Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus GMELIN, 1791)

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định các biện pháp kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa

(Cultellus maximus) thích hợp nhằm bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, chủ động nguồn giống và đa dạng đối

tượng nuôi. Nghiên cứu thực hiện với 5 biện pháp kỹ thuật kích thích sinh sản bao gồm: Kích thích

sinh sản bằng tăng nhiệt độ, kích thích sinh sản bằng cách tăng nhiệt độ kết hợp với dòng chảy, kích

thích sinh sản bằng tăng nhiệt độ và NH4OH kết hợp với dòng chảy, kích thích sinh sản bằng cách

tiêm Serotonin, kích thích sinh sản bằng phương pháp hạ nhiệt độ xuống 180C trong thời gian 45

phút kết hợp với dòng chảy 2m3/30 phút. Kết quả cho thấy: kích thích sinh sản bằng cách hạ nhiệt

độ đến 180C trong 45 phút kết hợp tạo dòng chảy có các chỉ tiêu sinh sản tối ưu nhất với tỷ lệ sinh

sản (38,33 ± 2,89%), tỷ lệ thụ tinh (85,81 ± 2,82%), tỷ lệ nở (81,75 ± 4,60%) có thể ứng dụng để

kích thích sinh sản cho ngao móng tay chúa (Cultellus maximus)

Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus GMELIN, 1791) trang 1

Trang 1

Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus GMELIN, 1791) trang 2

Trang 2

Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus GMELIN, 1791) trang 3

Trang 3

Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus GMELIN, 1791) trang 4

Trang 4

Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus GMELIN, 1791) trang 5

Trang 5

Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus GMELIN, 1791) trang 6

Trang 6

Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus GMELIN, 1791) trang 7

Trang 7

Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus GMELIN, 1791) trang 8

Trang 8

Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus GMELIN, 1791) trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 7780
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus GMELIN, 1791)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus GMELIN, 1791)

