Khóa luận Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò Mông của các hộ trên địa bàn xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạn 2010-
2020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung,
trong đó chăn nuôi đại gia súc được xác định là một trong những ngành chăn
nuôi chính trong những năm gần đây.
Phát triển chăn nuôi bò là thế mạnh và nằm trong chiến lược dài hạn của
tỉnh Bắc Kạn. Chăn nuôi bò là cơ sở để phát huy triệt để các tiềm năng sẵn có
cùng các lợi thế so sánh của vùng, đặc biệt vùng miền núi, làm đa dạng hóa
sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, bền
vững. Theo thống kê của phòng nông nghiệp, đất canh tác nông nghiệp chiếm
khoảng 14,1% diện tích tự nhiên, trong đó đất dốc, thiếu nước chiếm một tỉ lệ
khá cao, do đó sản xuất lương thực không phải là một thế mạnh của tỉnh Bắc
Kạn. Do nguồn lương thực không dồi dào nên việc chăn nuôi các loại vật nuôi
sử dụng lương thực ( lợn, gia cầm) không có tiềm năng phát triển mạnh. Điều
kiện tự nhiên và tập quán chăn nuôi và thị trường cho phép phát triển chăn
nuôi đại gia súc trong đó trọng tâm là sản xuất bò thịt, phát triển chăn nuôi gia
súc ăn cỏ là chiến lược sản xuất hàng hóa lâu dài của tỉnh.
Bắc Kạn có giống bò Mông với nhiều đặc điểm quý, số lượng tương đối
lớn là tiền đề để tạo đàn nền phục vụ cho việc cải tạo và lai giống phục vụ cho
việc cải tạo và lai giống phục vụ cho phát triển chăn nuôi theo hướng lấy thịt.
Thị trường truyền thống của bò thịt Bắc Kạn rộng lớn, từ nhiều năm đã vượt
ra ngoài ranh giới của tỉnh, đặc biệt là Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.
Nghiên Loan thuộc huyện Pác Nặm là một xã vùng cao phía Bắc của
tỉnh Bắc Kạn, nằm phía Đông Bắc của tổ quốc. Thu nhập của các hộ dân chủ
yếu từ sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó chăn nuôi bò thịt là một thế
mạnh của xã. Chăn nuôi bò thịt chiếm một vị trí rất quan trọng trong hoạt2
động kinh tế của các hộ dân tộc của tỉnh nói chung và của xã Nghiên Loan nói
riêng. Do đó, phát triển chăn nuôi bò có thể giúp tăng tu nhập, cải thiện cuộc
sống và góp phần xóa đói giảm nghèo cho dân cư nông thôn, nhất là người
dân tộc. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, có chợ bò Nghiên Loan nổi tiếng
khu vực miền Bắc về buôn bán trâu bò thuận lợi cho phát triển đàn bò thịt sản
phẩm của nó và đặc biệt có sự quan tâm của Chính quyền các câp về phát
triển đàn bò thịt cả số lượng và chất lượng, người dân cần cù lao động, có tập
quán chăn nuôi bò lâu đời. Người Mông coi bò là tài sản quý giá đối với gia
đình, họ có kinh nghiệm chăn nuôi bò tốt nhất trong các dân tộc. Giống bò
người Mông có thể trạng to trên 400kg/con trưởng thành, nhiều con đực đạt
trọng lượng từ 450 – 550kg, tỉ lệ thịt xẻ cao trên 40%, con cái có trọng lượng
từ 250 – 280kg.
Tuy nhiên, trong quá trình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt xã Nghiên Loan
còn gặp một số khó khăn và một số điểm chưa được làm sáng tỏ, như :
Trong các hình thức chăn nuôi bò thịt của hộ hiện nay ở địa phương hình
thức nào mang lại hiệu quả chăn nuôi cao nhất.
Quá trình cải tạo đàn bò trên địa bàn xã còn ở tốc độ chậm, chưa phát
huy hết lợi thế tiềm năng sẵn có của vùng. Công tác cải tạo giống, chăm sóc,
nuôi dưỡng, quản lý chưa được quan tâm đúng mức.
