Khóa luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Phần 1 : Mở đầu
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trong sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, du lịch
được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng to lớn
góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc dân, những năm vừa qua du lịch
Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc đạt được những kết quả đáng ghi nhận
đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho thu nhập quốc gia, đóng góp tích cực
vào sự nghiệp kinh tế xã hội. Đất nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi
tiếng chúng ta có 54 dân tộc anh em với 54 nền văn hóa khác nhau mang nét
đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc và đó chính là nguồn tài nguyên du
lịch hết sức phong phú để chúng ta đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch.
Hòa chung vào sự phát triển ngành du lịch mạnh mẽ, du lịch Hà Giang
không ngừng lớn mạnh và đang từng bước tận dụng khai thác triệt để tiềm
năng du lịch mà thiên nhiên ban tặng.
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam bao gồm 4
huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, phía đông giáp tỉnh Cao
Bằng, phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang,
nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu
Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới chính đặc điểm này đã khiến cho Hà
Giang có một khí hậu trong lành mát mẻ, rất thích hợp để du khách đến thăm
quan cũng như nghỉ dưỡng tại nơi đây, do đó tỉnh có tiềm năng phát triển các
loại hình du lịch. Hà Giang nổi tiếng với các điểm du lịch như : phố cổ Đồng
Văn, dinh thự vua Mèo, cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng, Núi Đôi cô
tiên,.các khu du lịch cộng đồng.
Trên thực tế năm 2012 lượng khách du lịch đến tỉnh Hà Giang là khoảng
100.000 lượt khách nhưng đến năm 2017 đã lên tới 1 triệu lượt khách, có thể
thấy Hà Giang đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong ngành du lịch
nước nhà.2
Đồng Văn là huyện có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn nhất trong 4
huyện vùng núi phía Bắc là điểm đến mang sắc thái của miền sơn cước núi
rừng trùng điệp như một bức tranh thủy mặc, cao nguyên đá Đồng Văn được
công nhận là công viên địa chất Toàn cầu vào năm 2010 đây là một trong
những vùng núi đá vôi đặc biệt chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử
phát triển vỏ Trái Đất
Nằm ở cực bắc của Tổ Quốc, xã Sà Phìn là thung lũng đã và đang chứa
đựng một công trình với kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang, không
chỉ bị thu hút bởi nét đẹp của một thung lũng đầy sắc vàng của mùa hoa cải mà
nơi đây còn đưa du khách đến thăm “ Dinh Thự Vua Mèo ”. Đây chính là điểm
dừng chân không thể bỏ qua đối với du khách khi bước chân đến Hà Giang.
Nhìn từ trên cao “Dinh Thự Vua Mèo” nằm giữa thung lũng Sà Phìn
huyện Đồng Văn, trên một khối đất nổi cao như hình mai rùa tượng trưng cho
thành Kim Quy, bao quanh bởi một dải núi hình vòng cung, tạo nên địa thế
phòng thủ rất tuyệt vời.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
hận thức về phát triển du lịch. - Tiến hành lập và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch theo quan điểm phát triển du lịch bền vững, đảm bảo phát triển du lịch có quy hoạch, thực hiện mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu phát triển du lịch bền vững. * Công tác tuyền truyền, quảng bá, xúc tiến, hợp tác phát triển du lịch. - Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp, cộng đồng dân cư đối với việc bảo vệ TN & MT du lịch; giữ gìn, bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc phục vụ phát triển du lịch. - Trong những năm tới cần tập trung khai thác thị trường khách nội địa, liên kết hợp tác phát triển du lịch bốn tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn,,Thái Nguyên, Tuyên Quang - Hợp tác xây dựng ấn phẩm quảng bá du lịch; các chương trình, tour tuyến du lịch tập trung vào các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử; du lịch cộng đồng, gắn du lịch với việc đáp ứng các nhu cầu về tham quan, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, ẩm