Kỹ thuật kích thích sinh sản ngao móng tay chúa (Cultellus maximus GMELIN, 1791)
2m3/30 phút
- Nghiệm thức 4: Dòng chảy 2m3/20 phút
Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Mỗi lần lặp 
10 con đực và 10 con cái.
Dùng máy bơm có công suất nhỏ (bơm 
10m3/60phút) điều chỉnh cho phù hợp với từng 
nghiệm thức.
2.2.3. Kích thích sinh sản bằng tăng nhiệt 
độ và NH4OH kết hợp với dòng chảy
Sau khi có kết quả từ thí nghiệm kích thích 
sinh sản bằng tăng nhiệt độ kết hợp với dòng 
chảy, dòng chảy thích hợp sẽ được xác định. 
Dòng chảy này sẽ được thí nghiệm với nồng độ 
NH4OH khác nhau:
− Nghiệm thức 1: Phơi nắng 60 phút + dòng 
chảy 2m3/30 phút (đối chứng)
− Nghiệm thức 2: Phơi nắng 60 phút + 
NH4OH 1%+ dòng chảy 2m
3/30 phút
− Nghiệm thức 3: Phơi nắng 60 phút + 
NH4OH 2%+ dòng chảy 2m
3/30 phút
− Nghiệm thức 4: Phơi nắng 60 phút + 
NH4OH 3%+ dòng chảy 2m
3/30 phút
Thí nghiệm lặp lại 3 lần, mỗi lần 10 con đực 
và 10 con cái.
2.2.4. Kích thích sinh sản bằng cách tiêm 
Serotonin
Kích thích bằng tiêm Serotonin 2μl/cá thể, 
tiêm vào phần sinh dục của ngao móng tay chúa 
trong điều kiện nhiệt độ thường, sau 2 giờ kiểm 
tra và phân tích kết quả (Theo Nguyễn Đức 
Minh và ctv., 2015).
Thí nghiệm lặp lại 3 lần, mỗi lần 10 con đực 
và 10 con cái.
2.2.5. Kích thích sinh sản bằng phương 
pháp hạ nhiệt độ xuống 180C trong thời gian 
45 phút kết hợp với dòng chảy 2m3/30 phút
Cho ngao móng tay chúa vào các khay 
nhựa (có lỗ thoáng) ngâm vào trong thau (bể) 
đã chuẩn bị nước có nhiệt độ 180C, sục khí liên 
tục sau thời gian 45 phút, vớt ngao móng tay 
chúa qua bể đẻ, cấp nước với lưu lượng 2m3/30 
phút. 
Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp 
10 con đực và 10 con cái.
Các chỉ số theo dõi ở các thí nghiệm kích 
thích sinh sản
Tỷ lệ sinh sản
Tỷ lệ thụ tinh
Tỷ lệ nở
• Tỷ lệ sinh sản =
Số cá thể ngao móng tay 
chúa đẻ trứng
Tổng số ngao móng tay 
chúa cái bố trí thí nghiệm
• Tỷ lệ thụ tinh được xác định khi trứng đạt 
đến giai đoạn phôi vị: Trứng mới được đẻ ra 
thu 3 mẫu (mỗi mẫu 30 trứng) ấp trong môi 
trường thích hợp, khi trứng đến giai đoạn phôi 
vị đếm tổng số trứng thụ tinh chia cho tổng số 
trứng mẫu thu.
• Tỷ lệ nở được xác định khi trứng được thụ 
tinh và nở thành ấu trùng: Trứng mới được đẻ 
ra thu 3 mẫu (mỗi mẫu 30 trứng) ấp trong môi 
trường thích hợp, khi trứng nở thành ấu trùng 
đếm tổng số ấu trùng nở ra chia cho tổng số 
trứng mẫu thu.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý và phân tích bằng 
phần mềm Excel 2003 và SPSS 16.0, dùng 
trắc nghiệm ANOVA một yếu tố để so sánh 
tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của ngao 
móng tay chúa giữa các nghiệm thức với mức 
ý nghĩa P = 95%. Trắc nghiệm LSD sẽ được 
sử dụng khi có sự khác nhau về tỷ lệ sinh sản, 
tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở giữa các cặp nghiệm 
thức.
6 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
III. KẾT QUẢ
3.1. Kích thích sinh sản bằng cách tăng 
nhiệt độ
Với phương pháp kích thích sinh sản bằng 
biện pháp tăng nhiệt độ, qua phân tích ANOVA 
một nhân tố nhận thấy tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ thụ 
tinh ở cả 3 nghiệm thức NT2, NT3, NT4 không 
có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê; tỷ lệ 
sinh sản và tỷ lệ thụ tinh đạt thấp nhất ở nghiệm 
thức NT1 (lần lượt là 28,33% và 46,93%) và 
khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn 
lại (p<0,05).
Tỷ lệ nở ở các nghiệm thức khác nhau thì 
khác nhau có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ nở ở NT1 
cho kết quả cao nhất (61,71%) và thấp nhất ở 
NT4 (32,82%). Tuy nhiên, qua phân tích nhận 
thấy tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở cao 
và ít biến động nhất ở NT3. Cụ thể với các số 
liệu ghi nhận qua thí nghiệm, nghiệm thức NT3 
(phơi nắng 60 phút) có kết quả kích thích ngao 
