Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập

Những năm qua phát triển kinh tế trang trại đã tác động tích cực đến việc

sản xuất hàng hoá nông sản, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến

khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

phát triển theo hướng hàng hoá lớn. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp

phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất

nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ

chế thị trường, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong nông

nghiệp, nông thôn.

Sự phát triển của kinh tế trang trại đã dần khẳng định vị trí rõ nét trong

quá trình địa phương xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đã giải quyết được

những vấn đề mà kinh tế hộ gia đình trước đây khó có thể làm được. Đó là, áp

dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hàng hoá lớn; tạo sự liên kết hợp tác

dịch vụ sản xuất cũng như thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của nhiều tổ chức, cá

nhân, doanh nghiệp; chủ động tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm

Thực tế cho thấy, mô hình kinh tế trang trại đã góp phần tăng nguồn thu nhập

cho nông dân, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị thu nhập

trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, giúp

nông dân vươn lên làm giàu; giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng nghìn

lao động, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn.

Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm trực tiếp cho

gia đình và toàn xã hội, hỗ trợ phát triển trồng trọt, tận dụng lao động nông thôn

ở mọi lứa tuổi, tiết kiệm tích lũy vốn tăng thu nhập cho nông dân.Phát triển

chăn nuôi trang trại không những đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của

người tiêu dùng trong nước mà còn tạo ra nguồn thực phẩm cho xuất khẩu. Phát2

triển chăn nuôi quy mô trang trại tuy đã có những thành công nhất định, nhưng

bên cạnh đó còn bộc lộ rất nhiều những yếu điểm cần được nghiên cứu khắc

phục như: Trình độ tổ chức quản lý và hoạch toán kinh tế của chủ trang trại còn

hạn chế; kỹ thuật công nghệ áp dụng vào chăn nuôi chưa đồng bộ; thiếu kỹ

năng thu thập và phân tích thông tin thị trường nên rủi ro trong sản xuất luôn

tiềm ẩn, đặc biệt là rủi ro về thị trường. Ngoài ra, các vấn đề về mặt bằng cho

xây dựng chuồng trại, vốn đầu tư, lao động có chuyên môn, liên kết hợp tác

trong sản xuất, ô nhiễm môi trường,. cũng là những vấn đề hạn chế làm chi

phí sản xuất phát sinh thêm và rủi ro lớn.

