Khả năng phân hủy quorum sensing của một số chủng vi sinh vật phân lập từ môi trường ao nuôi tôm
TÓM TẮT
“Quorum sensing” là quá trình giao tiếp trong thế giới vi khuẩn, thông qua việc tiết ra và dò tìm
các phân tử tín hiệu phụ thuộc vào mật độ quần thể. Hệ thống quorum sensing đã được chứng minh
là có liên quan đến các yếu tố độc lực ở một số loài vi khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản,
trong đó có Vibrio harveyi và Edwardsiella ictaluri, hai loài vi khuẩn gây bệnh trên tôm nước lợ
và trên cá da trơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khả năng bất hoạt phân tử AHL (N-acyl
homoserine lactone), một loại phân tử tín hiệu quorum sensing ở nhóm vi khuẩn Gram âm, có thể
hữu ích trong việc kiểm soát các yếu tố độc lực được điều khiển bởi quorum sensing ở các loài vi
khuẩn gây bệnh Gram âm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá khả năng phân hủy phân tử
N-hexanoyl homoserine lactone (một loại phân tử AHL) bởi 9 chủng Bacillus và 5 chủng vi khuẩn
sinh acid lactic phân lập từ hệ tiêu hóa tôm và môi trường ao nuôi tôm ở Cà Mau. Kết quả cho thấy
sau thời gian khảo sát 6 giờ, có 4 chủng thể hiện khả năng phân hủy mạnh, trong đó có 3 chủng
thuộc nhóm Bacillus và 1 chủng thuộc nhóm vi khuẩn sinh acid lactic (tốc độ phân hủy 0,78 mg/l/
giờ). Kết quả đạt được trong nghiên cứu này là những kết quả bước đầu trong việc ứng dụng những
chủng vi khuẩn đã phân lập để kiểm soát các tác nhân gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản mà độc
lực của chúng được điều khiển bởi hệ thống quorum sensing.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khả năng phân hủy quorum sensing của một số chủng vi sinh vật phân lập từ môi trường ao nuôi tôm
ính toán thể tích 52 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 dịch khuẩn cần thiết bổ sung vào các ống falcon chứa 10 ml môi trường NB hoặc môi trường MRS để đạt được mật độ 106 (CFU/ml). Bố trí 3 ống falcon cho mỗi chủng vi khuẩn khảo sát. Sau đó bổ sung dung dịch HHL stock vào các ống falcon trên để đạt nồng độ là 5 ppm. Nghiệm thức đối chứng bao gồm 3 ống falcon chỉ chứa môi trường NB và 5 ppm dung dịch HHL mà không bổ sung vi khuẩn. Tất cả các ống falcon được đặt trong tủ ấm lắc ở 30oC (đối với các chủng Bacillus) hoặc 37oC (đối với các chủng LAB), tốc độ lắc 150 vòng/phút trong 6 giờ. Thời gian 6 giờ là khoảng thời gian thích hợp tại đó đa số hoạt động phân hủy quorum sensing (nếu có) xảy ra, khoảng thời gian này được xác định trong các thí nghiệm thăm dò trước đây. Ngoài ra còn bố trí một nghiệm thức “blank”, gồm ống falcon chứa môi trường NB (hoặc MRS) và HHL ở nồng độ 5 ppm, được chuẩn bị tại thời điểm sau 6 giờ. Mục đích của nghiệm thức blank là để đánh giá mức độ phân hủy hóa học (phân hủy tự nhiên) của phân tử HHL trong môi trường NB. Theo Yates và ctv., (2002), phân tử AHL có thể bị phân hủy hóa học ở một số điều kiện nhất định như pH > 6,5, nhiệt độ > 30oC. Sau thời gian ủ, hút 1ml từ mỗi ống falcon (kể cả các ống đối chứng và blank) cho vào các eppendorf tương ứng, ly tâm ở 10.000 rpm trong 10 phút. Sau khi ly tâm, hút 10 µl của dịch nổi từ mỗi eppendorf nhỏ lên đĩa NA tương ứng đã được tráng sẵn bởi 100 µl dịch khuẩn CV026. Sau thời gian ủ ở 30oC trong 24 giờ, đo đường kính các