móng tay chúa bố mẹ sinh sản tốt hơn so với 
các nghiệm thức còn lại với số lượng trứng thu 
được trung bình là 20,98 ± 10,06 triệu trứng và 
ấu trùng chữ D thu được là 6,86 ± 3,94 triệu con 
(Bảng 1). 
Bảng 1: Các chỉ tiêu sinh sản (tăng nhiệt độ)
Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 NT4
Tỷ lệ sinh sản % 28,33 ± 2,89b 30,00 ± 5a 31,67 ± 2,9a 31,67 ± 2,89a
∑ Số trứng thu được (triệu) 14,04±3,14b 20,68±6,21a 20,98±10,06a 20,84±3,09a
∑ Số trứng thụ tinh (triệu) 7,00±4,58b 13,77±6,05a 13,44±7,17a 13,83±2,46a
Tỷ lệ thụ tinh % 46,93±19,57d 64,95±8,37a 62,53±4,8ab 66,17±2,27ac
Tỷ lệ nở % 61,71±21,25d 49,52±6,23a 52,96±13,18b 32,82±18,83c
∑ Ấu trùng chữ D (triệu) 3,67±776c 6,99±3,76a 6,86±3,94a 4,69±3,16b
Trong cùng một hàng, các giá trị có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê 
(p <0,05). Số liệu được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
3.2. Kích thích sinh sản bằng cách tăng 
nhiệt độ kết hợp với dòng chảy 
Với phương pháp kích thích sinh sản bằng 
biện pháp tăng nhiệt độ kết hợp với dòng chảy, 
qua phân tích ANOVA một nhân tố nhận thấy tỷ 
lệ sinh sản thấp nhất ở 2 nghiệm thức NT1 và 
NT2 (26,67 ± 5,77%) và khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với 2 nghiệm thức còn lại (p<0,05). 
Với tỷ lệ thụ tinh, mặc dù sự khác biệt là không 
có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức thí 
nghiệm, tuy nhiên kết quả ghi nhận cao hơn đối 
với 2 nghiệm thức NT3 và NT4 (69,28±13,18 
và 69,00±7,16). 
Tỷ lệ nở ở các nghiệm thức khác nhau thì 
khác nhau có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ nở ở NT3 
cho kết quả cao nhất (51,69 ± 16,49 %) và thấp 
nhất ở NT4 (43,42 ± 8,29%). 
Qua phân tích nhận thấy: tỷ lệ sinh sản, tỷ 
lệ thụ tinh, tỷ lệ nở cao và ít biến động nhất ở 
NT3. Nghiệm thức NT3 (phơi nắng 60 phút kết 
hợp với dòng chảy 2m3/30phút) có kết quả kích 
thích ngao móng tay bố mẹ sinh sản tốt hơn so 
với các nghiệm thức còn lại với số lượng trứng 
thu được trung bình là 31,67 ± 2,89 triệu trứng 
và ấu trùng chữ D thu được là 7,31±2,6 triệu 
con (Bảng 2).
7TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 2: Các chỉ tiêu sinh sản (tăng nhiệt độ kết hợp với dòng chảy)
Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 NT4
Tỷ lệ sinh sản % 26,67 ±5,77a 26,67±5,77a 31,67 ±2,89b 30,00±5,00b
∑ số trứng thu được (triệu) 19,79±4,17dbc 17,89 ±4,34a 20,74±2,72ca 20,09±2,19b
∑ số trứng thụ tinh (triệu) 13,14±2,57db 12,14 ±3,19a 14,47±3,87c 13,95 ±2,75b
Tỷ lệ thụ tinh % 66,58±1,78da 67,67 ±2,22a 69,28±13,18cba 69,00±7,16ba
Tỷ lệ nở % 45,17 ±9,95da 46,73 ±4,7a 51,69 ±16,49c 43,42 ±8,29b
∑ ấu trùng chữ D (triệu) 5,77±0,42dba 5,66±1,52a 7,31±2,6c 6,08 ±1,92ba
Trong cùng một hàng, các giá trị có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê 
(p <0,05). Số liệu được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
Hình 1. a) Tuyển chọn, b) Kích thích tăng nhiệt (phơi nắng), c) Kích thích tạo dòng chảy
3.3. Kích thích sinh sản bằng cách tăng 
nhiệt độ và NH
4
OH kết hợp với dòng chảy 
Kích thích sinh sản bằng biện pháp 
tăng nhiệt độ và ngâm trong dung dịch 
NH4OH kết hợp tạo dòng chảy qua phân tích 
ANOVA một nhân tố nhận thấy: tỷ lệ sinh 
sản cao nhất ở NT2 (33,33%) và khác biệt có 
ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại 
(p<0,05). Tuy nhiên, NT1 và NT3 khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ thụ tinh 
cao nhất ở NT2 (74,2%) và thấp nhất ở NT3 
(55,27%), tỷ lệ nở cao nhất ở NT4 (52,72%) 
và thấp nhất NT1 (41,18%). Từ kết quả phân 
tích nhận thấy: tỷ lệ sinh sản, thụ tinh, tỷ lệ 
nở cao và ít biến động nhất ở NT2. Nghiệm 
thức NT2 (Phơi nắng 60 phút + NH4OH 1% 
+ dòng chảy 2m3/30 phút) cho tỷ lệ sinh sản 
và tỷ lệ thụ tinh tối ưu có thể sử dụng cho sản 
xuất, số lượng trứng thu được trung bình là 
23,57 ± 4,94 triệu trứng và ấu trùng chữ D 
