Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển nông thôn là lĩnh vực rất quan trọng và cấp thiết trong chiến

lược kinh tế, xã hội và hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây cùng

với sự phát triển chung của đất nước, nông thôn đã có sự phát triển và đổi mới

đáng kể đây là những vấn đề đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm cả về

tổng kết lý luận, thực tiễn và đầu tư cho phát triển. Để phát triển nông thôn

theo đúng hướng, có cơ sở khoa học, đảm bảo phát triển bền vững thì phải

tiến hành quy hoạch phát triển nông thôn, đây là một vấn đề hết sức quan

trọng. Nhưng khi tiến hành quy hoạch thì trước mắt ta phải tiến hành nghiên

cứu, đánh giá nông thôn để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và

thách thức ở vùng nghiên cứu để từ đó mới đưa ra được những định hướng

cho sự phát triển. Sự phát triển nông thôn sẽ tạo điều kiện cho đất nước bước

vào giai đoạn CNH - HĐH, ổn định về KT - CT - XH.

Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan

chuyên môn của tỉnh, huyện. Trong hơn 5 năm thực hiện chương trình xây

dựng nông thôn mới, đến nay xã Nghĩa Thuận chỉ đạt được 8/19 tiêu chí, kết

quả đạt được đã dần góp phần làm thay đổi một phần diện mạo nông thôn.

Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp, địa bàn rộng đông dân

cư, thu nhập bình quân đầu người thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã còn

chậm. Để góp phần công sức vào quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa

phương nên em chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất

giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ,

tỉnh Hà Giang”.2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng

nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang, tìm ra

những khó khăn thuận lợi, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện xây dựng

nông thôn mới để đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình xây

dựng nông thôn mới một cách nhanh chóng và toàn diện.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đánh giá được thực trạng việc xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa

Thuận theo các tiêu chí trong bộ tiêu trí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới trên

địa bàn xã, tìm ra những thuận lợi, khó khăn, cần khắc phục trong việc xây

dựng nông thôn mới.

Xác định vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện các tiêu chí trên địa

bàn xã.

Phân tích được những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong

xây dựng nông thôn mới ở xã Nghĩa Thuận huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang.

Đề xuất được một số giải pháp nhằm thực hiện xây dựng nông thôn

mới được hiệu quả hơn.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa học tập

Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên tổng hợp và củng cố kiến

thức đã học.

Có được tư duy một cách logic và biết cách vận dụng những kiến thức

đã học vào thực tế, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn

và cũng là cơ hội để gặp gỡ, học tập trao đổi kiến thức với những người có

kinh nghiệm và người dân địa phương.

Quá trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn

luyện kỹ năng phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân mỗi sinh viên.3

Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các

cơ quan trong ngành và các sinh viên các khóa tiếp theo.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo địa

phương đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng nông thôn mới một

cách hợp lý, có hiệu quả để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của

người dân tại xã Nghĩa Thuận và các xã khác.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định

chính sách, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Bộ, Ngành có liên

quan xem xét trong việc điều chỉnh, bổ sung các chính sách trong việc thực

hiện xây dựng nông thôn mới.

