Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển

con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Xu hướng phát triển của nền

kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ, ổn định đời sống mang lại thành tựu và

tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải đối mặt với thực trạng nghèo đói. Người

nghèo thường không có điều kiện tiếp cận các thông tin, dịch vụ xã hội,sự đổi

mới trong kỹ thuật điều đó khiến cho họ ít có cơ hội thoát nghèo. Do đó,

công việc xóa đói giảm nghèo là vấn đề cấp thiết cần được giả quyết hàng đầu

của mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam, vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước và

toàn xã hội quan tâm thực hiện trong suốt quá trình xây dựng xã hội mới và

coi đó là nhiệm vụ quan trọng để ổn định và phát triển. .

Hiện nay Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp đo đường

nghèo đa chiều và chuẩn nghèo mới theo QĐ 59/TTCP năm 2015 xem xét

nghèo đa chiều trên 5 chiều gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, điều kiện sống, tiếp

cận thông tin. Kết quả đo lường nghèo đa chiều này sẽ cho thấy sự thiếu hụt

các chiều của từng cộng đồng, khu vực để các nhà hoạch định chính sách có

thể thiết lập thứ tự ưu tiên trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, điều

kiện sống, tiếp cận thông tin nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con

người. Các nhu cầu cơ bản này được coi là quan trọng ngang bằng nhau và

con người có quyền được đáp ứng tất cả các nhu cầu này để có thể đảm bảo

một cuộc sống bình thường và các chính sách đưa ra hỗ trợ nghèo sẽ chính

xác hơn đối với từng đối tượng.

Hiện nay xã Đa Thông là một xã nghèo của huyện Thông Nông với tỉ lệ

hộ nghèo là 51,43%, các điều kiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng còn nhiều

khó khăn, trình độ dân chí thấp, tài chính thiếu thốn,. Qua đó, vấn đề cấp2

thiết cần được đề ra là phân tích, đánh giá nghèo một cách đúng đắn, từ đó

đưa ra các phương pháp để phát huy các thế mạnh và hạn chế các điểm yếu

nhằm đưa xã Đa Thông giảm nghèo bền vững có hiệu quả trong giai đoạn tới.

(UBND xã Đa Thông 2018)

Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi thực hiện nghiên cứu với tên đề tài:

“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông,

huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng”.

Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 1

Trang 1

Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 2

Trang 2

Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 3

Trang 3

Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 4

Trang 4

Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 5

Trang 5

Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 6

Trang 6

Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 7

Trang 7

Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 8

Trang 8

Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 9

Trang 9

Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 84 trang xuanhieu 2040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng

Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng
và thích ứng với biến đổi khí hậu. 
* Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở, các xóm đặc biệt 
khó khăn. 
Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, các xóm đặc biệt khó khăn 
trong địa bàn xã về quy trình, kỹ thuật, tổ chức thực hiện chương trình, các 
vấn đề liên quan khác trong giảm nghèo; nâng cao năng lực cho cộng đồng tại 
các xóm đặc biệt khó khăn đảm bảo sự tăng cường sự tham gia của cộng đồng 
vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát cộng đồng với các 
hoạt động của chương trình. 
 *Công tác thông tin tuyên truyền. 
- Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo định kỳ ở 
cấp xã và các xóm. Tổ chức các hoạt động truyền thông giảm nghèo theo hình 
thức sân khấu hóa để thúc đẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm gữa cấp xã với 
các xóm và giữa người dân với nhau. 
- Cử cán bộ làm công tác thông tin, truyền thông tại cơ sở tham gia đầy 
đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ công tác 
truyền thông. 
 * Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình 
- Cử cán bộ chuyên môn tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn, bồi 
dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác giảm nghèo. Triển khai các văn 
bản, kế hoạch, chính sách giảm nghèo đến cán bộ, công chức. 
- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm với các xã khác; tổ chức hội 
thảo, hội nghị về giảm nghèo; 
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương 
trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hàng năm hoặc đột xuất; 
- Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; tổ chức điều tra, đánh giá 
đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ; 
67 
Phần 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Nghiên cứu được thực trạng nghèo ở xã Đa Thông theo hướng tiếp cận 
nghèo đa chiều cho thấy: Tình hình nghèo vẫn còn phổ biến, hộ nghèo tụt hậu 
khá xa so với mức độ trung bình của toàn xã. Ngưỡng thiếu hụt các chỉ số còn cao. 
Số hộ nghèo là 484 hộ chiếm 51,43% toàn xã. Hộ cận nghèo 131 hộ 
chiếm 13,9% toàn xã. 
Ngưỡng thiếu hụt hộ nghèo cao nhất là chỉ số 8 về hố xí/nhà tiêu hợp 
vệ sinh với 456 hộ chiếm tỷ lệ 96%. 
Ngưỡng thiếu hụt hộ cận nghèo cao nhất là chỉ số thứ 8 về hố xí/nhà 
tiêu hợp vệ sinh với 107 hộ chiếm tỷ lệ 81,7%. 
Đề tài đã chỉ ra được các nguyên nhân dẫn đến nghèo của xã Xã Đa 
Thông là: Thiếu vốn sản xuất, thiếu đất sản xuất, thiếu phương tiện sản xuất, 
thiếu lao động, gia đình đông người, có lao động nhưng không có việc làm, 
không có tay nghề. 
Đề tài đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo của xã là: 
Trình độ học vấn của chủ hộ, đất đai, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư cho sản xuất. 
*Giảm nghèo đối với từng nhóm hộ 
Nhóm nghèo thực hiện các chính sách bù đắp các chiều thiếu hụt như ở 
nhóm nghèo nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm chính sách làm 
tăng thu nhập cho hộ gia đình như tiếp cận vay vốn, dạy nghề, giới thiệu việc 
làm tăng thêm thu nhập. 
Nhóm cận nghèo thực hiện chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường để trợ 
giúp như bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo nghề giúp nâng cao tay nghề, giới 
thiệu việc làm tạo thu nhập cho người lao động giúp hộ tăng thu nhập và giúp 
thoát nghèo. 
*Giảm nghèo đối với các chiều nghèo 
68 
-Giáo dục: Tiếp tục thự hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi 
phí học tập, hỗ trợ gạo, tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên là con hộ 
nghèo, ngưòi dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn theo quy 
định của Chính phủ. 
- Y tế: Thực hiện tốt công tác cấp phát thẻ BHYT, khám chữa bệng cho 
người nghèo, ngưòi dân tộc thiểu số 
- Điều kiện sống: Hỗ trợ về nhà ở, điện, nước sinh hoạt. Thực hiện tốt 
các chính sách hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ tiền điện, các hỗ trợ khác về điện sinh 
