Khóa luận Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại Hạt kiểm lâm Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là một nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, là lá phổi xanh của
trái đất, rừng đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người và mọi sự
sống trên trái đất. Rừng là nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, cân bằng
hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc
dân, gắn liền với đời sống nhân dân, rừng có vai trò cung cấp lâm sản, đặc sản
ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội trước hết là cung cấp gỗ và
lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu chung, cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp, cho xây dựng cơ bản, cung cấp dược liệu quý phục vụ cho nhu cầu
chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người. Ngoài gia rừng còn có vai trò to
lớn là giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, điều hòa khí hậu, chống xói
mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, giảm thiểu lũ
Ngoài giá trị về kinh tế, môi trường, rừng còn có ý nghĩa quan trọng về
cảnh quan thiên nhiên, du lịch văn hoá, danh lam thắng cảnh, góp phần bảo vệ
quốc phòng an ninh. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa là một trong nhưng
quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với sự đa dạng về chủng
loại, phong phú về thành phần động thực vật. Tuy nhiên chúng ta đang phải
đối mặt với một thực tế rất đáng lo ngại đó là sức ép về diện tích đất canh tác
ngày càng tăng đối với rừng. Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu ha rừng bị
tàn phá nghiêm trọng, nhiều loài động thực vật đã vĩnh viễn mất đi, nguồn
gen các loài động thực vật quý hiếm ngày càng cạn kiệt. Hiện nay diện tích
rừng nước ta đã suy giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân: dân số tăng nhanh,
nạn khai thác chặt phá rừng bừa bãi, tập quán canh tác của người dân. Sự suy
thoái nghiêm trọng về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn
tài nguyên rừng. Những biến đổi này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm, sự
nóng lên của trái đất, biến đổi khí hậu và nhiều sự biến đổi khác mà con người2
không thể kiểm soát được. Những năm gần đây, tình trạng phá rừng xảy ra
ngày một nhiều với các hành vi, thủ đoạn tinh vi làm nghèo tài nguyên rừng.
Việc bảo vệ rừng khó khăn, cơ chế chính sách trong quản lý, khai thác còn
nhiều bất cập. Nâng cao chất lượng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng là việc làm
cấp bách hiện nay. Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân,
tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế giới nhận thức được vai
trò và nhiệm vụ của mình trong công tác phục hồi và phát triển rừng.
Do vậy công tác quản lí và bảo vệ rừng và nâng cao nhận thức,hiểu biết
của người dân là hết sức quan trọng.
Để thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, ngày
04/10/2007 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN, quy định về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm
địa bàn xã (thay thế Quyết định số 105/2000/QĐ-BNN ngày 17/10/2000) [2],
với phương châm "Kiểm lâm bám dân, bám rừng, bám chính quyền cơ sở” để
tham mưu giúp chính quyền cơ sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 23/3/2006 của
Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Mục tiêu
nhằm nâng cao năng lực Kiểm lâm địa bàn, làm thay đổi căn bản công tác bảo
vệ rừng, chuyển hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong khâu lưu thông sang tổ
chức bảo vệ rừng tận gốc, giám sát nơi tiêu thụ, chế biến lâm sản; nâng cao
năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng; nâng cao nhận thức của nhân dân để
tham gia bảo vệ và phát triển rừng; giúp người làm kinh tế rừng yên tâm đầu
tư góp phần làm tăng độ che phủ của rừng. Để bổ trợ cho những kiến thức đã
học tại trường và để hiểu rõ hơn công tác quản lý bảo vệ rừng của kiểm lâm địa
bàn nên em đã chọn đề tài:
“Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại hạt
kiểm lâm Đình Lập, Lạng Sơn”.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại Hạt kiểm lâm Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
