Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang

TÓM TẮT

Nghiên cứu này trình bày những kết quả bước đầu cho ương giống cá tra ở vùng đất phèn thuộc

xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, Tiền Giang. Cá tra bột được ương trong vòng 47 ngày trên 4 ao

2.000 m2. Hai quy trình ương được thử nghiệm là quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế

phẩm vi sinh. Hai ao ương theo quy trình dùng kháng sinh có mật độ 700 cá bột/m2 được diệt khuẩn

bằng kháng sinh vào ngày thả bột và sau đó định kỳ 7 ngày/lần. Hai ao được ương theo quy trình

dùng chế phẩm vi sinh có mật độ 500 cá bột/m2 dùng chế phẩm vi sinh để xử lý chất thải hữu cơ

và lấn át vi sinh có hại từ ngày 9 và sau đó định kỳ 3 ngày/lần. Động vật phù du (ĐVPD) được gây

nuôi bằng thức ăn ủ và phân hóa học 3 ngày trước khi thả cá. Khối lượng và tỉ lệ sống hai ao nuôi

dùng quy trình chế phẩm vi sinh (3,4-11,1%) cao hơn hai ao dùng quy trình kháng sinh (0,0-3,8%).

Tuy nhiên, tỉ lệ sống ở hai quy trình đều thấp hơn so với nhiều vùng nuôi khác. Mật độ ĐVPD ở cả

hai quy trình trong các ngày đầu đều thấp, cần được bổ sung thức ăn để tăng mật độ. Bón vôi hàng

ngày với lượng 30-45 kg CaCO3 hoặc 10-20 kg CaO có thể ổn định được pH trên 7,6 và độ kiềm

ở mức 80-100 mg/l. Oxy hòa tan của các ao giảm dần đến ngày thứ 9, pH biến động 6 ngày sau khi

thả cá bột và thiếu thức ăn tự nhiên trong những ngày đầu có thể là các yếu tố tác động làm cá dễ

nhiễm bệnh. Hai ao dùng kháng sinh có diễn biến bệnh phức tạp. Hai ao dùng chế phẩm vi sinh có

cải thiện NO2 nhưng với NH3 thì chưa rõ. Hai chế phẩm vi sinh chưa cho thấy tác dụng ức chế vi

khuẩn gây bệnh vì cá vượt qua đợt bệnh giai đoạn ngày thứ 15 nhưng vẫn mắc bệnh gan thận mủ

và hao hụt nhiều ngày thứ 35.

Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang trang 1

Trang 1

Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang trang 2

Trang 2

Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang trang 3

Trang 3

Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang trang 4

Trang 4

Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang trang 5

Trang 5

Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang trang 6

Trang 6

Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang trang 7

Trang 7

Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang trang 8

Trang 8

Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang trang 9

Trang 9

Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 21080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang

Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang
t trong những ngày đầu. Vào ngày thứ 15 khi 
cá bắt đầu chết, vi sinh có tác dụng làm giảm 
NO2 xuống mức 0,3 mg/l ở hai ao A3 và A4; 
0,5 mg/l ở A1 và 0,4 mg/l ở ao A2. Tuy nhiên, 
vi sinh có tác dụng chưa rõ với chỉ tiêu NH3. 
Vào ngày thứ 22, khi bón kết hợp PondPlus và 
PondDtox ao A4 thì NH
3 
không giảm mà còn 
có xu hướng tăng. Tác dụng ức chế vi khuẩn 
có hại của PondPlus cũng chưa rõ vì cá ao A3 
và A4 tuy đã vượt qua đợt bệnh đầu tiên nhưng 
vẫn hao hụt nhiều vì bệnh gan thận mủ vào ngày 
34-35 (Đồ thị 4).
IV. THẢO LUẬN 
4.1. Khối lượng và tỉ lệ sống của hai quy 
trình 
Khối lượng cá ở các ao nuôi cả hai quy 
trình (trừ ao A2) tương đối cao. Ở ngày 47, khối 
lượng cá đạt 1,9-2,1 g, cao hơn kết quả của 
Vương (2013) (0,91 g, 51 ngày tuổi). Điều này 
có thể do tỉ lệ sống của cá thấp, chỉ đạt 3,8% 
cho quy trình kháng sinh và 3,4-11,1% cho quy 
trình vi sinh. Kết quả điều tra của Nguyễn Văn 
Sáng và ctv., (2011) thì tỉ lệ sống trung bình 
12,6% (có thể lên tới 30-40%). Trong nghiên 
cứu này, khối lượng và tỉ lệ sống của quy trình 
vi sinh cao hơn quy trình dùng kháng sinh, tuy 
nhiên tỉ lệ sống của cả hai quy trình đều thấp 
hơn so với nhiều vùng nuôi khác.
4.2. Gây nuôi thức ăn tự nhiên
Giai đoạn ba ngày đầu rất quan trọng với 
tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá bột, phải chuẩn 
bị đủ thức ăn tự nhiên cho cá bột vì vào ngày thứ 
2 cá bắt đầu ăn được ĐVPD, ngày thứ 3 noãn 
hoàng tiêu biến, cá bắt đầu phải ăn thức ăn bên 
ngoài (Shinsuke và ctv., 2010). Nhìn chung, mật 
độ ĐVPD của cả hai quy trình trong các ngày 
đầu đều thấp, với quy trình kháng sinh là 7-157 
con/l, quy trình vi sinh là 7-319 con/l. Mật độ 
ĐVPD chỉ đáp ứng tương đối cho các ao A2, 
A3, A4; và có thể bị thiếu cho ao A1. Theo nhận 
định thì lượng ĐVPD không đủ cho cá ăn, nên 
phải bổ sung thức ăn bột và supastock (Sup+bột) 
cho cả bốn ao. Lượng Sup+bột của ao A1 được 
điều chỉnh cao hơn các ao khác. Mật độ ĐVPD 
tăng lên đến 1.293 con/l khi thêm 8,3-9,5 kg 
thức ăn cho 1000 m3. Việc gây nuôi ĐVPD bằng 
cách tạt thức ăn ủ một lần với lượng 4,4 kg/1000 
m3 kết hợp với bón phân hóa học và bột sữa 3 
ngày trước khi thả cá bột chưa cho kết quả tốt, 
có thể phải tăng lượng và số lần sử dụng thức 
ăn ủ. Ngoài ra, trong 3 ngày đầu sau khi thả bột 
cần tăng lượng Sup+bột để tăng mật độ ĐVPD 
các ngày tiếp theo.
4.3. Diễn biến các chỉ tiêu môi trường và 
các yếu tố kỹ thuật liên quan
Độ kiềm tạo hệ đệm giúp pH ổn định (Lê 
Văn Cát và ctv., 2006). Sau khi bón vôi độ kiềm 
của 4 ao tăng dần và từ ngày thứ 18 ổn định ở 
mức 80-100 mg/l. Ao A2 có độ kiềm xấp xỉ 100 
mg/l từ ngày thứ 19 trở đi giúp cho pH ổn định 
hơn các ao còn lại. Tuy nhiên, CaCO3 là hợp 
chất ít tan, quá trình phân ly bicacbonate tạo hệ 
đệm diễn ra từ từ (Trương Quốc Phú và ctv., 
2006) nên từ ngày 6-11 pH các ao có biến động 
lớn (pH trên 8,4 giảm xuống 7,6 và dao động 
giữa 2 ngày liên tiếp từ 0,3-0,4). Nhìn chung, 
