Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Sinh kế là cách sống con người lựa chọn phù hợp với điều kiện tự

nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái. Việc lựa chọn phương

thức mưu sinh đối với cư dân vùng đồng bằng đã khó, đối với đồng bào dân

tộc thiểu số ở khu vực miền núi càng khó khăn hơn. Do đó, vấn đề đảm bảo

nguồn sinh kế lâu dài cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà

nước hết sức quan tâm. Đây là việc làm gắn liền với mục tiêu xoá đói giảm

nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc thiểu số trên đất nước

ta. Sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của

con người. Trên thực tế đã có nhiều chương trình, tổ chức dự án hỗ trợ cho

cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Thực tế

cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh

hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người,

vật chất, cơ sở hạ tầng Hiện nay đất đai phục vụ cho sản xuất, làm nhà ở

cho người dân thì có hạn mà dân số thì ngày một tăng lên. Cho nên việc lựa

chọn hoạt động sinh kế và việc tăng thu nhập cho hộ gia đình đã khó lại càng

khó hơn.

Là huyện miền núi của tỉnh Hà Giang, xã Mậu Duệ có nhiều dân tộc

anh em cùng sinh sống. Cùng với các dân tộc khác như Tày, Nùng, Kinh,

người H’mông ở xã Mậu Duệ đã xây dựng cho mình một nền văn hóa phong

phú, đa dạng nhưng có bản sắc riêng khó hòa lẫn. Từ bao đời nay, bằng sự lao

động cần cù, sáng tạo, người H’mông ở đây đã lựa chọn cho mình các hoạt

động mưu sinh phù hợp. Kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, khai thác các nguồn lợi

từ tự nhiên từng bước đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Hiện nay, dưới tác động2

của các yếu tố mới, sinh kế của người H’mông ở xã Mậu Duệ có sự biến đổi.

Trong quá trình vận động, có những biến đổi phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế

nhất định, nâng cao chất lượng cuộc sống của người H’mông địa phương,

song bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố chưa phù hợp.

Từ những yêu cầu trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu

hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ,

huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu chung

Đề tài tập trung tìm hiểu, phân tích các nguồn lực sinh kế. Trên cơ sở

đó đề xuất được các giải pháp phát triển sinh kế thúc đẩy sản xuất nông

nghiệp, tăng thu nhập và ổn định cho đồng bào dân tộc H’mông tại xã Mậu

Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Mậu Duệ, huyện Yên

Minh, tỉnh Hà Giang.

- Tìm hiểu và đánh giá hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông

tại xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh.

- Tìm hiểu những khó khăn trở ngại trong hoạt động sinh kế của đồng

bào dân tộc H’mông ở xã Mậu Duệ.

- Đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế, thúc đấy sản xuất nông nghiệp

và tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc H’mông ở xã Mậu Duệ, huyện Yên

Minh, tỉnh Hà Giang.

Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trang 1

Trang 1

Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trang 2

Trang 2

Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trang 3

Trang 3

Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trang 4

Trang 4

Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trang 5

Trang 5

Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trang 6

Trang 6

Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trang 7

Trang 7

Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trang 8

Trang 8

Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trang 9

Trang 9

Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 70 trang xuanhieu 2200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
3. Các hoạt động sinh kế của hộ điều tra 
 Hoạt động sinh kế của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau: 
Bảng 4.14: Hoạt động sinh kế của các hộ điều tra 
Hộ NN Hộ PNN Hộ kiêm 
Hoạt động 
SL ( hộ) CC (%) SL ( hộ) CC (%) SL ( hộ) CC (%) 
Trồng lúa 29 42,03 - - 10 31,25 
Trồng ngô 24 34,78 - - 5 15,63 
Chăn nuôi bò 11 15,94 - - - - 
Chăn nuôi lợn 2 2,90 - - - - 
Chăn nuôi gia cầm 1 1,45 - - 2 6,25 
Cán bộ 2 2,90 - - - - 
Làm thuê - - 5 38,46 6 18,75 
Kinh doanh - - 8 61,54 9 28,13 
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019) 
Qua bảng 4.14, cho thấy nông nghiệp vẫn là một nghề mang lại thu 
nhập cho người dân trên địa bàn xã Mậu Duệ song nông nghiệp lại thường bị 
những tác động của thời tiết và điều kiện tự nhiên môi trường vì thế nó phần 
nào làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. 
 47 
* Kết quả sinh kế của người dân 
Kết quả sinh kế của người dân có thể hiểu là bao gồm những gì họ đạt 
được sau khi sử dụng nguồn lực, xây dựng những cách thức và thực hiện các 
hoạt động sinh kế. Con người vận dụng các nguồn lực dưới dự tác động của 
bối cảnh khách quan, họ thực hiện các hoạt động sinh kế để tạo ra nguồn thu 
nhập cho bản thân và gia đình. 
Kết quả sinh kế là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức 
độ sử dụng các nguồn lực khác nhau cũng như sự phối hợp giữa các nguồn 
lực đó. Nó sẽ giúp ta có được những đánh giá tổng thể của cả quá trình sản 
xuất kinh doanh của hộ trong một thời gian. 
Vì vậy, các khoản thu nhập được xem như một chỉ tiêu quan trọng để 
đánh giá sinh kế của các hộ nghiên cứu. Đối với nông dân, sinh kế của nông 
hộ bao gồm nông nghiệp và phi nông nghiệp. 
Bảng 4.15: Lợi nhuận thu được từ hiệu quả sử dụng tài nguyên 
của các hộ điều tra 
ĐVT: 1000đ/năm 
Hộ Nông nghiệp 
Hộ Phi Nông 
nghiệp 
Hộ kiêm 
Nguồn thu nhập 
TB % TB % TB % 
Trồng lúa 22.000 7,80 - - 16.000 8,29 
Trồng ngô 5.000 1,77 - - - - 
Chăn nuôi lợn 57.000 20,21 - - - - 
Chăn nuôi bò 68.000 24,11 - - 30.000 15,54 
Chăn nuôi gia cầm 10.000 3,55 22.000 11,40 
Kinh doanh - - 100.000 62,5 70.000 36,27 
Cán bộ 120.000 42,55 - - - - 
Làm thuê - - 60.000 37,5 55.000 28,50 
Tổng lợi nhuận/hộ 282.000 160000 193.000 
Lợi nhuận 
BQ/người 
40.00 80.00 38.60 
 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019) 
 48 
Lợi nhuận bình quân trên đầu người của nhóm hộ phi nông nghiệp là 
cao nhất tương ứng 80 triệu/người/ năm nhóm hộ này thường là những người 
trẻ mới lập gia đình và đang làm những công việc hoạt động trí óc nên được 
