Kiểm soát ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ở đầm Cù Mông, tỉnh Phú Yên
Tóm tắt
Tác giả phân tích hai nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường biển ở đầm Cù Mông.
Thứ nhất, do nguồn thức ăn dư thừa và chất thải từ quá trình bài tiết của thủy hải sản. Thứ hai,
do việc xả thải thuốc, hóa chất, bao bì đựng thuốc, hóa chất Từ đó, tác giả đề xuất một số
biện pháp để kiểm soát ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy sản ở đầm
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm soát ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ở đầm Cù Mông, tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm soát ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ở đầm Cù Mông, tỉnh Phú Yên
3 Xã Xuân Thịnh 37 204 5,79 1,65 1,06 0,96 0,26 4 Xã Xuân Lộc 145 801 22,74 6,49 4,17 3,77 1,00 5 Xã Xuân Bình 30 166 4,71 1,34 0,86 0,78 0,21 6 Xã Xuân Cảnh 110 607 17,2 4,92 3,16 2,85 0,76 Tổng 75,6 21,56 13,84 12,51 3,33 Nguồn: (*), (**) Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên Bảng 3: Tải lượng chất thải từ nuôi tôm, cá mú (lồng/bè) TT Đơn vị hành chính Tải lượng phát thải (tấn/năm) COD BOD5 Tổng N Tổng P NH4 + 1 Xã Xuân Hải 4,75 1,34 0,87 0,78 0,21 2 Xã Xuân Hòa 1,58 0,45 0,29 0,26 0,07 3 Xã Xuân Thịnh 1,46 0,41 0,27 0,24 0,06 4 Xã Xuân Lộc 5,74 1,62 1,05 0,94 0,25 5 Xã Xuân Bình 1,19 0,34 0,22 0,19 0,05 6 Xã Xuân Cảnh 4,35 1,23 0,79 0,71 0,19 Tổng 19,08 5,4 3,48 3,12 0,84 78 Journal of Science – Phu Yen University, No.25 (2020), 74-82 Bảng 4: Tổng tải lượng chất thải phát sinh từ nuôi trồng thủy sản trong khu vực (cả ao đìa và lồng bè) Đơn vị hành chính Tải lượng phát thải (tấn/năm) COD BOD5 Tổng N Tổng P NH4 + Tổng 94,68 26,96 17,32 15,63 4,17 Nhận xét: Dựa vào bảng cho thấy, chỉ tính riêng hoạt động nuôi trồng thủy sản mỗi năm khu vực đầm Cù Mông tiếp nhận một lượng chất thải khá lớn, chưa kể khu vực này còn một số hoạt động như sinh hoạt người dân, chăn nuôi, trồng trọt, hoạt động tàu thuyền, hoạt động các khu dịch vụ ăn uống, tham quan đổ vào đầm. Nếu không có biện pháp kịp thời, có khả năng ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận của đầm. Đánh giá tác động: Việc sử dụng thức ăn tươi nuôi tôm hùm không chỉ đem đến các bất cập về số lượng, chất lượng nuôi tôm mà còn ảnh hưởng môi trường. Thức ăn là cá tươi dễ gây ô nhiễm môi trường nước nuôi nhất là trong các thủy vực gần kín như đầm Cù Mông. Lượng tồn dư còn sót lại sau khi tôm đã sử dụng thức ăn như vỏ sò, xương cá, vỏ tôm lột xáclắng xuống đáy, về lâu dài phân hủy tạo nên các lớp bùn ở nền đáy. Lớp bùn này luôn ở trong tình trạng ngập nước, yếm khí, các vi sinh vật yếm khí phát triển mạnh, phân huỷ các hợp chất trên tạo thành các sản phẩm là H2S, NH3, CH4,... Các sản phẩm này rất có hại cho thuỷ sinh vật, ví dụ nồng độ 1,3 ppm của H2S có thể gây sốc, tê liệt và thậm chí gây chết tôm. Khí NH3 gây độc trực tiếp cho tôm, làm ảnh hưởng đến độ pH của nước Việc tích lũy chất hữu cơ trên nền đáy cũng có thể làm các quần xã sinh vật đáy của khu vực rơi vào điều kiện kỵ khí, từ đó có thể ảnh hưởng đến đời sống các sinh vật ở đáy, làm tàn lụi quần xã, bán kính tác động khoảng trong phạm vi 100 m kể từ lồng trở lại. Ngoài ra, việc thải các chất dinh dưỡng dư thừa này ra môi trường có thể làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái tự nhiên của thủy vực như: gây ra hiện tượng phát triển quá mức của thực vật phù du hay còn gọi là hiện tượng tảo “nở hoa” và làm thay đổi các mắt xích trong chuỗi thức ăn của thủy vực. Sự phát thải các dạng N và P đã kéo theo sự gia tăng về độ đục và làm giảm oxy hòa tan của nước biển do hoạt động nuôi cá lồng. Bên cạnh đó, do phát triển lồng nuôi thiếu quy hoạch, thiếu thiết kế chi tiết, một số ao nuôi tôm đã phá đi các khu rừng ngập mặn như rừng đước, sú vẹt ở xã Xuân Lộc, Xuân Hòa, Xuân Cảnh và Xuân Hải, dẫn đến mất một phần nơi cư trú của các loài ở vùng ven biển, tác