Khóa luận Đánh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất cà tím tại Trang trại số 31-32 của vùng Moshov Zofar Arava, Israel
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây cà tím (Solanum melongena L.) có nguồn gốc ở Ấn Độ và được trồng
ở Trung Quốc từ rất sớm, khoảng 500 năm trước công nguyên. Sau đó được
người Ả rập và Ba Tư đưa đến châu Phi vào thời trung đại và tìm thấy nó ở
Italia vào thế kỉ XIV. Mặc dù cà tím được sử dụng ở nhiều nước một cách dễ
dàng, nhưng ở châu Âu người ta đã không ăn quả này, và được gọi là cà dại
(Eggplant, 2008). Bởi vì nó thuộc họ cà, là những cây có chứa chất độc có thể
gây nguy hiểm cho con người khi ăn.
Vào những năm 1600 quả cà lần đầu tiên đã được vua Louis thứ XVI
giới thiệu vào thực đơn, nhưng thật không may mắn nó đã không được chấp
nhận một cách thích thú và bị gọi là loại quả to như quả lê nhưng chất lượng
thì tồi. Và người ta cũng nghĩ rằng ăn cà sẽ bị sốt thương hàn, động kinh thậm
chí bị điên. Do đó, hơn một thế kỉ sau đó cây cà chỉ được trồng làm cảnh ở
châu Âu do màu sắc hoa và quả rất đẹp. Ở Mỹ cũng vậy, cho đến tận cuối
những năm 1800, đầu 1900 khi người Trung Quốc và Ấn Độ đến nhập cư và
sử dụng nó như là một loại rau, từ đó mới bắt đầu được chấp nhận tại Bắc Mỹ.
Cho đến nay cà đã được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới.
Hàng loạt các tên gọi trong tiếng Ả Rập và các ngôn ngữ Bắc Phi cho cà
tím, các tên gọi Hy Lạp và La Mã cổ đã chỉ ra rằng nó được những người Ả
Rập đưa tới khu vực địa Trung Hải vào đầu thời Trung cổ. Tên khoa học
melongena có nguồn gốc từ một tên gọi trong tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16 cho
một giống cà tím. Cà tím được gọi là "eggplant" tại Hoa Kỳ, Australia và
Canad. Tên gọi này có từ một thực tế là quả của một số giống ban đầu có màu
trắng và trông giống như quả trứng gà. Do quan hệ họ hàng gần của nó với cà
độc dược, nên đã có thời người ta tin rằng nó là một loại cây có độc tính. cà2
tím là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, quả là loại quả mọng
nhiều cùi thịt. Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm, chứa nhiều chất dinh dưỡng
như nó chứa một hàm lượng xơ cao và các khoáng chất như Vitamin C ,
Vitamin K , Thiamin , Niacin , Vitamin B6 , axit Pantothenic , Magnesium ,
Phosphorus và đồng, Folate , kali và mangan. trong thành phần của cà tím có
92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo
mg/100g) gồm: kali 220 mg, phốt pho 15 mg, magiê 12 mg, calcium 10 mg,
lưu huỳnh 15 mg, clor 15 mg, sắt 0,5 mg, mangan 0,2 mg, kẽm 0,2 mg, đồng
0,1 mg, iod 0,002 mg. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy. Vì
lượng chất nhầy này mà cà tím còn có tác dụng hỗ trợ rất điều trị bệnh dạ dày.
Chính vì vậy mà người Hàn Quốc thường dùng cà tím phơi khô làm thuốc
giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày còn người Nigeria thường dùng cà tím để
chữa đau bụng do tiêu hóa.