trả công cao hơn. 
Thu nhập phi nông nghiệp là một nguồn thu nhập khác của các hộ nó ít 
liên quan đến tài nguyên của hộ nhưng lại rất quan trọng với các hộ, trong các 
nhóm hộ dù là nhóm hộ có số lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp ít 
nhưng lại có nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp lớn. 
4.4. Những ưu, nhược điểm trong các hoạt động sinh kế của đồng bào 
dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ 
4.4.1. Hoạt động trồng trọt 
Điểm mạnh Điểm yếu 
- Diện tích đất nông nghiệp tương 
đối lớn. 
- Địa hình thuộc miền núi cao 
mang đặc điểm khí hậu gió, thích 
hợp cho việc sản xuất nông nghiệp 
đặc biệt thích hợp cho việc phát 
triển cây công nghiệp ngắn ngày 
như: Thuốc lá,đỗ tương, lạc 
- Người dân ở đây có truyền thống 
canh tác lâu đời. 
- Địa hình là vùng núi cao, chủ yếu là 
núi đá vôi, gò đồi. Mặc dù diện tích đất 
canh tác lớn nhưng chất đất xấu, kém 
dinh dưỡng. 
- Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ 
thuật vào sản xuất còn h ạn chế, kỹ thuật 
canh tác của người dân còn lạc hậu. 
- Dụng cụ canh tác còn thô sơ, chưa có 
sự đầu tư. 
- Khó khăn về nguồn nước do địa hình 
cao, dốc. 
- Dịch sâu bệnh hại cây trồng. 
Cơ hội Thách thức 
- Do điều kiện tự nhiên thuận lợi 
cho cây công nghiệp ngắn ngày 
- Chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa 
đạt tiêu chuẩn 
 49 
nếu quy hoạch được vùng tập trung 
để phát triển sản xuất hàng hóa 
như: Đỗ tương, lạc giống, lạc đỏ, 
thuốc lá...sẽ đem lại hiệu quả kinh 
tế cao. 
- Tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của 
các chương trình, dự án như: 
Chương trình Nghị quyết 30a/CP 
hỗ trợ chuyển đổi giống cây tr ồng 
vật nuôi, chương trình 135 hỗ trợ 
sản xuất... 
- Xử lý, bảo quản sản phẩm sau thu 
hoạch chưa được bảo đảm, sản phẩm 
còn nhỏ lẻ, manh mún, mẫu mã chưa 
được tốt nên việc tìm thị trường tiêu thụ, 
bao tiêu sản phẩm còn gặp nhiều khó 
khăn. 
- Giao thông đi lại khó khăn nhất là đối 
với những xã vùng sâu, vùng xa như 
Thâm Tiềng còn gặp nhiều khó khăn, 
chủ yếu là đường đất, đường mòn dân 
sinh 
4.4.2. Hoạt động chăn nuôi 
Điểm mạnh Điểm yếu 
- Diện tích đất lớn, bãi chăn thả tự 
nhiên còn khá nhiều thuận lợi cho 
việc chăn nuôi trâu, bò và chăn nuôi 
dê 
- Người dân có kinh nghiệm chăn 
nuôi 
- Trình độ kỹ thuật lạc hậu 
- Là vùng núi cao có khí hậu gió mùa 
nên khi nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng 
đến chăn nuôi. 
- Dụng cụ, đồ dùng thô sơ 
- Dịch bệnh, thiên tai 
- Nguồn vốn nghèo nàn 
Cơ hội Thách thức 
-Được sự hỗ trợ của các chương 
trình dự ánđầu tư cho phát triển chăn 
nuôi, xây dựng quy mô gia trại, 
trang trại hộ gia đình, trang trại tổng 
hợp. 
- Thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều khó 
khăn, chưa ổn định. 
- Giao thông đi lại khó khăn. 
 50 
4.5. Một số giải pháp cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào 
dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ 
4.5.1. Giải pháp về kỹ thuật 
- Điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, sử dụng các giống 
cây trồng chống chịu kháng sâu bệnh cụ thể: 
 + Về chăn nuôi: thay đổi giống vật nuôi phù hợp, có năng suất cao, 
tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc và gia cầm, xây dựng hệ thống chuồng trại 
