Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây Gù hương - Cinamomum balansae trồng năm thứ 3 tại xã Vũ Chấn huyện Võ Nhai
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hệ thực vật rừng Việt nam là sự hội tụ của 3 dòng thực vật di cư từ
Nam Trung Hoa, Ấn Độ - Himalaya và In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia cho nên rất
phong phú và đa dạng, có khoảng 11.000 loài thuộc trên 2.500 chi. Hiện nay,
nhiều loài bị khai thác quá mức đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Theo
sách đỏ năm 1996 có 356 loài thực vật bị đe dọa ở các mức độ khác nhau; sau
11 năm danh sách này đã tăng lên hơn 100 loài bị đe dọa, có 462 loài trong
sách đỏ năm 2007 theo Nguyễn Tiến Bân và Cs, (1996, 2007). Những loài có
giá trị kinh tế phục vụ trồng rừng có khả năng cung cấp giống rất hạn chế.
Cây Gù hương (Cinnamomum balansae) là loài cây lá rộng bản địa, đặc
hữu của Việt Nam, phân bố ở Ba Vì, Ninh Bình, Thanh Hoá, Thái Nguyên,
Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang. Trong tự nhiên Gù hương thường mọc rải
rác trong rừng cùng một số loài cây khác như: Re gừng (Cinnamomum
burmanii), Bứa (Garcicia sp), các loài Dẻ. Chưa phát hiện ở đâu có rừng Gù
hương chiếm ưu thế. Gù hương được xếp vào loại hiếm (R) theo Sách đỏ Việt
Nam (1996) [1]. Do bị khai thác quá mức, theo Sách đỏ Việt Nam (2007) [2]
loài cây này đã được nâng lên mức độ phân hạng bảo tồn sẽ nguy cấp (VU).
Đây là loài có giá trị kinh tế cao, gỗ Gù hương được bán với giá khoảng trên
20 triệu đồng/m3 gỗ cao hơn hẳn gỗ các loài cây bản địa khác. Về tinh dầu thì
tinh dầu Gù hương (còn gọi là dầu Xá xị, thường được chưng cất từ lá, cành,
gốc, rễ) cách đây trên 10 năm được bán tại lò chưng cất với giá 1 triệu
đồng/lít. Hiện nay Nhà nước đã cấm việc khai thác nhưng cây Gù hương vẫn
đang bị khai thác mang tính tận diệt nên chỉ còn một số cá thể trong vườn hộ
gia đình và rải rác trong rừng tự nhiên.2
Xã Vũ Chấn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên là một xã trung du miền
núi phía bắc, là vùng có phân bố tự nhiên của cây Gù hương, có điều kiện tự
nhiên, đất đai rất phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây Gù hương.
Tuy nhiên, địa bàn xã thuộc vùng quy hoạch phát triển rừng phòng hộ của xã
Vũ Chấn huyện Võ Nhai. Diện tích rừng tự nhiên hiện trên địa bàn xã còn rất
ít, chủ yếu tập trung ở vùng núi đá vôi trong diện tích bảo tồn của Khu bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa – Phương Hoàng. Tính đa dạng sinh học của các
trạng thái rừng ở xã bị hạn chế, đa dạng nguồn gen của các loài cây bản địa bị
suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là các loài cây gỗ bản địa có giá trị cao về
kinh tế, khoa học cũng như tính đặc hữu cao. Vì vậy để gìn giữ và phát triển
nguồn gen một loài cây gỗ quý hiếm có giá trị đa dạng sinh học và kinh tế cao
tại xã. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện và cấp
kinh phí để thực hiện nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây Gù hương
(Cinamomum balansae) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (2016) [13] tại xã.