Việc tiêu thụ bò thịt trên địa bàn xã diễn ra hết sức tự nhiên, chưa có sự
định hướng, can thiệp của Chính quyền địa phương, có nguy cơ dẫn tới quy
mô đàn bò bị sụt giảm trong tương lai.
Để phát triển thì yếu tố về giống, chuồng trại, thú y, công chăm sóc, thức
ăn là các chỉ tiêu quan trọng. Với mục tiêu khảo sát thực trạng chăn nuôi bò
Mông của các hộ nông dân trên địa bàn Xã, đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả phát triển chăn nuôi bò Mông giúp bò tăng trưởng nhanh, thời gian
nuôi ngắn, chi phí cho chăn nuôi giảm, chất lượng thịt cao. Xuất phát từ thực
tế đó và được sự đồng ý của khoa Kinh Tế và Phát triển nông thôn trường Đại3
học Nông lâm Thái Nguyên, ủy ban nhân dân (UBND) xã Nghiên Loan,
huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, Thạc sĩ
Trần Thị Ngọc tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải
pháp phát triển chăn nuôi bò Mông của các hộ trên địa bàn xã Nghiên
Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn”.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò Mông của các hộ trên địa bàn xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
n hay dài hạn cho độ ngũ thú y viên cơ sở và khuyến nông viên cơ sở những kiến thức và thực tiễn về phương pháp giữ tinh đông lạnh và thụ tinh nhân tạo cho bò. - Sự kết hợp S6T2 và W2O6: Cần có sự kết hợp giữa hai hình thức chăn nuôi theo hình thức bán chăn thả để giảm bớt một số chi phí không cần thiết và gia tăng quy mô đàn bò, chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt để đạt được hiệu quả kinh tế cao, góp phần XĐGN cho các hộ chăn nuôi. - Sự kết hợp S6O4 và O4W3: Khuyến cáo các hộ nên lựa chọn và mua những con bò thật tốt để có thể thay thế giống bò chưa tốt hiện có ở gia đình hoặc để sử dụng nuô nhốt rồi bán rồi lại lấy vốn quay vòng. 4.4.Định hướng và giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi bò Mông trên điạ bàn xã Nghiên Loan 4.4.1.Cơ sở của việc đề ra định hướng và giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi bò Mông trên địa bàn - Căn cứ vào thực trạng quá trình chăn nuôi bò Mông trên địa bàn xã Nghiên Loan trong thời gian qua và kế hoạch phát triền đàn bò trong những năm tiếp theo. - Các phân tích về kết quả, hiệu quả chăn nuôi trong quá trình chăn nuôi bò Mông, cũng như xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và sự kết hợp giữa chúng. - Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi bò Mông của ba thôn nghiên cứu ta có thể suy rộng được những điều kiện chăn nuôi bò Mông ở thôn khác trên địa bàn xã hình thức chăn nuôi, giống bò, quy mô 49 - Các chủ chương chính sách và một số chương trình khác liên quan đến phát triển chăn nuôi bò Mông của UBND tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Pác Nặm và chính quyền địa phương. 