vòng tròn violacein màu tím (nếu có) xuất hiện trên đĩa. Từ phương trình tương quan tuyến tính đã xây dựng, xác định nồng độ HHL còn lại trong môi trường. Xác định tốc độ phân hủy HHL (mg/l/giờ) theo công thức: R = ([HHL] ĐC – [HHL]NT) / t Trong đó, [HHL] ĐC : nồng độ HHL còn lại trong môi trường ở nghiệm thức đối chứng; [HHL]NT: nồng độ HHL còn lại trong môi trường ở nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn; t: thời gian khảo sát (6 giờ). Đánh giá mức độ phân hủy phân tử HHL theo 3 mức như sau: Bảng 2. Đánh giá mức độ phân hủy phân tử HHL Nồng độ HHL còn lại trong môi trường Tốc độ phân hủy (mg/l/giờ) Mức độ phân hủy [HHL] < 0,5 mg/l 0,5 mg/l ≤ [HHL] < 2,0 mg/l 2,0 mg/l ≤ [HHL] < 4,0 mg/l [HHL] ≥ 4,0 mg/l R ≥ 0,70 mg/l/giờ 0,47 mg/l/giờ ≤ R < 0,70 mg/l/giờ 0,14 mg/l/giờ ≤ R < 0,47 mg/l/giờ R < 0,14 mg/l/giờ Phân hủy mạnh Phân hủy trung bình Phân hủy yếu Không phân hủy III. KẾT QUẢ 3.1. Kết quả xác định phương trình tương quan tuyến tính giữa ln[HHL] trong môi trường và đường kính vòng tròn sắc tố violacein Phương trình tương quan tuyến tính có dạng như sau: y = 0,7978x + 1,745, với hệ số tương quan R2 = 0,9918. 3.2. Kết quả khảo sát khả năng phân hủy phân tử HHL bởi các chủng vi khuẩn tuyển chọn Dựa vào phương trình tương quan tuyến tính đã xây dựng, kết quả khảo sát nồng độ HHL còn lại trong môi trường sau 6 giờ và tốc độ phân hủy HHL bởi các chủng vi khuẩn tuyển chọn được trình bày trong Bảng 3. 53TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Bảng 3. Nồng độ HHL còn lại trong môi trường (mg/l) và tốc độ phân hủy HHL (mg/l/giờ) bởi các chủng vi khuẩn khảo sát. Giá trị trung bình của 3 lần lập lại. Nghiệm thức Đường kính (cm) [HHL] Tốc độ phân hủy (mg/l/giờ) Ghi chú Nhóm Bacillus Blank 3,03 5,0 Đối chứng 3,0 4,81 0,03 Có phân hủy hóa học B1.1 0,0 0,11 0,78 Phân hủy mạnh B6.1 2,68 3,25 0,26 Phân hủy yếu B17.1 2,73 3,46 0,23 Phân hủy yếu B24.1 2,78 3,67 0,19 Phân hủy yếu B1.2 0,0 0,11 0,78 Phân hủy mạnh B3.2 2,73 3,46 0,23 Phân hủy yếu B8.2 0,0 0,11 0,78 Phân hủy mạnh B20.2 2,82 3,82 0,17 Phân hủy yếu B21.2 2,10 1,55 0,54 Phân hủy trung bình Nhóm vi khuẩn LAB Blank 3,02 4,90 Đối chứng 3,0 4,81 0,02 Có phân hủy hóa học LA10.1 1,42 0,66 0,69 Phân hủy trung bình LA12.1 2,63 3,03 0,30 Phân hủy yếu LA15.1 0,0 0,11 0,78 Phân hủy mạnh LA17.1 1,50 0,73 0,68 Phân hủy trung bình LA30.2 1,75 1,01 0,63 Phân hủy trung bình Từ kết quả ở Bảng 3, Hình 1 và Hình 2 cho thấy sau thời gian khảo sát 6 giờ, đối với nhóm Bacillus có 3 chủng phân hủy mạnh (tốc độ phân hủy 0,78 mg/l/giờ), 1 chủng phân hủy trung bình (tốc độ phân hủy 0,54 mg/l/giờ) và 5 chủng phân hủy yếu (tốc độ phân hủy 0,17-0,26 mg/l/giờ) đối với phân tử HHL. Đối với nhóm vi khuẩn LAB có 1 chủng phân hủy mạnh (tốc độ phân hủy 0,78 mg/l/giờ), 1 chủng phân hủy yếu (tốc độ phân hủy 0,30 mg/l/giờ) và 3 chủng phân hủy trung bình (tốc độ phân hủy 0,63-0,69 mg/l/giờ) đối với HHL. Có hiện tượng phân hủy hóa học đối với phân tử HHL xảy ra ở nghiệm thức đối chứng, tuy nhiên với tốc độ không đáng kể (0,02-0,03 mg/l/giờ). 