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang trang 1

Trang 1

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang trang 2

Trang 2

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang trang 3

Trang 3

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang trang 4

Trang 4

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang trang 5

Trang 5

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang trang 6

Trang 6

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang trang 7

Trang 7

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang trang 8

Trang 8

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang trang 9

Trang 9

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 86 trang xuanhieu 4040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Thuận - Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang
sinh, bố trí khu chăn nuôi hợp vệ sinh; cải tạo đường làng, ngõ 
xóm, tường rào xanh để có cảnh quan đẹp, xây dựng nhà ở có diện tích, kết 
 68 
cấu, bố trí các công trình phục vụ nhu cầu tối thiểu như bếp, nhà vệ sinh, 
đạt các quy định về nhà ở của Bộ xây dựng và đúng quy hoạch dân cư nông thôn. 
4.5.2.3. Giải pháp về kinh tế và tổ chức sản xuất kinh doanh 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi 
cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa có chất 
lượng, hiệu quả và mang tính cạnh tranh cao. 
Đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật, kể cả công nghệ cao vào sản 
xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông - khuyến lâm và khuyến ngư. 
Thực hiện đồng bộ, liên hoàn cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất 
sau thu hoạch đối với sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Trong sản xuất phải 
chọn ra những khâu cần thiết để cơ giới hóa. 
Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải hết sức cụ thể, 
thiết thực gắn với sử dụng sau đào tạo, kêu gọi và đưa doanh nghiệp công 
nghiệp về nông thôn. Tập trung giải quyết việc làm và chuyển đổi nhanh, 
vững chắc cơ cấu lao động trong nông thôn. 
4.5.2.4. Giải pháp về văn hóa - xã hội - môi trường 
Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tiến toàn bộ hệ thống thu gom - vận 
chuyển - xử lý chất thải, nước thải, tăng cường lực lượng thu gom, mở rộng 
địa bàn thu gom. Tiến tới phân loại rác sinh hoạt tại nguồn. 
Vận động người dân tham gia các phần việc: tổng vệ sinh theo phát 
động của chính quyền, đoàn thể; sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, rác thải sinh 
hoạt phải được thu gom; xây dựng hầm bioga trong chăn nuôi, hố xí hợp vệ 
sinh; chôn cất người mất tại nghĩa trang; chăm sóc sức khỏe, giảm tỷ lệ trẻ em 
suy dinh dưỡng. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy 
định về môi trường. 
Chăm lo đời sống tinh thần cho người dân nông thôn, phát triển thêm 
các loại hình văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh, phù hợp với nhu cầu và 
 69 
khả năng tham gia của người dân nông thôn, chú trọng công tác bảo tồn và 
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương. 
4.5.2.5. Giải pháp về vốn đầu tư cho chương trình 
Vốn là một trong những nguyên nhân quan trọng trong xây dựng nông 
thôn mới. Do đó, cần tăng cường đầu tư vốn từ ngân sách cho phù hợp với 
yêu cầu, vừa để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông 
nghiệp, vừa là để xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông 
thôn, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho nông nghiệp. 
Để huy động được nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển nông thôn mới ở xã 
Nghĩa Thuận cần thực hiện một số nội dung sau: 
 Tiếp tục tục thực hiện cuộc vận động xã Nghĩa Thuận chung sức xây 
dựng nông thôn mới, huy động nguồn vốn từ cán bộ, công chức, nhân dân và 
các tổ chức kinh tế - xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn xã để thực hiện các 
công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. 
Đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước: thực hiện lồng ghép các nguồn 
vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án hỗ trợ có 
mục tiêu trên địa bàn xã. Tập trung huy động vốn trái phiếu chính phủ để đầu 