4.4.2. Định hướng đẩy mạnh chăn nuôi - Phát triển chăn nuôi bò Mông nằm trong chiến lược tổng thể phát triển sản xuất chăn nuôi của xã Nghiên Loan. Thực hiện chủ trương huyện đã và đang thực hiện Đề án phát triển đàn bò nhằm tăng quy mô và chất lượng đàn bò Mông trên địa bàn. - Phát triển chăn nuôi bò Mông phải gắn với công tác lai tạo và cải tạo chất lượng giống theo hướng thịt. - Đầu tư cho chăn nuôi bò Mông phải chú trọng đầu tư theo chiều sâu, là cơ sở cho việc chuyển giao các tiến bộ KHKT áp dụng vào trong chăn nuôi nhằm tăng năng suất và tăng hiệu quả chăn nuôi. - Ứng dụng các tiến bộ KHKT vào chăn nuôi bò Mông theo hướng sản xuất hàng hóa. 4.4.3. Giải pháp phát triển chăn nuôi bò Mông 4.4.3.1. Thay đổi cơ cấu giống trong đàn Chất lượng giống ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt. Với thực trạng giống bò thịt hiện có của địa phương, phần lớn là giống có năng suất thấp, chính vì vậy giải pháp về giống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho quá trình phát triển chăn nuôi bò thịt ở địa phương. Việc cải tạo chất lượng giống bò thịt ở Nghiên Loan theo hướng nâng cao năng suất thịt là giải pháp mang tính bền vững, góp phần làm tăng nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi bò thịt ở Nghiên Loan về cả số lượng và chất lượng. 4.4.3.1. Tăng cường nguồn thức ăn Chế biến một số phụ phẩm làm thức ăn cho bò như ủ rơmNhững công nghệ chế biến này phải đảm bảo đơn giản, dễ áp dụng không tốn kém và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 50 Quy hoạch và sử dụng đất trống, nghèo dinh dưỡng để trồng một số loại cỏ có năng suất cao như cỏ voi 4.4.3.2. Tổ chức tốt mạng lưới thị trường Tiêu thụ thịt bò là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi, là mục tiêu cơ bản quyết định đến chăn nuôi bò thịt, vì vậy tiêu thụ bò thịt và giá bán bò thịt được mọi người chăn nuôi quan tâm. Trong cơ chế thịt trường, việc phát triển chăn nuôi bò thịt phải tính đến thị trường tiêu thụ ổn định và tiềm năng. -Hoàn thiện mạng lưới thị trường để giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm bò thịt sản xuất ra như: xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng các chợ đầu mối buôn bán trâu bò, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người chăn nuôi, chủ thu gom và các lái buôn ngoài tỉnh tham gia thị trường bò thịt, tổ chức liên doanh, liên kết giữa người chăn nuôi, lò mổ với các nhà hàng, siêu thị. 4.4.3.3. Phối hợp hài hòa giữa các hình thức chăn nuôi Các hộ chăn nuôi nên phối hợp giữa hình thức bán chăn thả và nuôi nhốt để tăng hiệu quả chăn nuôi. 4.4.3.4. Làm tốt công tác thú y - Duy trì tốt mạng lưới thú y từ xã đến các thôn, công tác tiêm phòng định kỳ các bệnh thường gặp. - Đầu tư đủ các thiết bị cần thiết phục vụ cho các hoạt động của mạng lưới thú y. - Tập huấn thụ tinh nhân tạo để nhân rộng nguồn gen quý vì giống bò Mông là giống bò quý của địa phương. - Thưc hiện đúng quy định của pháp lệnh thú y trong công tác kiểm dịch động vật, vận chuyển ra, vào địa bàn, nhằm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh. 4.4.3.5. Tình hình vốn Cho người dân vay vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hoặc không lãi suất và thời gian vay dài, mức vay phù hợp với từng hộ chăn nuôi. 51 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu về tình hình chăn nuôi bò Mông ở xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đã khái quát vai trò, đặc điểm của chăn nuôi bò Mông và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nó. 2. Đã đánh giá thực trạng chăn nuôi bò Mông ở xã và xác định được nhân tố ảnh hưởng. - Tốc độ phát triển đàn bò Mông ở xã Nghiên Loan trong những năm gần đây còn chậm, quy mô chăn nuôi của hộ trên địa bàn còn nhỏ lẻ. - Năng suất chăn