54 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Hình 1. Tốc độ phân hủy HHL của các chủng Bacillus sau thời gian 6 giờ nuôi cấy trong môi trường NB có chứa 5 ppm phân tử HHL. Hình 2. Tốc độ phân hủy HHL của các chủng LAB sau thời gian 6 giờ nuôi cấy trong môi trường MRS có chứa 5 ppm phân tử HHL. 55TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 IV. THẢO LUẬN Phân lập các chủng vi sinh vật có khả năng ức chế độc lực của vi khuẩn gây bệnh thông qua khả năng phân hủy quorum sensing, đã trở thành một cách tiếp cận mới trong vòng hai thập kỷ gần đây. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát khả năng phân hủy quorum sensing của một số chủng vi khuẩn thuộc hai nhóm Bacillus và nhóm LAB, các chủng này trước đó đã được khảo sát một số đặc tính probiotic khác như khả năng sinh enzyme ngoại bào và khả năng đối kháng với nhóm Vibrio gây bệnh. Hai nhóm Bacillus và nhóm LAB thường được sử dụng phổ biến trong thành phần các chế phẩm vi sinh, do chúng có một số ưu điểm như khả năng tạo bào tử chịu được nhiệt độ cao trong quá trình phối trộn sản phẩm, hoặc khả năng tồn tại ở điều kiện pH thấp trong ống tiêu hóa của vật chủ. Phân tử HHL được chọn làm nguồn vật liệu để khảo sát, vì đây là loại phân tử tín hiệu quorum sensing hiện diện ở khá nhiều loài vi khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản, như Aeromonas hydrophila, Aeromonas salmonicida, Vibrio alginolyticus, Vibrio salmonicida, Edwardsiella tarda (Defoirdt et al., 2004). Phân tử HHL cũng là loại phân tử tín hiệu được nhận biết bởi chủng Chromobacterium violaceum CV026, và kích thích sự tiết sắc tố violacein gây phản ứng tạo màu ở chủng vi khuẩn này. Chủng CV026 được sử dụng rất phổ biến như là chủng chỉ thị cho sự hiện diện của các phân tử AHL ngoại lai trong môi trường cũng như đánh giá khả năng phân hủy AHL bởi vi khuẩn hay bởi các enzyme. Khoảng thời gian phù hợp nhất để khảo sát tốc độ phân hủy phân tử AHL là trong vòng 6 giờ sau khi AHL được bổ sung vào trong môi trường, theo kết quả nghiên cứu của các nhóm tác giả khác. Có hai nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát khả năng phân hủy phân tử HHL bởi các chủng Bacillus phân lập từ các nguồn gốc khác nhau. Các chủng Bacillus trong nghiên cứu của Defoirdt và ctv., (2011) được phân lập từ các hỗn hợp làm giàu EC5-Tinh, phân lập từ hệ tiêu hóa tôm thẻ chân trắng và EC5-Cam, phân lập từ hệ tiêu hóa cá chẽm châu Âu. Năm trong số 27 chủng cho kết quả phân hủy tốt nhất đối với phân tử HHL (các chủng này thuộc hai loài B. anthracis và B. subtilis). Tốc độ phân hủy HHL của đa số các chủng này đạt 0,7-0,8 mg/l/giờ sau 6 giờ khảo sát, tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, riêng chủng LT12 đạt 0,9 mg/l/giờ. Mười chủng Bacillus trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh và ctv., (2013) được phân lập từ nước và bùn ao nuôi cá Tra. Các chủng này có khả năng phân hủy HHL ở mức phân hủy trung bình (tốc độ phân hủy 0,66-0,71 mg/l/giờ) đến phân hủy mạnh (tốc độ phân hủy 0,78 mg/l/giờ). Nhóm Bacillus ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn về khả năng phân hủy các phân tử AHL có liên quan đến độc lực của vi khuẩn gây bệnh, do nhiều loài Bacillus sp. đã được chứng minh là có mang gen aiiA mã hóa cho enzyme AHL- lactonase, là một trong ba loại enzyme xúc tác phản ứng bẽ gãy phân tử AHL. Tuy nhiên đối với nhóm vi khuẩn sinh acid lactic, hiện nay chưa có nghiên cứu nào liên quan đến sự hiện diện của gen mã hóa enzyme phân