hoạt, sản xuất cho các hộ nghèo; quan tâm hỗ trợ kịp thời cho các hộ nghèo 
vùng khó khăn thiếu nước sinh hoạt. 
- Tiếp cận thông tin: Tiếp tục triển khai các Quyết định của Thủ tướng 
Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý cho nguời nghèo, đồng bào dân tộc 
thiểu số. Hỗ trợ đầu tư các trạm thu, phát thanh để cho các xóm đặc biệt khó 
khăn được tiếp thu các dịch vụ thông tin, phát thanh giúp họ hiểu biết quyền 
và nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chế độ chính sách của nhà nước, 
thực hiện tốt công tác văn hoá thông tin, tuyên truyền, phổ biến các gương 
vưon lên thoát nghèo điển hình, mô hình giảm nghèo có hiệu quả hơn 
- Hỗ trợ về sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người 
nghèo: Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, hỗ trợ đầu 
ra cho các sản phẩm, quảng bá tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định lâu 
dài. Hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nhất là lao động thuộc hộ nghèo nâng 
cao năng lực, tổ chức tư vấn tuyên truyền giới thiệu việc làm cho người lao 
động đi làm việc trong nước và ngoài nước. 
Định hương giải pháp giảm nghèo: Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể 
Đề xuất được các giải pháp giảm nghèo theo từng nhóm hộ và từng 
chiều thiếu hụt: Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ ảnh hưởng 
đến nghèo. Nhóm các giải pháp giảm nghèo đối với các nhóm hộ. Nhóm các 
giải pháp giảm nghèo đối với chiều nghèo. 
69 
5.2. Kiến nghị 
- Do thời gian và giới hạn của đề tài nên chưa điều tra cụ thể việc tiếp 
cận các nguồn vốn kinh tế như chi phí, lợi nhuận doanh thu cụ thể cho từng 
hộ gia đình mà chỉ nêu một cách tổng quát, chủ yếu tập chung vào các chỉ số 
đánh giá nghèo đa chiều. Cần tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu chi tiết hơn. 
- Cần tiến hành thêm nhiều đề tài nghiên cứu chi tiết về nghèo đa chiều 
cho toàn xã, mở rộng địa bàn nghiên cứu, chú ý đến sức khỏe, giáo dục và 
nhu cầu sống của người dân, bên cạnh đó kết hợp các chính sách kinh tế, tăng 
thu nhập cho người dân để giảm nghèo hiệu quả và bền vững. 
- Cần nghiên cứu mức độ thiếu hụt các nhu cầu thiết yếu cho từng hộ 
gia đình cụ thể, từ đó giúp họ định hướng và có cơ sở thoát nghèo bền vững. 
5.2.1 Đối với chính quyền và các cấp, ban ngành đoàn thể 
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền 
đối với công tác giảm nghèo bền vững. Xây dựng các văn bản chỉ đạo, tổ 
chức thực hiện chương trình. 
- Hằng năm xã xây dựng kế hoạch phấn đấu đạt mục tiêu giảm nghèo 
theo chỉ tiêu. 
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương, chính sách giảm 
nghèo của Đảng và Nhà nước trong mọi tầng lớp dân cư, từ đó để người dân 
nắm được thông tin nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác giảm nghèo, 
khơi dậy ý chí, chủ động vươn lên của người nghèo; biểu dương, động viên 
kịp thời các gương điển hình có hiệu quả về giảm nghèo, phê phán các trường 
hợp lợi dụng chính sách, không có ý chí vươn lên, không muốn thoát nghèo; 
- Tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ cho công tác giảm nghèo. 
Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, khoa học - kỹ thuật cho người nghèo, tạo 
điều kiện, cơ hội cho người nghèo biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào 
đời sống sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. 
70 
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể trong việc 
thực hiện công tác giảm nghèo. Phân công trách nhiệm giúp đỡ hộ nghèo, tạo 
điều kiện khuyến khích động viên các hộ tham gia đăng ký thoát nghèo, ưu 
tiên hỗ trợ các hộ đăng ký thoát nghèo. 
- Tích cực xã hội hóa, tạo phong trào sâu rộng thu hút và động viên các 
tầng lớp dân cư trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo. 
- Tổ chức đánh giá kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo 
chất lượng, phản ánh đúng thực trạng tại địa phương; rà soát, thống kê, cập 
nhật, lưu trữ đầy đủ số liệu giảm nghèo làm cơ sở để thực hiện các chính sách 