kiên cố, để làm thoáng mát cho vật nuôi về mùa hè và giữ ấm về mùa đông. 
 + Về trồng trọt: Sử dụng giống mới chống chịu sâu bệnh tốt hơn, thay 
đổi thời vụ canh tác thích hợp trong năm, cải tạo đất trồng để tăng độ phì 
nhiêu và phòng tránh, trồng các loại cây xen canh có sức chống chịu tốt hơn 
được sâu bệnh vụ mùa. Gieo trồng các loại cây phù hợp với đất để đảm bảo 
cho năng suất cao. 
4.5.2. Giải pháp về nguồn lực 
 Qua điều tra cho thấy trình độ học vấn của các thành viên trong hộ còn 
thấp. Vì vậy, cần khuyến khích các hộ tạo điều kiện cho con em được đi học 
các cấp cao hơn, các thành viên trong độ tuổi lao động được học các lớp tập 
huấn, các lớp đào tạo nâng cao trình độ nhận thức trong hoạt động sinh kế. Đồng 
thời, biết cách áp dụng các thành tựu KH-KT vào quá trình sản xuất của hộ. 
4.5.3. Giải pháp về vốn 
- Tăng nguồn thu hút, tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các nguồn tài 
trợ về tài chính và kinh nghiệm. 
- Đa dạng hóa nguồn vốn hỗ trợ triển khai thực hiện kế hoạch hành động 
từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế thông qua các hoạt 
động song phương và đa phương. 
4.5.4. Giải pháp đa dạng hóa hoạt động sinh kế 
- Cần đa dạng hóa sinh kế theo hướng tiệm tiến từng bước, để giảm rủi 
 51 
ro và giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, tạo điều kiện cho người dân tộc thích 
nghi dần dần với kinh tế thị trường. 
- Đa dạng hóa hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông theo 
hướng phát huy lợi thế địa phương. 
 52 
Phần 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Qua nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên 
địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, em có một số kết luận 
như sau: 
- Điều kiện tự nhiên của xã khá thuận lợi cho việc phát triển sinh kế cho 
các hộ dân 
- Có khá nhiều hoạt động sinh kế đa dạng và phong phú từ các hoạt động 
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,... đến các hoạt động phi nông nghiệp 
như làm công, làm thuê, kinh doanh, buôn bán, cán bộ công nhân viên chức,... 
Tuy nhiên, sản xuất chủ yếu của người dân nơi đây vẫn là các hoạt động sản 
xuất nông nghiệp. 
- Cộng đồng dân tộc H’mông tại đây vẫn chưa biết tận dụng những lợi 
thế của địa phương, công cụ sản xuất và nguồn lực đầu tư còn ít chủ yếu theo 
phong tục tập quán và phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. 
- Qua đánh giá nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông điều tra 
thì các nguồn lực này ở mức độ rất hạn chế. Trong 5 nguồn lực thì nguồn lực 
tự nhiên là nguồn lực dồi dào nhất, người dân nơi đây phụ thuộc chủ yếu vào 
nguồn lực này đặc biệt là nguồn đất, nguồn nước 
5.2. Kiến nghị 
Xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, thực hiện kế hoạch hóa gia 
đình. Tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình được đến trường. 
Luôn luôn học hỏi kinh nghiệm sản xuất của những hộ phát triển để 
áp dụng và thực hiện trên giađình nhà mình. Nông dân cần chuyển đổi cơ 
cấu cây trồng, vật nuôi để tận dụng và phát huy được tiềm năng, thế mạnh 
của địa phương. Mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất, cần phát triển 
 53 
những loại cây (lạc, đỗ tương, ngô), con (lợn, bò,dê) có giá trị kinh tế cao để 