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 8

Trang 8

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 9

Trang 9

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 63 trang xuanhieu 5400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
ác nhân có vai trò phân phối các sản 
phẩm trực tiếp cho thị trường tiêu thụ 
+ Thị trường tiêu thụ: Là tác nhân có vai trò tiêu thụ sản phẩm hàng hóa 
mà các tác nhân khác trong chuỗi sản xuất ra. 
Sự liên kết giữa các tác nhân này đã tạo nên các kênh tiêu thụ cho trang 
trại cũng như công ty CP Việt Nam .Từ sơ đồ chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn 
theo hình thức chăn nuôi gia công. Xác định được các kênh tiêu thụ chính của 
trang trại Dương Công Tuấn Do trang trại ký hợp đồng chăn nuôi gia công với 
Công ty nên toàn bộ lợn thịt sau khi xuất chuồng sẽ được công ty CP Việt Nam 
vận chuyển toàn bộ đi tiêu thụ. Dưới đây là một số kênh tiêu thụ chủ yếu của 
Công ty cũng như của trang trại: 
Kênh tiêu thụ thứ nhất: Sau khi công ty CP Việt Nam xuất lợn từ trang trại 
thì công ty vận chuyển lợn xuất khẩu ra nước ngoài và các nước trong khu vực 
nhưng chủ yếu phần lớn xuất khẩu ra Nhật Bản, Hàn Quốc 
Kênh tiêu thụ thứ hai: Công ty vận chuyển đến các cơ sở giết mổ sau đó 
bán ra thị trường tiêu thụ trong nước, với kênh tiêu thụ này thỳ giá lợn hơi gia 
42 
công của trang trại xuất ra sẽ được bán với gía dao động từ 3.500 – 4.000 
đồng/kg. 
Kênh tiêu thụ thứ ba: Sau khi nhận toàn bộ lợn từ trang trại công ty sẽ vận 
chuyến đến các cơ sở giết mổ sau đó các sản phẩm thịt lợn sẽ được vận chuyển 
đến các cơ sở chế biến của công ty để chế biến và sản xuất các sản phẩm xuất 
khẩu nước ngoài cũng như tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng trong nước, các 
sản phẩm chế biến của công ty CP Việt Nam chủ yếu là: thịt tươi, xúc xích, lạp 
xưởng 
Như vậy qua phân tích các kênh tiêu thụ, có thể nhận thấy rằng kênh tiêu 
thụ thứ nhất là kênh đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất vì ở kênh này giá lợn 
xuất, bán ra cao hơn so với thị trường nội địa khoảng 4.000- 5.000 đồng/kg, 
đây là một nguồn thu lớn cho công ty cũng như trang trại và ta cũng có thể nhận 
thấy ở kênh tiêu thụ thứ nhất số lợn đem đi xuất khẩu chiếm 80% tổng số lợntiêu 
thụ của Công ty Còn ở các kênh tiêu thụ trong nước chiếm 20% tổng số lợn tiêu 
thụ nhưng giá bán chỉ giao động từ 35.000 – 40.000 đồng/kg và tốn nhiều chi 
phí trung gian như: vận chuyển, mối láiTừ đó ta thấy được lợi nhuận thu 
được thấp hơn nhiều so với khi đem đi xuất khẩu. 
3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình 
3.3.1. Chi phí hàng năm của trang trại 
Khi tham gia chăn nuôi gia công cho công ty CP Việt Nam, trang trại 
không phải mất chi phí về con giống, vaccine và thuốc thú y, tất cả đều được 
công ty cấp. Trang trại chỉ phải chi trả các chi phí như: chi phí thuê nhân công, 
quản lý, chi phí tiền điện, chi phí khấu hao tài sản và lãi vay ngân hàng. Kết 
quả chi phí hàng năm của trang trại được tổng hợp tại bảng 4.10: 
43 
Bảng 3.10: Chi phí hàng năm của trang trại 
STT Loại chi phí Chi phí trung bình/năm(1000đ) 
Cơ cấu 
(%) 
1 Chi phí nhân công 360.000 20,22 
3 Chi phí tiền điện 240.000 13,48 
4 Khấu hao tài sản 500.000 28,09 
5 Lãi vay ngân hàng 480.000 27,97 
6 Chi phí khác 200.000 13,24 
Tổng 1.780.000 100 
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát năm 2019) 
Mức chi phí trung bình năm của trại lợn thịt gia công Dương Công Tuấn 
đạt mức 1,78 tỷ đồng trong đó mức chi phí khấu hao tài sản cao nhất là 500 
triệu chiếm 28,09%, lãi vay ngân hàng là 480 triệu chiếm 27,97% . 
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí hàng năm của trang trại 
3.3.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh trang trại 
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại được thể hiện qua: 
- Hiệu quả về mặt kinh tế: một chuồng thu về hằng năm 2 lứa mỗi lứa 
được 250.000.000 – 270.000.000 đồng 
44 