độ kiềm 4 ao nuôi của hai quy trình là thích hợp 
cho ương cá nhưng pH vẫn biến động. Như vậy 
để giữ độ kiềm, pH cao và ổn định nên bón vôi 
liên tục trong suốt thời gian ương.
Hàm lượng oxy hòa tan giảm có thể do điều 
chỉnh quạt nước chưa đúng, việc diệt trùng bằng 
Chlorine trong nước phèn khiến tảo phát triển 
chậm. Nuôi cá tra giống ở hàm lượng oxy hòa 
tan cao (100% bảo hòa tương ứng 7,5 mg/l ở 
30°C) sẽ cho tăng trưởng tốt nhất và cá không 
122 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
bị stress (Nguyễn Thị Kim Hà và ctv., 2012). 
Có thể oxy hòa tan thấp gây stress nên cá ao 
A2, A3, A4 bị bệnh sớm vào ngày 12 và ao A1 
vào ngày 14. Bốn ao có lượng oxy hòa tan giảm 
trong 9 ngày đầu (từ 7,4 mg/l giảm xuống 2,4 
mg/l) nhưng nhờ điều chỉnh quạt nước đúng và 
hệ tảo dần ổn định nên oxy cũng tăng dần. Kết 
quả cho thấy các biến động như oxy hòa tan 
giảm dần đến ngày thứ 9; pH biến động trong 
6 ngày đầu có thể là yếu tố tác động làm cá dễ 
nhiễm bệnh. 
Hai ao dùng kháng sinh có diễn biến bệnh 
phức tạp và hao hụt nhiều hơn hai ao dùng vi 
sinh. Cá chết lần thứ nhất có biểu hiện quay, 
bụng phình to; xuất huyết. Quy trình kháng sinh 
có cá bệnh (từ ngày 14-24) kéo dài và nhiều hơn 
quy trình vi sinh (từ ngày 14-19). Tại thời điểm 
xuất hiện bệnh, cá còn trong giai đoạn biến thái 
nên có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường bất lợi, 
thiếu thức ăn. Hai ao A1, A2 phải chịu đựng các 
biến động môi trường và mật độ ĐVPD rất thấp 
nên cá yếu, đề kháng thấp (đặc biệt ao A2 - cá 
bệnh liên tục và sớm chuyển sang bệnh gan thận 
mủ vào ngày thứ 25); trong khi ao A3 và A4, cá 
tăng trưởng tốt và vượt qua đợt bệnh nhanh hơn 
do thức ăn tự nhiên được đáp ứng tốt hơn. Đợt 
bệnh thứ 2 cá nhiễm bệnh gan thận mủ và hao 
hụt rất nhiều ở cả hai quy trình. Nguyên nhân 
gây bệnh có thể do chưa phát hiện được thời 
điểm vi khuẩn gây bệnh Edwardsiella ictaluri 
xuất hiện và các biện pháp khống chế vi khuẩn 
chưa hiệu quả. Quy trình kháng sinh có diệt 
khuẩn định kỳ nhưng cấy lại vi sinh chưa kịp 
khiến nhóm vi khuẩn gây bệnh phát triển ưu 
thế hơn. Bên cạnh đó, cá bị ảnh hưởng bởi các 
yếu tố bất lợi từ đầu như môi trường, thức ăn, 
trải qua một đợt bệnh kéo dài, dùng lặp lại một 
loại kháng sinh gây hiện tượng kháng thuốc ở vi 
khuẩn. Quy trình vi sinh định kỳ cấy vi khuẩn 
có lợi để lấn át vi khuẩn gây bệnh chưa hiệu quả 
có thể do mật độ và chất lượng của vi khuẩn 
không đạt yêu cầu. Nguyễn Văn Hảo và ctv., 
(2013) cho rằng phải kiểm soát liên tục tác nhân 
gây bệnh, khi thấy xuất hiện thì xử lý ngay bằng 
các chất diệt khuẩn, sau đó cấy vi sinh trở lại. Vì 
vậy, trong vùng đất phèn có thể phải phối hợp 
dùng vi sinh và kháng sinh để nâng cao hiệu quả 
ương giống.
Việc thay nước vào ngày thứ 27 và 41 giúp 
các khí độc duy trì ở mức thấp (NO
2 
= 0,1 mg/l,
NH3 = 0,05 mg/l). Vì vậy có thể kết hợp thay 
nước, xác định đúng thời điểm sử dụng kháng 
sinh và vi sinh, tăng liều lượng và tần suất sử 
dụng vi sinh hoặc thay thế một loại vi sinh khác 