thu được là 7,56 ± 3,42 triệu con (Bảng 3).
8 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 3: Các chỉ tiêu sinh sản (tăng nhiệt độ và NH4OH kết hợp với dòng chảy)
Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 NT4
Tỷ lệ sinh sản %
30,00±5a 33,33±2,89b 30,00±5ca 21,67±10,41d
∑ số trứng thu được (triệu) 23,39±10,59a 23,57±4,94ba 17,52±9,21c 14,74±11,95d
∑ số trứng thụ tinh (triệu) 15,88±8,04a 17,53±3,97b 10,65±8,48c 11,30±10,11dc
Tỷ lệ thụ tinh % 66,61±10,57a 74,20±4,52b 55,27±15,71c 73,97±7,89db
Tỷ lệ nở % 41,18±11,02a 44,48±19,16b 45,31±8,73cb 52,72±5,28d
∑ ấu trùng chữ D (triệu) 6,31±3,64a 7,56±3,42b 4,43±2,93c 6,22±5,92da
Các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng chứng tỏ có sự khác biệt khi p <0,05. Số liệu được trình 
bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
3.4. Kích thích sinh sản bằng cách tiêm 
Serotonin 2μl/cá thể
Tiêm Serotonin 2μl/cá thể, tiến hành trên 
20 cá thể với 3 lần lặp lại, kết quả tỷ lệ sinh 
sản trung bình là 25 ± 5,00%, số ấu trùng chữ 
D thu được trung bình là 3,23 ± 0,79 triệu con 
(Bảng 4).
Bảng 4: Các chỉ tiêu sinh sản (Tiêm Serotonin 2μl/cá thể)
Chỉ tiêu
Tỷ lệ sinh sản 
thấp nhất
Tỷ lệ sinh sản 
cao nhất
Tỷ lệ sinh sản 
trung bình
Tỷ lệ sinh sản % 20 30 25 ± 5,00
∑ số trứng thu được (triệu) 15,28 22,40 19,24 ± 3,60
∑ số trứng thụ tinh (triệu) 11,29 16,24 14,40 ± 2,70
Tỷ lệ thụ tinh % 72,50 78,28 74,88 ± 3,02
Tỷ lệ nở % 15,30 29,22 23,02 ± 7,08
∑ ấu trùng chữ D (triệu) 2,4 3,98 3,23 ± 0,79
3.5. Kích thích sinh sản bằng cách hạ nhiệt 
độ đến 180C trong 45 phút kết hợp tạo dòng 
chảy
Kích thích ngao móng tay chúa sinh sản 
bằng cách hạ nhiệt độ đến 180C trong 45 phút 
sau đó vớt ra cho vào bể có nhiệt độ bình thường 
(nhiệt độ 280C) tạo dòng chảy để kích thích, 
thực hiện trên 20 ngao bố mẹ với 3 lần lặp lại, 
kết quả tỷ lệ sinh sản trung bình là 38,33 ± 2,89 
%, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở lần lượt là 85,81 ± 
2,82% và 81,75 ± 4,6%. Số ấu trùng chữ D thu 
được là 24,48 ± 1,05 triệu con (Bảng5).
9TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Qua các thí nghiệm kích thích sinh sản, 
nhận thấy giải pháp kích thích bằng cách hạ 
nhiệt độ đến 180C trong 45 phút kết hợp tạo 
dòng chảy có các chỉ tiêu sinh sản tối ưu nhất và 
ít biến động có thể ứng dụng để kích thích sinh 
sản cho ngao móng tay chúa.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
Hạ nhiệt xuống 18oC trong 45 phút kết hợp 
với kích thích dòng chảy 2m3/30 phút là biện 
pháp thích hợp nhất trong kích thích sinh sản 
ngao móng tay chúa.
Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp ương 
ngao móng tay chúa giống để thuận lợi hơn cho 
việc thả nuôi vào môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoàng Bích Đào, 2001. Một số đặc điểm sinh 
học sinh sản của sò huyết tại Đầm Nại – Ninh 
Thuận, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo 
động vật thân mềm toàn quốc ần thứ 2, tháng 
8/2001, NXB Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh, 
trang 131 - 136. 
Đào Minh Đông, 2004. Nghiên cứu đặc điểm sinh 
học sinh sản Tu hài Lutraria philippinarum 
(Reeve, 1854), Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, 
77 trang.
Dương Văn Hiệp, 2005. Nghiên cứu một số đặc 
điểm sinh học sinh sản ngao dầu Meretrix 
meretrix (Lineus, 1758) ở vùng biển Cát Hải - 
Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp.
Nguyễn Quang Hùng và Hoàng Đình Chiều, 
Bảng 5: Các chỉ tiêu sinh sản (hạ nhiệt độ đến 180C và để 45 phút)
Chỉ tiêu
Tỷ lệ sinh sản thấp 
nhất
Tỷ lệ sinh sản 
cao nhất
Tỷ lệ sinh sản 
trung bình
Tỷ lệ sinh sản %
35,00 40,00
38,33 ± 2,89
∑ số trứng thu được (triệu) 30,39 37,90 35,10 ± 4,01
∑ số trứng thụ tinh (triệu) 26,98 32,62 30,05 ± 2,91
Tỷ lệ thụ tinh % 82,88 86,06 85,81 ± 2,82
Tỷ lệ nở % 77,43 86,59 81,75 ± 4,60