giảm nghèo đa chiều trên cơ sở mức độ thiếu hụt. Hạn chế tình trạng trông 
chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng, là cơ sở để xây dựng kế hoạch ngân sách 
thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh phù hợp. 
- Tăng cường phối hợp với các ngành cấp trên trong việc thực hiện 
công tác giảm nghèo. Thường xuyên kiện toàn, bổ sung kịp thời Ban chỉ đạo, 
phân công nhiệm vụ phụ trách các xóm. Nâng cao chất lượng đội ngũ làm 
công tác giảm nghèo đáp ứng yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện 
gắn liền với sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm. Coi trọng, đảm bảo 
sự tham gia của người dân trong việc giám sát, đánh giá. 
5.2.2. Đối với người dân 
- Phải thật sự thay đổi tư duy trong cách nghĩ và cách làm theo hướng 
hiện đại phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của vùng, với xu thế công 
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 
- Chủ động sáng tạo trong việc tìm hiểu nghiên cứu khoa học kỹ thuật, 
các mô hình sản xuất mới có hiệu quả. 
- Mạnh dạn, có ý chí giám nghĩ giám làm, chăm chỉ chịu khó nỗ lực hết 
mình, ham học hỏi hơn nữa trong công việc, trong sinh hoạt và sản xuất. 
71 
- Thẳng thằn nhìn nhận vào khuyết điểm vào khó khăn hạn chế của 
mình không được bảo thủ trong cách nghĩ và cách làm. Duy trì những điểm 
mạnh và khắc phục những hạn chế khó khăn thay đổi chất lượng cuộc sống. 
- Nói không với các tệ nạn xã hội và sẵn sàng đấu tranh lại các tệ nạn 
ấy, đồng sức đồng lòng vì một cuộc sống tốt đẹp vì một xã hội phồn vinh và 
giàu mạnh. 
- Không trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo từ những chính sách 
hỗ trợ liên quan trực tiếp đến lợi ích của hộ nghèo, người nghèo từ đó làm mất 
đi động lực phát triển trong một bộ phận hộ nghèo. 
- Hộ nghèo cần phát huy hiệu quả từ những nguồn lực được hỗ 
trợ, phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo. 
78 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tài liệu tiếng Việt 
1. ESCAP (1993);” Khái niệm về định nghĩa đói nghèo”. 
2. Trần Tiến Khai (2013), “Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông 
thôn Việt Namˮ. 
3.Lưu Thị Thùy Linh; Giảỉ pháp giảm nghèo bền vững theo tiêu chí tiếp cận 
đa chiều tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; Luận văn Thạc sĩ 
KTNN, năm 2016. 
4. Nguyễn Vũ Phúc (2012), Nghèo đói ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân 
và giải pháp, Trường Đại học Thương Mại. 
5. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, (2012), Báo cáo đánh giá nghèo Việt 
Nam 2012. 
6. Hà Quang Trung; Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo cho nông hộ tỉnh 
Bắc Kạn; Luận án Tiến sĩ năm 2014. 
7. Nguyễn Thị Vòng, Vũ Thị Bình, Đỗ Văn Nha (2006), Giáo trình Quy 
hoạch phát triển nông thôn, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội. 
8. Từ điển Xã hội học Oxford 2010 (Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, 
Trịnh Huy Hóa dịch), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 370 – 373. 
9. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 59/QĐ- TTg ngày 19/11/2015 
Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 
2016- 2020. 
10. UBND xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng; Tình hình thực 
hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội,quốc phòng- an ninh năm 
2017; mục tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2018 
11. UBND xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng; Báo cáo thực 
hiện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển Kinh tế,Văn hóa Xã hội, Quốc 
phòng- An ninh năm 2018,nhiệm vụ giải pháp năm 2019. 
79 
12. UBND xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Băng; Nghị quyết 
Về việc thực hiện Chuơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững xã 
Đa Thông giai đoạn 2016-2020 
13. UBND xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng; Báo cáo sơ kết 
giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai 