Trên cơ sở đó tôi tiến hành thực hiện Khoá luận “Nghiên cứu sinh trưởng và
chăm sóc cây Gù hương - Cinamomum balansae trồng năm thứ 3 tại xã
Vũ Chấn huyện Võ Nhai” Làm cơ sở bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây Gù hương - Cinamomum balansae trồng năm thứ 3 tại xã Vũ Chấn huyện Võ Nhai
lá non mới ra. Bệnh gây hại vào tháng 4 và tháng 5. Bảng 4.8: Tính R% mức độ bệnh hại lá Tháng Ðánh giá mức độ hại Bệnh hại lá (R%) 1 Khoẻ: R < 10% 0 2 Khoẻ: R < 10% 0 3 Khoẻ: R < 10% 0 4 Hại nhẹ: R = 10-15% 14.29 5 Hại nhẹ: R = 10-15% 14.29 37 Qua bảng 4.7 cho thấy cây Gù hương rất ít bị bệnh hại, bệnh gặp trong suốt quá trình nghiên cứu chỉ thấy xuất hiện bệnh cháy lá, nhưng mức độ hại rất ít chỉ ở cấp 1. Bệnh đầu tiên xuất hiện ở ngọn cây phần lá non vừa ra và ngày một lan rộng khiến lá bị khô, héo rồi rụng. Như vậy, tỷ lệ bệnh hại trên cây Gù hương ở tất cả khu vực nghiên cứu là rất ít và không gây thiệt hại lớn cho cây. Hình 4.10: Bệnh cháy lá trên cây Gù hương 4.3.3. Đề xuất các biện pháp chăm sóc, phong trừ sâu bệnh hại cho cây Gù hương Biện pháp chăm sóc - Cần chọn kỹ giống cây có xuất xứ rõ ràng và khả năng kháng bệnh cao, thích hợp với điều kiện khí hậu của vùng. - Trồng đúng mật độ, không quá dày, tỉa thưa hợp lý, đảm bảo thông thoáng cho cây. - Thường xuyên khơi thông mương rãnh tránh ngập úng. 38 Biện pháp phòng trừ - Nên trồng hỗn giao các loại cây theo băng để giảm sâu hại phát triển trên diện rộng. - Phát hiện sớm các triệu chứng bệnh của cây để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với những cây bị sâu hại, chặt bỏ cành bị sâu hại. - Đối với diện tích bị sâu hại, cần khoanh vùng và phát dọn thực bì, chặt bỏ cành bị sâu hại. - Có thể sử dụng biện pháp thủ công bắt diệt trừ sâu bằng biện pháp cơ giới khi sâu hại ở diện hẹp, mật độ thấp. - Thu dọn và tiêu hủy các phần cây, lá bị bệnh. - Khi mật độ cao, cần sử dụng một số loại thuốc đặc trị phun trừ phòng trừ, thì có thể phun thuốc Cyper 25EC với hoạt chất Cypermethrin và thuốc Antaphos 25EC với hoạt chất: Alpha – Cyperemthrin 25g/l. - Sâu đo sử dụng một trong các loại thuốc như: Dylan 2EC, Comda gold 5WG, Regent 800WG. - Đối với bệnh cháy lá * Ở giai đoạn cây con: Bệnh có thể được tránh bằng cách tưới nước thường xuyên nhưng không tưới quá ẩm, cây con nên để khoảng cách thưa, bệnh có thể khống chế bằng cách phun lên lá các loại thuốc như Monceren, Benomyl, Carbendazim,Topsin M hoặc có thể tưới lên đất. * Trong rừng cây lớn cũng nên phun các loại thuốc trên thường xuyên hoặc có thể tiêm thuốc vào cây. Loại bỏ cành, lá bị bệnh trong rừng để giảm một số mầm bệnh. 39 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Chăm sóc cây Gù hương Để cho cây Gù hương sinh trưởng phát triển tốt cần chăm sóc đầy đủ cho cây theo đúng