để cải thiện môi trường và lấn át vi sinh gây 
bệnh. Một giải pháp khác có thể áp dụng là 
chuyển cá qua ao khác có điều kiện môi trường 
tốt hơn. Một nhận định khác là có thể các chỉ 
tiêu pH thay đổi, NH
3 
và NO
2 
ở mức như trong 
nghiên cứu này chưa làm cho cá bị stress, nhưng 
cá bị bệnh có thể liên quan đến vi sinh vật có hại 
chưa được khống chế hoàn toàn.
NH3 và NO2 tăng cao vào ngày thứ 15 có 
thể do lượng thức ăn bột và supastock dư thừa 
những ngày trước bắt đầu phân hủy. Vào ngày 
19, khi cá chuyển qua thức ăn mảnh và viên thì 
NH
3 
không thay đổi đột biến. Các nghiên cứu 
độ độc của NH
3 
cho biết cá bị ngộ độc ở nồng 
độ 0,6-2,0 mg/l và nồng độ thích hợp nên < 
0,13 mg/l (Trương Quốc Phú và ctv., 2006); liều 
gây chết cá 50% trong 48-96 giờ trong khoảng 
0,2-3,0 mg/l (Lê Văn Cát và ctv., 2006). Lý Thị 
Thanh Loan và ctv., (2011) cho biết nồng độ 
NO
2 
gây độc cho cá tra giống là 8 mg/l. Bốn ao 
nuôi có nồng độ NH3 và NO2 trong giới hạn cho 
phép của các nghiên cứu trước.
123TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Tăng trưởng và tỉ lệ sống hai ao nuôi quy 
trình vi sinh cao hơn quy trình dùng kháng sinh, 
tuy nhiên tỉ lệ ương giống ở hai quy trình đều 
thấp hơn so với nhiều vùng nuôi khác.
Bón vôi hàng ngày với lượng 30–45 kg 
CaCO3 hoặc 10–20 kg CaO có thể nâng được 
pH lên trên 7,6, ổn định được pH và độ kiềm ở 
mức 80-100 mg/l.
Mật độ ĐVPD của hai quy trình các ngày 
đầu đều thấp. Mật độ ĐVPD chỉ đáp ứng 
tương đối cho các ao A2, A3 và A4; có thể bị 
thiếu cho ao A1. Cần điều chỉnh bổ sung thức 
ăn bột và supastock nhằm tăng mật độ ĐVPD 
cho cá ương.
Oxy hòa tan của các ao giảm dần đến ngày 
thứ 9, pH biến động 6 ngày sau khi thả cá bột và 
thiếu thức ăn tự nhiên trong những ngày đầu có 
thể là các yếu tố tác động làm cá dễ nhiễm bệnh. 
Hai ao dùng kháng sinh có diễn biến bệnh 
phức tạp và hao hụt nhiều hơn hai ao dùng vi 
sinh. Hai ao sử dụng kháng sinh chưa thể khống 
chế mầm bệnh. Hai ao dùng vi sinh có cải thiện 
chỉ tiêu NO2 nhưng với chỉ tiêu NH3 chưa rõ. 
Hai chế phẩm vi sinh chưa cho thấy tác dụng ức 
chế vi khuẩn gây bệnh vì cá vượt qua đợt bệnh 
giai đoạn ngày thứ 15 nhưng vẫn mắc bệnh gan 
thận mủ và hao hụt nhiều ngày thứ 35. Giải pháp 
trong giai đoạn này có thể là thay nước, tăng 
tần suất và lượng chế phẩm hoặc thay loại chế 
phẩm vi sinh sử dụng, hoặc chuyển qua ao mới.
5.2. Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu mật số vi sinh có hại 
trong ao theo thời gian, thử nghiệm giải pháp 
tổng hợp sử dụng chế phẩm vi sinh, chất diệt 
khuẩn hoặc kháng sinh để hạn chế dịch bệnh 
xảy ra trên cá tra ương từ bột lên giống. 
CẢM ƠN
Các tác giả cảm ơn TS. Nguyễn Văn Hảo đã 
có những ý kiến đóng góp quý báu, và TS.Trịnh 
Quốc Trọng đã đọc và sửa bản thảo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 
2006. Nước nuôi thuỷ sản-chất lượng và giải pháp 
cải thiện chất lượng. Nhà xuất bản khoa học và kỹ 
thuật Hà Nội.
Hồ Quang Đức, Nguyễn Văn Đạo, Trương Xuân 
Cường và Lê Thị Mỹ Hảo, 2011. Đánh giá sự biến 
