Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình

Cộng đồng người Mường ở khu vực lòng hồ Hòa Bình đã tạo nên một nền văn hóa có bản

sắc rõ nét với các đặc trưng cơ bản của nếp sống văn hóa. Trong những năm gần đây, loại hình bảo

tàng sinh thái đang hình thành và phát triển mạnh gắn giữa bảo tồn và phát triển. Bài báo đã sử dụng

phương pháp điền dã dân tộc học và điều tra xã hội học để xây dựng mô hình Bảo tàng sinh thái cộng

đồng Mường cho khu vực hồ thủy điện Hòa Bình. Đây là một mô hình bảo tàng mới về quan niệm, hình

thức và nội dung tổ chức trưng bày cũng như các phương thức hoạt động. Mô hình bảo tàng được

thiết kế đặt tại bản Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình với đầy đủ các hợp phần: tổ

chức quản lý, sản phẩm du lịch và tổ chức triển khai mô hình. Bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường

sẽ tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, vừa hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng vừa góp phần bảo tồn và

phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Mường ở khu vực hồ Hòa Bình

Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình trang 1

Trang 1

Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình trang 2

Trang 2

Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình trang 3

Trang 3

Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình trang 4

Trang 4

Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình trang 5

Trang 5

Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình trang 6

Trang 6

Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình trang 7

Trang 7

Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình trang 8

Trang 8

Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình trang 9

Trang 9

Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 6700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình

Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình
 2,5 
7 Tín ngưỡng, tôn giáo (thờ cúng, mo Mường) 72,5 22,5 5,0 0,0 
8 Lễ hội truyền thống 47,5 52,5 0,0 0,0 
9 Nhạc cụ, điệu múa, dân ca truyền thống 5,0 17,5 60,0 17,5 
10 Ngôn ngữ tộc người 67,5 32,5 0,0 0,0 
Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học năm 2019 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 
34 
Phần lớn người dân địa phương (80% số 
người được hỏi) cho rằng hiện nay các giá trị 
văn hóa tộc người mới được khai thác một phần 
nhỏ trong hoạt động du lịch. Điều này là sự thiệt 
thòi cho cả khách du lịch lẫn người dân bản địa. 
Đối với du khách là mất đi cơ hội tìm hiểu đời 
sống, văn hoá một cách sống động. Đối với cư 
dân địa phương là hạn chế khả năng làm phong 
phú sản phẩm du lịch. Do các giá trị văn hóa chưa 
được khai thác nhiều cho du lịch nên một tỉ lệ lớn 
người được phỏng vấn (42,5%) cho rằng du lịch 
chưa hỗ trợ nhiều cho bảo tồn. 
3.2. Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng 
Mường 
Theo Phạm Trung Lương [4], mô hình phát 
triển du lịch gắn với bảo tồn phải gồm 3 hợp 
phần: Hợp phần về tổ chức quản lý, hợp phần về 
sản phẩm du lịch và hợp phần về tổ chức triển 
khai. Khác với mô hình phát triển du lịch thông 
thường, mô hình phát triển du lịch gắn với bảo 
tồn sẽ hướng tới các loại hình du lịch thân thiện 
với môi trường, phát huy văn hóa bản địa, tạo 
sinh kế cho cộng đồng địa phương với định 
hướng những sản phẩm du lịch hỗ trợ cho mục 
tiêu bảo tồn. 
Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường 
cũng có thể coi là một mô hình phát triển du lịch gắn 
với bảo tồn. Mô hình tổng thể của bảo tàng được 
thể hiện qua những hợp phần như sau: 
3.2.1. Hợp phần quản lý của bảo tàng 
Các chủ thể tham gia vào hoạt động của bảo 
tàng sinh thái cộng đồng Mường gồm cộng đồng 
chủ thể và cộng đồng khách thể. 
a. Cộng đồng chủ thể 
Nhóm chủ thể văn hóa là nhóm tạo ra các sản 
phẩm văn hóa để cung cấp cho khách du lịch. 
Khi nào cộng đồng chủ thể văn hóa tự nguyện, 
tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tàng thì 
loại hình bảo tàng sinh thái mới có sức sống, mới 
thu hút được khách du lịch. 
Cộng đồng chủ thể trong mô hình bảo tàng 
sinh thái ở bản Ngòi là người dân trong bản. Họ 
sẽ tham gia vào mô hình trước hết thông qua 
hoạt động sống thường ngày, các phong tục tập 
quán và tương tác với môi trường sống. Đây là 
cách “trưng bày” chân thực nhất các giá trị văn 
hóa của cư dân địa phương trong bảo tàng sinh 
thái. Ngoài ra người dân địa phương còn tham 
gia vào bảo tàng theo các tổ kỹ thuật du lịch như: 
tổ ẩm thực, tổ văn nghệ, tổ lưu trú homestay, tổ 
làm hàng lưu niệm, tổ hướng dẫn - thuyết minh 
và tổ vận chuyển. Những người tham gia vào các 
tổ kỹ thuật cần được đào tạo về các nghiệp vụ 
du lịch. 
b. Cộng đồng khách thể 
Cộng đồng khách thể gồm nhiều nhóm hợp 
thành. 
Thứ nhất là các tổ chức Nhà nước và các nhà 
chuyên môn như Sở Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch Hòa Bình, Phòng Văn hóa huyện Tân Lạc, 
các chuyên gia về bảo tàng và du lịch. Các tổ 
chức Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp và cộng 
đồng trong hoạch định, quản lý và định hướng 
cho hoạt động bảo tàng với mục đích giới thiệu, 
quảng bá văn hóa và phát triển du lịch. Nhóm 
các nhà chuyên môn hỗ trợ doanh nghiệp và 
cộng đồng về nghiên cứu khoa học và hướng dẫn 
các nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt là chuyên 
môn về bảo tồn và vận hành bảo tàng. 
Thứ hai là doanh nghiệp (như Công ty Cổ 
phần du lịch Hòa Bình), đóng vai trò quan trọng 
trong việc phát triển mô hình thông qua hoạt 
động đầu tư vốn. 
Thứ ba, là nhóm khách du lịch tham quan văn 
hóa sinh thái của dự án. Nhóm này cần phối hợp 
hỗ trợ cộng đồng, hỗ trợ doanh nghiệp trên cơ 
sở tuân thủ những quy định của bảo tàng như: 
