 4. C. Crawford and C. MacLeod, (2009). “Predicting and assessing the environmental impact of aquaculture. In: Gavin Burnell and Geoff Allan (Eds), New technologies in aquaculture - Improving production efficiency, quality and environmental management”. CRC press. 5. FAO, (2009). “Environmental impact assessment and monitoring in aquaculture - Requirements, practices, effectiveness and improvements”. Fisheries and Aquaculture Technical Papers 527. 6. James H. Tidwell (Ed), (2018). “Aquaculture Production Systems”. World Aquaculture Society. Wiley - Blackwell. 7. T.V.R Pillay, (2004). “Aquaculture and the Environment (Second Edition)”. Blackwell Publishing. 8. Simon J. Cripps and Asbjørn Bergheim, (2000). “Solids management and removal for intensive land-based aquaculture production systems”. Aquacultural Engineering, Volume 22, Issues 1 - 2, Pages 33 - 56.
File đính kèm:
- mot_vai_khia_canh_quan_ly_moi_truong_doi_voi_hoat_dong_nuoi.pdf