∑ ấu trùng chữ D (triệu) 23,29 25,25 24,48 ± 1,05
Hình 2. a) Kích thích hạ nhiệt, b) Hạ nhiệt kết hợp tạo dòng chảy
10 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
2009. Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh 
vỏ Bivalvia tại một số vùng rừng ngập mặn 
điển hình ven biển Việt Nam,Viện nghiên cứu 
Hải sản, Hải Phòng. Bản tin số 14 – tháng 
10/2009.
Trương Sỹ Kỳ, Đỗ Hữu Hoàng và Hứa Thái Tuyến, 
1996. Đặc điểm sinh sản của sò huyết (A. 
granosa) sống ở vùng biển Trà Vinh. Tập VII, 
Tuyển tập nghiên cứu Biển. NXB Khoa học và 
kỹ thuật, trang 103 – 112.
Lê Đức Minh, 2000. Nghiên cứu đặc điểm sinh học 
sinh sản của bào ngư (Haiotis) ở vùng biển Nha 
Trang, Khánh Hoà, Luận án tiến sĩ khoa học 
sinh học,127 trang.
Nguyễn Đức Minh, Đỗ Thị Phượng, Lê Thị Hoài 
Oanh và Lê Ngọc Hạnh, 2015. Nghiên cứu 
đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả 
năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa 
(Sinonovacula sp.). Đề tài nghiên cứu thuộc Sở 
KH&CN Tp. HCM.
Hà Đức Thắng và Hà Đình Thùy, 2004a. Kết quả 
bước đầu nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo Tu 
hài (Lutraria philippinarum Reeve, 1854). Tạp 
chí thuỷ sản(6), trang 19-23.
Hà Đức Thắng, 2004b. Tuyển tập Quy trình công 
nghệ sản xuất giống thủy sản, NXB Nông 
nghiệp, Hà Nội, trang 119-137.
Nguyễn Thị Xuân Thu, 1998. Nghiên cứu đặc điểm 
sinh học sinh sản, sinh trưởng và kỹ thuật sản 
xuất giống nhân tạo điệp quạt (Chlamys nobilis 
Reeve, 1852). Luận án tiến sĩ khoa học Nông 
nghiệp, Nha Trang, 172 trang.
Nguyễn Thị Xuân Thu, 2005. Kỹ thuật sản xuất 
giống và nuôi động vật thân mềm. Giáo trình 
cao học, 193 trang, trang 28.
Ngô Anh Tuấn, 2001. Một số đặc điểm sinh 
học sinh sản của điệp seo (Comptopallium 
radula Linene, 1758). Tuyển tập báo cáo khoa 
học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần 
thứ 2, tháng 8/2001. NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ 
Chí Minh, trang 197 - 208.
Ngô Anh Tuấn, 2012. Giáo trình Kỹ thuật sản xuất 
giống và Nuôi động vật thân mềm. NXB Nông 
nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh, trang 34 - 35.
11TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
TECHNICAL TO REPRODUCTIVE STIMULATION FOR WINTER’S 
RAZOR CLAMS (Cultellus maximus GMELIN, 1791)
Nguyen Quoc The1*, Tran Ngoc Hieu1
ABSTRACT
This study is to determine the suitable technical reproductive stimulation for Winter’s razor clams 
(Cultellus maximus) in order to contribute to the conservation of natural aquatic resources, to ensure 
artificial seed source and divesification of farmed species. This study was implemented with five 
reproductive stimulation techniques, including: reproductive stimulation by increasing temperature; 
reproductive stimulation by increasing temperature combined with water flow levels; reproductive 
stimulation by increasing temperature and NH4OH combined with water flow levels; reproductive 
stimulation by Serotonin injections; and reproductive stimulation by decreasing temperature to 
180C during 45 minutes combined with water flow rate of 2m3 during 30 minutes. The results show 
that reproductive stimulation by decreasing temperature to 180C created the optimal reproduction 
parameters with spawning rate (38.33 ± 2.89%), fertilization rate (85.81 ± 2.82%) and hatching rate 
(81.75 ± 4.60%) that could be applied to reproductive stimulation for Winter’s razor clams (Cultellus 
maximus).
Keywords: Reproductive stimulation, Winter’s razor clams.
Người phản biện: ThS. Nguyễn Đinh Hùng
Ngày nhận bài: 26/10/2017
Ngày thông qua phản biện: 20/11/2017
Ngày duyệt đăng: 12/12/2017
1 Research Sub-Institute for Nam Song Hau Fisheries, Research Institute for Aquaculture No.2.
*Email: nguyenquocthecm@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfky_thuat_kich_thich_sinh_san_ngao_mong_tay_chua_cultellus_ma.pdf