hủy AHL ở nhóm vi khuẩn này. V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Tất cả 14 chủng vi khuẩn khảo sát đều thể hiện khả năng phân hủy đối với phân tử HHL, trong đó có 4 chủng phân hủy mạnh, 4 chủng phân hủy trung bình và 6 chủng phân hủy yếu. - Các chủng phân hủy HHL mạnh (B1.1, B1.2, B8.2 và LA15.1) kết hợp với những đặc tính probiotic khác của chúng (khả năng sinh enzyme ngoại bào, đối kháng với vi sinh vật gây bệnh), có thể được đưa vào trong thành phần chế phẩm vi sinh để sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. 56 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 - Cần tiếp tục sàng lọc những chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy các phân tử AHL có liên quan đến độc lực ở các loài vi khuẩn gây bệnh khác trong nuôi trồng thủy sản (thuộc nhóm Vibrio spp., Pseudomonas spp., Edwardsiella spp). LỜI CÁM ƠN Nghiên cứu này được tài trợ kinh phí bởi chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp thủy sản, Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển số 614a / HĐ-KHCN-CNSH. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bassler, B.L., Wright, M., Showalter, R.E., Silverman, M.R., 1993. Intercellular signalling in Vibrio harveyi: sequence and function of genes regulating expression of luminescence. Mol Microbiol, 9, p. 773-786. Bassler, B.L., Wright, M., Silverman, M.R., 1994. Multiple signalling systems controlling expression of luminescence in Vibrio harveyi: sequence and function of genes encoding a second sensory pathway. Mol Microbiol, 13, p. 273-286. Cam, D.T.V., Nhan, D.T., Ceuppens, S., Hao, N.V., Dierckens, K., Wille, M., Sorgeloos, P., Bossier, P., 2009. Effect of N-acyl homoserine lactone- degrading enrichment cultures on Macrobrachium rosenbergii larviculture. Aquaculture, 294, p. 5-13. Defoirdt, T., Boon, N., Bossier, P., Verstraete, W., 2004. Disruption of bacterial quorum sensing: an unexplored strategy to fight infections in aquaculture. Aquaculture, 240, p. 69-88. Defoirdt, T., Loan, D.T., Van Delsen, B., De Schryver, P., Sorgeloos, P., Boon, N., Bossier, P., 2011. N-acylhomoserine lactone-degrading Bacillus strains isolated from aquaculture animals. Aquaculture, 311(1-4), p. 258-260. Defoirdt, T., Verstraete, W., Bossier, P., 2008. Luminescence, virulence and quorum sensing signal production by pathogenic Vibrio campbellii and Vibrio harveyi isolates. J Appl Microbiol, 104, p. 1480-1487. Henke, J.M., Bassler, B.L., 2004. Three parallel quorum-sensing systems regulate gene expression in Vibrio harveyi. J Bacteriol, 186, p. 6902-6914. Lilley, B.N., Bassler, B.L., 2000. Regulation of quorum sensing in Vibrio harveyi by LuxO and Sigma-54. Mol Microbiol, 36, p. 940-954. Manefield, M., Harris, L., Rice, S.A., de Nys, R., Kjelleberg, S., 2000. Inhibition of luminescence and virulence in the black tiger prawn (Penaeus monodon) pathogen Vibrio harveyi by intercellular signal antagonists. Appl Environ Microbiol, 66, p. 2079-2084. McClean, K.H., Winson, M.K., Fish, L. et al., 1997. Quorum sensing and Chromobacterium violaceum: exploitation of violacein production and inhibition for the detection of N-acylhomoserine lactones. Microbiology, 143, p. 3703-3711. Mok, K.C., Wingreen, N., Bassler, B.L., 2003. Vibrio harveyi quorum sensing: a coincidence detector for two autoinducers controls gene expression. EMBO J, 22, p. 870-881. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, Nguyễn Viết Dũng, Văn Thị Thúy, Nguyễn Thảo Sương, 2013. Nghiên cứu tạo enzyme AHL-lactonase tái tổ hợp có khả năng phân hủy phân tử tín hiệu liên quan đến độc lực ở một số loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài, 65 trang. Schauder, S., Bassler, B.L., 2001. The languages of bacteria. Genes & Development, 15, p. 1468- 1480. Tinh, N.T.N., Yen, V.H.N., Dierckens, K., Sorgeloos, P., Bossier, P., 2008. An acyl homoserine lactone- degrading microbial community improves the survival of first-feeding turbot larvae (Scophthalmus maximus L.). Aquaculture, 285, p. 56-62. Yang, Q., Han, Y., Tinh, N.T.N., Hien, N.T., Bossier, P., 2012. Detection of quorum sensing signal molecules in Edwardsiella ictaluri Ei-151. Indian J Microbiol, 52(4), p. 581-586. Yates, E.A., Philipp, B., Buckley, C., Atkinson, S., Chhabra, S.R., Sockett, R.E., Goldner, M., Dessaux, Y., Camara, M., Smith, H., Williams, P., 2002. N-acylhomoserine lactones undergo lactonolysis in a pH-, temperature-, and acyl chain length-dependent manner during growth of Yersinia pseudotuberculosis and Pseudomonas aeruginosa. Infect & Immunol, 70(10), p. 5635- 5646. 57TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 QUORUM SENSING-DEGRADING ABILITY OF MICROBIAL ISOLATES FROM SHRIMP POND ENVIRONMENT Nguyen Thi Ngoc Tinh1*, Nguyen Thao Suong1, Nguyen Dinh Song Troi2 ABSTRACT Quorum sensing is a cell-to-cell communication process in bacterial kingdom, with the production and detection of “signal molecules” in a population density-dependent manner. Quorum sensing system has been shown to control virulence factors in several Gram-negative bacterial pathogens in aquaculture, including Vibrio harveyi and Edwardsiella ictaluri, pathogenic bacteria in shrimp and catfish, respectively. It has been shown that the ability to inactivate AHL (N-acyl homoserine lactone) signal molecules may be useful in controlling the AHL-mediated virulence in many Gram-negative pathogenic bacteria. In this study, we evaluated the ability to degrade N-hexanoyl homoserine lactone (HHL molecule) by 14 isolates, including 9 isolates from Bacillus group and 5 isolates from lactic acid bacteria (LAB) group, which were isolated from shrimp gut and from shrimp pond environment in Ca Mau province. After 6-hour experiment, 4 isolates (3 Bacillus isolate and 1 LAB isolate) showed strong degradation ability toward HHL molecule (degradation rate 0.78 mg/l/h). The results of our study are important findings for the application of AHL- degrading bacteria in biocontrol of pathogens in aquaculture which virulence is related to the AHL- mediated quorum sensing system. Keywords: Bacillus, Chromobacterium violaceum, HHL, quorum sensing, degradation rate. Người phản biện: TS. Lê Hồng Phước Ngày nhận bài: 18/11/2015 Ngày thông qua phản biện: 18/12/2015 Ngày duyệt đăng: 25/12/2015 1. Department of Experimental Biology, Research Institute for Aquaculture No 2. * Email: tinhntn.ria2@mard.gov.vn 2. Open University, Hochiminh City
File đính kèm:
- kha_nang_phan_huy_quorum_sensing_cua_mot_so_chung_vi_sinh_va.pdf