mua vé, trả phí dịch vụ và hỗ trợ vật chất cho 
chủ thể văn hóa theo các hình thức khác nhau. 
Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, trong nhiều trường 
hợp cũng có thể hỗ trợ chuyên môn và hỗ trợ tài 
chính cho các chủ thể văn hóa. 
3.2.2. Hợp phần sản phẩm du lịch của bảo 
tàng 
Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Duy Thiệu - Mô hình bảo tàng sinh thái 
35 
a. Sản phẩm sinh thái tự nhiên 
Khi đến tham quan một bảo tàng sinh thái, 
trước hết du khách được tham quan và khám phá 
hệ sinh thái tự nhiên - bối cảnh thiên nhiên mà 
cộng đồng địa phương đã hoạt động trong đó để 
sinh tồn, tạo tác và tích lũy được các di sản hình 
thành bản sắc riêng của mình. 
Hình 5. Khung cảnh khi bước 
vào động Hoa Tiên, bản Ngòi 
Hình 6. Mặt nước trong xanh ở Ao Tiên, bản Ngòi 
Cụ thể ở khu vực hồ Hòa Bình là hệ sinh thái 
trong vùng núi đá vôi với các hang động (động 
Hoa Tiên, hang Quai Ấm), hố sụt karst (Ao 
Tiên)... Một số nguồn lợi tự nhiên và các hoạt 
động của con người khai thác và sử dụng chúng 
đều là các đối tượng có thể “trưng bày”, đồng thời 
là các sản phẩm để phục vụ nhu cầu tham quan 
và trải nghiệm của du khách như hoạt động kéo 
vó tôm, nuôi cá lồng trên lòng hồ (Hình 5, 6). 
b. Sản phẩm sinh thái nhân văn, các không 
gian trưng bày và trải nghiệm 
- Sinh thái và sinh kế 
Các hoạt động mưu sinh thường nhật của cư 
dân trong hệ sinh thái cung cấp cho du khách 
những nét văn hóa đặc thù. Để hoạt động của 
bảo tàng tập trung và có hiệu quả, một số không 
gian có thể được sắp xếp hoạt động theo nhóm 
lộ trình thăm quan. 
Ví dụ có thể lựa chọn xây dựng các điểm sản 
xuất tập trung để trồng cây lấy hạt, lấy củ, trồng 
rau màu, chăn nuôi gia súc, nuôi cá (Hình 7), 
nuôi ong vừa theo cách truyền thống vừa áp 
dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để các lĩnh 
vực sản xuất thu được năng suất tốt. Ngoài việc 
thăm quan các hoạt động mưu sinh của người 
dân địa phương, du khách có nhu cầu sẽ được 
trải nghiệm cùng ăn cùng ở cùng làm với cộng 
đồng địa phương. 
Hình 7. Khu vực nuôi trồng thủy sản Hình 8. Nhà sàn truyền thống của người Mường 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 
36 
Các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền 
thống như dệt, nhuộm, mây tre đan, làm kim 
hoàn, chạm khắc, tạo tác các nhạc cụ sẽ được 
tổ chức sắp xếp theo nhóm thành những điểm 
hoạt động tập trung thuận lợi cho lộ trình thăm 
quan của du khách. Các nghề thủ công không chỉ 
có ý nghĩa đối với việc giới thiệu bản sắc văn 
hóa của người Mường mà còn tạo ra các sản 
phẩm để bán cho khách du lịch, tăng thêm nguồn 
thu. 
- Các không gian trưng bày tập trung 
Trước tiên, cụm kiến trúc nhà truyền thống 
mà các hộ gia đình đang sử dụng ở bản Ngòi sẽ 
được bảo tồn nguyên vẹn cả về mặt kỹ thuật kiến 
trúc, về cách bố trí sắp xếp mặt bằng sinh hoạt 
trong các ngôi nhà theo tập quán xã hội của 
người Mường (Hình 8). Có thể cải tạo vừa đảm 
bảo cho các hộ gia đình sinh hoạt vừa là các 
điểm lưu trú (homestay). 
Để phục vụ cho du lịch cần tái phục dựng 3 
loại nhà ở truyền thống tương ứng với 3 tầng lớp 
trong xã hội Mường truyền thống: Nhà Lang, 
Nhà Ậu, Nhà dân (Hình 9). 
Hình 9. Đề xuất các không gian chính của bảo tàng sinh thái Mường ở bản Ngòi 
Về mặt “bảo tàng”, các công trình này phải 
thỏa mãn nhu cầu tham quan “tính đích thực” 
văn hóa, nên tốt nhất là sưu tầm các ngôi nhà 
truyền thống còn sót lại trong cộng đồng, 
chuyển về khu trưng bày tái phục dựng nhưng 
phải đảm bảo tính bản địa của văn hóa cho các 
ngôi nhà. Các loại nhà ở truyền thống của xã hội 
Mường có thể tạo sản phẩm cho du khách trải 
nghiệm lối sống của nhà lang từ ăn, mặc và các 
sinh hoạt giải trí. 
c. Không gian “cộng đồng” 
Không gian này gồm 2 bộ phận chính: 
Một là, công trình kiến trúc theo kiểu dáng 
truyền thống đủ điều kiện để trưng bày giới thiệu 
