Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết trên địa xã Tả Sìn Thàng, huyện Tùa Chủa, tỉnh Điện Biên
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước chè là loại đồ uống phổ biến thứ hai trên thế giới sau nước uống,
nước chè là thức uống rất có lợi cho sức khỏe, góp phần ngừa ung thư, giảm
cholesterol, diệt khuẩn và giảm cân, do đó nó còn chống được một số bệnh do
các chất phóng xạ gây ra.
Chính vì các đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành sản phẩm đồ uống
phổ thông trên toàn thế giới
Hiện nay đã có trên 40 nước trên thế giới sản xuất chè, trong khi có trên
200 nước tiêu thụ chè
Đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng
phát triển
Từ lâu, cây chè ở Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng của văn
hóa và là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Việt Nam đang là nước sản xuất chè lớn thứ 5 trên thế giới, với 80% sản
lượng chè phục vụ các thị trường xuất khẩu. Trên địa bàn xã Tả Sìn Thàng,
huyện Tùa Chủa, tỉnh Điện Biên là một trong những địa phương có điều kiện
tự nhiên thích hợp để phát triển cây chè Shan Tuyết , cây chè Shan Tuyết đã
được người dân nơi đây trồng từ rất sớm, trong sản xuất nông nghiệp hiện nay
cây chè không chỉ là cây xóa đói, giảm nghèo mà đã giúp nhiều gia đình có
kinh tế khá hơn, từng bước vươn lên làm giàu. Mặt khác cây chè Shan Tuyết
cũng đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.Trong nhiều
năm qua, ngành chè của huyện đã có bước phát triển, song kết quả còn chưa
cao so với tiềm năng và còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, giải quyết. Đến nay
về diện tích trồng chè, năng suất và sản lượng chè tăng đáng kể.Tuy nhiên việc
phát triển sản xuất cây chè còn gặp nhiều khó khăn như một số nơi còn phát2
triển tự phát, không theo quy hoạch, sản lượng chè chế biến sản xuất ra không
ổn định, chưa chủ động được thị trường, thiếu sản phẩm cao cấp, mối liên hệ giữa
doanh nghiệp chế biến, đẩy mạnh tiêu thụ chè cho các hộ nông dân phát triển
nhanh, vững chắc và đạt hiểu quả kinh tế cao.
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng
sản xuất chè Shan Tuyết trên địa xã Tả Sìn Thàng, huyện Tùa Chủa,
tỉnh Điện Biên’’ làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết các vấn
đề còn tồn tại để phát triển hơn nữa ngành sản xuất chè trên địa bàn xã Tả
Sìn Thàng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết trên địa xã Tả Sìn Thàng, huyện Tùa Chủa, tỉnh Điện Biên
h kỹ thuật trong sản xuất cũng như trong chế biến là điều kiện kiên quyết để cây chè tăng trưởng, phát triển cho năng suất, chất lượng cao. Do vậy, việc tuân thủ nghiêm ngặt và áp dụng một cách đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Giải pháp vềchính sách Về chính sách đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: các tiến bộ kinh tế về thuỷ lợi, giống, phân bón cần được đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư ứng dụng cũng như đưa những tiến bộ này vào trong sản xuất chè. - Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng vùng chè: tỉnh cần đầu tư xây dựng cho vùng chè các công trình giao thông, thuỷ lợi, đường điện... 56 - Chính sách thị trường: tỉnh cần có phương hướng mở rộng thị trường hơn nữa, với nhiều hình thức phong phú và đa dạng hơn, đặc biệt là trong công tác marketing giới thiệu sản phẩm. - Về chính sách vốn: Đi đôi với việc hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất thì cần phải xem xét thêm các phương thức cho vay khác để người dân có điều kiện đầu tư phát triển mở rộng diện tích trồng chè. - Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: Nhà nước cần phải hoàn thiện các cơ sở pháp lý một cách cụ thể hơn nữa để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào ngành chè. 57 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu là làm sao đạt được hiệu quả cao nhất, điều này cần tìm ra các giải pháp và đánh giá mọi hoạt động cụ thể. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, được sự giúp đỡ của nhà trường và các ban ngành, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Huy, tôi đã hoàn thành đề tài:”Đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết trên địa bàn xã Tả Sìn Thàng – huyện Tủa Chùa - tỉnh Điện Biên.” Trong thời gian thực tập tôi rút ra một số kết luận sau: Với các điều kiện thuận lợi về tự nhiên kinh tế, xã hội cho thấy xã Tả Sìn Thàngcó lợi thế trong việc phát triển cây chè, cùng với đó là sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã, của cán bộ KN, sự tham gia nhiệt tình của người dân trong xã nên trong thời gian qua sản xuất chè của xã đã đạt được những kết quả nhất định: Qua 3 năm 2017 - 2019, về mặt diện tích không tăng thêm giữ mức ổn định là 800 ha. Năng suất bình quân đạt từ 45 đến 55 tạ/ha chè búp. Đem lại thu nhập bình quân 40 triệu đồng trên hộ (đã trừ các chi phí chăm sóc, vật tư, thu hái) góp phần cải thiện thu nhập nâng cao đời sống người dân, nhận thấy được hiệu quả từ cây chè đem lại nên ngày càng hộ dân đã đầu tư vào cây chè với quy mô lớn cho năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập mà trong những năm tới cần tập trung giải quyết. Cụ thể: - Về sản xuất: Sản xuất chè ở xã Tả Sìn Thàng còn thiếu sự đầu tư về kỹ thuật, do vậy năng suất và chất lượng còn thấp. 58 - Về chế biến: Mặc dù công cụ chế biến đã được cải tiến nhiều, nhưng còn thiếu đồng bộ chưa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chưa có tiêu chuẩn về kích cỡ rãnh xoắn chế độ nhiệt vật liệu chế tạo không đồng đều giữa các lần sản xuất. Số lượng công cụ chế biến còn ít, tăng chậm. - Về tiêu thụ: Trong khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập đó là sản phẩm chưa có mẫu mã ổn định, chưa đăng ký về thương hiệu, công tác tổ chức tiêu thụ còn yếu kém, chưa có thị trường ổn định. Giá chè của xã bán ra còn thấp, chưa đủ sức cạnh tranh với vùng trồng chè khác như ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng... - Công tác khuyến nông địa phương tác động tới việc phát triển sản xuất và tiêu thụ chè còn nhiều hạn chế chưa phát huy được vai trò thúc đẩy sản xuất. Đứng trước một thực tế như vậy người dân trồng chè xã Tả Sìn Thàng trong những năm tới cần phải giải quyết được những khó khăn trong khâu kỹ thuật trồng chế biến và tiêu thụ, đồng thời phát huy thế mạnh của mình để đẩy mạnh hơn nữa, dần đưa cây chè trở thành cây công nghiệp mũi nhọn của địa phương. 5.2. Kiến nghị * Đối với Nhà nước: - Nhà nước cần áp dụng chính sách ưu đãi cho vay vốn với người trồng chè ở các địa phương. Nhà nước nên căn cứ vào tình hình thực trạng của thị trường chè màcó chính sách hỗ trợ nông dân một cách kịp thời và hợp lý. - Hỗ trợ chương trình KN. - Có chương trình nghiên cứu đồng bộ các chính sách, đặc biệt các chính sách trong nông nghiệp đối với các địa phương trung du, miền núi. 59 * Đối với tỉnh: - Tỉnh uỷ tiếp tục nghiên cứu đề ra các biện pháp giải pháp cho quá trình phát triển của cây chè cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chế biến vàtiêu thụ, đồng thời quy hoạch các vùng chè cụ thể. Xây dựng phương hướng sản xuất chế biến cho mỗi vùng, tạo điều kiện mở rộng thị trường, hỗ trợ cho các vùng chế biến, đầu tư sản xuất về vốn, kỹ thuật, vật tư máy móc chế biến. - Tỉnh cần có chính sách trợ cấp, trợ giá ưu đãi cho người trồng chè cụ thể như: có chính sách trợ cấp phân hoá học và thuốc bảo vệ thực và hỗ trợ xưởng chế biến nhỏ cho người trồng chè đồng thời kéo dài thời gian vay tín dụng cho người trồng chè phù hợp với chu kỳ trả nợ, như vậy người dân họ mới yên tâm đầu tư vào cây chè. - Tạo mọi ưu tiên cho các doanh nghiệp địa phương đầu tư vào cây chè nhất là đối với khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các nhà máy chế biến có quy mô lớn, tạo dựng được thương hiệu cho chè Shan Tuyết Tả Sìn Thàng, có thị trường tiêu thụ rộng. * Đối với xã: - Xã tiếp tục chỉ đạo khuyến khích hộ nông dân mở rộng diện tích chè, đồng thời tăng cường công tác KN, hướng nhân dân vận dụng đúng các quy trình kỹ thuật mới vào trong sản xuất, trồng lại và tái tạo nương chè, đầu tư hỗ trợ về vốn cho việc cải tiến công nghiệp chế biến khuyến khích vận dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, bón