quy trình sẽ sinh trưởng ổn định và có sức chống chịu sâu bệnh cao. - Làm cỏ vun xới, phát dọn cỏ dại, dây leo cây bụi xung quanh gốc cây Gù hương. - Bón phân: Trước tiên làm sạch cỏ xung quanh gốc Gù hương với khoảng cách là 1m, cuốc xới đất rồi dùng phân lân NPK bón khoảng 0,2kg/cây trong năm. - Tỉa thưa: Chặt bỏ bớt những cây trồng xen kẽ cây Gù hương với mật độ dày, tỉa bớt tán cây rộng để mở ánh sáng cho cây Gù hương. Sinh trưởng của cây Gù hương Tỷ lệ sống của cây Gù hương sau 3 năm trồng đặt 93,34%. Đây là một tỷ lệ sống rất cao. Cây Gù hương có tỷ lệ sống cao, nhưng qua kết quả đo thực tế cho thấy tỷ lệ cây đạt chất lượng tốt chưa cao chiếm 64,29%. Cây trung bình chiếm 21,43% và cây xấu chiếm 14,28%. Cây Gù hương có tốc độ sinh trưởng về đường kính giữa các lần đo tăng nhưng không đều. Sinh trưởng về chiều cao trung bình của cây Gù hương tăng tương đối nhanh so với tăng trưởng về đường kính và tương đối đều giữa các tháng. Động thái ra lá của cây Gù hương có sự thay đổi theo tháng và theo mùa. 40 Trong quá trình theo dõi sâu, bệnh cây Gù hương tại nơi nghiên cứu có thấy xuất hiện 2 loài sâu là sâu róm, sâu đục thân và một loại bệnh là bệnh cháy lá: Ở đây sâu róm và sâu đo chỉ mới hại với mức độ thấp là cấp 1 nên chưa cần sự dụng thuốc hóa học,có thể sự dụng các biện pháp cơ giới như bắt giết... Bệnh hại cây Gù hương tuy chỉ có 1 loại bệnh là bệnh cháy lá, bệnh xuất hiện ở phần các lá non mới ra ở ngọn của cây, cành dù với tỷ lệ bị bệnh ít nhưng bệnh này cần phải có biện pháp phòng trừ kịp thời cho bệnh, để lâu bệnh sẽ lan rộng ra và làm ảnh hưởng đến sinh trưởng cây. 5.2. Kiến nghị Do thời gian thực tập khóa luận hạn chế, thiếu thốn về điều kiện kinh tế cùng sự hạn chế về kiến thức của bản thân trong lĩnh vực nghiên cứu các loài. Để những nghiên cứu về sau được tốt hơn tôi có một số kiến nghị sau: - Bố trí cho sinh viên nhiều đợt thực tập nghề nghiệp hơn, giúp cho sinh viên làm quen được với công việc nghiên cứu, viết và trình bày báo cáo. - Cần điều tra toàn diện cây Gù hương đã được gây trồng của đề tài trên các khu vực khác nhau trên các vùng sinh thái khác nhau, để đưa ra được những kết quả sát tình hình thực tế và đặc trưng cho từng vùng. - Trong chăm sóc Gù hương để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt cần thực hiện đầy đủ các quy trình đã được xây dựng nên như: Chăm sóc, bón thúc, tỉa thưa và bảo vệ. - Cần tỉa thưa bớt tán cây to và cao ở những chỗ bị tàn che thiếu ánh sáng, trong khu vực nghiên cứu do mật độ tán cây gỗ to dầy. Không tập trung chặt tỉa thưa một lần mà nên chặt tỉa chia làm nhiều giai đoạn. - Khi trồng dặm phải trồng bổ sung vào mùa mưa để cây sống sinh trưởng tốt, không trồng dặm vào mùa thu đông. 41 - Theo dõi đầy đủ các lần chăm sóc của từng năm trong quy trình trồng cây Gù hương để có cơ sở đấy đủ cho viêc tao lập nên quy trình gây trồng và phát triển, bảo tồn nguồn gen. - Cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của Gù hương để chọn nơi trồng phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất và để bảo tồn nguồn giống. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT 1. Bộ khoa học và công nghệ. Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (1996), Sách đỏ Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội. 2. Bộ khoa học và công nghệ. Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội. 3. Lê Mộng Chân, và Cs (2000), Thực vật rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), ngày 30 tháng 3 năm 2006, Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. 5. Nguyễn Anh Dũng (2013), Mô tả đặc điểm hình thái, phân bố và giá trị sử dụng của cây Gù hương. 6. Nguyễn Anh Dũng (2014), Trung tâm Khoa học lâm nghiệp vùng trung tâm Bắc Bộ, Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Gù hương . 7. Nguyễn Anh Dũng (2015), Trung tâm Khoa học lâm nghiệp vùng trung tâm Bắc Bộ, Báo cáo nghiên cứu bảo tồn cây Gù hương. 8. Lê Thị Thanh Hương và Cs (2013) Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Sán chí tại xã Phú Đình huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5. 9. Nguyễn Văn Hải (2016) “Thực trạng khai thác và sử dụng cây Gù Hương Cinnamomum balansae H. Lecomte tại huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. 10. Trịnh Hoài Nam (2016) đã nghiên cứu về “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Gù Hương 11. Nguyễn Hoàng Nghĩa và Cs (2009). Báo cáo kết quả giâm hom Gù hương phục vụ bảo tồn nguồn gen cây rừng. 12. Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang đa dạng sinh vật Tác giả Nhà xuất bản. Nông nghiệp 1996 13. Vũ Văn Thông (2016), Bảo tồn nguồn gen cây Gù hương (Cinamomum balansae H.Lec) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 14. Đỗ Đình Tiến (2012), Bảo tồn nguồn gen loài Gù hương tại Vườn quốc gia Tam đảo. 15. Hà Văn Tiệp (2015), Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa Trai Lý (Garcinia fagraeoides A.Chev), Gù hương (Cinnamomum balansae Lec) và Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc. 16. Lê Phương Triều (2012), Xây dựng mô hình bảo tồn 10 loài cây gỗ quý hiếm trong đó Việt Nam tại vườn Quốc gia cúc phương. 17. Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (2010), Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái. 18. Đỗ Mạnh Tuân và cs (2010) Nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc có chứa tinh dầu tại vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4. II. TIẾNG PHÁP 19. Monsienr H. Lecomte (1907-1914), Flora Generale de L'Indo-Chine. III. TÀI LIỆU INTERNET 20. Bảo tồn và nhân giống Gù hương (Xá xị) https://agriviet.com/threads/cay-gu-huong-tai-yen-bai.266242/ 21. Cây Gù hương https://www.google.com.vn/search?q=ch%C4%83m+s%C3%B3c+c%C 3%A2y+g%C3%B9+h%C6%B0%C6%A1ng+cinnamomum+balansae& oq=ch%C4%83m+s%C3%B3c+c%C3%A2y+g%C3%B9+h%C6%B0% C6%A1ng+cinnamomum+balansae&aqs=chrome..69i57.36992j0j1&sou rceid=chrome&ie=UTF-817. 