những đặc điểm chung nhất về người Mường. 
Các số liệu, kiến thức chung nhất sẽ được đồ họa 
hóa thành các “dạng hiện vật” như bản đồ, sơ 
đồ, biểu bảng và các hiện vật đích thực khác 
như trang phục, chiêng sẽ được trưng bày để 
giới thiệu cho du khách bản sắc văn hóa chung 
của người Mường và truyền thống lịch sử của 
địa phương. 
Hai là, kiến tạo không gian để trình diễn văn 
hóa truyền thống phục vụ du khách. Công trình 
Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Duy Thiệu - Mô hình bảo tàng sinh thái 
37 
kiến trúc phải tính đến các không gian trình diễn 
trong nhà (sân khấu) và trình diễn ngoài trời. Nội 
dung trình diễn bao gồm văn nghệ dân gian 
truyền thống (ca, múa, nhạc), đồ chơi và trò chơi 
dân gian. Cần lựa chọn các giá trị văn hoá đặc 
trưng của người Mường để xây dựng các sản 
phẩm du lịch mang tính trình diễn cao như Mo 
Mường, lễ hội Xên Mường, lễ hội Khuống Mùa 
hay lễ hội xuống đồng. 
Bản Ngòi là nơi đầu tiên thí điểm sân khấu 
hoá Mo Mường biểu diễn phục vụ du khách, như 
Ông Mo trong trang phục truyền thống cùng các 
đạo cụ, mâm lễ thực hiện các nghi lễ thỉnh các 
vị thần linh cầu xin sức khoẻ và bình an cho du 
khách (Hình 10), tiết mục Cồng Chiêng chào 
đón du khách (Hình 11). Ngoài ra, du khách còn 
được thưởng thức điệu múa bông, mô phỏng quá 
trình lao động của các cô gái trong bản với nghề 
truyền thống trồng bông dệt vải khi xưa, diễn tả 
mơ ước của con người vươn tới một cuộc sống 
giàu sang phú quí, thóc gạo đầy nhà. Cuối cùng, 
điệu múa sạp Mường tạo cơ hội giao lưu giữa 
người dân và du khách trong không khí vui vẻ, 
thân thiện. 
Hình 10. Các nghi lễ trong Mo Mường 
Hình 11: Người dân Bản Ngòi đón 
khách bằng màn biểu diễn cồng chiêng 
Hình 12. Các bước xây dựng bảo tàng cộng đồng Mường tại bản Ngòi 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 
38 
3.2.3. Hợp phần tổ chức triển khai mô hình 
bảo tàng 
Không gian trưng bày của bảo tàng sinh thái 
cộng đồng nằm ngay trong hệ sinh thái (không 
gian trưng bày khép kín chiếm một tỷ lệ rất nhỏ). 
Nguyên liệu để trưng bày (tri thức dân gian, các 
hoạt động sinh sống hàng ngày) mang tính phi 
vật thể rất cao. Vai trò của cộng đồng - những 
chủ thể văn hóa có ý nghĩa quyết định. 
Để xây dựng được bảo tàng sinh thái cộng 
đồng cần thực hiện theo 3 giai đoạn (xác định, 
chuẩn bị và thực hiện) với 6 bước và 11 công 
việc cụ thể như hình 12 [10]. 
3.3. Giải pháp thực hiện 
Để mô hình du lịch sinh thái cộng đồng 
Mường thành hiện thực, cần cải thiện các yếu tố 
về cơ sở hạ tầng và chất lượng lao động, đa dạng 
hóa các sản phẩm và quảng bá du lịch. 
Trước tiên tỉnh Hòa Bình và huyện Tân Lạc 
cần ưu tiên ngân sách hỗ trợ bản Ngòi nâng cấp 
hệ thống đường sá, điện, nước và thông tin liên 
lạc. Thực hiện lồng ghép các chương trình mục 
tiêu quốc gia, các dự án của các ngành khác có 
liên quan với phát triển du lịch (như nông thôn 
mới, trồng rừng, khôi phục và phát triển nghề 
thủ công truyền thống) để giảm bớt những khó 
khăn về vốn. 
Đồng thời thực hiện xã hội hóa công tác đầu 
tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên và môi 
trường du lịch. Để thu hút đầu tư của khu vực tư 
nhân, cần có chính sách ưu tiên như miễn giảm 
thuế; cho chậm tiền thuế có thời hạn; giảm tiền 
thuế đất; cho vay với lãi suất ưu đãi 
Nâng cao năng lực cho cộng đồng địa phương 
thông qua tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về 
các kỹ năng xây dựng bảo tàng và phát triển du 
lịch cộng đồng; xây dựng các qui tắc bảo tồn và 
phát triển du lịch cộng đồng cho bản Ngòi; Biên 
soạn tài liệu đào tạo dành cho đối tượng là người 
dân tộc thiểu số. 
Ngoài ra, cần xây dựng các chương trình 
quảng bá xúc tiến nhằm quảng bá rộng rãi về 
tiềm năng và những giá trị độc đáo của khu du 
lịch hồ Hòa Bình nói chung và bản Ngòi nói 
riêng thông qua tổ chức các sự kiện, các đoàn 
farmtrip đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp 