phân vi sinh để tạo ra chè sạch nâng cao chất lượng sản phẩm chè, tu sửa lại và mở rộng một số đoạn đường trong các thôn và đường lên đồi chè. - Tập trung thực hiện các biện pháp thâm canh, cải tạo phục hồi các nương chè để nâng cao năng suất, chất lượng chè búp tươi. - Sử dụng các loại giống mới có năng suất chất lượng tốt, thay thế dần các nương chè đã cằn cỗi và quá thời kỳ khai thác. 60 * Với các hộ nông dân: - Tích cực vận dụng các biện pháp kỹ thuật vào trong sản xuất, cố gắng đầu tư hơn nữa về cây chè từ máy móc cải tiến chế biến đến giống, mở rộng 60 diện tích bằng sự cố gắng nỗ lực của từng cá nhân, từ nông hộ trồng và đầu tư vào diện tích chè là chính. Tận dụng triệt để các giải pháp về kỹ thuật, kỹ thuật mới mà phòng KN huyện, tỉnh, Nhà nước đưa ra. Không ngừng cải tạo thâm canh diện tích chè hiện có. Thực hiện kỹ thuật sao sấy, phòng trừ tổng hợp, bón phân vi sinh để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng chè, mở rộng thị trường, nâng cao đời sống cho chính hộ gia đình, xây dựng vùng chè vững mạnh phát triển. Trên đây là toàn bộ nội dung của khoá luận Đánh giá thực trạng sản xuất chèShan Tuyết trên địa bàn xã Tả Sìn Thàng - huyện Tủa Chùa - tỉnh Điện Biên. Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên nội dung đề tài chưa được sâu sắc và còn nhiều sai sót, kính mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tủa Chùa giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025; Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ huyện khoá XX, Chi cục Thống kê huyện Tủa Chùa. 2. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh các năm 2016 - 2018 trên địa Tả Sìn Thàng. 3. Chỉ thị số 8008/CT-BNN-TCTL (2019) của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020. 4. Đỗ Văn Ngọc (2017), “Cây chè Shan Tuyết vùng cao một cây trồng có lợi thế phát triển ở vùng núi cao miền bắc Việt Nam”, Hội thảo nghiên cứu phát triển chè Shan Tuyết, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hà Nội. 5. Phòng NN & PTNT, Kế hoạch phát triển thị trường chè Shan Tuyết Tủa Chùa giai đoạn 2016 – 2020. 6. Sở NN&PTNT tỉnh Yên Bái (2016), Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh chè và thực hiện dự án phát triển chè năm 2020, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện năm 2016. 7. UBND huyện Tủa Chùa (2019), Dự án rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tủa Chùa thời kỳ 2019 - 2020. 8. UBND huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (2019), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất chè huyện Tủa Chùa (2017-2019). 9. UBND tỉnh Điện Biên (2015), Quyết định số 1055/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên v/v phê duyệt dự án quy hoạch phát triển vùng chè ở 4 xã: Sín Chải, 62 Tả Sìn Thàng, Tả Phình, Sính Phình huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2017, tầm nhìn 2020. 10. UBND tỉnh Điện Biên (2019), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất chè Shan Tuyết tỉnh Điện Biên. 11.UBND xã Tả Sìn Thàng. Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội giai đoạn 2017- 2 12. UBND xã Tả Sìn Thàng. Báo cáo tình hình sử dụng đất giai đoạn 2017- 2019. 13. Văn phòng xã Tả Sìn Thàng. Báo cáo về Diện tích, Năng suất, Sản lượng chè Shan Tuyết giai đoạn 2017 - 2019. PHỤ LỤC Một số hình ảnh trong quá trình thực tập Hình ảnh hái chè Đồi chè Búp chè tươi Sao chè PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ Người điều tra: Hạng A Cầu Xin Ông/Bà vui lòng cho biết các thông tin về những vẫn đề dưới đây (Hãy trả lời hoặc đánh dấuvào câu trả lời phù hợp ý kiến của Ông/Bà) I.Thông tin chung 1. Họ và tên chủ hộ:.................................................... Tuổi................................ 2.Dân tộc:........ Giới tính:....... Trình độ văn hóa:... 3.Địa chỉ: Thôn ...................................................... xã Tả Sìn Thàng - huyện Tủa Chùa – tỉnh Điện Biên 4.Số nhân khẩu:............................................................... 5. Số lao động chính: .............................................................. 