Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng na dai La Hiên – Võ Nhai
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Na (Annona squamosa) là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và
được trồng khá phổ biến ở các vùng kinh tế của đất nước. Trong những năm
gần đây, cây na đã trở thành một loại cây xoá đói giảm nghèo cho bà con
vùng cao, vùng núi đá vôi. Cũng theo hướng đi này, huyện Võ Nhai – Thái
Nguyên đã mở rộng diện tích trồng na năng suất, chất lượng cao và coi đây là
hướng phát triển cây ăn quả chủ đạo của huyện.
Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía Đông bắc của tỉnh Thái nguyên,
cách trung tâm tỉnh Thái nguyên 37 km. Hiện nay, huyện Võ Nhai có diện
tích trồng Na rộng lớn trên 349ha đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tạo
nguồn thu nhập lớn cho các hộ nông dân trồng Na. Cây na đã góp phần đáng
kể vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm tăng giá trị sử dụng ruộng đất
giúp tăng thêm thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân trong
huyện, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh. Tuy nhiên sản xuất
na theo hướng hàng hóa tập trung đang gặp phải một số vấn đề như: Quả na
chín tập trung, quả bé vẹo vọ, không đồng đều, người trồng chưa áp dụng quy
trình kỹ thuật tốt vào thâm canh na. Hiệu quả sản xuất chưa tương xứng với
tiềm năng của loại cây ăn quả này.
Do na trồng ở trên núi đá dốc, hiểm trở nên việc vận chuyển một lượng
lớn phân hữu cơ hoặc các phân bón vô cơ riêng rẽ để bón cho cây theo quy
trình gặp nhiều khó khăn. Sâu, bệnh hại cũng là một yếu tố cản trở lớn đến
sản xuất na ở Võ Nhai. Những loại sâu, bệnh thường gặp ở vùng na Võ Nhai
là các loài rệp sáp, nhện, bọ phấn, ruồi đục quả, bệnh muội đen, bệnh thán thư
. Những loại sâu, bệnh này không chỉ làm cho cây bị chết, mà thường xuyên
làm hạn chế tới sức sinh trưởng của cây, làm cho cây ra hoa đậu quả kém,2
năng suất thấp, đặc biệt là làm cho mã quả xấu, hoặc bị thối và khô héo không
thể sử dụng được.
Từ những khó khăn nêu trên, để phát triển vùng na Võ Nhai thành vùng
na sản xuất hàng hóa, bền vững, ổn định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
cần thiết phải áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật
canh tác trên đất dốc, bón phân và sử dụng phân bón; phòng trừ sâu bệnh và
sử dụng các chế phẩm điều tiết sinh trưởng để tăng năng suất chất lượng quả .
Nhằm góp phần tháo gỡ các khó khăn trong sản xuất na hiện nay ở Võ Nhai –
Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất
lượng na dai La Hiên – Võ Nhai.” góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất
na theo hướng hàng hóa mang lại hiệu quả cao trong sản xuất na.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đặc điểm nông sinh học của na dai Võ Nhai từ đó đưa ra các
biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng na tại Võ Nhai, Thái
Nguyên. Bổ sung và góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm
sóc na cho người dân
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng na dai La Hiên – Võ Nhai
