Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có điều kiện tự nhiên thuận lợi

nên tài nguyên rừng rất phong phú, đa dạng. Từ xa xưa tài nguyên rừng đã

gắn bó với đời sống của nhân dân ta, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc

sống ở vùng núi và trung du. Rừng không chỉ có giá trị to lớn trong việc bảo

vệ môi trường sinh thái, phòng hộ, an ninh quốc phòng mà rừng còn giữ vai

trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ và LSNG. Trong những năm trước đây,

khi tài nguyên gỗ của rừng Việt Nam còn nhiều, người dân chỉ tập trung khai

thác gỗ, còn LSNG được coi như là sản phẩm phụ của rừng, do doanh thu từ

nguồn lâm sản này thấp hơn so với gỗ. Nhưng hiện nay, do số lượng và chất

lượng rừng đang bị suy giảm mạnh, hơn nữa chính sách đóng cửa rừng của

Nhà nước đã làm cho nguồn cung cấp gỗ ngày càng khan hiếm, điều này đã

tác động mạnh đến thu nhập của người dân sống gần rừng, phụ thuộc vào

rừng. Lúc này, hoạt động khai thác rừng của người dân lại tập trung vào các

loại LSNG. Nhu cầu sản phẩm này không những ngày càng lớn đối với thị

trường trong nước mà giá trị xuất khẩu của chúng ngày một tăng. Ngoài ra,

LSNG còn có vai trò xã hội lớn, chúng mang lại công ăn việc làm cho hàng

triệu người và góp phần tích cực trong chương trình xóa đói giảm nghèo ở

các vùng nông thôn và miền núi. Do đó, cách nhìn nhận về vai trò của nguồn

tài nguyên LSNG ở Việt Nam đã thay đổi. LSNG ngày càng khẳng định vai

trò của nó đối với sinh kế của người dân nông thôn, đặc biệt là người dân

vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Giá trị kinh tế - xã hội của các loài thực vật cho

LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực thực

phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm đến giải

quyết công ăn việc làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức9

bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều

mặt của người dân, đặc biệt là những dân nghèo (FAO, 1994).

Trà hoa vàng tên khoa học là Camellia chrysantha, hay còn được gọi là

Golden Camellia, là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae. Cây được

tìm thấy ở Việt Nam (Tam Đảo, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Yên

Bái, Cúc Phương) và Trung Quốc.

Cây trà hoa vàng được trồng làm cảnh và chế biến dược liệu. Trà hoa

vàng được biết đến là cây cảnh đẹp, cây dược liệu rất có giá trị và là loài lâm

sản ngoài gỗ (LSNG) quý: Một số nghiên cứu về Trà hoa vàng cho thấy các

hợp chất của Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối

u đến 33,8%; giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu (Ngô

Quang Đê, 2001), trà hoa vàng giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu

nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết; chữa kiết lỵ. Lá trà hoa vàng

có thể uống, điều chỉnh các chất béo trong cơ thể, lượng đường trong máu,

giải độc gan và thận. Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị

ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp. Từ những tác dụng kể

trên cho thấy cây Trà hoa vàng thực sự là một trong những loài lâm sản ngoài

gỗ quý cần được nhân giống và bảo tồn.

Tuy nhiên bên cạnh đó việc sản xuất chăm sóc trà hoa vàng còn gặp

nhiều bất cập từ khâu chọn giống sản xuất, kỹ thuật trồng trọt,công nghệ thu

hoạch và chế biến.chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và nhu cầu thị hiếu

của thị trương trong nước và ngoài nước đối với loại sản phẩm này. Xuất phát

từ những vấn đề thực tiễn nêu trên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số

biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại

trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”.

Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 8

Trang 8

Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 9

Trang 9

Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 48 trang xuanhieu 2800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
hành 
thu thập các chỉ tiêu về số hom sống theo định kỳ 30, 60, 90 ngày sau khi 
giâm hom và số hom ra chồi, số hom ra lá, số chồi/hom ở cuối đợt thí nghiệm 
theo các mẫu biểu. 
Các phương pháp phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu bao gồm 
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp đánh giá 
Quá trình xử lí số liệu được thực hiện trên phần mềm Excel cài đặt sẵn 
trên máy tính. 
Tiến hành 
Bước 1. Nhập số liệu vào máy vi tính 
Bước 2. Phân tính và xử lý số liệu : 
- Các chỉ tiêu được theo dõi là: 
+ Tỷ lệ hom sống = (∑ số hom sống/ ∑ số hom thí nghiệm) ×100% 
+ Số chồi TB: (∑ số chồi/ ∑ số hom ra chồi) 
+ Chiều cao chồi trung bình = (∑ chiều cao chồi / ∑ số hom thí nghiệm) 
+ Số lá trung bình = (∑ số lá/ ∑ số hom ra lá) 
+ Chỉ số ra chồi = số chồi TB/hom * chiều dài chồi TB 
* Để có bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA như trên: 
Ta thực hiện trên phần mềm Excel như sau: 
Nhập số liệu vào bảng tính 
Click Tools Data Analysis ANOVA: Single Factor 
Trong hộp thoại ANOVA: Single Factor 
 31 
Input range: Khai vùng dữ liệu (.) 
Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo hàng 
thì đánh dấu Rows và mục Label in Firt Column nếu trong vùng dữ liệu vào 
có chứa cột tiêu đề. 
Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo cột thì 
đánh dấu vào columns và mục Label in Firt Rows nếu trong vùng dữ liệu 
vào có chứa hàng tiêu đề. 
Alpha: Nhập (0.05) hay (0.01) Output range: Khai vùng xuất kết quả 
 32 
PHẦN 4 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
4.1. Ảnh hưởng của mức độ che sáng đến tỷ lệ hom sống của trà 
hoa vàng 
Ánh sáng là một trong những nhân tố sinh thái quan trọng có ảnh 
hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng của cây trồng ở mọi lứa tuổi, mỗi 
loài cây khác nhau và ở mỗi giai đoạn tuổi khác nhau thì nhu cầu về ánh sáng 
cũng khác nhau. 
Vì thế, để đảm bảo chất lượng cây giống phục vụ trồng rừng cần phải 
nghiên cứu chế độ ánh sáng thích hợp trong giai đoạn vườn ươm. 
Kết quả của ảnh hưởng của mức độ che sáng đến tỷ lệ sống của trà hoa 
vàng được thể hiện tại bảng 4.1 
Bảng 4.1 Tỷ lệ sống của hom cây Trà hoa vàng của các công thức 
thí nghiệm theo định kì theo dõi 
Công thức 
thí nghiệm 
Số hom 
thí 
nghiệm 
Thời gian theo dõi (ngày) 
30 60 90 
Số 
hom 
sống 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
hom 
sống 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
hom 
sống 
Tỷ lệ 
(%) 
CT1 90 79 87,8 64 71,1 48 53,3 
CT2 90 85 94,4 82 91,1 78 86,7 
CT3 90 87 96,7 86 95,6 86 95,6 
 33 
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của hom theo định kỳ theo dõi 
Qua bảng 4.1 và biểu đồ hình 4.1 ta thấy tỷ lệ hom sống đã thay đổi rõ 
rệt trong giai đoạn từ 30 ngày 60 ngày và đến 90 ngày. Các công thức giâm 
hom có độ che sáng khác nhau sẽ cho tỷ lệ hom sống qua các giai đoạn là 