22. Giá trị của cây Gù hương ( Xá xị ) https://caygiongvinhphuc.com/cay-giong-lam-nghiep/giong-cay-gu- huong-xa-xi/ 23. Kỹ thuật trồng cây Gù hương https://www.5giay.vn/threads/giong-cay-gu-huong-xa-xi.9068691 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Bảng 3.1: Phiếu đo đếm cây sống, sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, chất lượng và động thái ra lá cây Gù hương Khu vực: Xã Vũ Chấn huyện Võ Nhai Tọa độ: X: 614017 Y: 2411472 Lần đo: 1 Người đo đếm: Hoàng Văn Hưng Ngày đo đếm 15 thang 1 năm 2019 STT Doo Hvn Chất lượng Số lá mới ra Tổng số lá Ghi chú Tốt TB Xấu 1 0.9 75 X 3 58 2 0.9 70 X 1 32 3 1.3 98 X 2 54 4 0.8 92 X 4 40 5 0.5 83 X 2 29 6 0.6 53 X 3 26 7 0.3 35 X 4 11 8 1.1 79 X 1 33 9 1.2 100 X 5 63 10 0.3 40 X 3 22 11 0.3 27 X 6 12 0.3 35 X 2 13 0.6 61 X 2 14 14 0.5 66 X 6 26 15 0.5 59 X 7 16 1.1 91 X 7 33 17 0.4 52 X 2 17 18 0.5 62 X 14 19 0.3 53 X 3 22 20 0.7 73 X 14 21 0.8 82 X 1 16 22 1.5 83 X 10 93 23 0.8 46 X 3 33 24 0.8 79 X 2 31 25 0.3 32 X 3 25 26 1.1 94 X 5 58 27 0.5 62 X 2 36 28 29 0.7 70 X 1 15 30 0.3 38 X 9 TB 0.69 65.17 55.17 31.03 14.29 2.46 29.96 Khu vực: Xã Vũ Chấn huyện Võ Nhai Tọa độ: X: 614017 Y: 2411472 Lần đo: 2 Người đo đếm: Hoàng Văn Hưng Ngày đo đếm 15 thang 2 năm 2019 STT Doo Hvn Chất lượng Số lá mới ra Ghi chú Tốt TB Xấu 1 0.9 76 X 5 2 1 85 X 8 3 1.4 116 X 10 4 0.8 93 X 2 5 0.5 83 X 6 0.63 61 X 8 7 0.4 41 x 7 8 1.2 82 x 5 9 1.3 102 x 10 0.3 40 x 11 12 0.3 35 X 13 0.64 64 X 2 14 0.6 75 X 9 15 0.5 61 X 5 16 1.1 91 X 4 17 0.5 61 X 4 18 0.53 70 X 8 19 0.3 53 X 20 0.7 73 X 21 0.8 82 X 22 1.6 85 X 2 23 0.8 50 X 2 24 0.9 84 X 2 25 0.3 32 X 4 26 1.1 102 X 10 27 0.5 80 X 7 28 29 0.8 80 X 8 30 0.3 38 X 6 TB 0.74 71.25 64.29 28.57 7.14 4.21 Khu vực: Xã Vũ Chấn huyện Võ Nhai Tọa độ: X: 614017 Y: 2411472 Lần đo: 3 Người đo đếm: Hoàng Văn Hưng Ngày đo đếm 15 thang 3 năm 2019 STT Doo Hvn Chất lượng Số lá mới ra Ghi chú Tốt TB Xấu 1 1 80 X 10 2 1 87 X 20 3 1.5 132 X 22 4 0.9 96 X 9 5 0.5 83 X 6 0.7 68 X 8 7 0.4 41 X 3 8 1.3 98 X 16 9 1.6 109 X 36 10 0.3 40 X 2 11 12 0.3 35 X 1 13 0.7 67 X 2 14 0.6 79 X 6 15 0.5 63 X 4 16 1.2 101 X 7 17 0.6 64 X 4 18 0.55 71 X 5 19 0.4 53 X 4 20 0.7 78 X 8 21 0.9 82 X 3 22 1.7 109 X 22 23 0.8 53 X 5 24 1 107 X 7 25 1 33 X 3 26 1.2 118 X 17 27 0.5 88 X 12 28 29 0.8 86 X 7 30 0.3 36 X 3 TB 0.820 77.04 64.29 28.57 7.14 8.79 Khu vực: Xã Vũ Chấn huyện Võ Nhai Tọa độ: X: 614017 