iữa các công thức từ 62,8% (công thức 4) đến 73,6% (công thức 2). Các công thức bón phân tổng hợp NPK Đầu Trâu có độ Brix khá hơn, đạt từ 11,5% – 14%, ở công thức 4 chỉ đạt 10,5% Ở đất bãi bằng số hạt na/quả của các công thức dao động từ 58,6 hạt/quả (công thức 2) đến 77,2 hạt/quả (công thức 4). Tỷ lệ phần ăn được của 36 các công thức thí nghiệm có sự dao động giữa các công thức từ 60,9% (công thức 4) đến 71,3% (công thức 2). Các công thức bón phân tổng hợp NPK Đầu Trâu có độ Brix đạt từ 10,5% – 13%, ở công thức 4 chỉ đạt 10,5%. Các chỉ tiêu theo dõi cho thấy độ Brix trên đất núi đá cao hơn so với na được trồng trên đất bãi bằng. Hình 1. Quả na được trồng trên đất núi đá và đất bãi bằng Như vậy, có thể nhận thái hình thái quả na được trồng trên núi đá vôi có mẫu mã quả xanh sáng, mắt na nổi. Trong khi đó, na được trồng trên đất bãi bằng có màu quả xanh xám, mắt na mở to và dẹt hơn so với na được trồng trên núi đá vôi. 4.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến năng suất, chất lượng cây na tại Võ Nhai, Thái Nguyên. Các xã trồng nhiều na ở Võ Nhai, Thái Nguyên có địa hình núi đá dốc nên việc bổ sung dinh dưỡng cho na bằng các loại phân hữu cơ hoặc vô cơ riêng rẽ là rất khó khăn, đôi khi không thực hiện được. Nhiều hộ dân thường bón NPK Lâm Thao có tác dụng tốt, giảm được khối lượng vận chuyển và thời gian bón phân. Tuy nhiên, NPK Lâm Thao thuần túy là phân vô cơ tổng hợp, không có bổ sung phân vi lượng và các hợp chất mùn, dẫn đến năng suất và phẩm chất na quả không được cải thiện. Thí nghiệm so sánh hiệu quả của phân bón NPK Lâm Thao với phân bón vi sinh hữu cơ Đầu trâu có lượng bón lần lượt 3kg, 4kg, 5kg để so sánh. Kết quả bước đầu thu được như sau 37 4.2.3.1. Ảnh hưởng của của một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ tới đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của Na tại Võ Nhai, Thái Nguyên. Bảng 4.11. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất Loại đất Trồng na CT Tỷ lệ đậu quả (%) Số quả/cây (quả) Khối lượng quả (g) Năng suất na(kg/cây) Đất núi đá 1 45,7 90 220,7 19,86 2 49,9 98 245 24,0 3 55,5 105 279,5 29,35 4 40,1 78 218,3 17,03 P <0,05 <0,05 <0,05 Cv (%) 4,6 4,8 4,5 LSD0,05 9,7 30,1 3,7 Đất bãi bằng 1 44,6 83 207,5 17,2 2 48,6 101 266 26,87 3 58,7 112 304,5 34,1 4 39,8 72 231 16,6 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 Cv (%) 6,9 12,9 6,8 2,1 LSD0,05 12,7 57,4 5,8 4,1 Phân bón vi sinh hữu cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷlệ đậu quả, sốquảtrên cây, khối lượng quảvà năng suất ở mức tin cậy 95% (với P<0,05). Tỷ lệ đậu quả của các công thức thí nghiệm dao động từ 40,1% (công thức 4) đến 58,7% (công thức 3). Tỷ lệ đậu quả đạt cao nhất là 58,7% (công thức 3- cây được trồng trên đất bãi bằng) cao hơn công thức đối chứng 16,7%, công thức 4 có tỷ lệ đậu quả là 33,5% thấp hơn đối chứng, công thức 2 có tỷ lệ đậu quả cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Số quả trên cây của các công thức thí nghiệm có sự dao động giữa các công thức từ 72 quả/cây (công thức 4) đến 112 quả/cây (công thức 3). Số quả/cây giữa các công thức só sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ởmức tin cây 95% (P<0,05). Công thức 3 có số quả/cây cao nhất 112 quả, cao hơn đối chứng 11,7 quả/cây, công thức 4 có số quả trên cây là 33,8 quả thấp hơn đối chứng. Khối lượng quả(g) của các công trong thí nghiệm dao động từ 207 g/ quả đến 305 g/quả. Khối lượng quả giữa các công thức só sự sai khác rõ rệt so 38 với đối chứng ở mức tin cây 95% (P<0,05). Công thức 2 và công thức 4 có khối lượng quả cao nhất 200g, cao hơn đối chứng 30g, CT còn lại có khối lượng quả cao hơn CTĐC. Qua nghiên cứu thấy phân hữu cơ vi sinh làm năng suất đều tăng lên rõ rệt so với đối chứng; làm cho cây tăng nhanh về thân lá do đó tỷ lệ đậu qủa cao,năng suất tăng. 4.2.3.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến hình thái quả Bảng 4.12. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến hình thái quả Loại đất Trồng na CT Tổng số mắt/ quả Số mắt lép/quả Tỷ lệ quả dị hình/cây Kích thước quả Chiều cao quả Đường kính quả Đất núi đá 1 91 14 25 6,0 7,7 2 92 9 19 6,1 8,4 3 95 7 15 6,5 8,8 4 110 16 29 5,7 7,5 Đất bãi bằng 1 98 16 30 5,6 8,15 2 97 19 20 6,2 8,21 3 103 11 17 6,7 8,8 4 108 21 32 5,58 7,6 Như vậy trong điều kiện thí nghiệm, phân bón vi sinh hữu cơ không ảnh hưởng nhiều đến số hạt trên quả. Số mắt/quả của các công trong thí nghiệm dao động từ 69 mắt (công thức 3) đến 105 mắt (công thức 4). Công thức 3 có số mắt/quả cao nhất 100,5 mắt, cao hơn đối chứng 6,5 mắt, các công thức còn lại đều có số mắt/quả cao hơn đối chứng. 4.2.3.3. Ảnh hưởng của các một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến chất lượng quả Để cây ăn quả đạt năng suất cao, có chất lượng tốt thì phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tình hình sử dụng phân bón của nông dân rất khác nhau. Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân thường bón phân chưa hợp lý. Nông dân có thói quen bón nhiều phân đạm, không chú ý nhiều đến phân lân và kali. Việc bón phân không hợp lý (nhất là 39 bón nhiều phân đạm) có thể làm cho cây khó ra hoa, đậu quả. Nếu bón nhiều đạm trong giai đoạn nuôi quả có thể làm cho quả to, năng suất tăng nhưng chất lượng trái sẽ giảm, hiệu quả sản xuất không cao. Khi bổ sung phân bón vi sinh hữu cơ tăng chất lượng và giá trị thương phẩm của sản phẩm như tăng lượng đường, quả ngọt và đẹp mã ... Đánh giá ảnh hưởng của phân vi sinh hữu cơ đầu trâu đến chất lượng quả na thu được kết quả như sau: Bảng 4.13. Ảnh hưởng của các một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến chất lượng quả Loại đất Trồng na CT Số hạt/quả Độ brix Tỷ lệ ăn được (%) Đất núi đá 1 90 15 69,55 2 72 19 71,66 3 85 17 72 4 113 14 66,55 P - <0,05 <0,05 Cv (%) - 3,5 4,9 LSD0,05 - 2,5 1,7 Đất bãi bằng 1 97 14 67,8 2 84 17 73,1 3 96 16 70,5 4 121 11 64,7 P - <0,05 <0,05 Cv (%) - 2,5 1,7 LSD0,05 - 0,65 2,2 Tỷ lệ phần ăn được có sự dao động giữa các công thức thí nghiệm từ 56,7% (công thức 1) đến 67% (công thức 3). Tỷ lệ phần ăn được giữa các công thức só sự sai khác rõ rệt. Công thức 3 có tỷ lệ phần ăn được cao nhất 67%, cao hơn đối chứng 10,3%, các công thức còn lại đều có tỷlệphần ăn được cao hơn đối chứng. Độ Brix có sự dao động giữa các công thức thí nghiệm từ 19,7% (công thức 4) đến 25,3% (công thức 3). Độ Brix giữa các công thức só sự sai khác 40 rõ rệt so với đối chứng. Công thức 3 có độ Brix cao nhất 25,3%, cao hơn đối chứng 1,7%, công thức 4 có độ Brix là 19,7% thấp hơn đối chứng, công thức còn lại có độ Brix cao hơn đối chứng. Biểu đồ 1. Độ Brix của quả na khi trồng trên đất núi đá và đất bãi bằng với các mức sử dụng phân bón vi sinh khác nhau Qua biểu đồ trên nhận thấy, độ Brix của quả na khi được trồng trên đất đá vôi cao hơn so với độ Brix của quả na khi được trồng trên đất bãi bằng ở tất cả các công thức sử dụng phân bón khác nhau. Trong cùng mức phân bón vi sinh hữu cơ thì độ Brix của quả na trồng trên đất đá vôi cao hơn so với na được trồng trên đất bãi bằng. 4.2.4. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến năng suất, chất lượng quả na 4.2.4.1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến động thái đậu quả của na Chất kích thích sinh trưởng GA3 là một trong 100 loại gibberellin có trong cây, gibberellin được tổng hợp chủ yếu trong lá non và một số cơ quan 41 non đang sinh trưởng có vai trò kích thích sự sinh trưởng về chiều cao, chiều dài của cành, rễ, kích thích sự nảy mầm của hạt, của củ, kích thích sự ra hoa, có hiệu quả trong việc phân hóa giới tính, ảnh hưởng lên sự hình thành quả và tạo quả không hạt... vì lợi ích to lớn của GA3 chúng tôi tiến hành thí nghiệm phun GA3 cho cây na ở các nồng độ khác nhau: 60ppm, 70ppm, 80ppm, đối chứng là phun nước lã mục đích tăng khả năng phân hóa hoa, phân hóa giới tính, tăng kích thước hoa và tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả... từ đó so sánh giữa các nồng độ với đối chứng, giữa các nồng độ khác nhau, tỷ lệ đậu quả thu được thể hiện ở bảng 3.14. Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phun chất kích thích sinh trưởng GA3 đến tỷ lệ đậu quả ở giai đoạn sau phun 30 ngày (30 hoa/cây, 1 cây /công thức) Chỉ tiêu CT Tổng số hoa theo dõi Sau 10 ngày phun Sau 15 ngày phun Sau 20 ngày phun Sau 25 ngày phun Sau 30 ngày phun Tỷ lệ % CT1 30 28 25 21 16 13 41,0 CT2 30 26 22 19 15 13 45,5 CT3 30 26 24 20 16 14 44,0 CT4 (ĐC) 30 27 25 22 16 13 44,5 Qua bảng 4.14 cho thấy tỉ lệ đậu quả của các công thức phun GA3 nồng độ 60ppm (CT1), CT2 - 70ppm, CT3 - 80ppm không có sự chênh lệch quá lớn so với CTĐC phun nước lã (CT4), lần lượt cho tỉ lệ đậu quả là: Phun GA3 nồng độ 60ppm (CT1) 41,0%; Phun GA3 nồng độ 70ppm (CT2) 45,5%; Phun GA3 nồng độ 80ppm (CT3) 44,0%; không phun GA3 (CT4) công thức đối chứng 44,5%. 42 4.2.4.1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất Khi tiến hành xử lý phun chất kích thích sinh trưởng GA3 cho vườn na đã thấy ở các nồng độ phun khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ đậu quả, và năng suất thu hoạch na. Qua theo dõi tiến hành phun chất kích thích sinh trưởng GA3 trên thí nghiệm chúng tôi đã thu được kết quả được thể hiện qua số liệu bảng 4.15 sau đây: Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phun chất kích thích sinh trưởng GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất na tại Võ Nhai Chỉ tiêu CT Tỷ lệ đậu quả (%) Số quả/ cây (quả) Khối lượng quả (g) Năng suất lt (kg/cây) Năng suất thực thu (kg/cây) CT1 41,0 29,0 267 26,5 24,80a CT2 45,5 33,0 304 32,45 31,30b CT3 44,0 32,0 296 28,71 25,20b CT4 (Đc) 44,5 27,0 215 22,0 21,64bc P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV % 4,0 8,8 15,0 10,6 3,7 LSD0,05 4,5 3,9 2,8 16,3 6,5 Số liệu bảng cho thấy tỷ lệ đậu quả giữa các công thức phun GA3 nồng độ 60ppm (CT1), phun GA3 nồng độ 80ppm (CT3), phun GA3 nồng độ 70ppm (CT2) cao hơn công thức đối chứng không phun hoàn toàn (CT4). Trong đó phun GA3 nồng độ 70ppm (CT2) có tỷ lệ đậu quả cao nhất 45,5%. Số quả/cây giữa các công thức là khá tương đương nhau, khối lượng quả giữa phun GA3 nồng độ 60ppm (CT1), phun GA3 nồng độ 70ppm (CT2), phun GA3 nồng độ 80ppm (CT3) chênh lệch không đáng kể so với công thức đối chứng không phun hoàn toàn (CT4), phun GA3 nồng độ 70ppm (CT2) có 43 khối lượng lớn nhất 304g. Nhìn vào bảng 4.15 ta cũng thấy được năng suất của phun GA3 nồng độ 60ppm (CT1), phun GA3 nồng độ 70ppm (CT2), phun GA3 nồng độ 80ppm (CT3). Phun GA3 nồng độ 70ppm (CT2) là cao hơn so với công thức đối chứng không phun hoàn toàn (CT4) ở các công thức sử dụng chất kích thích sinh trưởng GA3 theo từng mức khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau 0 5 10 15 20 25 30 35 CT1 CT2 CT3 CT4 (Đc) năng suất lt năng suất tt Năng suất (kg/cây) Công thức Biểu đồ 2. Năng suất của cây na ở các mức phun GA3 khác nhau 44 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1.1. Đặc điểm nông sinh học của vườn na tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai- Thái Nguyên: Trên đất bằng: Chiều cao cây từ 5 – 10 năm tuổi trung bình là 2,76 m (đất bằng), đường kính tán cây 5 năm tuổi là 2,6 m, 10 năm tuổi là 2,8 m và 15 năm tuổi là 2,9 m. Chiều dài lá trung bình là 16,1cm, đường kính lá trung bình là 4,3cm. Thời gian xuất hiện nụ của đợt hoa vào ngày 8/3/2018, thời gian bắt đầu nở hoa vào ngày 7/4/2018, hoa nở rộ từ ngày 23/4- 5/5/2018 và ngày 15/6/2018 kết thúc hoàn toàn lứa hoa. Trên đất đá vôi: Chiều cao cây trung bình đạt 2,5m. Đường kính tán cây na 5 năm đường kính tán là 2,8 m, cây 10 đường kính tán là 2,9 m và cây 10 đạt 3,2 m. Chiều dài lá trung bình của cây na là 14,7cm, đường kính lá trung bình là 4,2cm. Thời gian xuất hiện nụ vào ngày 10/3/2018, thời gian hoa bắt đầu nở vào ngày 10/4/2018, hoa nở rộ từ ngày 28/4- 6/5/2018 và ngày 11/6/2018 kết thúc hoàn toàn lứa hoa. 5.1.