khác nhau trong đó công thức 3 (che sáng 70%) có tỷ lệ hom sống là cao 
nhất,tiếp sau là tỷ lệ cây sống ở công thức 2 (che sáng 50%), cuối cùng là 
công thức 1 (che sáng 30%) có tỷ lệ hom sống thấp nhất. 
Cụ thể như sau: 
Giai đoạn 30 ngày đầu CT3 có tỷ lệ hom sống là 96.7%, CT1 có tỷ lệ 
hom sống là 87.8%. 
Giai đoạn 60 ngày CT3 có tỷ lệ hom sống là 95.6%, CT6 có tỷ lệ hom 
sống là 71.1%. 
Giai đoạn 90 ngày CT3 có tỷ lệ hom sống là 95.6%, CT6 có tỷ lệ hom 
sống là 53.3%. 
 34 
Bảng 4.1.2: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố đối với tỷ lệ sống của hom cây 
Trà hoa vàng của các công thức thí nghiệm theo định kì theo dõi 
ANOVA 
Source of 
Variation 
SS df MS F P-value F crit 
Between 
Groups 
1644,18 2 822,09 
7,67319
24 
0,003890
574 
3,554557
15 
Within 
Groups 
1928,482
857 
18 
107,1379
365 
Total 
3572,662
857 
20 
Đặt nhân tố A là các công thức che sáng của thí nghiệm 
Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả tác động đều lên 
kết quả thí nghiệm. 
Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí 
nghiệm 
So sánh: FA = 7,6731924 > F05 = 3,55455715 
Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A 
tác động không đồng đều đến tỷ lệ sống của cây Trà hoa vàng. ảnh hưởng của 
các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác 
động trội hơn các công thức còn lại. So sánh kết quả bảng 4.1 có thể thấy, 
CT3 có ảnh hưởng tốt nhất đến tỷ lệ sống của cây Trà hoa vàng so với các 
công thức còn lại. 
Vì vậy tiến hành che sáng cây trà hoa vàng ta nên sử dụng mức độ che 
sáng là 70% để cây hom đạt được tỷ lệ sống cao nhất. 
 35 
4.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến 
khả năng sinh trưởng của cây hom trà hoa vàng 
Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng đối với đời sống của cây. Với mỗi 
loại cây khác nhau sẽ thích hợp với những loại phân bón khác nhau. Do đó 
việc tìm ra được loại phân bón thích hợp sẽ giúp cho cây luôn khỏe mạnh, 
sinh trưởng, phát triển tốt đồng thời giúp người trồng có thể nhận biết và sử 
dụng cho quá trình trồng, theo dõi và chăm sóc cây. 
4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 502, phân bón Orgamin, 
phân bón K-humat đến chiều cao của chồi cây Trà hoa vàng. 
Chiều cao của cây là một trong những hình thái đặc trưng cơ bản để 
phân biệt giống. Nó có đặc tính di truyền chịu tác động của ngoại cảnh, đồng 
thời phản ánh xác thực tình hình sinh trưởng của cây. 
Chiều cao cây là một trong những yếu tố đánh giá sinh trưởng, phát 
triển đồng thời nó phản ánh khả năng tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ trong 
cây. Cây sinh trưởng tốt sẽ có chiều cao thích hợp, chiều cao cây biểu hiện 
sức sống sự gia tăng tế bào. Chiều cao tăng nhanh chứng tỏ lượng tế bào tăng 
nhanh, là cơ sở tăng năng suất sau này. Phát triển chiều cao nhằm tạo ưu thế 
cho quá trình quang hợp. Chiều cao cây là một đặc tính di truyền, tuy nhiên 
nó cũng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác 
động trong quá trình sinh trưởng. Cây sinh trưởng trong điều kiện đủ nước đủ 