Các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh tế của trang trại trong năm 2018 
được thể hiện cụ thể tại bảng 3.11: 
Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế của trang trại 
STT Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) 
I Giá trị sản xuất (GO) 3.150.000 100 
II Chi phí trung gian (IC) 800.000 25,40 
Tiền lương công nhân 360.000 11,43 
Điện 240.000 7,62 
Chi phí khác 200.000 6,35 
III Giá trị gia tăng (VA) 2.350.000 74,60 
 Trả lãi vay ngân hàng 480.000 15,24 
 Khấu hao tài sản 500.000 15.87 
 Lãi ròng 1.370.000 43,49 
VII Chỉ tiêu HQKT 
GO/IC 3,94 
VA/IC 2,94 
VA/GO 0,75 
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát năm 2019) 
Kết quả bảng 3.11 cho thấy sau khi trừ các khoản phí và thuế chỉ tiêu lãi 
ròng đạt mức trên 1.370 tỷ đồng đạt 43,49% giá trị sản xuất của trang trại. 
- Hiệu quả về mặt xã hội: 
Phát triển kinh tế trang trại có vai trò quan trọng trọng trong việc làm tăng 
số hộ giàu trong nông thôn,tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho lao động. 
Có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm,một trong 
những vấn đề nhức nhối trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay ở nước ta. 
Mặt khác ,do trang trại được phát triển chủ yếu ở những vùng khó khăn về cơ 
sở hạ tầng nên phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển cơ 
45 
sở hạ tầng trong nông thôn. Các hộ trang trại còn là tấm gương cho các hộ nông 
dân về cách thức tổ chức quản lí kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ 
thuật mới vào sản xuất. Vì vậy,phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực 
vào việc giải quyết các vấn đè xã hội và đổi mới bộ mặt nông thôn ở nước ta. 
3.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 
Quá trình đi thực tập là quãng thời gian đi trải nghiệm, học hỏi từ thực tế 
và hiểu được rõ hơn công việc mà mình sẽ làm sau khi ra trường. Những bài 
học nằm ngoài giáo trình, giúp tôi trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận, xem 
xét và giải quyết vấn đề. Được làm việc trong môi trường thực tế, đượctrao cơ 
hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc 
Trong quá trình thực tập tại trang trại Dương Công Tuấn tôi đã học được 
những kinh nghiệm sau: 
3.4.1. Những điều kiện cần có để phát triển trang trại 
- Có nhiều vốn để xây dựng trang trại và đầu tư trang thiết bị hiện đại phục 
vụ cho nhu cầu chăn nuôi và chăm sóc. 
- Có diện tích đất rộng để xây dựng một trang trại quy mô lớn và nằm xa khu 
dân cư tránh ô nhiễm. Tương lai nếu muốn mở rộng quy mô sẽ dễ dàng hơn. 
- Có diện tích đất lớn, bằng phẳng. 
3.4.2. Yêu cầu cần có của một chủ trang trại 
- Có năng lực quản lí cao về mặt nhân sự. 
- Có thể huy động vốn bất cứ lúc nào. 
3.4.3. Kỹ thuật cần chú ý nắm vững khi phát triển trang trại 
- Kĩ thuật trong khâu chăm sóc vật nuôi phát hiện ra bệnh của vật nuôi để 
tiêm phòng khẩn cấp Phòng dịch cho vật nuôi. 
- Kĩ thuật xây dựng chuồng trại, đường dẫn nước sinh hoạt và nước thải 
xây dựng chuồng trại quy mô lớn cần giám sát xây dựng hợp lí tránh tổn thất 
không đáng có về tài chính. 
- Kĩ thuật vệ sinh sát trùng chuồng trại phòng ngừa bệnh dịch cho vật nuôi 
mọi thời gian. 
3.4.4. Quản lý tài chính, lao động 
46 
* Quản lý tài chính 
- Để quản lí tốt nguồn tài chính thu chi của trại cần có sổ thu chi cụ 
thểHoạch toán từng tháng 1 tránh nhầm lẫn gây hao hụt tài chính. 
- Mua bán trao đổi cần có biên lai hóa đơn ngày tháng cụ thể. 
* Quản lý lao động 
- Kiểm tra việc làm hằng ngày của từng công nhân trong trại. 
- Đào tạo kĩ những công nhân có phẩm chất ,năng lực nhất là người có khả 
năng làm lâu dài. 
- Đào thải những người không làm được việc và tư chất không tốt tránh 
trường hợp không chăm sóc tốt cho vật nuôi gây thiệt hại về kinh tế. 
3.4.5. Liên kết, hợp tác trong phát triển trang trại chăn nuôi gia công 
Việc liên kết, hợp tác trong phát triển trang trại gia công góp phần nâng 
cao nhận thức trong chăn nuôi, nâng cao năng suất và giảm thiểu rủi ro. 
3.5.Một số giải pháp đề xuất cho phát triển trang trại 