tư cho các công trình đường giao thông liên xã, kiên cố hóa trường học, xây 
dựng cơ sở vật chất văn hóa. 
Đối với nguồn vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: Huy 
động vốn doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực 
tiếp. Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn như 
chợ, công trình nước sạch cho dân cư, điện, thu dọn và chôn lấp rác thải. Đầu 
tư kinh doanh các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, nhà máy chế biến thức 
ăn, trang trại. 
Đối với nguồn vốn tín dụng: nguồn vốn tín dụng của Nhà nước 
phân bổ cho các chương trình kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông 
nông thôn. 
 70 
Tập trung vốn ngân sách ưu tiên cho xây dựng công trình giao thông, 
văn hóa, nước sinh hoạt, công tác khuyến nông, trợ giá cước, trợ giá ... 
Khuyến khích tín dụng đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông - lâm 
nghiệp, thuỷ sản. Tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các dự án 
đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá đối với một số sản phẩm chiến 
lược của xã, tỉnh. 
Nguồn lực của nhân dân là đòn bẩy để các hoạt động được thành công, 
họ không chỉ đóng góp sức lao động, tiền của mà họ là người trực tiếp được 
hưởng lợi ích của các hoạt động đó. 
Vì vậy để xây dựng thành công NTM, cần phát huy và huy động nguồn 
lực của người dân tham gia nhiệt tình, đem lại những kết quả thắng lợi không 
chỉ cho riêng xã Nghĩa Thuận mà tất cả xã địa phương khác. 
 71 
PHẦN 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết Luận 
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã 
Nghĩa Thuận đã đạt được một số kết quả nhất định. Người dân được tuyên 
truyền, phổ biến về chương trình, được tham gia vào các khâu trong quá trình 
thực hiện chương trình, tham gia đóng góp sức lao động, tiền của, hiến đất để 
thực hiện các công trình xây dựng NTM tại địa phương. Đến hết năm 2017, xã 
đạt 8 tiêu chí trong 19 tiêu chí theo quyết định số 419/QĐ-TTg và quyết định số 
342/QĐ-TTg đó là các tiêu chí: Quy hoạch, thủy lợi, điện, lao động có việc làm, 
tổ chức sản xuất, giáo dục và đào tạo, y tế, quốc phòng an ninh. Việc thực hiện 
xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia trên địa bàn xã còn đặt ra 
nhiều khó khăn và thách thức lớn cho các tiêu chí như: Tiêu chí giao thông, tiêu 
chí trường học, tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại 
nông thôn, tiêu chí thông tin và truyền thông, tiêu chí nhà ở dân cư, tiêu trí thu 
nhập, tiêu chí hộ nghèo, tiêu chí văn hóa, tiêu chí môi trường và an toàn thực 
phẩm hay tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật 
Việc triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Nghĩa Thuận 
có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp các khó khăn thách thức. 
Thuận lợi cơ bản như: Thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo 
sát sao, đầu tư của Đảng và Nhà nước; Hệ thống quản lý, điều hành, tổ chức 
thực hiện Chương trình đã được thành lập từ tỉnh đến cơ sở luôn được củng 
cố, kiện toàn 
Những khó khăn, thách thức gặp phải như: Địa hình phức tạp, điểm xuất 
phát thấp trong khi nguồn lực của địa phương có hạn, trình độ dân trí chưa cao 
và không đồng đều giữa các vùng, thu nhập chính của người dân là từ sản xuất 
nông nghiệp nên nguồn lực huy động từ người dân còn thấp, người dân còn chưa 
hiểu rõ được mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là gì 
 72 
Để thực hiện xây dựng NTM có hiệu quả tốt nhất, Ban chỉ đạo xã cần 
phải làm tốt công tác tuyên truyền tới người dân để người dân hiểu được 
bản chất của vấn đề. UBND xã cần phải có chính sách hỗ trợ, biện pháp 
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nâng cao thu nhập cho người dân. Huy 
động tối đa và tranh thủ nguồn vốn, phân bổ hợp lý theo hạng mục ưu tiên 
thực tế của từng thôn. 
5.2. Kiến nghị 
5.2.1. Đối với xã Nghĩa Thuận 
Tiếp tục triển khai, chỉ đạo, thực hiện và hoàn thành các tiêu chí chưa đạt. 
Cần có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu và tham 
gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là việc hiến đất mở đường hiện nay 