nuôi bò thịt ở xã còn thấp, nguyên nhân là: + Giống bò vàng địa phương chiếm tỷ lệ cao trong tổng đàn bò, làm cho năng suất chăn nuôi gặp nhiều hạn chế. Giống bò Mông là giống bò có thể trạng, tầm vóc lớn, thích nghi với điều kiện sống và phù hợp với các hình thức chăn nuôi ở địa phương, cần được bảo tồn và nhân rộng. + Hộ áp dụng các hình thức chăn nuôi chưa phù hợp, chủ yếu là áp dụng hình thức bán chăn thả. - Đa số các hộ áp dụng hình thức bán chăn thả là chủ yếu (chiếm khoảng 85%), còn lại khoảng 15% số hộ chăn nuôi áp dụng hình thức nuôi nhốt. - Hiệu quả sử dụng LĐ của các hộ chăn nuôi bò Mông theo hình thức bán chăn thả cao hơn các hình thức khác. - Chợ đầu mối trên địa bàn xã và hệ thống thu gom năng động đã thúc đẩy quá trình tiêu thụ thịt bò trên địa bàn gặp nhiều thuận lợi. 3. Để thúc đẩy quá trình chăn nuôi bò Mông ở xã phát triển, các hộ chăn nuôi cần áp dụng đồng bộ các giải pháp như tăng cường nguồn thức ăn, tổ chức tốt mạng lưới thị trường, phối hợp hài hòa các hình thức chăn nuôi và làm tốt hơn nữa về công tác thú y. 52 5.2. Kiến nghị * Đối với nhà nước - Chính sách đầu tư: cần ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển chăn nuôi bò Mông. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chăn nuôi sẽ giúp cho các quá trình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật đến hộ chăn nuôi được nhanh chóng, thuận tiện, tạo điều kiện hình thành và ổn định mạng lưới dịch vụ phục vụ cho quá trình chăn nuôi bò Mông trên địa bàn. - Chính sách tín dụng: tiếp tục tạo điều kiện cho người chăn nuôi bò Mông vay vốn tín ưu đãi, không có lãi suất để phát triển đàn bò với thời gian cho vay dài (ít nhất 5 năm), hạn mức vay phù hợp với năng lực và quy mô chăn nuôi bò mà hộ có thể. - Chính sách đất đai: khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuê đất trống và đồi núi trọc để phát triển chăn nuôi bò Mông. * Đối với chính quyền địa phương - Tạo điều kiện tốt nhất để người chăn nuôi, các chủ thu gom, lò mổ kết hợp được với nhà hàng nhằm giúp họ tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định và bền vững. - Nhanh chóng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng ở các chợ đầu mối nhằm tạo điều kiện tốt cho việc tiêu thụ bò Mông gặp nhiều thuận lợi. - Tổ chức quản lý tốt mạng lưới thú y nhằm nhân rộng giống bò Mông nhanh chóng, có hiệu quả; đồng thời làm tốt công tác kiểm dịch, hạn chế thấp nhất sự lây lan dịch bệnh từ bên trong cũng như bên ngoài. * Đối với người chăn nuôi - Mỗi người chăn nuôi đều cần có ý thức giữ gìn và chăm sóc tốt những con giống tốt. - Tăng cường học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi bò Mông. - Quan tâm công tác cải tạo, trồng mới cỏ và đồng thời chú ý tới khâu bảo quản giải quyết thức ăn cho bò Mông trong mùa đông. - Luôn ủng hộ, tuân thủ mọi kế hoạch, chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương về phát triển chăn nuôi bò Mông trên địa bàn. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Đinh Văn Cải và cộng tác viên Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, “Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm nâng cao khả năng sản xuất bò thịt ở Việt Nam”. 