dinh dưỡng, chiều cao cây tăng lên dẫn đến cấc yếu tố khác tăng theo và sẽ 
đạt năng suất cao hơn, phẩm chất tốt hơn. 
Vì vậy ,thí nghiệm sử dụng 3 loại phân bón cho cây Trà hoa vàng để 
nghiên cứu chế độ bón phân và phân bón phù hợp trong giai đoạn vườn ươm 
Kết quả của ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ sống của trà hoa 
vàng được thể hiện tại bảng 4.2.1 
 36 
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chồi cây trà hoa vàng khi 
phun 3 loại phân bón phân bón Đầu trâu 502, Orgamin và K-humat 
Công 
thức thí 
nghiệm 
Số hom 
thí 
nghiệm 
Số hom 
sống 
Số hom 
ra chồi 
Tỷ lệ 
ra chồi 
(cm) 
Số chồi 
trung 
bình/hom 
Chiều 
dài 
chồi 
trung 
bình 
(cm) 
Chỉ số 
ra chồi 
CT1 90 48 16 17,78 1,25 7,25 9,06 
CT2 90 78 21 23,33 1,19 3,65 4,34 
CT3 90 86 20 22,22 1,2 3,11 3,73 
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ ra chồi của hom cây Trà hoa vàng 
lần đo cuối thí nghiệm 
 37 
1,16
1,17
1,18
1,19
1,2
1,21
1,22
1,23
1,24
1,25
1,26
CT 1 CT 2 CT 3
SỐ CHỒI TB/HOM 
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện số chồi TB/hom cây Trà hoa vàng 
0
1
2
3
4
5
6
7
8
CT 1 CT 2 CT 3
CHIỀU DÀI TB CHỒI (cm) 
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện chiều cao của chồi cây trà hoa vàng khi 
phun phân bón Đầu trâu 502, phân bón Orgamin và phân bón K-humat 
Qua bảng 4.2.1 và biểu đồ hình 4.3 có thể thấy các công thức bón phân 
khác nhau cho kết quả về số chồi TB/hom là khác nhau. Trong đó thí nghiệm 
 38 
sử dụng CT1 cho kết quả số chồi TB/hom cao nhất là 1.25 chồi/hom, CT2 cho 
kết quả số chồi TB/hom thấp nhất là 1.19 chồi/hom. 
Như vậy trong 3 loại phân đưa vào nghiên cứu thí nghiệm thì ảnh 
hưởng tốt nhất đến phát triển chiều cao của cây là phân bón đầu trâu 502 do 
trong phân bón có thành phần GA3- chất kích thích tăng trưởng chiều cao cây, 
tiếp đến là phân bón Orgamin và cuối cùng ảnh hưởng thấp nhất là phân bón 
K-humat 
Bảng 4.2.1: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố cứu ảnh hưởng của một số 
loại phân bón đến khả năng sinh trưởng của cây hom trà hoa vàng 
ANOVA 
Source of 
Variation 
SS df MS F P-value F crit 
Between 
Groups 
115,2646571 2 57,63232857 0,044550206 0,956532697 3,554557146 
Within 
Groups 
23285,6816 18 1293,648978 
Total 23400,94626 20 
Đặt nhân tố A là các công thức bón phân của thí nghiệm 
FA = 0,044550206 
Ta thấy xác suất của F đều nhỏ hơn 0.05 cho thấy ảnh hưởng rõ rệt từ 
các công thức bón phân đến sinh trưởng của cây trà hoa vàng. 
Vậy tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến khả năng sinh 
trưởng của cây Trà hoa vàng. Ảnh hưởng của các công thức khác nhau là 
không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức 
còn lại. So sánh kết quả bảng 4.2 có thể thấy, CT1 có ảnh hưởng tốt nhất đến 
khả năng sinh trưởng của cây Trà hoa vàng so với các công thức còn lại. 
 39 
Vì vậy khi tiến hành bón phân Trà hoa vàng ta nên sử dụng phân bón 
Đầu trâu 502 để cho kết quả cao nhất. 
4.2.2 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón Đầu trâu 502, phân bón 
Orgamin và phân bón K-humat đến số lá cây hom Trà hoa vàng. 
Sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng chịu 
tác động của rất nhiều yếu tố như đất đai, thời tiết, nước tưới, sâu bệnh, 
giống, thì phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất và mang 
tính quyết định. Để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển xanh tốt khỏe 
mạnh cần sử dụng phân bón hợp lý, đầy đủ giúp cung cấp đủ và cân đối các 
chất dinh dưỡng cho cây. 
Những ưu điểm khi bón phân qua lá: Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng 
cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã 
được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong 
khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng. 
Cơ quan thực hiện quang hợp là lá cây, ngoài ra lá còn thực hiện nhiều 
chức năng khác như: thoát hơi nước, hô hấp... bộ lá rất quan trọng đối với cây 
trồng vì vậy cần phải theo dõi số lá/cây hom qua 90 ngày thí nghiệm. 
.Bảng 4.2.2 Kết quả ảnh hưởng của phân bón phân bón Đầu trâu 502, 
phân bón Orgamin ,phân bón K-humat đến số lá trên hom trà hoa vàng. 
CTTN 
SỐ LÁ TRUNG BÌNH/HOM (LÁ) 
30 NGÀY 60 NGÀY 90 NGÀY 
CT 1 1,7 2,92 5,9 
CT 2 1,63 2,92 5,52 
CT 3 1,62 2,73 5,75 
 40 
1,7 1,63 1,62 
2,92 2,92 2,73 
5,9 
5,52 
5,75 
0
1
2
3
4
5
6
7
CT 1 CT 2 CT 3
NGÀY 30 NGÀY 60 NGÀY 90
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của phân bón phân bón Đầu trâu 502, 
phân bón Orgamin ,phân bón K-humat đến số lá trên hom trà hoa vàng. 
Bảng 4.2.3 Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố đối với chỉ số ra chồi của hom 
ANOVA 
Source of 
Variation 
SS df MS F P-value F crit 
Between 
Groups 
26,26586667 2 13,13293333 779,1457 5,64288E-08 5,143253 
Within 
Groups 
0,101133333 6 0,016855556 
Total 26,367 8 
Đặt nhân tố A là các công thức bón phân của thí nghiệm 
F = 779,1457 
 41 
Ta thấy xác suất của F lớn hơn 0.05 thì ảnh hưởng của nhân tố là 
không rõ rệt. 
Từ bảng 4.2.2 cho thấy số lá trên cây hom không có sự khác biệt nhiều 
giữa các thí nghiệm. Điều đó chứng tỏ số lá/cây là một đặc điểm của giống, 
việc áp dụng các loại dinh dưỡng khác nhau đều không ảnh hưởng đến số 
lá/cây. 
 42 
PHẦN 5 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc 
cây hom trà hoa vàng giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái 
Nguyên tôi thấy công thức thí nghiệm số 3 (mức che sáng 70%) là công thức trội 
nhất tức là có hiệu quả cao nhất còn công thức thí nghiệm số 1 ( mức che sáng 
30%) là công thức có hiệu quả thấp nhất trong số những công thức thí nghiệm 
cây Trà hoa vàng. Vậy chế độ che ánh sáng thích hợp nhất cho Trà hoa vàng là 
công thức 3 ( che 70% ánh sáng). 
Cây Trà hoa vàng là loài ưa bóng, vì vậy ảnh hưởng của giàn che quyết 
định rất lớn tới khả năng sinh trưởng và phát triển của hom giâm. Cần che phủ 
lớp nilon, điều chỉnh độ sáng phù hợp, tránh ánh nắng trực tiếp vào hom giâm. 
Việc sử dụng đúng loại phân bóng không những làm cải thiện chất 
lượng hom mà mang ý nghĩa rất lớn trong công tác sản xuất giống cây trồng. 
Tất cả các công thức sử dụng phân bón lá đều cho kết quả cây Trà hoa 
vàng tốt hơn. Trong đó việc phun phân bón đầu trâu 502 có tác dụng trong 