ránh tình trạng tái diễn Số lượng các tổ đội bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy số lượng lớn, xong kỹ thuật và phương tiện bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng còn hạn chế. Mặc dù trong toàn huyện công tác phát triển rừng tốt, tỉ lệ che phủ cao, song vẫn còn một số xã như Thái Bình, Bắc Xa diện tích rừng giảm và tỉ lệ che phủ rừng thấp. Trang bị phương tiện làm việc, phương tiện đi lại, thiết bị kỹ thuật hiện trường của KLĐB còn thiếu. Một vài KLĐB còn hạn chế về kỹ năng hoạt động nghiệp vụ, chưa cập nhật thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật nên công tác tham mưu cho chính quyền có lúc chưa kịp thời Trong hoạt động sự giám sát của lãnh đạo UBND xã với Kiểm lâm địa bàn chưa chặt chẽ nên trong công việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng vẫn chưa phát huy hết sức mạnh của toàn dân trong địa phương. Bản thân em trong quá trình thực hiện còn hạn chế nhiều về kiến thức thực tế trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chưa chủ động, linh hoạt trong một số công việc của Hạt, chưa nắm vững được các văn bản chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nên chưa chủ động được trong công việc tư vấn tuyên truyền bảo vệ rừng. 53 4.4.3. Cơ hội và thách thức trong công tác bảo vệ rừng tại huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn 1. Cơ hội: Để khai thác tiềm năng, lợi thế, trong những năm qua, tỉnh đã ban hành hàng loạt chính sách nhằm thu hút đầu tư cho việc bảo tồn, phát triển rừng trong tỉnh, trong đó có huyện Đình Lập; Quy hoạch, hình thành các vùng rừng sản xuất; thúc đẩy chế biến sâu các sản phẩm lâm sản từ rừng. Công tác thu hút đầu tư ngành lâm nghiệp bước đầu đã đạt kết quả khả quan, chính quyền và ngành chức năng của tỉnh đã kêu gọi được một số dự án có chất lượng, tạo động lực phát triển bền vững về kinh tế cũng như trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đây là cơ hội tốt để quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh cũng như những chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư. Với cam kết thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi của Tỉnh cũng như của huyện, trong thời gian tới sẽ có làn sóng tìm hiểu cơ hội đầu tư vào ngành rừng ở huyện Đình Lập. Chủ trương xã hội hóa nghề rừng được cụ thể hóa đầy đủ hơn; quản lý nhà nước có tiến bộ chủ yếu bằng công cụ pháp luật, chính sách; nhận thức của xã hội về ngành kinh tế lâm nghiệp nhất quán hơn. Việc giao đất, giao rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế được coi là giải pháp mang tính đột phá; khuyết khích các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, kinh doanh lâm sản. Cơ chế, chính sách về lâm nghiệp tiếp tục được hoàn thiện, nổi bật là Nghị định 05/2010/NĐ-CP về thành lập Quỹ Bảo vệ phát triển rừng; Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; Nghị định 75/2015/NĐ-CP về 54 cơ chế, chính sách bảo vệ phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020. Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Quyết định 07/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách bảo vệ rừng; Quyết định 24/2012/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển rừng đặc dụng... Chính sách chi trả dịch vụ môi trường đang trở thành nguồn tài chính quan trọng của ngành lâm nghiệp, tạo nguồn thu cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng trong cộng đồng. 2. Những khó khăn thách thức Cùng với cơ hội trên công tác bảo vệ rừng huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn còn có nhiều khó khăn, thách thức: Thứ nhất, tình trạng chặt cây rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép còn diễn ra phức tạp năng suất, chất lượng, giá trị rừng sản xuất thấp. Độ che phủ rừng tăng, nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm. Sản phẩm rừng trồng chủ yếu là rừng gỗ nhỏ, giá trị thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản về nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha rừng trồng mới đạt khoảng 9-10 triệu đồng/ha/năm, đa số người dân làm nghề rừng còn nghèo, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng thu nhập của nông dân miền núi. Giá trị gia tăng thấp; tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng. Trình độ tay nghề lao động lâm nghiệp thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trồng rừng vẫn chủ yếu là quảng canh. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất còn nhiều bất cập; công nghệ sinh học và công tác tạo giống chưa được ứng dụng trên quy mô rộng. 55 4.4.4. Đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Đình Lập tỉnh Lạng Sơn Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm địa bàn huyện Đình Lập trong thời gian tới, cần phải triển khai thực hiện một số giải pháp: - Tăng cường mở các lớp tập huấn tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng trong dân, phòng ngừa các vụ chặt phá cây rừng, săn bắt động vật rừng. - Kiểm lâm và các tổ đội quản lý, bảo vệ rừng cần tăng cường tuần tra bảo vệ rừng, vận động người dân cùng tham gia quản lý bảo vệ rừng. - Kiên quyết nghiêm trị những trường hợp cố tình vi phạm luật bảo vệ rừng như xử phạt hành chính, hay truy tố trước pháp luật. - Cần phối hợp tốt sự chỉ đạo giám sát giữa Hạt Kiểm lâm và chính quyền xã trong hoạt động của Kiểm lâm địa bàn để tạo điều kiện tốt cho KLĐB hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng cần tăng cường sự phối hợp trách nhiệm giữa Hạt Kiểm lâm với UBND xã, thị trấn trong việc quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của KLĐB, gắn hoạt động của KLĐB với yêu cầu tham mưu cho UBND cấp xã, thị trấn tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. - Nâng cao năng lực hoạt động của Kiểm lâm địa bàn thông qua việc đầu tư về nguồn nhân lực và phương tiện hoạt động để đảm bảo thực hiện tốt và toàn diện các nhiệm vụ được giao. 4.5. Năng lực người cán bộ kiểm lâm cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác Theo thông tư 07/2015/TT-BNV và kết quả nghiên cứu học tập tại Hạt Kiểm lâm huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn nhận thấy, một cán bộ Kiểm lâm địa bàn để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác sự cần thiết phải đạt được một số năng lực sau đây: 56 - Có khả năng làm việc độc lập trong mọi công việc như tuần tra, tuyên truyền người dân bảo vệ và phát triển rừng. - Có khả năng làm việc theo nhóm, phối hợp với đồng nghiệp và các lực lượng như tổ, đội quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại các xã trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Thực hiện được công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Kiểm lâm với vai trò tham mưu, hướng dẫn hỗ trợ các tổ, đội quản lý bảo vệ, phát triển rừng hoạt động trong địa bàn quản lý, thúc đẩy các hoạt động của các tổ chức tại địa phương phát huy hết năng lực, điều kiện của mình trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. - Tập hợp và tổ chức phối hợp được với cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Có khả năng giao tiếp ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công. - Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật. *Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm lâm viên chính: - Chủ trì hoặc phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản. - Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan hữu quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản. - Thực hiện được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác nghiệp vụ kiểm lâm cho các thành viên khác trong cơ quan. - Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của ngành kiểm lâm để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng. 57 - Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. - Chủ trì hoặc tham gia công trình, đề tài, đề án được hội đồng khoa học cấp Bộ hoặc cấp tỉnh công nhận và đưa vào sử dụng có hiệu quả. - Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm lâm hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý. 58 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua tìm hiểu công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm Đình Lập, Lạng Sơn rút ra một số kết luận sau: - Huyện Đình Lập có diện tích rừng lớn 94.190,1ha chiếm 79,2% so với tổng diện tích tự nhiên. Rừng sản xuất là 77.692,8ha, chiếm 65,3%, rừng phòng hộ là 16.497,3ha, chiếm 13,9% diện tích đất tự nhiên. - Về cơ cấu tổ chức: Hạt Kiểm lâm Đình Lập Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập gồm có 2 lãnh đạo, một Trưởng hạt, một Phó hạt trưởng, tổ kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có 3 người, Kiểm lâm địa bàn cấp xã có 12 người. Các bộ phận giúp việc có chức năng nhiệm vụ rõ ràng để đáp ứng được nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn quản lý. - Kết quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm Đình Lập giai đoạn 2016 – 2018: + Kiểm lâm địa bàn huyện Đình Lập đã tham mưu cho cấp xã, thị trấn xây dựng được 12 phương án QLBVR, 190 tổ đội BVR và PCCCR cấp thôn, bản; Tham mưu cho chủ tịch xã cấp 1890 giấy phép có khối lượng khai thác 12.538,0 m3 gỗ; Tổ chức được 190 lớp tuyên truyền với 8.500 lượt người tham gia. + Trong 3 năm số vụ vi phạm luật bảo vệ rừng rất thấp, chỉ có 45 vụ, chủ yếu các vụ là săn bắn chim, chặt cây rừng chỉ có 2 vụ năm 2016, 2017 và 2018 không có vụ chặt cây gỗ rừng. Số vụ vi phạm giảm qua các năm, 26 vụ trong năm 2016, 12 vụ năm 2017 và 7 vụ năm 2018. + Công tác đề xuất việc quy hoạch đất phát triển rừng đạt hiệu quả tốt, diện tích rừng và độ che phủ của huyện tăng lên rõ rệt, từ 81.902,5 ha (2016) lên 