động rất lớn đến hệ sinh thái ven bờ. Đồng thời, khi hiện tượng mất cân bằng sinh thái xảy ra sẽ gây thiệt hại cho người sản xuất, cư dân sinh sống gần khu vực, làm xuất hiện những khu vực bị ô nhiễm cục bộ, những bệnh lạ làm chết hàng loạt các vật nuôi. Mặt khác, khi các hộ gia đình nuôi trồng tự phát thủy hải sản, mật độ nuôi dày, sử dụng thức ăn tự nhiên, giống không kiểm định chất lượng nên làm lượng chất thải tích lũy trong đầm ngày càng dày, phân hủy gây ô nhiễm khu vực. - Do việc xả thải thuốc, hóa chất, bao bì đựng thuốc, hóa chất - Thành phần chất thải, tải lượng chất thải Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 25 (2020), 74-82 79 Hầu hết các cơ sở nuôi trồng thủy sản ở khu vực hiện nay đều sử dụng thuốc, hóa chất cho các mục đích khác nhau như: quản lý chất lượng nước và bùn đáy, làm tăng sinh khối thức ăn tự nhiên, quản lý dịch bệnh và sức khỏe động vật thủy sản, quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất giống, thúc đẩy quá trình tăng trưởng. Các hóa chất thường được sử dụng bao gồm: thuốc diệt nấm (antifoulants), thuốc khử trùng (disinfectants), thuốc diệt tảo (algicides), thuốc trừ cỏ (herbicides), thuốc trừ sâu (pesticides), thuốc diệt ký sinh trùng (parasiticides) và thuốc diệt khuẩn - Đánh giá tác động Dư lượng một số loại thuốc, hóa chất có thể tồn tại một thời gian khá dài trong môi trường, nhiễm vào các sinh vật tự nhiên và có thể gây độc hại, gây chết cho các sinh vật tự nhiên. Thông qua chuỗi thức ăn, các hóa chất này có thể đi vào cơ thể người, tích lũy theo thời gian gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh hưởng tới quá trình chuyển đổi vật chất trong nền đáy (quá trình địa hóa), các vitamin dư thừa có thể làm tăng chất dinh dưỡng của thủy vực tự nhiên. Ngoài ra, việc để rò rỉ hoặc dư lượng các loại thuốc kháng sinh trong môi trường lâu ngày có thể tạo nên những dòng vi sinh vật kháng thuốc, gây hậu quả cho việc chữa trị bệnh của các loài vật nuôi cũng như làm ảnh hưởng tới nguồn lợi tự nhiên. Bên cạnh đó, các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản thường được đóng gói bằng các loại túi nilon, bao bì mạ kim loại, hoặc chứa trong các thùng, lọ nhựa và những vật liệu này thường rất bền chắc, khó phân hủy ở điều kiện thường. Ý thức người sử dụng còn nhiều hạn chế nên việc xả thải các loại vỏ bao bì các loại thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học mà chưa qua xử lý làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường, gây bệnh cho vật nuôi. Chưa kể các bao bì, túi nilon bị vứt đi sẽ bám vào phía ngoài các lồng nuôi, có thể gây thiếu oxy cho lồng, ảnh hưởng đến các loài vật nuôi. 3.3. Đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy sản khu vực đầm Cù Mông 3.3.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động do nguồn thức ăn dư thừa và chất thải từ quá trình bài tiết của thủy hải sản - Hàng năm, địa phương nên tổ chức các lớp tập huấn định kỳ cho các hộ dân có hoạt động nuôi trồng thủy sản. Các đợt tập huấn này nên tập trung về các nội dung như các biện pháp kỹ thuật xử lý nguồn nước trong các ao đìa, kỹ thuật nuôi lồng bè ít gây ô nhiễm môi trường, các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản hạn chế dịch bệnh, ít tác động môi trường...Các khóa tập huấn cần được tổ chức miễn phí để thu hút người dân tham gia. Trong quá trình hoạt động, các hộ dân, cơ sở nuôi trồng thủy sản cần có trách nhiệm theo dõi, tự giám sát môi trường tại khu vực của mình. Hàng ngày đều thu thập, ghi chép đầy đủ các số liệu, thông tin có liên quan về vật nuôi, môi trường xung quanh và kịp thời cung cấp thông tin, số liệu trên khi được yêu cầu. Theo đó, khi có sự cố xảy ra, các cá nhân sẽ áp dụng các biện pháp xử lý, phòng ngừa, khắc phục theo hướng dẫn của cơ quan quản lý. - Khuyến khích các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản đăng ký hình thức nuôi thủy sản thương phẩm áp dụng thực hành hình thức