2. Đỗ Khắc Thịnh (1999), “ Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kinh tế quản trị kinh doanh 1995-1999, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Đào Thị Minh Thanh . “Giáo trình Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm” (2010) – Học Viện Tài Chính. 4. Lê Văn Thông – Lê Hồng Mận (2001). “ Nuôi bò thịt và phòng chữa bệnh thường gặp”, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 5. Mai Văn Xuân , Giáo trình Phân tích kinh tế nông nghiệp, trường Đại học nông nghiệp I (1996) 6. Nguyễn Xuân Trạch (2005). “Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi gia súc nhai lại”. NXB Nông nghiệp – Hà Nội, 2005. 7. Nguyễn Xuân Trạch (2006). “Giáo trình chăn nuôi trâu bò”, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 8. Trung tâm Khuyến nông và khuyến lâm (1999), “ Chương trình giống vật nuôi (1999-2005)”, Hà Nội. 9. Faostat.fao.org: 10. Internet http: google.com.vn. PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ CHĂN NUÔI BÒ Phiếu số. ( ngày ..thángnăm 2018) I. Một số thông tin chung về hộ - Họ tên chủ hộ:Nam (Nữ).Tuổi - Dân tộc:. - Thôn (bản). Xã . Huyện Pắc Nặm - Tỉnh Bắc Kạn - Trình đọ văn hóa: 1) Mù chữ 2) Tiểu học 3) Trung học cơ sở 4) Trung học phổ thông - Tổng số nhân khẩu trong hộ:.. khẩu Trong đó: + Trong độ tuổi lao động: khẩu + Dưới độ tuổi lao động:.. khẩu + Trên độ tuổi lao động: khẩu - Phân loại hộ : 1) Giàu 2) Khá 3) Trung bình 4) Nghèo - Quy mô và cơ cấu đất đai của hộ chăn nuôi bò Mông năm 2016 Diện tích đất vườn và nhà ở Diện tích đất dành chăn nuôi bò Diện tích đất trồng lúa Diện tích đất màu Diện tích ao nuôi thủy sản II. Thông tin về chăn nuôi bò 1. Hiện trạng quy mô chăn nuôi, ước tính giá trị và nguồn gốc các loại bò của hộ? Tổng: con. Độ tuổi của bò (tháng tuổi) Số lượng (con) Tổng ước tính giá trị (nếu bán)(triệu đồng Giống bò Nguồn gốc 1- 12 13- 24 25 - 36 > 36 ( Giống bò: Lai sind, Mông, Vàng địa phương,..) 2. Nguồn cung cấp giống bò mông của các hộ: - Đi mua ngoài - Tự sản xuất - Được sự hỗ trợ của các tổ chức 3. Hình thức chăn nuôi: Chăn thả tự do ( thả rông). Mô tả quá trình chăn thả ( nếu có) . . Bán chăn thả (sáng đi tối dẫn về chuồng). Mô tả quá trình bán chăn thả (nếu có) Nuôi nhốt (nhốt 100% thời gian). Mô tả quá trình bán chăn thả (nếu có) .. Khác. Mô tả ( nếu có) . 4. Mục đính chính khi chăn nuôi bò: Chuyên thịt ¨ Cày kéo - bán thịt ¨ Sinh sản - bán thịt ¨ Khác ¨ ( Ghi chú: Mục đích nào đánh dấu X ) 5. Thức ăn thường sử dụng cho chăn nuôi bò của gia đình ta gồm những loại nào? Nguồn gốc những loại thức ăn đó ( phát triển tự nhiên; cải tạo; trồng mới; sản phẩm phụ trồng trọt; mua ngoài) STT Loại thức ăn Nguồn gốc thức ăn Ghi chú 1 2 3 4 - Ông (bà) cho biết: + Những tháng nào thì thức ăn cho bò nhiều nhất? 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 + Những tháng nào trong năm thì nguồn gốc thức ăn khan hiếm nhất? 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 + Trong năm hộ ông (bà) có thiếu thức ăn nuôi bò không? Nếu có thì thiếu vào những tháng nào? 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 6. Mô tả hệ thống chuồng trại: Nền; mái..; Tường ..; diện tích㎡; khoảng cách từ chuồng tới nhà ở..m; - Giá trị chuồng trại:( 1000 đồng). - Thời gian sử dụng :.. năm. 7. Dịch vụ thú y: - Gia đình có tiêm phòng cho đàn bò không? Nếu có: thì tiêm mấy lần/ năm ../ lần; tiêm những loại vacxin gì? . - Chi phí cho 1 lần tiêm: Nếu không: xin giải thích rõ vì sao?. - Những lần điều trị bò ốm gia đình mua thuốc tận đâu? ... Ai là người chữa bệnh cho đàn bò ốm? . - Gia đình có gặp khó khăn về dịch vụ thú y cho bò không? Mô tả: . 