Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng

là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh

vật khác trên trái đất. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu

đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của

một quốc gia. Ngày nay, sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa của đất nước càng nhanh càng mạnh thì nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng

lên. Do đó vấn đề quản lí đất đai càng trở nên càng phức tạp hơn, việc cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất là một vấn đề hết sức quan trọng và

là một trong 15 nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất

đai năm 2013. Việc cấp còn là cơ sở lập hồ sơ để Nhà nước quản lý chặt chẽ

toàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước, đảm bảo đất được sử dụng đầy đủ, hợp

lý và có hiệu quả nhất, là cơ sở để xác định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của người sử dụng đất, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, góp

phần vào sự phát triển k inh tế của đất nước

Để đạt mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành kinh tế để trở

thành một nước công nghiệp vào năm 2020, công tác xây dựng hồ sơ địa

chính đồng bộ, chính quy hiện đại, là công cụ thiết thực cho công tác quản lý

nhà nước về đất đai. Trong đó công tác cấp GCNQSD đất rất quan trọng.

Bảo Thắng là huyện vùng thấp, nằm ở cửa ngõ của tỉnh Lào Cai, đầu

mối giao thông đi lại giữa các huyện trong tỉnh khá thuận lợi. Tổng diện tích

đất tự nhiện của huyện là 68.506,72 ha, với 30.187 hộ, dân số 110.521 nhân

khẩu. Những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, quá trình đô

thị hoá, công nghiệp hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, tình hình giao2

dịch về đất đai, bất động sản ngày một tăng lên. Công tác đăng ký đất đai, lập

và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản

khác gắn liền với đất là vấn đề quan trọng, cấp thiết luôn được cấp ủy đảng,

chính quyền huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai quan tâm, trú trọng, chỉ đạo, thực

hiện trong nhiều năm qua.

Để tạo điều kiện thực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, đồng

thời Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả thì công tác đăng ký đất đai, cấp

giấy chứng nhận hiện nay tiếp tục cần được coi là vấn đề quan trọng, cấp bách

để các cấp uỷ, chính quyền, nhân dân tỉnh Lào Cai nói chung cũng như huyện

Bảo Thắng nói riêng quan tâm chỉ đạo, thực hiện. Để làm tốt công tác này

hơn nữa, cần thiết dựa trên những cơ sở khoa học và khảo sát, phân tích đánh

giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất hiện nay, để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong

công tác này.

Xuất phát từ lý do trên, được sự đồng ý của Khoa Quản lý Tài nguyên,

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo

ThS. Hà Anh Tuấn, đề tài “Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn

2015 - 2018" được lựa chọn để thực hiện.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá được kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên

địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015 - 2018.

- Đề xuất được các giải pháp thúc đấy công tác đăng ký, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018 trang 1

Trang 1

Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018 trang 2

Trang 2

Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018 trang 3

Trang 3

Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018 trang 4

Trang 4

Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018 trang 5

Trang 5

Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018 trang 6

Trang 6

Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018 trang 7

Trang 7

Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018 trang 8

Trang 8

Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018 trang 9

Trang 9

Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 67 trang xuanhieu 4980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018

Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018
theo đúng quy định, cụ 
thể một số trường hợp dưới đây: 
4.2.4. Đánh giá của người dân về công tác cấp GCNQSD đất và tài sản gắn 
liền với đất 
Đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát, lấy ý kiến đánh giá nhận xét của 30 
phiếu/04 xã, thị trấn, gồm: xã Sơn Hà 10 phiếu, thị trấn Phố Lu 10 phiếu, xã 
Sơn Hải 10 phiếu. 
Kết quả đánh giá của người dân được tổng hợp tại bảng 4.12. 
51 
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá của người dân về công tác cấp GCNQSD đất 
trên địa bàn huyện Bảo Thắng 
ĐVT: % 
TT Chỉ tiêu đánh giá Tốt 
Trung 
bình 
Kém 
1 Về việc thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, xin cấp 
GCNQSD đất 
41,43 28,57 30,00 
2 Về thời gian giải quyết thủ tục hành chính cấp 
GCN của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
40,00 29,29 30,71 
3 
Về việc nắm (biết) được đầy đủ các quyền của 
người sử dụng đất sau khi đã đăng ký đất đai, 
được giao đất, cấp GCNQSD đất 
67,86 13,57 18,57 
4 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất 82,86 9,29 7,86 
5 
Cơ quan nhà nước tuyên truyền, phổ biến chính 
sách pháp luật về đất đai, các quy định, thủ tục về 
cấp GCN, cũng như việc kiểm tra, thanh tra công 
tác quản lý và sử dụng đất đai 
32,14 30,00 37,86 
6 Đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCNQSD đất 
hiện nay 
13,57 38,57 47,86 
7 Hiệu quả sử dụng đất của gia đình, cá nhân sau 
khi được giao đất, cấp GCNQSD đất 
72,14 15,00 12,86 
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) 
- Về việc thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, xin cấp GCNQSD đất: Đa số 
số phiếu đều cho rằng đã thực hiện các thủ tục khá tốt, nhưng vẫn còn 30 % 
số phiếu cho là việc thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, xin cấp GCNQSD đất 
là chưa tốt. 
52 
- Cũng như việc thực hiện thủ tục trên, có tới 30,71 % phiếu cho là thời 
gian giải quyết thủ tục hành chính cấp GCN của cơ quan nhà nước có thẩm 
quyền là chưa nhanh. 
- Người dân khẳng định trên 80 % số phiếu là họ nắm (biết) được đầy đủ 
các quyền của người sử dụng đất sau khi đã đăng ký đất đai, được giao đất, 
cấp GCNQSD đất. 
- Hầu hết người dân (trên 90 %) đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của 
người sử dụng đất sau khi được cấp GCNQSD đất. 
- Có tới 37,86 % số phiếu cho rằng các cơ quan nhà nước tuyên truyền, phổ 
biến chính sách pháp luật về đất đai, các quy định, thủ tục về cấp GCN, cũng 
như việc kiểm tra, thanh tra công tác quản lý và sử dụng đất đai là chưa tốt. 
- Việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất của địa phương hiện nay 
chưa nhanh, có tới 47,86 % người dân đánh giá như vậy. 
- Gần 90 % người dân đồng tình rằng hiệu quả sử dụng đất của gia đình, 
cá nhân sau khi được giao đất, cấp GCNQSD đất là rất tốt. 
4.2.5. Đánh giá chung về công tác cấp GCNQSD đất 
4.2.5.1. Những thuận lợi 
Công tác cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền 
với đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã được Huyện ủy, UBND huyện quan 
tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt được kết quả khá tích cực, từng bước 
đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo điều kiện để 
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ 
theo quy định. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng, chuyển mục 
đích sử dụng đất được nhanh chóng, kịp thời đúng trình tự, thủ tục theo cơ 
chế 1 cửa. 
Đối với địa phương luôn chủ động, tích cực, tăng cường công tác chỉ 
đạo, điều hành, triển khai, tổ chức thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, 
53 
cấp GCNQSD đất cho người sử dụng đất, đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân trên 
địa bàn. Hàng năm, UBND huyện Bảo Thắng căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch 
nhà nước tỉnh giao, chỉ tiêu, kế hoạch huyện đề ra trong lĩnh vực giao đất, cấp 
GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, công tác 
đăng ký biến động đất đai, cập nhật, điều chỉnh chỉnh lý biến động đất đai, 
xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, dữ liệu đất đai. UBND huyện Bảo Thắng 
luôn sát sao, tập trung chỉ đạo, điều hành, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, 
đôn đốc, đồng thời giao cho cơ quan chuyên môn là phòng Tài nguyên và Môi 
trường, phối hợp với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện hướng dẫn cụ thể, 
chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện việc cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà 
ở và tài sản khác gắn liền với đất, công tác đăng ký biến động đất đai, cập 
nhật, điều chỉnh chỉnh lý biến động đất đai cho các xã, thị trấn và nhân dân 
trên địa bàn huyện. Giao cho Phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, 
phối hợp với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ, UBND các xã, thị trấn trong việc 
xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác cấp GCNQSD 
đất hàng năm. 
Công tác tuyên truyền Luật đất đai, các quy định về cấp GCNQSD đất 
từng bước được quan tâm, triển khai thực hiện. Việc thực hiện đăng ký đất 
đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện đúng theo quy 
định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc tiếp nhận và 
giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai được thụ lý, giải 