đoạn 2016-2020 
14. UBND xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng; Báo cáo kết quả 
điều tra, rà soát hộ nghèo cấp xã/phường năm 2017. 
15. UBND xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng ; kết quả điều 
tra, rà soát hộ nghèo cấp xã/phường năm 2018. 
16. UBND xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng; kết quả điều 
tra, rà soát hộ nghèo cấp xã/phường năm 2018. 
17. UBND xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng; Báo cáo Đánh 
giá phân định vùng dân tộc thiêu sô và miên núi theo trình độ phát 
triển 
18. UBND xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng; Báo cáo Sơ kết 
phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 
2018 và phương hướng nhiệm vụ 2019 – 2020 
19. UBND xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng; Thực hiện 
chính sách chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 
phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 
II. Tài liệu Internet 
16.
0chi%20bao%20do%20luong%20ngheo.pdf 
17.
om%20luoc_TTKhai%20va%20gop%20y.pdf 
18. https://thuvienphapluat.vn 
 PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ 
Mẫu phỏng vấn số:.......... Ngày phỏng vấn:...../...../2019 
I. Thông tin chung về người được phỏng vấn 
1. Tên chủ hộ:Nam/nữ:tuổi 
2. Hộ khẩu thường trú:... 
3. Ngày phỏng vấn: 
4. Dân tộc:. 
Tổng số khẩu trong gia đình: Số lao động chính: 
5. Trình độ học vấn:.. 
II. Tình hình về thu nhập, giáo dục, y tế, điều kiện sống, nhà ở, tiếp 
cận thông tin của hộ 
7. Loại hộ:... 
8. Loại nhà đang ở:.. 
9. Diện tích nhà ở của hộ gia đình là:.m2 
10. Bằng cấp cao nhất của một thành viên trong gia đình? 
 □ không bằng cấp □ THCS 
 □ Tiểu học □ THPT 
 □ Trung cấp, cao đẳng □ Đại học 
11. Gia đình ông/bà có người từ 15- 30 tuổi không tốt nghiệp THCS và 
hiện không đi học? 
 □ Có □ Không 
12. Gia đình ông/bà có trẻ em từ 5- 15 tuổi hiện không đi học không? 
 □ Có □ Không 
13. Gia đình ông/bà có đi khám chữa bệnh khi bị ốm đau không? 
 □ Có □ Không 
14. Gia đình ông bà có thẻ BHYT không? 
 □ Có □ Không 
Nếu có, thẻ bảo hiểm có được chấp nhận khi đi khám chữa bệnh không? 
 □ Có □ Không 
15. Gia đình ông/bà có sử dụng điện thoại không? 
 □ Có □ Không 
Nếu sử dụng có kết nối mạng internet không? 
 □ Có □ Không 
16. Gia đình ông bà có sử dụng tivi không? 
 □ Có □ Không 
17. Gia đình ông bà có sử dụng radio không? 
 □ Có □ Không 
 18. Gia đình ông/bà có sử dụng máy tính không? 
 □ Có □ Không 
19. Gia đình ông/bà có được nghe hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn 
không? 
 □ Có □ Không 
20. Gia đình ông/bà sử dụng nguồn nước sinh hoạt nào? 
 □ Nước máy, nước mua □ Giếng đào, nước khe, mó 
 □ Giếng khoan □ Khác 
21. Gia đình sử dụng loại nhà vệ sinh nào? 
 □ Tự hoại, bán tự hoại 
 □ Hố xí thấm dội nước, hai ngăn 
 □ Không tự hoại 
III. Tình hình thu nhập của hộ gia đình 
23. Gia đình ông/bà có thu nhập bình quân một tháng là:(nghìn 
đồng) 
 IV. Các nội dung khác 
24. Theo ông/bà có những nguyên nhân nào dưới đây đúng với nguyên 
nhân nghèo đói của gia đình? 
 □ Thiếu vốn sản xuất 
 □ Thiếu đất sản xuất 
 □ Thiếu phương tiện sản xuất 
 □ Thiếu lao động nông nghiệp 
 □ Có lao động nhưng không có việc làm 
 □ Không có tay nghề 
 □ Ốm đau nặng hoặc mắc tệ nạn xã hội 
25. Gia đình được hưởng những lợi ích gì từ các chương trình của Đảng 
và nhà nước? 
Các chỉ tiêu Có Không 
Miễn giảm học phí 
Được cấp thẻ BHYT khám chữa bệnh miễn phí 
Được vay vốn với lãi suất thấp 
Trợ cấp quà và tiền tết 
Hỗ trợ trong nông nghiệp 
26. Gia đình ông/bà có vay vốn để phát triển kinh tế không? 
 □ Có □ Không 
Nếu có, vay vốn với mục đích gì? 
27. Theo ông/bà cần có những giải pháp gì để giúp các hộ nghèo thoát 
nghèo?................................................................................................................. 
Xin chân thành cảm ơn! Chủ hộ 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_thuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_giam_nghe.pdf