thực, mua sắm . - Tăng cường các buổi tập huấn về ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp để các hộ tham gia hoạt động du lịch có thể học tập và trau dồi cho bản thân những kiến thức về du lịch 49 - Tổ chức các buổi thăm quan mô hình du lịch cộng đồng tại các tỉnh lân cận để từ đó rút ra bài học và kinh nghiệm cho chính mô hình du lịch tại xã Sà Phìn. * Tăng cường cơ sở vật chất cho du lịch Đầu tư xây dựng mở rộng các quy mô và số lượng các dịch vụ lưu trú đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ ngủ của khách du lịch. Cần chú ý đến kết cấu hạ tầng và kiến trúc xây dựng để phù hợp với cảnh quan, triển khai thi công sửa chữa một số kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và phát triển du lịch Những phong tục tập quán, văn hóa địa phương những trò chơi dân gian cần có kế hoạch biện pháp phù hợp để duy trì và không ngừng làm phong phú các giá trị này tránh mai một, biến dạng. Tăng cường mở rộng hợp tác thu hút vốn đầu tư tài trợ của doanh nghiệp,doanh nhân trong nước và ngoài nước chú trọng các tổ chức chính phủ, phi chính phủ tài trợ cho phát triển về quy hoạch. * Về nguồn vốn Nguồn vốn là một trong những khó khăn thiết yếu của người dân trong địa bàn xã Sà Phìn đặc biệt là các nhóm hộ nghèo và cận nghèo vì vậy chính quyền địa phương của xã nên có những chính sách vay vốn để người dân tham gia hoạt động du lịch có cơ hội đầu tư vào cơ sở vật chất , phát triển quy mô sản xuất kinh tế khi tham gia vào du lịch cộng đồng * Về đào tạo nhân lực - Đẩy mạnh việc liên kết với một số trường đại học, cao đẳng hàng năm thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, ngoại ngữ nhằm củng cố lực lượng làm du lịch cả về lượng và chất, không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ. - Với cộng đồng dân cư, phải tuyên truyền giáo dục du lịch cộng đồng, mở lớp về văn minh giao tiếp, ứng xử với khách du lịch; tăng cường nhận thức 50 của người dân đối với lợi ích phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch của địa phương. Tiềm năng du lịch xã Sà Phìn huyện Đồng Văn là rất lớn, để khai thác phát huy được còn nhiều việc phải làm, nhiều khó khăn phải vượt qua. Vì vậy, vấn đề du lịch đang rất cần sự quan tâm chỉ đạo, ủng hộ giúp đỡ của các cấp, các ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp nhất là đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch, đào tạo nhân lực du lịch. * Về bảo vệ môi trường Du lịch phát triển sẽ có nhiều tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Song việc phát triển du lịch cũng như bất kỳ một ngành kinh tế nào khác đều có quan hệ đến tài nguyên và môi trường theo hai hướng tích cực và tiêu cực. - Đối với môi trường tài nguyên thiên nhiên: Cần khắc phục những tác động tiêu cực như: + Tình trạng chất thải của khu du lịch, điểm du lịch. Biện pháp khắc phục là tổ chức thu gom, xử lý chất thải cho các khu du lịch, điểm du lịch. Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, giảm thiểu môi trường ô nhiễm. - Thường xuyên tuyên truyền giáo dục về công tác bảo vệ môi trường cho nhân dân trong vùng dự án, cho những người làm công tác du lịch và khách du lịch, điểm du lịch và động viên nhân dân địa phương bản địa cùng tham gia làm công tác bảo vệ môi trường. 51 Phần 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua việc nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống người dân . Từ đó đồng thời đưa ra những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Sà Phìn tôi có những kết luận sau : - Sà Phìn là một xã hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Lưu giữ một công trình kiến trúc cổ đại được tọa lạc trong một thung lũng cách huyện Đồng Văn không xa, Sà Phìn đang là một trong những điểm đến lý tưởng nhất của khách du lịch, hoạt động du lịch của xã ngày càng phát triển thu hút rất nhiều du khách trong nước và ngoài nước, năm 2018 đã thu hút trên 138.569 lượt khách trong đó có cả khách nội địa và quốc tế. Khí hậu thời tiết tại nơi đây vô cùng ôn hòa, mỗi một mùa lại có một vẻ đẹp khác nhau, phù hợi cho khách đến thăm quan du lịch, trải nghiệm cuộc sống và thưởng thức khí hậu mát mẻ tại đây. Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phực vụ du lịch cũng đáp ứng được nhu cầu của du khách, dịch vụ và sản phẩm phục vụ du lịch cũng tương đối đa dạng phong phú mang những nét đặc trưng của mảnh đất Sà Phìn. Du lịch mang lại việc làm cho người lao động giúp người dân tăng cao hơn người dân có thêm kỹ năng, kiến thức cho đời sống sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống và đặc biệt giảm thiểu tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã. Du lịch góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao giá trị cảnh quan cho xã Sà Phìn. Tuy nhiên, khi tham gia vào hoạt động du lịch người dân còn gặp một số khó khăn như : thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng ngoại ngữ vì vậy trong khóa luận của mình tôi đã đề xuất một số giải pháp để khắc phục những khó khăn trên. 52 5.2. Kiến nghị Đối với nhà nước : - Cần được áp dụng các cơ chế, chính sách khuyến khích,ưu đãi cao nhất mà nhà nước ban hành về đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã theo hướng hiện đại, thúc đẩy du lịch Sà Phìn phát triển. - Tổng cục du lịch phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch đầu tư giúp đỡ huyện Đồng Văn xã Sà Phìn về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch. Hỗ trợ ngân sách, cấp kinh phí cho tỉnh để đầu tư sở sở hạ tầng giao thông đồng bộ, cơ sở vật chất kĩ thuật hỗ trợ, phục vụ cho ngành du lịch. - Nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình hoạt động du lịch. Đối với tỉnh, chính quyền xã : - Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thuận lợi, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở hạ tầng, các dự án lớn về du lịch - dịch vụ tại khu du lịch. - Đồng thời, siết chặt hơn hoạt động quản lý và kiểm soát giá cả của các đơn vị kinh doanh du lịch. - Đầu tư nguồn kinh phí cho hoạt động phát triển du lịch, nhất là cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và có kế hoạch đào tạo đội ngũ, bồi dưỡng cán bộ quản lý du lịch được học tập, nâng cao trình độ đào tạo các địa phương trong nước và quốc tế. Đối với người dân địa phương : Để phát triển kinh tế hộ gia đình chính bản thân người dân phải thay đổi trở nên năng động và sáng tạo hơn trong mọi lĩnh vực, xóa bỏ hoàn toàn những cái cũ chấp nhận những cái mới vượt lên chính mình không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức trau dồi cho bản thân trở nên hoàn thiện hơn, 53 Từ đó mỗi gia đình cộng đồng xây dựng cho mình chiến lược phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Bên cạnh việc sử dụng tối đa lợi ích nguồn tài nguyên sẵn có phải có ý thức giữ gìn bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. phát triển du lịch song song với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn háo bản địa truyền thống. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Nguyễn Đức Hoa Cương – Bùi Thanh Hương (2007), Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam, khoa Quản Trị kinh doanh và du lịch trường Đại Học Hà Nội 2. Phạm Trung Lương (2010), Tài liệu giảng dạy về du lịch cộng đồng, Viện nghiên cứu phát triển du lịch – Tổng cục du lịch 3. Tổng cục du lịch Việt Nam ( 2010), Báo cáo tổng hợp chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 4.Tổng cục du lịch (2005), Luật du lịch 5. UBND xã Sà Phìn, báo cáo kết quả công tác lãnh đạo thức hiện nhiễm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 phương hướng nhiệm vụ năm 2017. 6. UBND xã Sà Phìn, báo cáo kết quả công tác lãnh đạo thức hiện nhiễm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 phương hướng nhiệm vụ năm 2018. 7. UBND xã Sà Phìn, báo cáo kế hoạch đất sử dụng đến năm 20120, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu xã Sà Phìn. 8. Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng 9. Bùi Hải Yến ( 2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục. II Tài liệu Internet 10. Http :// bhxhhoabinh.gov.vn/news/2081/ 11. 12. Nam/khoi nganh kinh te 13. PHIẾU ĐIỀU TRA Phiếu số : Thôn/xóm : . xã : .huyện Đồng Văn I Thông tin chủ hộ 1.1 Họ và tên chủ hộ : .. 1.2 Dân tộc : 1.3 Giới tính : 1.4 Tuổi : 1.5 Nghề nghiệp : . 1.6 Trình độ học vấn : .... 