Trong cà tím còn chứa nightshade soda, một chất có tác dụng ch
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất cà tím tại Trang trại số 31-32 của vùng Moshov Zofar Arava, Israel
g cao độ thông thoáng càng nhiều - Bao phủ : bằng plasic 5 lớp phủ nóc, phần hông phủ plastic đối với nhà kính thì cần có hệ thống làm mát vì vậy mỗi nhà kính thường có 1-2 quạt thông gió Diện tích của nhà kính 10 dunam = 10,000m2= 1 hecta 36 - Hiệu quả: Chống chịu được các yếu tố khí hậu, dịch dại bên ngoài và môi trường sinh trưởng có điều kiện cây trồng đảm bảo an toàn Hình 4.2: Cây được trồng trong kính Làm đất: là đất cát đã qua cải tạo , đất trước khi được đưa vào sử dụng được làm sạch cỏ và rác ,ủ bằng phân bò trong khoảng 6-10 tuần Đất để chuẩn bị cho cà tím nói chung là phải có đủ thành phần số lượng nitơ, phốt pho, và kali. Đất thoát nước tốt, vụn với độ pH từ 6,5-7,5 là tối ưu cho sản xuất. Loại đất dưới 6,0 nên được bón vôi để nâng độ pH trước khi trồng. Bổ sung chất hữu cơ sẽ làm tăng khả năng giữ nước và cung cấp chất dinh dưỡng và khoáng chất cho các đặc tính vật lý của các cây trồng - Hiệu quả: Thúc đẩy tốt hơn cho quá trình trao đổi chất trong cây trồng Giúp cho cây trồng tăng khả năng nảy mầm, năng suất tăng, chất lượng sản phẩm được đảm bảo Tiêu diệt các loại vi sinh vật có hại gây bệnh cho cây Làm tăng độ tơi xốp và độ ẩm để cây phát triển tốt Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển khỏe mạnh hơn trong vụ mùa mới Giống: Đây là khâu quan trọng nhất nó quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, năng xuất và sản lượng của một quy trình sản xuất cà tím. Cây giống được mua từ Công ty Syngenta và Công ty Hishtil , hai công ty này chịu 37 trách nhiệm nảy mầm các hạt giống trong vườn ươm để có được cây con tốt nhất và cho năng suất cao nhất. - Hiệu quả: Tăng năng suất Tăng chất lượng nông sản Tăng vụ Thay đổi cơ cấu cây trồng Mùa vụ: Trang trại bà Dafna bắt đầu trồng cà từ cuối tháng 9 và kết thúc đợt hái quả cuối cùng vào tháng 4. Tất cả đều được trồng trong nhà kính, nhà lưới. - Hiệu quả Trồng đúng thời vụ giúp cây trồng có điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển và từ đó cho năng suất tối đa so với tiềm năng của nó... Trồng đúng thời vụ còn giúp cho cây khoẻ, tạo cho nó có tính chống chịu tốt nhất với các đối tượng sâu bệnh hại trên đồng ruộng. Xây dựng giá đỡ và buộc dây: Xây dựng giá đỡ bằng những thanh sắt tròn và cắm xuống đất khoảng 10 – 15 cm, mỗi hàng cà sẽ được dựng 5 cặp sắt ở 2 bên cây cà tím. Buộc dây cố định cà tím và những thanh sắp đã cắm Khi cây phát triển cao hơn sẽ buộc dây cố định tăng dần theo độ cao của cây. - Hiệu quả: khi có mưa, bão, gió hoặc các yếu tố ngoại cảnh khác tác động giúp cây không bị đổ, cố định cây và quả Làm cỏ: Làm cỏ, vệ sinh farm của trang trại luôn được quản lý chăm sóc thường xuyên. Đối với cỏ dại phải luôn được cắt và làm sạch thường xuyên, định kì. 38 - Hiệu quả: Tránh sự cạnh tranh về dinh dưỡng đối với vườn cây ăn quả, giúp hạn chế được sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại Nhu cầu dinh dưỡng, tưới tiêu. Bảng 4.4: Liều lượng phân bón cho cây cà tím trại trang trại số 31-32 trong 1 vụ mùa năm 2019 Qúa trình phát triền cà tím Liều lượng (kg/ha) N P2O5 K2O CaO MgO Khi cây bắt đầu phát triển 20 20 20 3.2 Khi cây ra hoa 36 18 84 21 Khi ra quả thu hoạch lần đầu 2.1-2.5 9.8-4-9 2.5-12.3 Khi thu hoạch tiếp theo và lần cuối cùng 576-768 288-384 1,344-1,792 366-448 Tổng 1 vụ mùa 636-845 374-432 1,382-1,869 359-481 3.2 (nguồn : offer) - Phương pháp thực hiện : Không bón phân bằng phương pháp thủ công, bón phân cho cây cà tím qua hệ thống nước nhỏ giọt hòa tan phân bón với nước sau đó hệ thống tưới sẽ tự động tưới cho cây trồng theo tỉ lệ nhất định. Liều lượng phân bón cũng như quy định ngày bón phân