đang là một khó khăn trong xây dựng nông thôn mới. 
Có các hoạt động giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người 
dân trên địa bàn xã. 
Tích cực vận động nhân dân trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng và 
các công tác bảo vệ môi trường. 
5.2.2. Đối với người dân trong xã Nghĩa Thuận 
Tất cả mọi người dân trong xã cần phải có ý thức tham gia đóng góp ý 
kiến vào Đề án xây dựng NTM, Đồ án quy hoạch nông thôn mới tại xã 
Tích cực đóng góp tiền, của, vật chất, công lao động theo đúng tinh 
thần toàn dân tham gia chung tay xây dựng nông thôn mới. 
Toàn thể cộng đồng và người dân phải có ý thức xây dựng, giữ gìn nơi 
ở, sinh hoạt hay sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm môi trường, ảnh 
hưởng xấu tới môi trường xung quanh. 
Xây dựng nâng cấp nhà ở, xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh, cải tạo, bố 
trí lại các công trình phục vụ chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn NTM. 
Cần cử đại diện Ban giám sát để tham gia quản lý và giám sát các công 
trình xây dựng của xã, một cách dân chủ công khai. 
 73 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tiếng việt 
1. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 800/QĐ-TTg, Ngày 04/6/2010 của đã 
ban hành về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây 
dựng NTM giai đoạn 2010-2020. 
2. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 của 
Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành về việc phê duyệt chương trình mục 
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020. 
3. Thủ Tướng Chính Phủ, Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày17/10/2016, ban 
hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020. 
4. Ban chấp hành trung ương (khóa X) Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 
5/8/2018. 
5. Dương Văn Sơn (2007), giáo trình xã hội học nông thôn, Trường Đại học 
Nông Lâm Thái Nguyên. 
6. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Văn Tâm (2007), giáo trình nguyên lý phát 
triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 
II. Internet 
7. Vai trò của nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội 
8.Website Wikipedia Bách khoa toàn thư mở: 
9. Phong trào đổi mới nông thôn của Hàn Quốc Error! Hyperlink reference 
not valid. 
10. Cổng thông tin điện tử - Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng 
nông thôn mới: Sau 2 năm, nợ đọng xây dựng cơ bản xây dựng nông 
thôn mới đã giảm 70% (15/5/2018) 
htt://nongthonmoi.gov.vn/vn/tin tuc/Lists/hdtw/View -Detail.aspx?ItemID=168. 
 74 
11.Cổng thông tin điện tử - Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông 
thôn mới: Tỉnh Nghệ An: Nam Đàn tổ chức đón nhận bằng công nhận 
huyện nông thôn mới (21/5/2018) 
htt://nongthonmoi.gov.vn/vn/tin tuc/Lists/hdtw/View -Detail.aspx?ItemID=173. 
12.Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang – Những kết quả đạt được trong xây 
dựng nông thôn năm 2017: ững-
kết-quả-đạt-được-trong-xây-dựng-nông-thôn-mới-năm-2017 
13. 
14.  Quản Bạ đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới 
 PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN NÔNG HỘ 
Phiếu điều tra: 
Ngày điều tra:. 
I. Một số thông tin chủ yếu của hộ được phỏng vấn 
1. Họ và tên chủ hộ:. 
2. Địa chỉ: thôn:..xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, 
3. Tuổi:Dân tộc: 
4. Giới tính:. 
5. Trình độ văn hóa:... 
6. Hộ thuần nông 
II. Phần kinh tế của hộ 
2.1. Nghề nghiệp của hộ 
 Chăn nuôi thuần: 
 Chăn nuôi + trồng trọt: 
 Chăn nuôi + trồng trọt + Lâm nghiệp: 
 Chăn nuôi + trồng trọt + Nuôi trồng thủy sản 
 Hộ nông nghiệp kết hợp với tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: 
 Ngành nghề khác (xin ghi rõ):. 
 2.2. Thu nhập chính của gia đình 
 1. Thu nhập của hộ năm 2017: 
 Từ sản xuất nông nghiệp 
 Từ dịch vụ buôn bán 
 Từ làm thuê 
 2. Các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi nhằm mục đích 
 Bán Để phục vụ gia đình Cả 2 
 3. Thu nhập của hộ trước và sau khi có mô hình NTM tại xã như thế nào? 
 Cao hơn Xấp xỉ bằng Kém hơn 
 4. Tự xếp loại kinh tế hộ trong xã: 
 Giàu Khá 
 Trung bình Nghèo 
 III.Nhận thức của người dân về NTM 