quyết kịp thời. 
4.2.5.2. Khó khăn tồn tại, hạn chế 
Việc chấp hành pháp luật về đất đai, đặc biệt là các quy định về công tác giao 
đất, cấp GCNQSD đất còn chưa triệt để, chưa nghiêm, vẫn còn để xẩy ra tình trạng 
sai phạm trong quá trình giao đất, cấp GCNQSD đất và sử dụng đất đai. 
Một số hộ dân ở các thôn vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa chưa 
54 
được cấp giấy CNQSDĐ. Nguyên nhân: ở những thôn vùng sâu, vùng xa, 
vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được đo đạc địa chính nhất là khu vực 
đất nông nghiệp và không có kinh phí đo đạc địa chính nên chưa có cơ sở để 
thực hiện lập hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ và tài sản gắn liền với đất cho các 
hộ như xã Phố Lu. 
Công tác đăng ký kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các xã, thị trấn 
còn mang tính hình thức, chiếu lệ, việc đăng ký còn chung chung, chưa sát, 
chưa cụ thể, chi tiết dẫn đến việc lập hồ sơ đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất 
cho hộ gia đình, cá nhận còn chậm, gặp nhiều khó khăn. 
Công tác tổ chức họp xét duyệt hồ sơ giao đất, công nhận QSD đất, cấp 
GCNQSD đất cho nhân dân còn mang tính hình thức, qua loa, dẫn đến chất 
lượng, hiệu quả còn thấp. 
4.3. Đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng ký, 
cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 
cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Bảo Thắng 
4.3.1. Nhóm giải pháp chính sách 
- Phối hợp đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động phổ biến pháp luật về 
đất đai nói chung và công tác ĐKĐĐ, cấp GCN nói riêng, đến mọi người dân 
bằng nhiều hình thức để cho người dân hiểu và nắm rõ các thủ tục cũng như 
nơi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. 
- Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch 
phát triển kinh tế - xã hội và các chuyên ngành khác. Các vùng được quy 
hoạch phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sử dụng 
đất của từng vùng, tránh lãng phí quỹ đất. 
- Cần ban hành các quy định về hạn mức sử dụng đất, giới hạn diện tích 
giao đất cho từng loại đối tượng, đặc biệt là các tổ chức được Nhà nước giao 
đất không thu tiền sử dụng đất, hoặc đã giao, cho thuê mà không sử dụng, 
hoặc sử dụng sai mục đích. 
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc cấp GCN, rà soát lại 
55 
những hộ chưa được cấp GCN trên địa bàn, giải quyết dứt điểm những vướng 
mắc, tranh chấp còn tồn tại ảnh hưởng đến công tác cấp GCN. 
- Công khai chế độ, chính sách, phương án bồi thường thiệt hại cho người sử 
dụng đất khi thu hồi đất giúp đẩy nhanh việc ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất. 
4.3.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật 
- Cần đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật thông thường và hiện đại cần thiết 
phục vụ công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận. 
- Đảm bảo chế độ chính sách thỏa đáng và ổn định cho cán bộ địa chính, 
quan tâm và có chế độ bồi dưỡng lâu dài cho đội ngũ cán bộ hợp đồng. Bên 
cạnh các chính sách khuyến khích, nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc, 
cần có quy định xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp cán bộ, công chức 
cố tình cản trở, kéo dài, gây phiền hà cho nhân dân. 
- Tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác, gắn bó với cơ quan, có 
trách nhiệm với công việc được giao. 
- Tăng cường nhân lực chuyên ngành và bồi dưỡng kiến thức, nâng cao 
nghiệp vụ, tay nghề về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, cán bộ địa 
chính cấp xã; nghiên cứu xây dựng chế độ ưu đãi đối với cán bộ, công chức 
chuyên trách về công nghệ thông tin; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức 
về quản lý dự án công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng đào tạo trực 
tuyến, hỗ trợ công nghệ thông tin từ xa. 
4.3.3. Nhóm giải pháp kinh tế 
- Tăng cường đầu tư kinh phí cho mua sắm trang thiết bị hiện đại, đặc 
biệt để đưa công nghệ thông tin vào quy trình kê khai đăng ký cấp giấy chứng 
nhận, quản lý thông tin đất đai và nhà ở. 
- Tăng cường đầu tư kinh phí cho đào tạo cho đội ngũ cán bộ địa chính, 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng cho yêu cầu 
công việc trong thời đại đổi mới, để áp dụng được những thành tựu khoa học 
vào trong công việc. 
56 
Phần 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
- Bảo Thắng là một huyện miền núi tuy có thuận lợi về tiềm năng đất đai, 
nhưng do điều kiện địa hình chia cắt nên khó khăn cho việc mở rộng mạng 
lưới giao thông, thủy lợi và xây dựng các khu sản xuất hàng hóa có quy mô 
lớn dẫn đến việc phát triển kinh tế xã hội còn hạn chếđã ảnh hưởng đến quá 
trình thực hiện công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất. 
- Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất trong những năm qua đã 
được tập trung triển khai thực hiện khá tốt, cụ thể: 
+ Tính đến năm 2018 công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện 
Bảo Thắng đạt trên 96,3 %. 
+ Tổng số GCNQSD đất đã cấp lần đầu đạt 104.371 giấy với 55.782,22 
ha trên 27.804 hộ. Trong đó đất nông lâm nghiệp cấp được 68.294 giấy, đất ở 
nông thôn và đất ở đô thị, đất SXKD cấp được 36.077 giấy. 
- Công tác đăng ký kê khai cấp GCNQSD đất ngày một chất lượng và đi 
vào nề nếp. 
- Việc đăng ký đất đai cập nhật, chỉnh lý các biến động về đất đai vào hồ 