cho cà tím sẽ do ông chủ quyết định và giao cho công nhân người Thái Lan thực hiện công việc này - Kỹ thuật tưới nước và lượng nước tưới cho cây cà tím: Tất cả đều thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt, trong một ngày sẽ quy định số lần tưới nước cho cây cà tím ở trên máy điều khiển, từ đó nước sẽ tự động được cung cấp cho cây trồng. lượng nước tưới sẽ được ông chủ quyết định 39 - Ẩm độ: Độ ẩm đất 60-80% Độ ẩm không khí 65-75% là thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển. - Hệ thống tưới nhỏ giọt: hẹn giờ , máy đo khả năng tăng trưởng của cây. Hệ thống tưới nhỏ giọt được lắp đặt tại từng nhà kính nhà lưới với hệ thống tưới tự động , hoặc điều khiển từ xa do chính người chủ điều khiển. Chỉ với phần mềm mọi người chủ đều có thể điều khiển lượng hệ thống tưới nước tự động cho cây Hình 4.3: Hệ thống tưới ở 2 bên của cây cà tím - Hiệu quả: + Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, để cây phát triển tốt, tránh tình trạng thiếu dinh dưỡngvà nước cây sẽ bị rụng trái. + Tận dụng được chất thải từ chăn nuôi phục vụ cho sản xuất + không bị ngập úng, chế độ tưới tiêu hợp lý + Tiết kiệm được chi phí về phân bón Tình hình sâu bệnh hại: - Cà tím được trồng trong nhà nên hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại chủ yếu một số loại như bọ phấn và ruồi đục lá. - Kỹ thuật phòng trừ : phun thuốc bảo vệ lần thứ 1 trước khi thu hoạch quả và sau đó phun vào những đợt tiếp sau khi thu hoạch quả kế tiếp 40 trước khi thu hoạch cà tím sẽ được cách ly với thuốc bảo vệ thực vật khoảng 10 - 15 ngày. - Hiệu quả: phòng trừ sâu bệnh hại, tỷ lệ hoa quả được hình thành cao Cắt, tỉa cành : Sử dụng kéo,dao đồ bảo hộ và có người hướng dẫn Tiến hành tỉa những cành nhỏ xung quanh cây chỉ để lại 2 nhánh to và khỏe nhất, kìm hãm sự sinh trưởng thân lá, tập chung dinh dưỡng cho sự ra hoa và tạo quả. Ngoài ra còn tiến hành tỉa những hoa đực trên cây chỉ để lại hoa cái. Tuy nhiên kỹ thuật cắt tỉa chọn hoa yêu cầu trình độ kỹ thuật cao, phải có kiến thức và sự hiểu biết nhất định về kỹ thuật cắt tỉa. Hình 4.4: Cắt tỉa cành cho cà tím - Hiệu quả: Cắt tỉa cành giúp cây thông thoáng tránh được sự phát sinh phá hoại của các loài sâu bệnh hại và tạo điều kiện để quang hợp tốt là tiền đề cho năng suất cao khi cây bước vào giai đoạn kinh doanh. Tuy nhiên kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán yêu cầu trình độ kỹ thuật cao, phải có kiến thức và sự hiểu biết nhất định về kỹ thuật cắt tỉa Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch: Thu hoạch: Khi quả đạt tiêu chuẩn cũng như chất lượng tốt nhất sẽ có màu tím đen mỗi quả nặng khoảng 300g trở lên ta tiến hành thu hoạch. Mỗi 41 công nhân sẽ được phát kéo hoặc dao để tiến hành cắt cà tím và đựng trong box đựng, sử dụng xe đẩy để đẩy box cà tím ra ngoài xe tractor lớn vận chuyển cà tím đến packing sơ chế và đóng gói. Sơ chế : Công đoạn này được tiến hành trong nhà packing, Sau khi cà tím từ farm được chở về packing. Sự dụng dây chuyền bao gồm các công đoạn rửa cà, phân loại cà theo kích cỡ, và sau đó sẽ có người sắp xếp chúng vào box để xuất, theo 4 loại hàng xuất khẩu, hàng trong nước, hàng loại bỏ và có thêm hàng để biếu khi khách hàng mua nhiều, dán mác sản phẩm và chuyển đến công đoạn bảo quản. Bảo quản: Khi lượng cà tím đã qua dây chuyền chế biến sẽ được xếp lên kệ theo hàng chuyển cà tím vào kho lạnh để bảo quản. nhiệt độ trong kho tùy thuộc vào số lượng cà tím ta bảo quản. - Hiệu quả: Đảm bảo cho sản phẩm tươi ngon không bị thối, hỏng Tạo ra mẫu mã đẹp và tem dán đảm bảo hàng hóa Hệ thống làm lạnh có độ an toàn cao không gây độc hại cho sản phẩm và con người Xuất khẩu: sau khi đã được sơ chế và đóng gói, dán bao bì sau đó chủ trang trại sẽ đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường cả trong và