việc tăng trưởng chiều cao của chồi cây Trà hoa vàng tốt hơn phân bón 
Orgamin và phân bón K-humat. 
Sử dụng tổ hợp phân bón lá Đầu trâu 502, phân bón K-humat và phân 
bón Orgamin trong các công thức thí nghiệm trên không cho tác dụng trong 
việc tăng số lá của cây Trà hoa vàng. Điều đó chứng tỏ số lá/cây là một đặc 
điểm của giống, việc áp dụng các loại dinh dưỡng khác nhau đều không ảnh 
hưởng đến số lá/cây. 
 43 
5.2. Đề nghị 
1. Theo tôi với ý nghĩa của cây Trà hoa vàng đem lại cần phải quan tâm 
chú trọng đến quá trình chăm sóc cây hom ở gian đoạn vườn ươm, mở rộng 
mô hình trên cả nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng và xuất khẩu. 
2. Tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về ảnh hưởng của các loại phân bón 
đến các loại hom trong vườn ươm. 
3. Tiến hành nghiên cứu trong các khoảng thời gian khác trong năm. 
4. Việc tiến hành nghiên cứu cần được thực hiện lại nhiều lần để đánh 
giá kết quả chính xác hơn. 
 44 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tài liệu trong nước 
1. Ngô Quang Đê, 1998. Sưu tập một số loài cây Camellia hoa vàng dã 
sinh góp phần bảo vệ nguồn gen loài cây quý có nguy cơ bị tuyệt diệt. Báo 
cáo khoa học Đại học Lâm nghiệp 1998 
2. Ngô Quang Đê, 2001. Trà hoa vàng (Camellia sp) nguồn tài nguyên 
quí hiếm cần bảo vệ và phát triển. Tạp chí Việt Nam hương sắc 
3. Ngô Quang Đê, 2008. Khảo sát điều kiện sống của Trà hoa vàng Ba Vì 
(Hà Tây) và Trà hoa vàng Sơn Động (Bắc Giang). Tạp chí khoa học Lâm nghiệp 
4. Trần Ninh, 2002. Kết quả nghiên cứu phân loại các loại trà hoa vàng 
của Việt Nam. Proceedings of the first National Symposium on yellow 
Camellia of Viet Nam, Tam Dao 
5. Hoàng Minh Tấn và CS (2009), Giáo trình sinh lý thực vật, Trường 
Đại học nông nghiệp IHà Nội. 
6. Nguyễn Hữu Phước (1962) nghiên cứu chế độ che bóng cho 2 loaì 
Xà Cừ (Khaya senegalensis) và Mỡ (Manglietia glauca) 
7. Nguyễn Thị Mừng (1997) nghiên cứu chế độ che bóng cho cây Cẩm 
lai (Dalbegia bariaensis) 
8. Nguyễn Văn Bộ, 2003. Bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam: 
Từ lý luận đến thực tiễn. NXB Nông nghiệp. 
9. Chu Tương Hồng (1993), Nghiên cứu lợi dụng tài nguyên hoa trà và 
triển vọng, Nxb Nông nghiệp. 
10. Trần Ninh và Naotoshi (2010), Các loài trà ở vườn Quốc Gia Tam 
Đảo, Nxb VHTT. 
11. Lê Đình Khả (2001), Cải thiện giống cây rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
 45 
12. Đại học quốc gia Hà Nội (2001), danh lục các loài thực vật Việt 
Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
13. Ngô Kim Khôi (1998), Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, Nxb 
Nông nghiệp, Hà Nội. 
II. Tài liệu nước ngoài 
14. Zhu Fi Yu, Shen Fei Lai, 2006. Các cây kinh tế chất lượng cao nổi 
tiếng ở Quảng Tây, Trung Quốc. Nhà xuất bản Lâm nghiệp Trung Quốc 2006. 
321 trang (Trung văn). 
15. Turesskaia (1993), Các nhân tố nội sinh hình thành rễ thực vật 
(Endgenye factory corneobrazovania rastenii), Biologia razvitia rastenii. 
 46 
PHỤ BIỂU 
 47 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_bien_phap_ky_thuat_cham_soc_cay.pdf