3.5.1. Giải pháp chung 
Trang trại đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh chưa lâu. Vì thế thì cần 
phải thực hiện một số giải pháp sau nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn và 
làm tăng lợi nhuận của trang trại. 
- Nhà nước cần có chính sách tăng thêm nguồn vốn cho vay trung và dài 
hạn với mức cho vay lớn hơn để đáp ứng nhu cầu về vốn của trang trại. 
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trang trại có thể dễ dàng tiếp cận nguồn 
vốn của các tổ chức tín dụng. 
- Các ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục cho vay, tập trung hướng 
dẫn, giúp đỡ chủ trang trại lập dự án vay vốn theo hướng thiết thực. 
- Khuyến khích chủ trang trại tự huy động các nguồn vốn trong gia đình, 
bạn bè, người thân để đầu tư phát triển từ nguồn nội lực. 
- Cần tăng cường các hoạt động tập huấn kỹ năng quản lý và kỹ thuật chăn 
nuôi cho chủ trang trại. 
- Cần có chính sách nâng mức giá chăn nuôi gia công để tăng lợi nhuận 
47 
cho trang trại. 
- Cần chủ động làm tốt công tác xử lý chất thải chăn nuôi, giảm nguy cơ 
ô nhiễm môi trường. 
3.5.2.Giải pháp cụ thể đối với trang trại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
sản xuất kinh doanh. 
- Trang trại cần chủ động tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi cho việc đầu 
tư xây dựng trang trại và các trang thiết bị ban đầu trong sản xuất chăn nuôi. 
- Trang trại nên liên kết với các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình 
sản xuất để tăng nguồn vốn đầu tư, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý nhằm mang 
lại hiệu quả kinh tế cao. 
- Chủ động phòng tránh dịch một cách kịp thời đúng lúc để giảm tỷ lệ lợn 
bị bệnh và tỷ lệ lợn chết. 
- Cần chủ động giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, khi 
có vấn đề cần xử lý ngay, xây dựng các khu xử lý chất thải phù hợp với quy mô 
chăn nuôi của trang trại. 
- Đào tạo được công nhân kĩ năng chăm sóc lợn để có thể đào tạo được cả 
công nhân khác và chăm sóc tốt nhất cho vật nuôi. 
- Có thưởng phạt rõ ràng với công nhân để họ có trách nhiệm hơn với công 
việc của mình 
- Quản lí sát sao công nhân vì họ là người trực tiếp chăm sóc vật nuôi 
- Hoạt động chăn nuôi heo hiện nay đang chứa đựng nhiều rủi ro, trong 
thời gian gần đây xuất hiện nhưng dịch bệnh lạ. Do đó cần tăng cường công tác 
kiểm tra quá trình phát triển ,và tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện kịp thời để 
có biện pháp xử lý hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ chết và loại thải heo trong quá 
trình nuôi nhằm làm giảm chi phí chăn nuôi. 
48 
Phần 4 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
4.1. Kết luận 
Thông qua việc tìm hiểu công tác quản lý và tổ chức sản xuất tại trang trại 
Dương Công Tuấn,khóa luận đưa ra một số kết luận như sau: 
Nguồn lao động của trang trại không ổn định, thiếu trình độ chuyên môn 
Trang trại quy hoạch và sử dụng đất còn chưa hợp lý, diện tích đất bỏ 
trống còn nhiều, cần xây dựng kế hoạch sử dụng để tránh lãng phí và nâng cao 
hiệu quả kinh tế. 
Nguồn vốn của trang trại tính đến thời điểm hiện tại là rất lớn 12 tỷ đồng, 
nguồn vốn được sử dụng hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng chuống trại, 
nhà ở, nhà kho, các công trình phục và các thiết bị vụ chăn nuôi.. 
Công tác phòng dịch của trang trại được chú trọng thông qua công tác 
phùn phòng dịch, tiêm vắc xin cho đàn lợn, xay dựng hệ thống xử lý nước thải 
đảm bảo vệ sinh mối trường. 
Hoạt động chăn nuôi lợn thịt tại trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải 
quyết được vấn đề việc làm và thu nhập cho một bộ phận lao động của địa phương. 
 Tình hình chăn nuôi hiện nay của trang trại có điều kiện phát triển khá 
thuận lợi cả về nội lực bên trong và môi trường kinh doanh bên ngoài về điều 
kiện tự nhiên,cơ sở vật chất, đầu tư chuồng trại kiên cố, được nhiều chính sách ưu 
đãi của chính quyền địa phương. 
4.2. Kiến nghị 
Đối với Nhà nước và địa phương 