động đất mặn và đất phèn vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long sau 30 năm sử dụng. Tạp chí Khoa học 
và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 22.
Nguyễn Thị Kim Hà, Đoàn Minh Hiếu, Lê Thị Trúc 
Mơ, Nguyễn Văn Toàn, Đỗ Thị Thanh Hương và 
Nguyễn Thanh Phương, 2012. Ảnh hưởng của 
oxy hòa tan lên tăng trưởng và tiêu hóa của cá tra 
(Pangasianodon hypophthalmus). Tạp chí khoa 
học Đại học Cần Thơ, trang 154-164.
Nguyễn Văn Hảo, Lê Hồng Phước, Đỗ Quang Tiền 
Vương, Lê Hữu Tài, Thới Ngọc Bảo, Lưu Đức 
Điền, Cao Thành Trung, Nguyễn Viết Dũng, 
Đặng Ngọc Thuỳ, Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn 
Văn Phụng, Đoàn Văn Bảy. 2013. Báo cáo tổng 
kết nghiên cứu mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ 
chân trắng phòng ngừa hội chứng chết sớm. Tài 
liệu chưa công bố.
Lý Thị Thanh Loan, Bùi Thị Thanh Thảo, Ngô Xuân 
Tuyến, 2011. Khảo sát nồng độ nitrite trong môi 
trường ảnh hưởng tới hồng cầu và bạch cầu trong 
máu cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). 
Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long, trang 372-385.
Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến, Huỳnh 
Trường Giang, 2006. Giáo trình quản lý chất 
lượng nước nuôi trồng thuỷ sản. Khoa thuỷ sản, 
Trường đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Sáng, Phạm Văn Khánh, Phạm Đình Khôi, 
Phan Thanh Lâm, Nguyễn Quyết Tâm, Đặng 
Minh Phương, Nguyễn Thị Đang, Trần Anh Dũng, 
124 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Nguyễn Văn Ngô, 2011. Báo cáo tổng kết: Đánh 
giá hiện trạng sản xuất giống và xây dựng các giải 
pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giống cá 
tra ở Đồng bằng sông Cửu Long, 105 trang.
Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh học thủy sản. Nhà xuất bản 
Nông nghiệp, Hà Nội, 440 trang.
Nguyễn Thế Vương, 2013. Ảnh hưởng của mật độ và 
lượng thức ăn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá 
tra ương từ cá hương 21 ngày tuổi lên cá giống. 
Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long, trang 13-23.
28 TCN 168 : 2001 Cá nước ngọt – cá bột các loài: Tai 
tượng, Tra, Basa – yêu cầu kỹ thuật.
Tài liệu tiếng Anh
Baras, E., Slembrouck, J., Cochet, C., Caruso, D., 
Legendre, M., 2010. Morphological factors 
behind the early mortality of cultured larvae of 
the Asian catfish, Pangasianodon hypophthalmus. 
Aquaculture 298, 211–219.
Boyd, C. E., 1998. Water Quality for Pond Aquaculture. 
Research and Development Series No. 43 August 
1998. International Center for Aquaculture and 
Aquatic Environments Alabama Agriculture 
Experiment Station Auburn University, Auburn, 
Alabama. 37p.
Ravichandran, R., Shaick, J.R., and Jalaluddin, R., 
2001. Stress management strategy with probiotics 
for preventing shrimp diseases. Appl. Fisheries 
and Aquaculture 2001:73-74.
Shinsuke, M., Kosuke, S., Phommachan, P., 
Vongvichith, B., 2010. Growth and morphological 
development of laboratory-reared larval and 
