Khóa luận Nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm phân bố loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg) tại vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp ( Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg )
thuộc họ Thông đỏ (Taxaceae) còn có tên gọi khác là Sam bông sọc trắng
hẹp mọc phổ biến ở rừng thường xanh núi đất hoặc núi đá nguyên sinh vùng
miền Bắc Việt Nam có độ cao từ 1000m đến 1500m so với mực nước biển.
Thông thường chúng phân bố ở đường đỉnh giông núi của những núi đá vôi.
Các tài liệu đã ghi nhận phân bố của chúng ở các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc, Hoà Bình và Thanh Hoá. Các thông tin khác ghi nhận có
ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn và Quảng Ninh chưa
được chứng minh. Ngoài Việt Nam thì có một vài quần thể nhỏ phân bố ở Lào
và Trung Quốc. Chúng là loài cây gỗ lớn, có thể cao đến 40m, đường kính
gốc lớn hơn 1m, mọc hỗn giao với các loài cây Hạt trần khác như Kim giao,
Thông tre, Đỉnh tùng, Thông 5 lá.Sở dĩ chúng có tên Dẻ Tùng Sọc Trắng
Hẹp là do đặc điểm nhận dạng hai sọc trắng ở mặt dưới lá hẹp hơn so với
loài Dẻ tùng sọc trắng rộng (Amentotaxus yunnanensis).
Trong tự nhiên Dẻ tùng sọc trắng hẹp bị khai thác để lấy gỗ làm nhà,
làm các vật dụng gia đình hoặc làm cảnh. Ngoài ra, các loài trong họ Thông
đỏ này còn dùng để chiết suất chất có khả năng kháng tế bào ung thư và hạt
chứa hàm lượng tinh dầu cao. Tuy nhiên nhân tố đe doạ chủ yếu đến chúng lại
không phải do việc khai thác lấy gỗ mà chính là sự phá rừng, khai phá nương
rẫy đã làm mất môi trường sống của chúng. Trong Danh lục đỏ quốc tế IUCN
chúng được liệt vào mức độ Gần Bị đe doạ, còn Sách Đỏ Việt Nam xếp ở
mức độ Hiếm.2
Tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, theo ghi nhận được phân bố tại các đỉnh
núi Ten, Cẩn và Băng đây là các khu vực rừng trên núi đá vôi có địa hình
hiểm trở và xa khu dân cư. Tuy nhiên, cho đến nay tại khu vực chưa có trình
nghiên cứu về loài mà chỉ dừng lại ở việc ghi nhận được 06 cây với đường
kính trung bình từ 40-60 cm. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho bảo tồn loài Dẻ tùng
sọc trắng hẹp, rất cần thiết phải xác định được vị phí và khu vực phân bố,
đồng thời xây dựng bản đồ phân bố cho loài. Đây sẽ là cơ sở khoa học và thực
tiễn góp phần quản lý loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp hiệu quả hơn. Xuất phát từ
lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm
phân bố loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg )
tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn - tỉnh Phú Thọ”.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Góp phần bổ sung thông tin về cấu trúc rừng và vị trí phân bố chính xác
của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở đề
xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở Xuân Sơn.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được đặc điểm cấu trúc rừng nơi Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân
bố.
- Ứng dụng phần mềm Qgis xây dựng bản đồ phân bố của loài Dẻ tùng
sọc trắng hẹp tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định được đặc điểm đặc điểm tái sinh và xây dựng bản đồ phân
bố của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh tại khu vực nghiên cứu.
- Bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở
VQG Xuân Sơn.3
1.3.Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Về mặt khoa học: Bổ sung các thông tin khoa học về vị trí và khu vực
phân bố cho các nhà quản lý bảo tồn.