1.7 Phân loại hộ theo ngành nghề : Hộ thuần nông Hộ phi nông nghiệp Hộ kiêm 1.8 Phân loại hộ theo thu nhập : Hộ giàu Hộ khá Hộ cận nghèo Hộ nghèo 1.9 Thông tin về các thành viên trong hộ gia đình II Điều kiện sản xuất, kinh doanh của hộ Stt Họ và tên Quan hệ với chủ hộ Giới tính Tuổi Trình độ học vấn Nghề nghiệp Tham gia vào hoạt động du lịch Có Không 2 2.1 Đất đai Loại đất Diện tích ( m2) Nguồn gốc Có từ trước Nhà nước giao/ thuê Mua Cha mẹ cho 1 Đất đang sử dụng - Đất thổ cư -Đất nông nghiệp -Đất lâm nghiệp 2 Đất chưa sử dụng -Đất bằng -Đất đồi núi -Đất ao hồ III Các thông tin về hoạt động du lịch của hộ 3.1 Gia đình có tham gia vào hoạt động du lịch không ? Có Không 3.2 Năm gia đình bắt đầu tham gia vào hoạt động du lịch : 3.3 Hoạt động kinh tế chủ yếu trước khi tham gia hoạt động du lịch của hộ ? Nông nghiệp Thu nhập ( TB/tháng ): Lâm nghiệp Thu nhập (TB/tháng ) : Kinh doanh Thu nhập (TB/tháng ) : Khác : Thu nhập ( TB/tháng ) : 3.4 Lý do ông bà tham gia vào hoạt động du lịch ? Tăng thu nhập. cải thiện đời sống Tạo công ăn việc làm Được ưu đãi của chính quyền địa phương Theo phong trào của địa phương Nâng cao kiến thức Ý kiến khác : 3.5 Gia đình tham gia vào các hoạt động du lịch nào dưới đây : 3 Cung cấp dịch vụ lưu trú Hoạt động biểu diễn Cung cấp dịch vụ ăn uống Cho thuê phương tiện di chuyển Cung cấp quà lưu niệm Hướng dẫn viên du lịch Khác : 3.6 Ông bà kinh doanh theo mô hình nào ? Tự kinh doanh Được tổ chức hệ thống 3.7 Gia đình có vay vốn để kinh doanh du lịch không ? Có không 3.8 Nguồn vốn được vay từ : NHNN&PTNN NH chính sách Hội PN Hội NN Cá nhân Khác : 3.9 Số tiền vay : Thời hạn vay : năm: Lãi suất : %/tháng 3.10 Thu nhập của hộ từ cac hoạt động du lịch : STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 Tổng 3.11 Tổng chi phí của gia đình ? ( tb/năm) 4 STT Nội dung chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Trả lương nhân viên 2 Trả lãi ngân hàng 3 Maketing,quảng cáo 4 Khẩu hao tài sản CĐ 5 Các nguyên vật liệu 6 Điện, nước 7 Các khoản thuế 8 Chi phí khác Tổng 3.12 nguồn khách tới địa phương chủ yếu là khách ? Khách tự do, vãn lai khách công ty lữ hành 3.13 Du khách tới địa phương với mục đích gì ? Văn háo địa phương Thưởng thức khí hậu mát mẻ Thưởng thức món ăn địa phương Tránh nơi đông đúc ồn ào Tham quan, du lịch Khác : .. 3.14 các hoạt động mà du khách được tham gia cùng với người dân địa phương là gì ? .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 3.15 Du khách tới địa phương chủ yếu vào thời điểm nào ? 5 Đầu năm Giữa năm Cuối năm Thời điểm lễ hội 3.16 Thời gian tham quan / lưu trú của khách ( ngày ) : 3.17 Theo ông bà khách du lịch thích sản phẩm du lịch nào nhất của địa phương : Các hoạt động nông nghiệp Các phong tục tập quán lễ hội Các sản phẩm khác : 3.18 khi khách nghỉ lại nơi lưu trú của ông bà, gia đình có thể cho bao nhiêu khách ở ? 3-5 khách 5-10 khách Trên 10 khách Quy mô phòng nghỉ của gia đình là bao nhiêu ? 3.20 khách du lịch tới đây có ảnh hưởng gì tới đời sống của ông bà ? Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Rất ảnh hưởng 3.21 Thái độ của khách khi tới đây ? Hài lòng Bình thường Không hài lòng 3.22 Những khó khăn khi ông bà tham gia vào hoạt động du lịch ? Thiếu kinh nghiệm Thiếu vốn Thiếu ngoại ngữ Không có sự hỗ trợ 3.23 Ông bà có mong muốn phát triển du lịch ở địa phương không ? Có Không 3.24 Gia đình thấy có những thuận lợi gì khi hoạt động du lịch địa phương phát triển ? .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 3.25 Trong những năm gần đây địa phương có chương trình, hoạt động nào đầu tư phát triển cho du lịch không ? 6 Có Không 3.26 Ông bà có tham gia hoạt động nào trong đó không ? Có Không Cụ thể là hoạt động nào : 3.27 Ông bà có được tham gia vào lớp tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch không ? Kỹ năng ngoại ngữ kỹ năng maketing du lịch Kỹ năng phân loại sơ chế, chế biến thực phẩm. cách trình bày,lên giá thành phẩm thức ăn,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Kỹ năng khác : 3.28 Ông bà có đề xuất gì cho phát triển du lịch tại địa phương ? .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Đại diện gia đình (ký tên) .
File đính kèm:
- khoa_luan_giai_phap_phat_trien_du_lich_cong_dong_tai_dia_ban.pdf