ngoài nước. 4.4. Phân tích thuận lợi, khó khăn và định hướng trong việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ tại trang trại 31-32 của vùng Moshav Zofar Arava, Isreal. - Thuận lợi : + Khoa học kỹ thuật: Có tổ chức và sự kết hợp rất hợp lý giữa nhà nghiên cứu và người nông dân (mỗi vùng có trung tâm nghiên cứu và phát triển cây trồng). - Điều kiện tự nhiên : + Lượng mưa thấp: thuận lợi cho tính toán lượng nước tưới tiêu chính xác 42 + Thời vụ: điều kiện khí hậu thích hợp trồng trái vụ với các vùng khác năng suất cao, ít bệnh. - Khả năng đầu tư : + Hệ thống nhà nhà kính cùng với hệ thống tưới nhỏ giọt giúp hạn chế thất thoát dinh dưỡng và nước tưới, cây cà tím được bảo vệ an toàn hơn, cây trồng năng suất cao và đảm bảo chất lượng hơn so với trồng ngoài trời + Vật liệu: Giống tốt (các giống vô hạn cho thời gian thu hoạch dài), các thiết bị dụng cụ đầy đủ - Hạn chế + Sản xuất trên quy mô rộng quy trình khép kín theo quy trình nghiêm ngặt tốn nhiều chi phí trong quá trình vận hành + Mối nguy hại từ dinh dưỡng cao nên cần phải cẩn thận trong quá trình pha chế phân bón + Nhiều chất thải trong quá trình sản xuất (cành, lá, hoa, quả sau khi cắt tỉa, vật liệu thay đổi định kỳ) + Thời vụ: trồng được duy nhất một vụ trong năm + trong quá trình thực hiện: do trang trại có diện tích rộng nên tốn nhiều thời gian, công sức và nhân lực. Định hướng: Tiếp tục phát huy những mặt mạnh từ những ưu điểm đã có, tăng cường thêm các thiết bị kỹ thuật mới để phụ vụ và hỗ trợ trong công tác trồng, chăm sóc và sản xuất cà tím. Bên cạnh đó khắc phục những mặt còn hạn chế tránh được những thiệt hại về năng suất và sản lượng 4.5. Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được trong quá trình thực tập tại trang trại số 31-32 của vùng moshav zofar arava, isreal. - Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại trang trại 31 – 32 , moshav zofar của chủ trang trại Bà Dafna em đã rút ra được một số kiến thức và kỹ năng thực tế như sau: 43 Hệ thống tưới nhỏ giọt trong nông nghiệp thông minh. Chất dinh dưỡng theo các ống dẫn nước tới từng gốc cây, gốc rau và được tưới bón nhỏ giọt tùy theo từng loại cây củ quả bởi một phần mềm điều khiển tự động sau khi đã nạp đủ thông tin về độ ẩm không khí, đất đai, tuổi và nhu cầu tăng trưởng của từng loại cây. Hệ thống này tự động đóng mở van khi độ ẩm của rễ cây đạt tới mức nhất định thông qua các cảm biến điện tử, giúp tiết kiệm tới 60% lượng nước. Qua quá trình theo dõi và đánh giá cho thấy quy trình trồng và chăm sóc giống cà tím trong nhà kính là phù hợp, tuân theo quy trình sản xuất an toàn thích hợp điều kiện sinh trưởng, phát triển trong nhà kính. Các giai đoạn sinh trưởng, phát dục của giống diễn ra nhanh hạn chế được nhiều sâu bệnh hại và ảnh hưởng đến năng suất của giống Lựa chọn hạt giống chất lượng cao là yếu tố quan trọng của nông nghiệp thông minh : Phương pháp này đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng hạt giống cây trồng ngay trước khi chúng được gieo trồng. Với công nghệ này, có thể đưa các đặc tính về kháng sâu bệnh, tăng cường các đặc điểm thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu vào các hạt giống để nâng cao chất lượng cây trồng về sau. Công nghệ sau thu hoạch và bảo quản : Bảo quản sau thu hoạch là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của nền nông nghiệp Israel bảo quản giúp nông sản được tươi ngon lâu mà vẫn giữ giá trị dinh dưỡng cao. 4.6. Bài học áp dụng trong điều kiện của Việt Nam Qua Tìm hiểu mô hình sản suất cà tím trong nhà lưới và kỹ thuật tiên bộ tại farm 271, zofar , Arava, Israel và khả năng sản xuất cà tím hiện tại của Việt Nam tôi rút ra những bài học có thể áp dụng trong điều kiện của Việt Nam - Sản xuất trong nhà lưới cho năng xuất cà tím cao, cây trồng được bảo vệ an toàn và sạch