Y: 2411472 Lần đo: 4 Người đo đếm: Hoàng Văn Hưng Ngày đo đếm 15 thang 4 năm 2019 STT Doo Hvn Chất lượng Số lá mới ra Ghi chú Tốt TB Xấu 1 1 80 X 7 2 1.1 88 X 15 3 1.5 135 X 12 4 0.9 96 X 9 5 0.5 83 X 6 0.9 78 X 7 7 0.6 43 X 8 1.5 110 X 8 9 1.7 112 X 14 10 0.3 41 X 2 11 12 0.3 35 X 1 13 0.8 68 X 13 14 0.8 80 X 3 15 0.6 65 X 2 16 1.3 118 X 24 17 0.8 70 X 5 18 0.6 72 X 2 19 0.5 53 X 20 0.7 80 X 10 21 1 82 X 4 22 1.9 120 X 31 23 0.8 53 X 7 24 1.1 108 X 8 25 0.4 33 X 26 1.2 121 X 16 27 0.6 90 X 2 28 29 0.9 87 X 5 30 0.3 36 X 1 TB 0.86 79.89 64.286 21.429 14.286 4.464 Khu vực: Xã Vũ Chấn - huyện Võ nhai Tọa độ: X: 614017 Y: 2411472 Lần đo: 5 Người đo đếm: Hoàng Văn Hưng Ngày đo đếm 15 thang 5 năm 2019 STT Doo Hvn Chất lượng Số lá mới ra Ghi chú Tốt TB Xấu 1 1.1 85 X 12 2 1.2 100 X 24 3 1.6 136 X 10 4 1 97 X 6 5 0.5 83 X 6 1 108 X 22 7 0.7 46 X 13 8 1.6 128 X 27 9 2 138 X 30 10 0.3 42 X 4 11 12 0.3 35 X 13 0.9 71 X 9 14 0.9 80 X 4 15 0.65 73 X 8 16 1.2 119 X 2 17 0.8 73 X 10 18 0.7 73 X 19 0.5 53 X 20 0.8 84 X 8 21 1 82 X 22 2 121 X 3 23 0.8 53 X 4 24 1.2 115 X 14 25 0.4 33 X 26 1.3 123 X 16 27 0.7 91 X 11 28 29 1 90 X 13 30 0.4 39 X 5 TB 0.95 84.68 71.43 14.286 14.29 9.107 Phụ lục 2 Bảng 3.2. Phiếu theo dõi sâu hại lá Loài sâu hại: Sâu róm Khu vực: Xã Vũ Chấn - huyện Võ nhai Lần đo: 3 Người đo đếm: Hoàng Văn Hưng Ngày đo đếm : 15/03/2019 STT cây Tổng số lá Số lá bị sâu hại ở các cấp 0 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 X 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 R% 14.29 Loài sâu hại: Sâu róm Khu vực: Xã Vũ Chấn - huyện Võ nhai Lần đo: 4 Người đo đếm: Hoàng Văn Hưng Ngày đo đếm : 15/04/2019 STT cây Tổng số lá Số lá bị sâu hại ở các cấp 0 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 X 28 29 30 R% 14.29 Loài sâu hại: Sâu đo Khu vực: Xã Vũ Chấn - huyện Võ nhai Lần đo: 5 Người đo đếm: Hoàng Văn Hưng Ngày đo đếm : 15/05/2019 STT cây Tổng số lá Số lá bị sâu hại ở các cấp 0 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 X 17 X 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 R% 28.57 Phụ lục 3 Bảng 3.3. Phiếu theo dõi bệnh hại lá Loài bệnh hại: Khu vực: Xã Vũ Chấn - huyện Võ nhai Lần đo: Người đo đếm: Hoàng Văn Hưng Ngày đo đếm : 15/ /2019 STT cây Tổng số lá Số lá bị bệnh hại ở các cấp 0 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 X 27 28 29 30 R% 14.29 Loài bệnh hại: Bệnh cháy lá Khu vực: Xã Vũ Chấn - huyện Võ nhai Lần đo: 5 Người đo đếm: Hoàng Văn Hưng Ngày đo đếm : 15/05/2019 STT cây Tổng số lá Số lá bị sâu hại ở các cấp 0 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 X 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 R% 14.29
File đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_sinh_truong_va_cham_soc_cay_gu_huong_ci.pdf