sơ địa chính không theo kịp với thực tế, tỷ lệ các biến động về đất đai được 
cập nhật, chỉnh lý trong hồ sơ địa chính chưa đồng bộ, không phản ánh chính 
xác được thực tế sử dụng đất. 
- Từ những nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trong công tác 
đăng ký, cấp GCNQSD đất, đề tài đưa ra một số giải pháp chủ yếu về pháp 
luật, pháp chế, chính sách giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao 
trình độ cán bộ công chức, viên chức thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp 
giấy chứng nhận; giải pháp về tài chính và một số giải pháp khác phù hợp với 
địa bàn nghiên cứu. 
57 
5.2. Kiến nghị 
Sau khi nghiên cứu thực trạng công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ 
sơ địa chính của huyện Bảo Thắng, chúng tôi có một số đề nghị nhằm đẩy 
nhanh tiến độ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính như sau: 
- Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đưa ra 
phương án đẩy nhanh tiến độ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và quyền sở hữu nhà ở 
đặc biệt là đất ở đô thị; có phương án hợp lý với việc cấp đổi lại GCNQSDĐ 
nông nghiệp cho người dân sau khi đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa. 
- Đề nghị Nhà nước tạo điều kiện về kinh phí, đầu tư trang thiết bị, tin 
học hoá công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và đặc biệt là hoàn thành việc đo 
đạc, lập bản đồ địa chính. 
- Đề nghị Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lào Cai xây dựng các phương án chỉ đạo 
cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành cùng 
tháo gỡ những khó khăn. 
- Đề nghị UBND tỉnh Lào Cai có kế hoạch tăng cường đội ngũ cán bộ 
ngành Quản lý đất đai. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ cho cán bộ địa chính để đáp ứng được những yêu cầu thay đổi mới 
trong công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính hiện nay. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đào Xuân Bái (2002), Giáo trình “Hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất”, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. 
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ (2004), Thông tư liên tích số 
38/2004/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, 
quyền hạn và tổ chức của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. 
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT 
ngày 2/8/2007 v/v hướng dẫn lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính; 
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT 
"Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở 
và tài sản khác gắn liền với đất". 
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT 
"Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở 
và tài sản khác gắn liền với đất". 
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 
16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 
45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về 
thu tiền sử dụng đất. 
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014): Thông tư số: 24/2014/TT-BTNMT 
ngày 19/5/2014 Quy định về thành phần hồ sơ địa chính; hồ sơ nộp khi 
thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy 
chứng nhận quyền sử 
8. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 v/v 
thi hành Luật đất đai; 
9. Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp 
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản 
khác gắn liền với đất; 
 10. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định 
chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai; 
11. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định 
về thu tiền sử dụng đất. 
12. Luật Đất đai (2003), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
13. Luật Đất đai (2013), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
14. Mác - Ăngghen toàn tập - Tập 25, phần II - Trang 248. 
15. Huỳnh Văn Tâm (2015), Nghiên cứu quy trình cấp giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Cầu Kè, Luận 
văn thạc sĩ. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 
16. Lê Đình Thắng (2000), Giáo trình "Quản lý Nhà nước về đất đai và nhà 
ở", Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 
17. Lê Đình Thắng (2001), Giáo trình "Đăng ký thống kê đất đai", Nhà xuất 
bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 
18. Nguyễn Thu Thủy (2016), Đánh giá công tác cấp giấy CNQSDĐ trên địa 
bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015. Luận 
văn thạc sĩ. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 
19. UBND tỉnh Lào Cai (2015), Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 
25/6/2015 của UBND tỉnh Lào Cai. 
20. UBND tỉnh Lào Cai (2015), Quyết định số 47/2015/QĐ-UBND ngày 
05/10/2015 của UBND tỉnh Lào Cai. 
21. UBND tỉnh Lào Cai (2016), Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 
01/02/2016 của UBND tỉnh Lào Cai. 
22. UBND huyện Bảo Thắng (2016), Báo cáo kết quả, thống kê kiểm kê đất 
đai năm 2016 trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 
23. UBND huyện Bảo Thắng (2015), Báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận 
theo Chỉ thị số 1474/CT-TTg của TTCP. 
24. UBND Huyện Bảo Thắng (2017), Báo cáo kiểm kê đất đai năm 2010, 
2015 của huyện Bảo Thắng. 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_dang_ky_cap_giay_chung_nhan_quye.pdf