- Để nâng cao hiệu quả kinh tế cho kinh tế phát triển Nhà nước và điạ 
phương cần thực hiện các chính sách để hỗ trợ cho trang trại phát triển. Các 
chính sách giao đất lâu dài cho trang trại yên tâm sản xuất và hơn nữa là chính 
sách hỗ trợ vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi. 
49 
- Cung cấp thông tin kịp thời về thị trường cho chủ trang trại để họ chủ 
động sản xuất và nắm bắt được thị trường. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định 
cho sản phẩm. Đẩy mạnh đầu tư để tăng giá trị hàng hóa nâng cao thu nhập cho 
trang trại. Đặc biệt là có hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh gây ra. 
- Tổ chức tham gia các lớp tập huấn nâng cao kiến thức quản trại kinh 
doanh và các hướng dẫn áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh. 
- Nâng cấp sửa chữa cơ sở hạ tầng và đường giao thông đi lại còn chưa 
hoàn thiện để tạo môi trường tốt cho trại làm ăn và phát triển. 
Đối với Công ty 
- Đảm bảo thời điểm cấp giống cho trại lợn con có sức khỏe tốt nhất không 
bệnh tật để lợn có nền tảng và phát triển tốt nhất sau này. 
- Kĩ sư cho trại có trình độ chuyên môn cao về chăm sóc lợn để nắm băt 
được lợn bệnh và lợn ốm kịp thời chưa trị. 
- Cung cấp thông tin về các loại bệnh dịch và thuốc phòng chống kịp thời. 
- Thường xuyên kiểm tra đề phòng sai sót của trại và công nhân tránh hậu 
quả không đang có. 
- Giải ngân nhanh chóng cho chủ trại sau mỗi lứa lợn để chủ trại trả lương công 
nhân và đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ cho quá trình chăn nuôi. 
Đối với chủ trang trại chăn nuôi 
- Thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh nghãi vụ của mình đối với nhà 
nước, hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. 
- Tích cực học hỏi nâng cao kiến thức quản lí, thông tin thị trường và ứng 
dụng công nghệ mới để lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp với trang 
trại đạt kết quả cao. 
- Tích cực tham gia các tổ chức để giao lưu học hỏi lấy kinh nghiệm sản 
xuất, liên kết với nhau để tìm kiếm thị trường và nắm bắt thị trường. 
- Xác định đúng đắn hướng đi để phát triển trang trại của mình, xác định 
đúng phương thức kinh doanh phù hợp, tránh chưa tìm hiểu kĩ đã vội vã thực 
50 
hiện, nếu không phù hợp sẽ mất thời gian sửa chữa làm lại và gây thiệt hại về 
kinh tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I Tiếng Việt 
1 Bộ NN và PTNT (2011), Thông tư số 27/2011/TT – BNNPTNT ngày 
13/04/2011 của quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh 
tế trang trại, Hà Nội 
2 Bộ NN và PTNT (2015), Tờ trình về chính sách khuyến khích phát triển trang 
trại năm 2015, Hà Nội 
3 Bùi Minh Hà, Nguyễn Thị Lai (2005), Trang trại và những đặc trưng cơ bản 
của trang trại, Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam 
4 Thủ tướng Chính phủ (2000), Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP về kinh tế 
trang trại 
5 Thủ tướng Chính Phủ (2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ 
sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền 
vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội 
6 Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP Quy định chi 
tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội 
7 Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/ NĐ-CP về chính sách 
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội 
8 UBND Xã Cát Nê(2018), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nhà nước năm 
2018 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2019, Cát Nê 
II Các tài liệu tham khảo từ Internet 
 [Ngày truy cập tháng  năm ] 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRANG TRẠI DƯƠNG CÔNG TUẤN 
Khu vực chuồng nuôi lợn 
Lợn nuôi tại trang trại 
Phun phòng dịch quanh khu vực chuồng nuôi 
Vệ sinh nền chuồng nuôi lợn 
Nhập lợn giống 
Lợn được đưa đến khu vực cân 
Xe của công ty đưa lợn đi tiêu thụ 
Sinh viên tự nấu ăn tại khu vực bếp của trại 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_mo_hinh_trang_trai_nuoi.pdf