juvenile Pangasianodon hypophthalmus. Ichthyol 
Res 57: 139-147.
Slembrouck, J., Baras, E., Subagja, J., Hung, L.T., 
Legendre, M., 2009. Survival, growth and food 
conversion of cultured larvae of Pangasianodon 
hypophthalmus, depending on feeding level, prey 
density and fish density. Aquaculture 294: 52–59.
125TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
PRELIMINARY RESULTS FOR APPLICATION OF ANTIBIOTICS 
PROTOCOL AND PROBIOTICS PROTOCOL IN NURSING TRA CATFISH 
(Pangasianodon hypophthalmus) FINGERLING IN ACID SULPHATE SOIL 
AREA OF TAN PHUOC DISTRICT, TIEN GIANG PROVINCE
Nguyen Huynh Duy1*, Nguyen Van Sang2
ABSTRACT
This study presented preliminary results for nursing of tra catfish (Pangasianodon hypophthalmus) 
from fry to fingerlings in acid sulphate soil area of Thanh Tan village, Tan Phuoc district, Tien 
Giang province. Fish were nursed in 47 days in four 2000 m2 earthen ponds. Two protocols were 
tested, namely antibiotic and probiotic protocols. For antibiotic protocol, two ponds (with a stock-
ing density of 700 fish/m2) were treated with antibiotics on the day of stocking, and thereafter every 
7 days. For probiotic protocol, two ponds (with a stocking density of 500 fish/m2) were adminis-
trated with probiotics on day 9, and thereafter every 3 days, for waste treatment and suppression of 
unwanted microbiologies. Zooplankton was boosted using silage and inorganic fertilizers, 3 days 
before stocking. Survival rate of the antibiotic protocol (3.4–11.1%) was higher than that of the 
probiotic protocol (0.0–3.8%). However, the survival rate of both protocols were lower than that 
of other nursing locations. The density of zooplankton for both protocols were low in early days, 
therefore additional feed must be used. Liming (30–45 kg CaCO3 or 10–20 kg CaO) maintained pH 
over 7.6 and alkalinity at 80–100 mg/l. In acid sulphate soil area, NO2 and NH3 could cause stress 
in fish at a lower dose compared to freshwater. Among the causes that contributed to fish disease 
outbreak, most noticable were (1) dissolved oxygen in all 4 experiment ponds reduced toward day 
9, and (2) pH fluctuated in the first 6 days. For two ponds that applied antibiotic protocol, disease 
outbreak was unpredictable. For tow ponds that applied probiotic protocol, NO2 was reduced but 
the effect of probiotics on NH3 was uncleared. Probiotics were found to be impotent in supressing 
harmful bacteria, because fish got diseases in day 15 and again in day 35 with high mortality.
Keywords: tra catfish, acid sulphate soil, nursing.
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Hảo
Ngày nhận bài: 10/8/2014
Ngày thông qua phản biện: 28/8/2014
Ngày duyệt đăng: 05/9/2014
1 National Breeding Center for Southern Freshwater Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No.2. 
2 Research Institute for Aquaculture No.2. 
* Email: duynh09@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfket_qua_buoc_dau_ap_dung_quy_trinh_dung_khang_sinh_va_quy_tr.pdf