nuôi tốt, nuôi có tránh nhiệm như GAP, VietGAP, GlobalGAP, BAP, ASC, BAP, Biofloc, nuôi an toàn sinh học không sử dụng 80 Journal of Science – Phu Yen University, No.25 (2020), 74-82 hóa chất, kháng sinh Theo đó, nhà nước cần hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nuôi xung quanh, các lao động ở các cơ sở nuôi trồng này sẽ được đăng ký tham gia miễn phí các khóa học về kỹ thuật nuôi. Để đáp ứng được các yêu cầu khi nuôi theo tiêu chuẩn, người dân sẽ chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp, các sản phẩm thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường đều được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. - Đối với hình thức nuôi lồng hở, cơ quan quản lý nên xây dựng quy trình công nghệ ương giống chất lượng cao, xây dựng quy trình công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trong lồng biển hở ven đầm nhằm mục đích hướng dẫn các cơ sở chọn lọc con giống chất lượng tốt nhất, sử dụng thức ăn hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa dịch bệnh, đạt hiệu quả môi trường. Đối với hình thức nuôi ao, đìa trong đầm, chất thải nuôi trồng thủy sản được thu gom có thể tận dụng làm phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp. Ngoài ra, trong các ao nuôi có thể sử dụng hình thức nuôi trồng kết hợp một số động vật thân mềm hai mảnh vỏ, một số loài cá có khả năng hấp thụ hết các chất dinh dưỡng còn dư thừa từ các ao nuôi. Trong quá trình nuôi, có thể dùng một số chế phẩm sinh học có lợi như vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men để giúp phân giải lượng lớn thức ăn dư thừa cũng như các chất thải trong môi trường nước. - Phối hợp giữa nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp để thực hiện các nghiên cứu và ứng dụng nhanh kết quả về sản xuất thức ăn tươi, gia công thức ăn, sản xuất thức ăn công nghiệp trong nuôi thương phẩm thủy hải sản. - Đề xuất đầu tư thêm các hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường. Định kỳ 6 tháng 1 lần, cần thực hiện quan trắc chất lượng môi trường nước đầm. Tại một số điểm nhạy cảm, tập trung nuôi trồng thủy sản và khu dân cư của đầm Cù Mông, cơ quan chức năng cần chú trọng tăng cường mật độ quan trắc môi trường định kỳ nhằm xây dựng chuỗi số liệu phục vụ công tác đánh giá diễn biến chất lượng môi trường và cảnh báo kịp thời các nguy cơ ô nhiễm. Khi đầu tư các hệ thống quan trắc môi trường, cảnh báo chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản tại đầm Cù Mông, chúng ta cần tập trung vào một số nội dung như quan trắc chất lượng nước mặt, đo độ trầm tích, đánh giá mức độ đa dạng các hệ sinh thái (san hô, thực vật ngập mặn, rong, cỏ biển.) 3.3.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động do việc xả thải thuốc, hóa chất, bao bì đựng thuốc, hóa chất - Đối với các loại bao bì tiếp xúc trực tiếp với kháng sinh, bao bì đựng hóa chất, lọ thuốc đã sử dụng hết, các loại hóa chất, kháng sinh, chế phẩm sinh học đã hết hạn sử dụng người nuôi trồng thủy sản cần thu gom và xử lý theo đúng quy định như trả lại nhà cung cấp hoặc được tiêu hủy bởi một đơn vị đã được cơ quan thẩm quyền cho phép tiêu hủy rác thải, chất thải độc hại. Các đơn vị quản lý hoạt động thủy sản trên địa bàn cần có hướng dẫn xử lý đối với các loại chất thải này, đồng thời cung cấp địa chỉ, thông tin liên hệ của những đơn vị đủ điều kiện xử lý đến các hộ nuôi trồng. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản sau khi nắm rõ địa chỉ của những cơ sở này tốt nhất là nên ký hợp đồng nguyên tắc về việc thuê xử lý loại chất thải này. Thuốc, hóa chất khi bảo quản cần có đủ nhãn mác để không nhầm lẫn khi sử dụng. Những loại thuốc, hóa chất đã pha chế và đang sử dụng dở dang, phải gắn thêm nhãn ghi rõ tên Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 25 (2020), 74-82 81 thuốc, nồng độ, ngày pha chế và hạn dùng. - Lãnh đạo địa phương cần có nhiều giải pháp để nâng cao nhận thức cộng đồng, giúp người dân có ý thức quản lý dịch bệnh và bảo vệ môi trường, tuân thủ kiểm dịch con giống, lịch mùa vụ và mật độ nuôi theo khuyến cáo của ngành chức năng địa phương. Cụ thể, định kỳ hàng tháng, các tổ chức, đơn vị có chức năng cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích người nuôi trồng nên hạn chế lạm dụng thuốc và hóa chất trong kiểm soát bệnh của vật nuôi, xử lý nước. Khi phát hiện vật nuôi bị bệnh, người nuôi trồng cần thông báo ngay cho cán bộ thủy sản, cán bộ thú ý ở nơi gần nhất, thông báo cho các hộ nuôi lân cận để cùng phối hợp phòng trị, tránh để bệnh dịch lan rộng và nhận được hướng dẫn xử lý hiệu quả. - Khuyến cáo người dân thực hiện theo đúng chỉ thị 07/2002/CT – TTG ngày 25/2/2002 về tăng cường quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất trong sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, trong đó có động vật thuỷ sản. 4. Kết luận Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở khu vực đầm Cù Mông chủ yếu nuôi lồng bè hở, quá trình nuôi trồng trồng thủy sản làm phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường nước khu vực, ảnh hưởng môi trường thủy vực ven đầm, phát sinh các bệnh trên vật nuôi Hoạt động gây ô nhiễm môi trường khu vực chủ yếu do lượng thức ăn dư thừa, chất thải phát sinh của các loài vật nuôi, do dư lượng các loài hóa chất, thuốc kháng sinh..sử dụng trong quá trình nuôi trồng. Ngoài ra, ô nhiễm khu vực còn do ý thức của người dân chưa tốt, chưa có các biện pháp bảo vệ môi trường, thải các vỏ chai, bao bì đựng thức ăn hóa chất ra đầm Cần có các giải pháp để kiểm soát lượng chất thải đưa vào Đầm như đầu tư các hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản làm phân bón, sản xuất giống tôm sạch bệnh, đa dạng hóa đối tượng nuôi, đặc biệt tôm cá biển. Tổ chức các lớp tập huấn định kỳ cho các hộ dân có hoạt động nuôi trồng thủy sản, xây dựng quy trình công nghệ ương giống chất lượng cao, xây dựng quy trình công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trong lồng biển hở ven đầm. Khuyến khích các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản đăng ký hình thức nuôi thủy sản thương phẩm áp dụng thực hành hình thức nuôi tốt, nuôi có tránh nhiệm như GAP, VietGAP.Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại các khu vực ven biển là rất quan trọng TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 2383/QĐ-BNN-NTTS ngày 6/8/2008 về việc ban hành quy định tạm thời về nuôi tôm hùm Bộ Tài nguyên Môi trường, 2015, QCVN 10-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển Sandiego-McGlone, M.L.S.V.Smith and V.Nicolas, 2000, Stoichiometric interpretations of C:N:P ratios in oorganic waste materials. Marine Pollution Bulletin, 40:325-330 82 Journal of Science – Phu Yen University, No.25 (2020), 74-82 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên, 2019, Thông báo số 28/TB-KTTS ngày 9/8/2019 về Kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường nước định kỳ các vùng nuôi tôm hùm tại TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, 2017, Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 về Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Controlling pollution from aquaculture activities in Cu Mong lagoon, Phu Yen province Vo Xuan Hau Mientrung industry and Trade College Email: voxuanhautg@gmail.com Received: April 07, 2020; Accepted: September 10, 2020 Abstract The author analyzes two main causes of regional environmental pollution in Cu Mong Lagoon. The first is the excess food and wastes from excretion of the aqua species. The second is the discharge of drugs, chemicals, packages containing drugs and chemicals. From such realities, the author proposes a number of measures to control the pollution caused by aquaculture activities in the lagoon. Key words: Aquaculture, Cu Mong Lagoon, pollution control
File đính kèm:
- kiem_soat_o_nhiem_do_hoat_dong_nuoi_trong_thuy_hai_san_o_dam.pdf