đưa vào sản xuất nhằm mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình và xã hội. 
Tăng cường các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. 
Tận dụng các nguồn lực tự nhiên sẵn có, khai thác hợp lý và phải biết 
tự bảo vệ nguồn tài nguyên này. 
 54 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ kế hoạch và đầu tư (2003), sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế và 
khung sinh kế. 
2. DFID,1999 Sinh kế bền vững và giảm nghèo, bộ phát triển quốc tế 
Vương Quốc Anh. 
3. Lê Hiền (2009), Tiến trình phân tích sinh kế bền vững cho người dân 
vùng cao ở Thừa Thiên Huế. 
4. Mã Thúy Nhuần, 2012. Phân tích sinh kế và xây dựng kế hoạch xã Kim 
Lư (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn). Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học, 
Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn. Trường Đại học Nông Lâm Thái 
Nguyên, 2012. 
5. Nguyễn Đức Quang (2011), Phân tích sinh kế và xây dựng kế hoạch xã 
Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, Khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa 
Kinh tế & PTNT, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 
6. Lê Thao Sang, Luận văn thạc sỹ phát triển nông thôn, trường Đại học 
Nông lâm Thái Nguyên, năm 2016. 
7. Lê Duy Thường (2014), Đánh giá hoạt động sinh kế của đồng bào dân 
tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại 
học nông lâm Thái Nguyên. 
8. Nguyễn Hữu Thọ (2010), Sử dụng khung sinh kế bền vững để phân tích 
sinh kế của người dân xã Yên Trạch, huyện: Phú Lương, tỉnh Thái 
Nguyên. 
9. Vương Xuân Tình, Mai Văn Thành (2005), Ứng dụng khung sinh kế bền 
vững, xácđịnh các phương thức ứng phó v ới tình trạng khan hiếm lương 
thực, Hội thảo ứng dụng phương pháp tiếp. 
10. UBND xã Mậu Duệ, Báo cáo công tác chỉ đạo điều hành của UBND xã 
và thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế xã hội – Quốc phòng an ninh 
 55 
năm 2018; phương hướng, nhiệm vụ năm năm 2019. 
11. UBND Xã Mậu Duệ, Báo cáo kết quả công tác lãnh đạo,chỉ đạo thực 
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, phương hướng nhiệm 
vụ năm 2019, năm 2018. 
12. UBND xã Mậu Duệ, Báo cáo phân tích hộ nghèo theo các nhóm dân tộc 
cấp xã, năm 2018. 
13. UBND xã Mậu Duệ, Báo cáo về công tác xây dựng, quản lý các thiết chế 
văn hóa. thể thao cơ sở gắn với chương trình xây dựng NTM, năm 2016. 
14. UBND xã Mậu Duệ, Đề án XDNTM, năm 2018 
15. TS. Đỗ Văn Viện, ThS. Đặng Văn Tiến (2000), Bài giảng kinh tế hộ 
nông dân. 
 PHIẾU ĐIỀU TRA SINH KẾ HỘ 
Phiếu số: 
Phần I: Thông tin chung về hộ gia đình 
1.1. Họ tên chủ hộ: ................................... Tuổi:.................Nam/ Nữ:......... 
1.2. Địa chỉ: Thôn ................................. ,xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh. 
1.3. Dân tộc:.................................. 
1.4. Trình độ học vấn: 
 Tiểu học.  THCS.  THPT.  TC - CĐ - ĐH 
1.5. Danh sách các thành viên trong gia đình: 
TT Họ và tên 
Quan hệ với 
chủ hộ 
Giới 
tính 
Trình độ 
văn hóa 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Nghề 
nghiệp 
1 
2 
3 
4 
1.6. Phân loại hộ theo ngành nghề (đánh dấu x vào ô tương ứng): 
- Hộ thuần nông  
- Hộ kiêm nghề  
- Hộ phi nông nghiệp  