 1. Gia đình ông (bà) có biết về chương trình xây dựng nông thôn mới 
trên địa bàn thôn không? 
 Có 
 Không 
 Có nghe nhưng không rõ 
2. Ông (bà) biết chương trình xây dựng NTM ở thôn qua những kênh 
thông tin nào ? 
 Từ cán bộ xã, thôn 
 Từ cán bộ khuyến nông 
 Từ các chương trình tập huấn 
 Từ bạn bè, hàng xóm 
 Từ các phương tiện thông tin đại chúng 
 Từ nguồn khác 
 3. Theo Ông (bà), mục đích của chương trình xây dựng NTM là gì ? 
 Xây dựng cơ sở hạ tầng 
 Nâng cao thu nhập cho người dân 
 Cải thiện chất lượng cuộc sống một cách bền vững trên tất cả các lĩnh vực 
kinh tế, xã hội, môi trường. 
 IV. Tham gia đóng góp của người dân cho xây dựng NTM 
 1. Ông (bà) có tham gia các cuộc họp về chương trình xây dựng nông 
thôn mới không ? 
Có 
Không 
 2. Trong các cuộc họp thôn về chương trình xây dựng NTM, các nội 
dung có được đưa ra bàn bạc, thảo luận công khai không ? 
Có 
Không 
 3. Ông (bà) có sắn sàng góp công, của để xây dựng NTM không ? 
Có 
 Không 
4. Ông (bà) tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng NTM của 
thôn, xóm qua hình thức nào ? 
Góp tiền 
Công lao động 
Hiến đất 
Chưa tham gia đóng góp (Tiền) 
Hình thức khác (xin nêu rõ) 
5. Lý do Ông (bà) chưa tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng NTM ? 
Do nghèo 
Do không tin tưởng vào công cuộc xây dựng NTM 
Do sợ tham nhũng 
Lý do khác (xin nêu rõ): 
6. Theo Ông (bà) chủ trương của Nhà nước về xây dựng NTM có cần 
thiết không ? 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần thiết 
 XÁC NHẬN CỦA CHỦ HỘ ĐIỀU TRA VIÊN 
 (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) 
 Phụ lục 2: Phiếu điều tra cán bộ 
PHIẾU XIN Ý KIẾN CÁN BỘ VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 
Xin Ông (bà) cho biết: 
- Họ và tên:.......... 
- Chức vụ:........ 
- Đơn vị công tác:. 
Xin Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây: 
(Khoanh tròn vào những ý kiến được cho là đúng) 
1. Ông (bà) đã hiểu rõ về nội dung và các yêu cầu của 19 tiêu chí đánh giá 
NTM chưa ? 
 a. Đã hiểu 
 b. Chưa hiểu lắm 
 c. Không hiểu 
 2. Ban quản lý xã hoạt động nhue thế nào ? 
 a. Nhiệt tình, có trách nhiệm 
 b. Bình thường 
 c. Không có trách nhiệm 
 3. Ban phát triển thôn hoạt động như thế nào ? 
 a. Hiệu quả 
 b. Bình thường 
 c. Không hiệu quả 
 4. Những thuận lợi trong việc xây dựng NTM ở địa phương là gì ? 
 a. Được Đảng và Nhà nước cấp trên quan tâm chỉ đạo; 
 b. Nhờ có thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước trong thời gian vừa qua; 
 c. Là địa phương có truyền thống cách mạng; 
 d. Học tập được kinh nghiêm của nhiều nơi (cả trong nước và ngoài 
nước). 
 Những thuận lợi khác (viết thêm vào phần trống này)........ 
a. Địa bàn rộng, địa hình miền núi phức tạp; 
b. Nguồn lực của địa phương có hạn; 
c. Năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế; 
d. Ruộng đất manh mún, khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa; 
e. Các khu dân cư cũ lộn xộn, khó khăn cho việc chỉnh trang; 
f. Các doanh nghiệp ở địa phương nhỏ và ít; 
g. Khó khăn trong việc huy động đóng góp của nhân dân. 
Những khó khăn khác (viết thêm vào phần trống này)........... 
6. Để đẩy mạnh xây dựng NTM ở địa phương trong thời gian tới, theo 
Ông (bà) cần áp dụng những giải pháp nào sau đây ? 
a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu và tự giác thực hiện; 
b. Tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi, tích tụ ruộng đất; 
c. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; 
d. Xây dựng và phát triển các tổ chức ở nông thôn; 
e. Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thế, vận động 
nhân dân hiến đất để xây dựng NTM; 
f. Đẩy nhanh việc quy hoạch và xây dựng các thị trấn; 
g. Xây dựng một số công trình liên xã; 
h. Ban hành các cơ chế chính sách 
i. Ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nông thôn mới. 
Các giải pháp khác (Viết thêm vào phần trống này)......... 
Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Ông (bà). 
NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN NGƯỜI ĐIÈU TRA 
 (Ký, ghi rõ họ tên (Ký, ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_thuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_xay_dun.pdf