6. Gia đình bác đang thuộc diện: ....................................................................... II. Thông tin chi tiết về trồng và tiêu thụ chè 1.Diện tích chè của gia đình? Loại chè Chè cổ thụ Chè trồng mới Tổng diện tích (1000m2) Diện tích (1000m2) 2.Gia đình trồng chè từ năm nào? ............................................................................................................................. 3.Gia đình tự trồng hay có hỗ trợ từ bên ngoài? ............................................................................................................................ 4.Gia đình mua giống ở đâu? ............................................................................................................................ 5.Các khoản chi phí cho sản xuất 1000m2 chè? Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá thành Phân Đạm Kg Phân NPK Kg Phân kali Kg Phân chuồng Kg Thuốc trừ sâu 1000đ 6.Gia đình có được hỗ trợ gì trong quá trình trồng chè không? STT Chỉ tiêu Ghi chú 1 Vốn 2 Phân bón 3 Giống 4 Không được hỗ trợ gì 5 Kỹ thuật 7. Trong quá trình thu hoạch các bác có gặp khó khăn gì không? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 8.Cây chè của Gia đình thường gặp phải những loại sâu bệnh gì và biện pháp xử lý?................................................................................................................... ............................................................................................................................. 9.Các bác hái chè bằng phương pháp nào? Hái tayHái máy 10.Các công cụ chế biến chè mà gia đình sử dụng khi chế biến chè? ............................................................................................................................. 11.Năng suất chè (1000m2/năm) Số lứa chè hái (lần/năm) Năng suất 1 lần hái (kg chè tươi) Năng suất chè tươi (kg/năm) 12.Doanh thu tính trên 1000m2 chè của gia đình? Năm Sản lượng(kg/chè tươi) Giá bán (1000đg/kg) (chè khô) 2017 2018 2019 13.Các bác bán chè cho ai? STT Nội dung Số lượng (kg) Ghi chú 1 Nhà máy chè 2 Người bán buôn 3 Người bán lẻ 14.Trong quá trình sản xuất chè Ông/bà gặp phải những khó khăn gì? STT Chi tiêu Ý kiến đánh giá 1 Thiếu giống 2 Đất nghèo dinh dưỡng đất dốc 3 Thiếu nước 4 Không đủ phân bón 5 Thời tiết khắc nghiệp 6 Thiếu vốn 7 Giông thông đi lại khó khăn 8 Thiếu kỹ thuật 9 Sâu bệnh 15.Gia đình thấy hiệu quả thu được từ cây chè như thế nào? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 16.xin hãy cho biết dự định của gia đình trong những năm tới về sản xuất chè như thế nào? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 17.các bác có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả cây chè? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. III.Thông tin về vai trò của hoạt động khuyến nông 1.Cán bộ khuyến nông địa phương có tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kĩ thuật không? a.Gia đình bác có tham gia lớp tập huấn đó không Có Kông b.Lý do mà gia đình bác tham gia tập huấn Nâng cao hiểu quả kinh tế Được hỗ trợ kinh phí Được tuyên truyền vận động c.Gia đình bác được tham gia xây dựng mô hình trình diễn do khuyến nông triển khai không Có Không d. Lý do tham gia Nâng cao thu nhập Nâng cao hiểu biết về KT canh tác Nhận được sự hỗ trợ e. Tác động của mô hình đến hộ nông dân Thu được kiến thức mới về sx chè Thay đổi phương thức sx chè Thay đổi tập quán canh tác Lam tăng thu nhập f. Kiến nghị của hộ đối với các hoạt động khuyến nông Tăng hoạt động tập huấn Tăng thời gian phát thanh về khuyến nông Tăng hoạt động tham gia hội thảo Tăng cường xây dựng mô hình trình diễn 8. Các bác có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả cây chè? a. Về chính sách Hỗ trợ vốn đầu tư trồng mới Cho vay vốn dài hạn Hỗ trợ phân bón b. Về xây dựng cơ sở hạ tầng Cần đường giao thông Cần điện Cần chợ Cần nước tưới Cần cơ sở chế biến Công ty chè tiêu thụ Xin chân thành cảm ơn! Ngày.....tháng......năm 2020 XÁC NHẬN CỦA CHỦ HỘ (Ký, ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_thuc_trang_san_xuat_che_shan_tuyet_tren_d.pdf