1.7. Phân loại hộ theo thu nhập: 
 Hộ Khá Hộ TB Hộ cận nghèo Hộ nghèo 
 Phần II: Nguồn lực và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình 
2.1. Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp của hộ được sử dụng SXKD - DV 
Loại đất Tổng diện tích (m2) 
Đất thổ cư 
Đất ruộng 
Đất ao, hồ 
Đất vườn 
Đất hoa màu 
Đất lâm nghiệp 
Đất khác 
2.2. Nguồn nước 
a) Nguồn nước sinh hoạt chính của gia đình? 
Nước máy:  
Nước giếng:  
Nước sông, suối, ao,  
Nước mưa:  
b) Nguồn nước sử dụng cho tưới tiêu của gia đình? 
Nước máy:  
Nước giếng:  
Nước sông, suối, ao,  
Nước mưa:  
c) Gia đình gặp phải những khó khăn gì về nguồn nước cho sinh hoạt và sản 
xuất? 
Khó khăn Sinh hoạt Sản xuất 
Thiếu nước thường xuyên   
Thiếu nước một vài thời điểm   
 Nguồn nước không vệ sinh   
Nguồn nước ở xa   
Chi phí quá cao   
Khó khăn khác:   
2.3. Đất và nhà ở 
a) Hình thức sở hữu đất ở và nhà ở? 
  Sở hữu của gia đình. 
  Nhà thuê. 
  Ở nhờ. 
  Khác:.. 
b) Tổng diện tích đất ở và nhà ở của gia đình? ....................................... m2 
2.4. Nguồn vốn của gia đình 
Loại tài sản Đơn vị Số lượng Giá trị (1000đ) 
I. Tài sản cho sinh hoạt 
1. Nhà ở m2 
- Nhà xây 
- Nhà sàn, gỗ, ván 
- Nhà tranh tre, nứa, lá 
..... 
2. Phương tiện đi lại 
- Xe đạp Chiếc 
- Xe máy Chiếc 
- Ô tô Chiếc 
3. Phương tiện nghe nhìn 
- Tivi Chiếc 
- Đài Chiếc 
 - Vi tính Chiếc 
..... 
4. Trang bị nội thất 
- Giường Chiếc 
- Tủ Chiếc 
- Bàn ghế Chiếc 
- Khác 
5.Quạt điện Chiếc 
6. Tủ lạnh Chiếc 
7. Điện thoại Chiếc 
8. Bếp ga Cái 
9. Máy giặt Chiếc 
10. Giếng nước, bể nước 
11. Nhà vệ sinh 
..... 
II. Tài sản là công cụ sản xuất 
1. Ô tô tải Chiếc 
2. Máy bơm Cái 
3. Máy cày bừa Cái 
4. Máy tuốt lúa Cái 
5. Máy xay xát Cái 
6. Máy cưa Cái 
7. Máy quay, vò chè Chiếc 
8. Trâu, bò Con 
9. Chuồng trại chăn nuôi 
10. Tài sản khác......................... 
 2.5. Quan hệ xã hội của đồng bào dân tộc H’mông 
 Quan hệ láng giềng? 
 Rất tốt.  Bình thường.  Thờ ơ.  Không ý kiến. 
Quan hệ trong dòng họ? 
 Rất tốt.  Bình thường.  Thờ ơ.  Không ý kiến. 
Quan hệ trong tôn giáo? 
 Rất tốt.  Bình thường.  Thờ ơ.  Không ý kiến. 
2.6. Những hỗ trợ mà gia đình nhận được từ chính quyền và các tổ chức, đoàn 
thể địa phương? 
 Thông tin chính sách. 
 Thông tin văn hóa, đời sống. 
 Thông tin thị trường. 
 Thông tin khuyến nông. 
 Kỹ thuật sản xuất. 
 Vốn/vay vốn. 
 Dạy nghề. 
 Hỗ trợ khác:. 
Phần III. Thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình 
3.1. Thu nhập trung bình từ sản xuất của hộ trong 12 tháng qua. 
Chỉ tiêu Thu nhập (1000 đồng) 
Thu nhập từ trông trọt 
Thu nhập từ chăn nuôi 
Thu nhập từ lâm nghiệp 
Thu nhập từ phi nông nghiệp 
Khác: 
 3.2. Chi phí trung bình cho sản xuất của hộ trong 12 tháng qua. 
Chỉ tiêu Chi phí (1000 đồng) 
Chi cho trồng trọt 
Chi cho chăn nuôi 
Chi cho lâm nghiệp 
Chi cho các hoạt động phi nông nghiệp 
Khác:. 
3.3. Để cải thiện đời sống gia đình cần hỗ trợ gì? 
 Vay vốn ưu đãi. 
 Đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. 
 Tập huấn kiến thức, kinh nghiệm làm ăn. 
 Hỗ trợ nhà ở (xây mới, sửa chữa nhà ở). 
 Hỗ trợ việc làm tại địa phương. 
 Khác: . 
Xác nhận hộ gia đình Điều tra viên 
Nông Thị Thân 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_hoat_dong_sinh_ke_cua_dong_bao_dan_toc.pdf