- Về mặt thực tiễn: Cơ sở để thực hiện nghiên cứu loài Dẻ tùng
sọc trắng hẹp ( Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg ) làm cơ sở đề xuất
hướng bảo tồn loài và giám sát đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh
Phú Thọ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm phân bố loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg) tại vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
ảnh) Qua ứng dụng phần mềm QGIS, hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo trạng thái rừng được cho ở hình 4.3. Ngoài ra, tọa độ cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố theo trạng thái rừng được phân tích và liệt kê ở bảng 4.4. Theo bản đồ hiện trạng kế thừa, trong tổng số 10 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp có: - 04 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trong rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh giàu nguyên sinh. - 06 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trong rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh trung bình. Theo tính toán về hiện trạng rừng theo trữ lượng, trong tổng số 10 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp có: - 04 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trong rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh giàu nguyên sinh. - 03 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trong rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh trung bình. - 03 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trong rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh nghèo. Tuy nhiên trong đề tài này, tác giả chỉ đưa ra bản đồ phân bố loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo trạng thái đã được kế thừa từ bản đồ hiện trạng năm 2015. Từ kết quả phân bố theo trạng thái hay sinh cảnh cho thấy Dẻ tùng sọc trắng hẹp mọc rải rác ở rừng thứ sinh lá rộng thường xanh trên núi đá. Kết quả cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Phan Kế Lộc và các tác giả (2017) và nghiên cứu của Phan Thị Thanh Huyền và Nguyễn Văn Hùng ( 2017a). Các tác giả cho thấy loài này phân bố rải rác ở trong rừng nguyên 54 sinh lá rộng thường xanh mưa nhiệt đới trên các dãy núi đá vôi. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hiệp và các tác giả (2004) về tổ thành rừng nơi Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố cho thấy Dẻ tùng sọc trắng hẹp không phải là loài cây chiếm ưu thế tầng cây cao và loài chiếm ưu thế là Trai Lý. Bảng 4.4: Phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo trạng thái rừng Căn cứ Trạng thái Mã trạng thái Số cây Theo bản đồ hiện trạng Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX giàu nguyên sinh TXDG 4 Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX trung bình nguyên sinh TXDB 6 Theo tính toán Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX giàu nguyên sinh TXDG 4 Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX trung bình nguyên sinh TXDB 3 Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX nghèo nguyên sinh TXDN 3 55 Hình 4.3: Hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo trạng thái rừng 56 4.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài và bản đồ phân bố cây tái sinh 4.3.1. Mật độ và tổ thành cây tái sinh Kết quả điều tra tổ thành và mật độ cây tái sinh dưới rừng có phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp cho thấy: Phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp ở Vườn quốc gia Xuân Sơn trên núi đá có mật độ cây tái sinh thấp chỉ đạt 3787 cây/ha với các loài tái sinh chiếm ưu thế là Trai lý, Gội nếp, Mò lá nhỏ, Chò xanh, Trâm trắng, Phân mã, trong đó Trai lý là loài có số cây chiếm lớn nhất (chiếm 20,4%). Cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp chiếm dưới 5% (chỉ 3,5%), thực tế chỉ thấy 5 cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng trên tổng số 15 ô dạng bản 25 m2 điều tra, gồm: 1 cây có chiều cao dưới 20 cm, 3 cây có chiều cao từ 50-100 cm và 1 cây cao trên 1 m. Tổ thành cây tái sinh rừng có phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp: 20,4 Tr + 12,0 Gn + 9,2 Mln + 8,5 Chx + 5,6 Tra + 5,6 Phm + 3,5 Dt+ 35,2 Lk Ghi chú: Tr: Trai lý, Gn: Gội nếp, Mln: Mò lá nhỏ, Chx: Chò xanh, Tra: Trâm trắng, Phm: Phân mã, Trt: Trai trắng, Qb: Quế bạc, N: Nghiến, Đ: Đen, Lk: Loài khác. 4.3.2. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh. Để đánh giá cây tái sinh toàn diện chúng tôi xem xét nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh và thấy rằng: 05 Cây tái sinh tại 03 ô tiêu chuẩn chủ yếu có nguồn gốc từ hạt là 100% và tất cả các cây tái sinh đều có chất lượng từ trung bình đến tốt. Bảng 4.5: Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh TT Tên cây tái sinh Nguồn gốc (%) Chất lượng (%) Hạt Chồi Tốt TB Xấu 1 DTSTH1 100% 0% 0% 100% 0% 2 DTSTH2 100% 0% 100% 0% 0% 3 DTSTH3 100% 0% 100% 0% 0% 4 DTSTH4 100% 0% 100% 0% 0% 5 DTSTH5 100% 0% 100% 0% 0% 57 Hình 4.4: Cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại VQG Xuân 4.3.3. Bản đồ phân bố cây tái sinh theo độ cao, độ dốc và trạng thái rừng 4.3.3.1. Bản đồ phân bố cây tái sinh theo độ cao Qua ứng dụng phần mềm QGIS, hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh theo độ cao được cho ở hình 4.5. Kết quả cho thấy tổng số cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp có 5 cây. Trong tổng số 05 tái sinh cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp có: - 03 cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ cao từ 900 m đến 1200 m. - 02 cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ cao từ 600 m đến 900 m. 58 Hình 4.5: Hình ảnh bản đồ phân bố cây tái sinh theo độ cao 59 4.3.3.2. Bản đồ phân bố cây tái sinh theo độ dốc Qua ứng dụng phần mềm QGIS, hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh theo độ dốc được cho ở hình 4.6. Kết quả cho thấy tổng số cây tái sinh loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp có 5 cây. Trong tổng số 05 tái sinh cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp có: - 01 cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ dốc từ 20 độ đến 30 độ. - 02 cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ dốc từ 30 độ đến 40 độ. - 02 cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ dốc lớn hơn 40 độ. Từ kết quả phân bố theo độ dốc cho thấy loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp có thể tái sinh ở địa hình dốc đến rất dốc, từ 20 độ đến trên 40 độ. 60 Hình 4.6: Hình ảnh bản đồ phân bố cây tái sinh theo độ dốc 61 4.3.3.3. Bản đồ phân bố cây tái sinh theo trạng thái rừng Qua ứng dụng phần mềm QGIS, hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh theo trạng thái được cho ở hình 4.7. Kết quả cho thấy tổng số cây tái sinh loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp có 5 cây. Theo hiện trạng rừng kế thừa, trong tổng số 05 tái sinh cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp có: - 01 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trong rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh giàu nguyên sinh. - 04 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trong rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh trung bình. Kết quả phân bố cây tái sinh cho thấy loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh đều dưới tán rừng của trạng thái rừng lá rộng thường xanh trên núi đá. Từ kết quả thống kê ở bảng 4.6 cho thấy 05 cây đều tái sinh xung quanh gốc mẹ. Cụ thể, có 03 cây tái sinh trong khoảng từ 0 m - 10 m xung quanh gốc mẹ và 02 cây khoảng cách từ 10 m - 50 m quanh gốc mẹ. Bảng 4.6: Tọa độ cây tái sinh Cây tái sinh Vị trí X Y Cách cây mẹ 1 Đỉnh 514878 2338690 10 2 Đỉnh 516535 2341200 10 3 Đỉnh 516589 2341215 50 5 Đỉnh 516770 2337890 10 6 Đỉnh 516790 2337929 50 62 Hình 4.7: Hình ảnh bản đồ phân bố cây tái sinh theo trạng thái rừng 63 4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn và phát triển loài tại VQG Xuân Sơn- Phú Thọ Trên cơ sở những kết quả điều tra đánh giá hiện trạng quần thể loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp cho đây là loài chưa được gây trồng, số lượng cây con tái sinh ít (5 cây). Để bảo tồn các loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp quý hiếm và cạn kiệt này tôi đưa ra một số giải pháp như sau: 4.4.1. Giải pháp quản lý Đối với các cả thể của Dẻ tùng sọc trắng hẹp đang còn tồn tại và khu vực phân bố của chúng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra và bảo vệ nghiêm ngặt bởi số lượng loài còn rất ít. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, người dân thôn bản trong việc tuần tra, kiểm soát và tháo rỡ các lán trại khai thác gỗ trong rừng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của bảo tồn, nâng cao nhận thức về khu bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm việc khai thác và các tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cũng như khả năng tái sinh tự nhiên của loài. Hướng dẫn xây dựng các hương ước, quy ước của làng bản về bảo tồn bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ Dẻ tùng sọc trắng hẹp nói riêng. Xây dựng thùng thư phát giác để kịp thời ngăn chặn xử lý những đối tượng có những hành vi phá rừng trái phép. Với điều kiện thực tế cụ thể có thể tiến hành xúc tiến tái sinh tự nhiên dưới gốc cây mẹ cũng như mở rộng khu vực phân bố và khả năng tái sinh của loài. Vào những mùa quả chín có thể thu quả về khi gặp điều kiện thuận lợi mang hạt vào rừng reo sau khi đã làm đất dưới tán rừng nơi các loài thường phân bố đảm bảo nhiệt độ ẩm, án sáng để cây tái sinh có thể sống sót sinh trưởng và phát triển tốt. 64 Cần xây dựng các trương trình nâng cao nhận thức của người dân vùng lõi và vùng đệm đến mọi lứa tuổi, đặc biệt đến những người lãnh đạo địa phương, già làng, trưởng bản bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau để người dân trong khu vực chung tay với các nhà quản lý, nhà khoa học cùng nhau bảo tồn các loài động, thực vật và bảo tồn Đa dạng sinh học. 4.4.2. Giải pháp về cơ chế và chính sách - VQG Xuân Sơn cần xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển các loài ngành hạt trần ở địa phương dựa trên chiến lược, đề án và kế hoạch hành động về bảo tồn đã được phê duyệt - Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên thông qua việc tổ chức cho cán bộ tham gia các khóa học chuyên ngành dài hạn, ngắn hạn; tăng cường học tập kinh nghiệm ở các khu bảo tồn đã làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên - Dành một phần vốn ngân sách từ các chương trình như chương trình bảo vệ và phát triển rừng, chương trình nông thôn mới, chương trình bảo tồn, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư. Dành một phần kinh phí từ Khuyến lâm hàng năm cho xây dựng mô hình đào tạo, chuyển giao kiến thức gây trồng tới hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng. Một phần kinh phí hàng năm dành cho chọn giống, chuyển giao kỹ thuật gây trồng thực vật ngành hạt trần. - Thu hút nguồn vốn từ nhiều nguồn cho phát triển cây ngành hạt trần như vốn tự có của dân, các doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. 65 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Dẻ tùng sọc trắng hẹp là cây gỗ lớn thường xanh, loài này phân bố ở rừng tự nhiên trên núi đá có độ cao từ 700 - 1200 m và độ dốc từ 6 - 45 độ - Đã phát hiện thấy 10 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp đường kính từ 22 - 89 cm ở 3 tuyến điều tra và không thấy quả. - Tầng cây cao của rừng có phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp có mật độ khá thấp từ 155 - 200 cây/ha, với các loài chiếm ưu thế Trai lý, Mò lá nhỏ, Bồ Quân, Gội nếp, Mò lá to, Cà lồ, Xi đá, Nhội đối hệ sinh thái rừng núi đá. - Cây tái sinh dưới rừng có phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp có mật độ thấp chỉ từ 2000 - 4120 cây/ha với các loài chiếm ưu thế trong tổ thành cây tái sinh là các loài Trai lý, Gội nếp, Mò lá nhỏ, Chò xanh, Trâm trắng, Phân mã, Trai trắng, Quế bạc, Nghiến và Đen đối với hệ sinh thái núi đá; cây tái sinh chủ yếu ở cấp chiều cao 0,5 - 1m và trên 1 m (cây tái sinh có triển vọng) và thiếu hụt cây tái sinh ở lớp cây mạ (<0,5 m) chứng tỏ thiếu hụt cây mẹ gieo giống hoặc điều kiện tái sinh không thuận lợi. Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt (100%) và có chất lượng trung bình đến tốt (100%). - Đề tài đã xây dựng được bản đồ phân bố cây mẹ theo độc cao, độ dốc và trạng thái rừng. Bản đồ phân bố cây tái sinh theo theo độc cao, độ dốc và trạng thái rừng. 5.2. Kiến nghị - Cần có thêm các cuộc điều tra theo nhiều tuyến khác để khẳng định được số lượng cây mẹ và cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại VQG Xuân Sơn. - Cần có nghiên cứu về đa dạng di truyền cá thể và quần thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp làm cơ sở bảo tồn gen. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1996. Sách đỏ Việt Nam, Phần Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật. Nhà xuất bản khoa học tư nhiên và công nghệ, Hà Hội. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016. Quyết định số 3158/QĐ- BNN-TCLN ngày 27 tháng 7 năm 2016 về việc Công bố hiện trạng rừng năm 2015. 4. Lê Xuân Cảnh (2004). Biodiversity Researches in Vietnam. Asean Biodiversity, Volume 40: 40-44. 5. Võ Văn Chi, Trần Hợp, 2002. Cây cỏ có ích ở Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 6. Nguyen Tien Hiep, Phan Ke Loc, Nguyen Duc To Luu, Philip Ian Thomas, Aljos Farjon, Leonid Averyanov and Jacinto Regalado Jr. (2004). Vietnam Conifers: Conservation Status Review 2004. Fauna and Flora International, Vietnam Program, Hanoi, 174pp. Vũ Tiến Hinh (2012). Phương pháp lập biểu thể tích thân cây rừng tự nhiên ở VN, NXB Nông nghiệp 7. Phan Thị Thanh Huyền và Nguyễn Văn Hùng (2017a). Một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg.) phân bố tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 4: 64-73. 8. Phan Thị Thanh Huyền và Nguyễn Văn Hùng (2017b). Đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên nơi có loài cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus 67 argotaenia (Hance) Pilg.) phân bố tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 4: 74-82. 9. Phạm Hoàng Hộ, 1991. Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 10. Phan Ke Loc, Pham Van The, Phan Ke Long, Regalado, J., Averyanov, L.V. and Maslin, B. (2017). Native conifers of Vietnam – A review. Pakistan Journal of Botany 49(5): 2037-2068 11. Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas, P.L. (2004). Cây lá kim Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 12. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004). Các loại cây lá kim ở Việt nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 14. Trần Minh Tuấn (2013). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học loài Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg.) làm cơ sở cho bảo tồn và phát triển tại Vườn quốc gia Ba Vì. Báo cáo tổng kết đề tài, Vườn quốc gia Ba Vì. 15. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam. Phần Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 16. Các tài liệu tập huấn về OpenGIS biên soạn tại Trung tâm tư vấn và Thông tin lâm nghiệp trong giai đoạn 2009-2012. 17. Nguyễn Hồng Phương, Đinh Văn Ưu (2007). Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và một số ứng dụng trong Hải Dương học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2007. 18. Phạm Vọng Thành, "Bài giảng cơ sở hệ thống thông tin địa lý", 2000 Tài liệu tiếng anh 19. Fu, L.G., Li, N. & Mill, R.R. (1999). Taxaceae. In: (Eds.): Wu, Z.Y. and P.H. Raven. Flora of China. Beijing and St. Louis, 4: 11-96. 68 20. Hilton-Taylor, C., Yang, Y., Rushforth, K. & Liao, 2013. Amentotaxus argotaenia. The IUCN Red List of Threatened Species 2013: e.T42545A2986540. 2545A2986540.en. 21. Liao, W. & Yang, Y. 2013. Amentotaxus argotaenia var. brevifolia. The IUCN Red List of Threatened Species2013: e.T32492A2820574. 22. Pilger, R.K.F. (1917). Kritische Ubersicht uber die neuere Literatur betreffend die Familie der Taxaceae. Bot. Jahrb. Syst. 54: 41. PHỤ LỤC Ảnh cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp Ảnh cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp
File đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_cau_truc_va_dac_diem_phan_bo_loai_de_tu.pdf