8. Các hoạt động tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò Mông của các hộ điều tra - Xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi * Vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi bò Mông * Quy trình chăn nuôi bò * kỹ thuật chọn bò giống tốt * Phòng trừ dịch bệnh cho bò 9. Tình hình sử dụng vốn của hộ gia đình năm 2016 Tổng số vốn:( triệu VNĐ ). Trong đó: Vốn tự có , Vốn đi vay: 10. Thu nhập của các nông hộ chăn nuôi bò Mông năm 2016 Thu nhập từ trồng trọt Thu nhập từ chăn nuôi khác Làm công ăn lương (công chức xã) Nghành nghề, dịch vụ Nguồn thu khác III. THÔNG TIN VỀ TIÊU THỤ BÒ THỊT 1. Theo ông (bà) thì giá bán bò thịt tại địa phương ( huyện) so với nơi khác (ngoài huyện) như thế nào? 1) Cao hơn 2) Thấp hơn 2) Như nhau 4) Không rõ 2. Theo ông (bà) thì tiêu chuẩn nào sau đây bán được giá cao? - Giống bò nào?.. - Trọng lượng bò lúc xuất bán?..kg thịt tinh (thịt xẻ) - Tuổi bò?.. tháng tuổi - Hình dáng bên ngoài? Mô tả: . - Yếu tố khác: . . 3. Trong năm 2017 hộ ông (bà) đã lần dắt bò đi bán? Đã bán được Con? Nếu có bán được thì thu thập thêm thông tin: Chỉ tiêu ĐVT Con thứ 1 2 3 4 Tuổi lúc bán (tại thời điểm) tháng Đã mua bao lâu(kể từ khi mua) tháng Giống bò tháng Bán cho ai tháng Địa điểm bán bò tháng Tổng thu SP chính 1000đồng SP phụ 1000đồng Chi phí trung gian ( IC ) Con giống 1000đồng Thức ăn 1000đồng Thú y 1000đồng Lãi vay 1000đồng Khấu hao chồng trại 1000 đồng Công lao động công Nếu thêm: . . IV. Những thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi và bán bò hiện nay của hộ Thuận lợi đã có Khó khăn cần giải quyết Giải pháp của hộ dự định giải quyết khó khăn Đề suất hỗ trợ để cùng giải quyết khó khăn 1. Đã có KNCN bò 1. Thiếu giống bò tốt 2. Đã có giống 2.Thiếu vốn mua bò 3.Đã có vốn 3. Thiếu kỹ thuật CN bò 4.Có lao động 4. Thiếu TA xannh vào vụ đông 5.Có đủ thức ăn 5. Không có dịch vụ đầu ra 5. Thuận lợi khác (xin nêu rõ) - 6. Khó khăn khác (xin nêu rõ) - V. Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò 1. Gia đình ông bà có được nhận chương trình hay dự án hỗ trợ trong chăn nuôi bò không? Nếu có cụ thể được hỗ trợ như thứ nào? . . Nếu không thì vì sao? Tại thôn và xã chưa có dự án; gia đình chưa phải là hộ lựa chọn; nguyên nhân khác; giải thích . 2. Theo ông bà khả năng ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ tới hiệu quả chăn nuôi bò ở mức độ nào? Cao ¨ Trung bình ¨ Thấp ¨ VI. Đề suất khác của hộ nhằm cải thiện thu nhập của hộ trong chăn nuôi bò? ( Lựa chọn 1 hay nhiều đáp án) + Đào tạo cho đội ngũ thú y viên thôn bản + Giúp nông daan tổ chức thàn lập các nhóm cùng sở thích chăn nuoi bò + Cho vay vốn ưu đãi để phục vụ chăn nuôi bò + Tập huấn kỹ thuật cho nông dân nghèo + Tư vấn về thị trường đầu ra cho sản phẩm + Xây dựng các chợ/ điểm thu gom bò tại địa phương + Hình thức khác: . . Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của ông (bà)! Người được phỏng vấn Người điều tra
File đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_chan_n.pdf