86.880,3 ha (2017), lên 94.190,1 ha (2018). Độ che phủ trung bình năm 59 2018 đạt 76%, tăng thêm so với năm 2016 là 7,1%. Đặc biệt có xã Đồng Thắng tỉ lệ che phủ rừng tăng từ 33,6% (2016) lên 92% (2018). - Lực lượng Kiểm lâm địa bàn huyện Đình Lập đã thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và đạt kết quả tốt. 5.2. Kiến nghị Qua tìm hiểu, học tập và thực hiện công việc tại Hạt Kiểm lâm huyện Đình Lập em đưa ra những kiến nghị sau: - Để công tác bảo vệ rừng được tốt hơn cần tăng cường tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng trong dân như: Giúp người dân am hiểu luật Lâm nghiệp hay mở các lớp về kiến thức về phòng cháy chữa cháy. - Tăng cường tuần tra bảo vệ rừng, vận động người dân cùng tham gia quản lý bảo vệ rừng cùng với cán bộ Kiểm lâm địa bàn, thành lập nhiều các tổ đội quản lý, bảo vệ rừng trong dân nhân. - Cần phối hợp tốt sự chỉ đạo giám sát giữa Hạt Kiểm lâm và chính quyền xã trong hoạt động của Kiểm lâm địa bàn để tạo điều kiện tốt cho KLĐB hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng cần tăng cường sự phối hợp trách nhiệm giữa Hạt Kiểm lâm với UBND xã, thị trấn trong việc quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của KLĐB, gắn hoạt động của KLĐB với yêu cầu tham mưu cho UBND cấp xã, thị trấn tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. - Nâng cao năng lực hoạt động của Kiểm lâm địa bàn thông qua việc đầu tư về nguồn nhân lực và phương tiện hoạt động để đảm bảo thực hiện tốt và toàn diện các nhiệm vụ được giao. - Huyện Đình Lập cần có chính sách đãi ngộ công bằng, phù hợp nhằm thu hút và khuyến khích công chức KLĐB gắn bó với địa phương, yêu ngành, yêu nghề, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Ban Bí thư (2017). Chỉ thị số 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ban hành ngày 12/01/2017. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007). Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN Về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã, ban hành ngày 04/10/2017. 3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010). Quyết định số 3569/QĐ- BNN-TCCB về phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm lâm và chủ rừng giai đoạn 2011-2015,ban hành ngày 31/12/2010. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015). Thông tư số 40/2015/TT- BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2012/TT- BNNPTN,ban hành ngày 21/10/2015. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2017), Thông tư 08/2017/TT- BNNPTNT Quy định về tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và trang phục đối với lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), “Nghị định 156/2018/NĐ- CP là quy định cụ thể một số loại dịch vụ môi trường rừng”. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), “Nghị định 156/2018/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp”. 8. Chính phủ (2006). Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, ban hành ngày 03/03/2006. 9. Chính phủ (2017). Nghị quyết số 71/NQ-CP chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ban hành ngày 08/08/2017. 10. Chính phủ (2016). Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng,rừng phòng hộ và Công ty TNHH MTV Nông, lâm nghiệp Nhà nước, ban hành ngày 27/12/2016. 11. Chính phủ (2017). Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. 12. Chính phủ (2019). Nghị định 01/2019/NĐ-CP - Về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. 13. Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập (2016), Báo cáo kết quả thống kê rừng và đất rừng huyện Đình Lập năm 2016. 14. Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập (2017), Báo cáo kết quả thống kê rừng và đất rừng huyện Đình Lập năm 2017. 15. Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập (2018), Báo cáo kết quả thống kê rừng và đất rừng huyện Đình Lập năm 2018. 16. Đỗ Hoàng Chung, Lê Sỹ Trung (2008). Nghiệp vụ hành chính kiểm lâm, Bài giảng Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên. 17. Đỗ Quang Tùng (2018), Kiểm lâm Việt Nam 45 năm xây dựng và phát triển. 18. Quốc hội (2017), Luật số: 16/2017/QH14 Luật lâm nghiệp, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội. 19. UBND huyện Đình lập (2018), Báo cáo tình hình Kinh tế xã hội huyện Đình Lập năm 2018. 20. UBND huyện Đình lập (2018), Báo cáo kết quả thống kê đất đai huyện Đình Lập năm 2018. II. Tài liệu Internet 21. Cục Kiểm lâm (2018), báo cáo tổng kết công tác Lâm nghiệp năm 2018 các tỉnh miền núi phía Bắc. www.kiemlam.org.vn.
File đính kèm:
- khoa_luan_cong_tac_quan_ly_bao_ve_va_phat_trien_rung_cua_kie.pdf