bệnh tuy nhiên giá thành và chi phí cao. 44 - Áp dụng những nguyên lý của nhà có mái che: Điều tiết ánh sáng sử dụng lưới đen phủ để điều tiết ánh sáng khi thời gian chiếu sáng dài và nhiệt độ cao. - Quy trình chăm sóc, bón phân theo từng giai đoạn và nhu cầu của cây trồng. - Áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt: Đơn giản hệ thống tưới nhỏ giọt để phù hợp với khả năng kinh tế của người trồng tại Việt Nam - Bảo quản kho lạnh: để cho sản phẩm luôn được tươi và ngon ta nên xây dựng những kho bảo quản lạnh để chứa các sản phẩm chưa kịp tiêu thụ trong ngày, giảm thiệt hại về kinh tế 45 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Qua quá trình thực tập tại farm 31 – 32 Zofar, Israel và từ kết quả của đề tài: “Đánh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất cà tím tại trang trại số 31 – 32 của vùng moshav zofar arava, israel ”. tôi sơ bộ rút ra một số kết luận và đề nghị sau 5.1. Kết luận 5.1.1.Quy trình sản xuất cà tím - Qua theo dõi và đánh giá cho thấy tình hình sản xuất cà tím trong nhà lưới khép kín của trang trại tại trang trại số 31-32 mang lại hiệu quả về kinh tế cao , hạn chế được các loại sâu bệnh và dịch hại, tuân theo quy trình sản xuất an toàn - Qúa trình sinh trưởng và phát triển diễn ra nhanh, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và nước của cây phù hợp qua các giai đoạn theo quy trình sản xuất - Xây dựng giá đỡ và buộc dây cố định giúp cây không bị đổ, tập trung cho sự phát triển - Cắt tỉa cành và làm cỏ là công đoạn quan trọng giúp cây được thông thoáng và tạo điệu kiện để cây tập trung ra quả. Nâng cao sản lượng và năng xuất. - Bảo quản và chế biến là khâu quan trọng nhất đem lại hiệu quả kinh tế cho trang trại - Chủ trang trại có kinh nghiệm và có quy trình tổ chức sản xuất, quản lý rõ ràng. 5.1.2. Kỹ thuật áp dụng - Hiệu quả của việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ các loại máy móc trang thiết bị hiện đại mang lại hiệu quả nhanh, tăng năng suất lao động giảm người làm. Chế độ tưới tiêu và phân bón tự động thúc đẩy quá trình sản xuất. 46 - Nhà kính là môi trường thích hợp để áp dụng trong sản xuất cà tím - Dây chuyền chế biến, đóng gói và bảo bảo hiện đại, sử dụng người lao động ít, giảm chi phí lao động và tăng năng xuất làm việc, kho bảo quản có luôn có hệ thống máy làm lạnh 5.2. Đề nghị - Quan tâm đến sửa chữa nhà lưới qua các vụ sửa lại những chỗ lưới bị thủng và thay màng phủ nilon đúng định kỳ. - Chủ trang trại cần cập nhật những tiến bộ khoa học thường xuyên để áp dụng trong quy trình trồng và chăm sóc đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Tiếp tục tiến hành đánh giá quá trình sản xuất và hiệu quả áp dụng kỹ thuật của giống cà tím trong nhà kính ở các vụ tiếp theo để có kết luận chính xác hơn. - Cần tìm hiểu, tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành áp dụng vào điều kiện Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tiếng việt 1. Nguyễn Thúy Hà, Đào Thanh Vân, Nguyễn Đức Thạnh (2010), Giáo trình cây rau, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 2. QCVN 01-63-2011/BNNPTNT 3. Vụ nông nghiệp - Tổng cục thống kê (2017), Số liệu thống kê diện tích, năng suất và sản6. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phạm Ngọc Liễu, Nguyễn Ngọc Thi (1999), “Kết quả bình tuyển một số giống ở các tỉnh Nam Bộ”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm Việt Nam, số 4/1999. 5. Trần Thế Tục (1995), “ Kết quả nghiên cứu bước đầu về cây (Citrus grandis Osbeek) ở một số tỉnh”, Báo cáo khoa học nông nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội lượng một số cây rau trong cả nước. II Internet 1. o-xa-vinh-trach.html 2. nhap-cao-nho-trong-ca-tim-2274433/
File đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_san_xuat_va_ket_qua_ap_dung_ky.pdf