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tác động đến vườn na tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai- Thái Nguyên: - Bón phân NPK Đầu trâu 13-13-13+TE với lượng 5 kg/cây tạo điều điện cho cây na sinh trưởng phát triển tốt với chiều dài cành lộc từ 18,2-18,6 cm, đường kính lộc dao động khoảng 0,71-0,77 cm và số lá trên cành đạt 302- 321 lá/cành. Tuy nhiên, năng suất na cao nhất ở công thức 2 bón 4 kg/cây đạt 42,6-42,9 kg quả/cây. - Bón phân vi sinh Đầu trâu: Các công thức có sử dụng phân vi sinh đầu trâu cây na sinh sinh trưởng phát triển tốt. Tỷ lệ ra hoa đậu quả cao đạt 40,1-58,7%, số quả/cây dao động từ 72-112 quả/cây, khối lượng quả trung 45 bình đạt từ 207-305 gam/quả. Quả na có chất lượng tốt, mắt na mở đều, không bị lép. Độ Brix cao. Trong đó, công thức 3 (sử dụng 5kg phân vi sinh đầu trâu/cây) cây na sinh trưởng phát triển tốt nhất và chất lượng quả tốt nhất. - Phun GA3 ở các nồng độ 60ppm, 70ppm, 80ppm thời kỳ na nhú lộc, ra hoa cho năng suất đạt từ 31,06 – 33,92 kg quả/cây, cao hơn đối chứng từ 8,62 đến 11,48 kg quả/cây. 5.2. Đề nghị Bón phân NPK Đầu trâu 13-13-13+TE với lượng 2 kg/cây; Sử dụng 5 kg phân vi sinh Đầu trâu/cây để cây na sinh trưởng phát triển tốt nhất và cho năng suất cao. Phun GA3 ở các nồng độ 60, 70ppm thời kỳ na nhú lộc, ra hoa; Cần nghiên cứu tổng hợp các biện pháp bón phân NPK Đầu trâu: 13- 13-13+TE, bổ sung thêm phân vi sinh đầu trâu và phun GA3 thời kỳ na ra lộc và bao quả để xây dựng quy trình kỹ thuật, khuyến cáo cho người dân ở Võ Nhai, Thái Nguyên và những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự sản xuất na dai theo hướng hàng hoá. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước 1. Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa. Trồng - chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Nhãn - Chôm chôm - Mãng cầu, quyển 3, Nxb Nông Nghiệp, TP.HCM 2006. 2. Vũ Công Hậu. Trồng mãng cầu. Nxb Nông Nghiệp, 1996. 3. Vũ Công Hậu (1996), Trồng CĂQ ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông Nghiệp. 4. Vũ Công Hậu. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, 2000, 487tr. 5. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài. Hưỡng dẫn trồng, chăm sóc táo-bưởi- hồngna. Nxb Lao động, Hà Nội, 2005. 6. Trần Thế Tục, Nguyễn Ngọc Kính. Kỹ thuật trồng một số cây rau, quả giàu vitamin. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 2007, 147tr. 7. Trần Thế Tục. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Na - Thanh long, Nxb Nông Nghiệp, 2008. 8. UBND huyện Lục Nam. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình sản xuất nông lâm nghiệp hàng hoá giai đoạn 2010 - 2015 của huyện Lục Nam, 2014. 20. ài=Tra cứu thực vật rừng Việt nam. (tài liệu dẫn: Cây cỏ có ích ở Việt Nam. Võ Văn Chi, Trần Hợp) II. Tài liệu nước ngoài 9. Crane J. H, and Campbell C.W. (1990), Origin and Distribution of Tropical and Subtropical Fruits. In: Fruit of Tropical and Subtropical Origin. FSS, Florida, USA; pp 1-65.
File đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_dac_diem_nong_sinh_hoc_va_mot_so_bien_p.pdf