du lịch... đầu tư các ấn phẩm du lịch, xây dựng 
trang thông tin quảng bá. 
4. Kết luận 
Bản Ngòi là một bản dân tộc Mường nằm ven 
hồ Hòa Bình có nhiều tiềm năng cho phát triển 
du lịch cộng đồng. Du lịch đã tạo thêm một 
nguồn sinh kế mới cho người dân địa phương. 
Tuy nhiên việc phát triển du lịch ở đây còn 
gặp nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở hạ tầng 
và năng lực địa phương, sản phẩm du lịch đơn 
điệu. Đặc biệt hiện còn nhiều giá trị văn hóa của 
người Mường chưa được khai thác cho phát 
triển du lịch; do đó người dân chưa có ý thức bảo 
tồn và phát huy những giá trị này. 
Nhằm tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, vừa 
giúp phát triển du lịch đồng thời vừa hỗ trợ bảo 
tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người ở 
khu vực hồ Hòa Bình, nghiên cứu đã đề xuất mô 
hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường. Bảo 
tàng là trung tâm hội tụ các giá trị văn hóa truyền 
thống của dân tộc Mường, từ đó lan tỏa các giá 
trị thông qua trải nghiệm thực tế của du khách. 
Mô hình bảo tàng được thiết kế đặt tại bản Ngòi 
với đầy đủ các hợp phần: tổ chức quản lý, sản 
phẩm du lịch và tổ chức triển khai mô hình. 
Bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường sẽ tạo 
một điểm nhấn cho du khách, đa dạng hóa sản 
phẩm du lịch của tỉnh Hòa Bình đồng thời góp 
phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa 
truyền thống của người Mường. 
Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Duy Thiệu - Mô hình bảo tàng sinh thái 
39 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự hỗ trợ của đề tài: “Nghiên cứu giải pháp 
khoa học và công nghệ, xây dựng mô hình phục vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cho phát 
triển bền vững du lịch vùng lòng hồ Hòa Bình”, mã số KHCN-TB.24C/13-18, thuộc Chương trình 
Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, ĐHQGHN. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Công ty cổ phần đầu tư du lịch Hòa Bình (2018), Dự án khu du lịch sinh thái gắn với bảo tồn và phát triển văn hóa 
cộng đồng dân tộc Mường. 
2. Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình (2016), Đề án phát triển khu du lịch Ngòi Hoa 2016. 
3. Cục thống kê tỉnh Hòa Bình (2018), Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình 2018. NXB Thống kê, 2018. 
4. Phạm Trung Lương (2019), Đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học 
tại khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Mã số: ĐTĐL.XH.XHTN, 12/15. 
5. Lê Thị Minh Lý (2004), Bảo tàng sinh thái - Một cách tiếp cận bảo tàng học mới, Tạp chí Di sản Văn hóa, 6, 12-16. 
6. Phòng Văn hóa huyện Tân Lạc (2017), Báo cáo du lịch năm 2017. 
7. Nguyễn Thu Trang (2016), Bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Văn 
hóa học. 
8. UBND tỉnh Hòa Bình (2016), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh 
Hòa Bình đến năm 2030. 
9. Daisuke Fukushima and Kazuhiro Ishihara (2004), Practical Research on Educational Dissemination for Volcanic 
Disaster Prevention: A Case Study Based on the Ecomuseum Concept, Disaster Prevention Research Institute 
Annuals, vol 47 (C), pp 163-169. 
10. Zhen-Hui Liu and Yung-Jaan Lee (2015), A Method for Development of Ecomuseums in Taiwan, Sustainability, vol 
7, pp 13249-13269; doi:10.3390/su71013249. 
Thông tin tác giả: 
Hoàng Thị Thu Hương - Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học 
Tự nhiên, ĐHQGHN 
Nguyễn Duy Thiệu - Bảo tàng dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa 
học xã hội Việt Nam 
Địa chỉ: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội 
ĐT: 0912989783, Email: huonghoangbg@yahoo.com 
Nhật ký tòa soạn: 
Ngày nhận bài: 10/02/2021 
Biên tập: 03/2021 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_bao_tang_sinh_thai_cong_dong_muong_giai_phap_cho_pha.pdf