Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) ở tỉnh Cà Mau

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02 năm 2016 đến tháng 04 năm 2016 thông qua phỏng vấn

trực tiếp 30 hộ nuôi cá chình ở tỉnh Cà Mau bằng biểu mẫu soạn sẵn nhằm đánh giá một số yếu tố

kỹ thuật và tài chính cũng như xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá chình

tại tỉnh Cà Mau. Kết quả cho thấy diện tích trung bình của các ao nuôi là 438±41,2 m²/ao, với mật

độ nuôi là 1,1±0,1con/m², cá chình giống được thả vào ao nuôi có kích cỡ trung bình 65,2±13,1 g/

con, cá được cho ăn chủ yếu bằng cá tạp sau thời gian nuôi 16,9 ± 4,2 tháng, trung bình cá đạt kích

cỡ 1,6±0,5 kg/con, với tỉ lệ sống trung bình đạt 92,5 ± 2,2%, năng suất trung bình cá chình thương

phẩm đạt 105±15,8 kg/100m². Kết quả cho thấy với chi phí sản xuất là 11,5±2,0 triệu đồng/100m²/

vụ, người nuôi có thu nhập 38,9±7,4 triệu đồng/100 m²/vụ, lợi nhuận trung bình đạt 26,5±6,9 triệu

đồng/100 m²/vụ. Tuy nhiên nghề nuôi cá chình cũng gặp một số khó khăn, nhất là cần vốn đầu tư

lớn và nguồn cá giống hạn chế do lệ thuộc vào giống tự nhiên và giá cao.

Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) ở tỉnh Cà Mau trang 1

Trang 1

Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) ở tỉnh Cà Mau trang 2

Trang 2

Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) ở tỉnh Cà Mau trang 3

Trang 3

Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) ở tỉnh Cà Mau trang 4

Trang 4

Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) ở tỉnh Cà Mau trang 5

Trang 5

Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) ở tỉnh Cà Mau trang 6

Trang 6

Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) ở tỉnh Cà Mau trang 7

Trang 7

Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) ở tỉnh Cà Mau trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 21080
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) ở tỉnh Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) ở tỉnh Cà Mau

Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) ở tỉnh Cà Mau
Số lao động trong gia đình (người) 2,6±0,1 2 4
Số lao động trong gia đình trung bình ở mức 
2,6±0,1 người/hộ, dao động từ 2 đến 4 người ở 
mỗi hộ và có 100% số hộ nuôi được khảo sát 
là không thuê mướn kỹ thuật viên do thời gian 
sản xuất một đợt tương đối dài và nhiều hộ nuôi 
với quy mô nhỏ nên rất tốn chi phí nhân công 
cũng như kỹ sư, mặt khác cá chình là đối tượng 
dễ nuôi, ít bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, và chế độ 
ăn cũng đơn giản nên hầu hết chủ hộ nuôi chịu 
trách nhiệm về kỹ thuật nuôi và sử dụng lao 
động trong gia đình trong quá trình sản xuất là 
chủ yếu.
Bảng 2: Ao nuôi cá chình của các nông hộ
Nội dung Trung bình Thấp nhất Cao nhất
Tổng diện tích NTTS của nông hộ (m²/hộ) 8.133±3.720 3.000 20.000
Tổng diện tích nuôi cá chình (m²/hộ) 4.720±2.850 1.000 13.000
Số ao nuôi cá chình (ao/hộ) 8,7±3,0 2 26
Số lượng ao lắng (ao/hộ) 2,8±1,2 1 7
Qua Bảng 2 cho thấy, tổng diện tích nuôi 
trồng thủy sản của mỗi nông hộ trung bình là 
8.133±3.720 m²/hộ, dao động từ 3.000-20.000 
m²/hộ, qua khảo sát cho thấy có 63,3%, tương 
ứng 19 hộ sử dụng diện tích sản xuất trên để 
nuôi kết hợp cá chình với cá bống tượng, hoặc 
tách rời hai đối tượng nuôi, tổng diện tích nuôi 
cá chình của mỗi nông hộ trung bình khoảng 
4.720±2.850 m²/hộ, thấp nhất là 1.000 m²/hộ và 
cao nhất là 13.000 m²/hộ. Tổng diện tích nuôi 
cá chình chiếm 86,7%, cá bống tượng chiếm 
13,3% trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 
kết hợp của mỗi hộ nuôi. Số ao nuôi cá chình 
của mỗi hộ trung bình khoảng 8,7±3,0 ao/hộ 
nuôi, dao động từ 1-26 ao/hộ, số ao lắng mỗi hộ 
nuôi trung bình khoảng 2,8±1,2 ao/hộ, thấp nhất 
là 1 ao/hộ, cao nhất là 7 ao/hộ nuôi. So với diện 
tích của hộ nuôi tôm sú (3,73 ha/hộ) (Nguyễn 
Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010) 
nên các hộ nuôi thường tận dụng hết diện tích 
để nuôi cá chình.
3.2. Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi 
cá chình 
Qua khảo sát cho thấy trung bình diện tích 
mặt nước của mỗi ao là 438±41,2 m²/ao, dao 
động từ 300 m²/ao đến cao nhất là 1.000 m²/ao, 
độ sâu mỗi ao trung bình khoảng 1,63±0,95 m, 
đa số độ sâu ao của mỗi hộ điều không chênh 
lệch quá nhiều so với giá trị trung bình. Mực 
nước ao cách bờ trung bình khoảng 0,57±0,02 
m, pH nước đạt 7,46±0,11, Độ dày lớp bùn đáy 
đạt 17,1±0,41 cm, độ mặn trung bình khoảng 
2,33±0,58‰, dao động từ 0-10‰ (Bảng 3). Kết 
quả khảo sát cho thấy diện tích ao nuôi trung 
103TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 3: Đặc điểm ao nuôi cá chình được khảo sát
Nội dung Trung bình Thấp nhất Cao nhất
Diện tích mặt nước (m²/ao) 438±41,2 300 1.000
Độ sâu ao (m) 1,6±0,9 1,3 1,8
Mực nước ao cách bờ (m) 0,6±0,1 0,3 0,8
pH nước 7,5±0,1 7,0 8,5
Độ dày lớp bùn đáy (cm) 17,1±0,4 13 20
Độ mặn (‰) 2,3±0,6 0 10
bình cao hơn so với kết quả nghiên cứu Lê Quốc 
Việt và Trần Ngọc Hải (2008) và thấp hơn kết 
quả khảo sát của Nguyễn Thanh Long và Trần 
Ngọc Hải (2014).
Hầu hết các hộ nuôi đều cải tạo ao trước 
mùa vụ mới hoặc trước khi thả giống với các 
hình thức như sên vét ao để đảm bảo độ sâu 
thích hợp, hút hết lớp bùn đáy, bờ ao phải chắc 
chắn, không để nước rò rỉ vào ao cá để tránh cá 
làm hang và sổng thoát. Kết quả khảo sát cho 
thấy các hộ nuôi cá chình sử dụng vôi CaO để 
cải tạo với liều lượng trung bình khoảng 5-7 
kg/100 m². Quá trình cải tạo ao kéo dài khoảng 
7-10 ngày thì bắt đầu thả giống, hầu hết các hộ 
nuôi tập trung thả giống từ tháng 5 đến tháng 
8 nhằm chủ động được nguồn nước ngọt cũng 
như nước mưa, mặt khác chủ động được nguồn 
con giống mua về cả về số lượng lẫn giá cả cũng 
thấp hơn so với những tháng khác.
Bảng 4: Kích cỡ, mật độ nuôi và tỉ lệ sống của cá chình
Nội dung Trung bình Thấp nhất Cao nhất
Kích cỡ con giống (g/con) 65,2 ± 13,1 30 100
Giá con giống (triệu đồng/kg) 1,3 ± 0,1 1,2 1,6
Mật độ thả (con/m²) 1,1 ± 0,1 1 3
Tỉ lệ sống (%) 92,5 ± 2,16 80 95
Số lần thay nước (lần/vụ nuôi) 2,5 ± 0,2 1 3
Qua khảo sát, hầu hết các hộ nuôi đều chọn 
con giống với trọng lượng 30-100 g/con, chỉ có 
6% hộ nuôi chọn kích cỡ con giống là 120 g/con 
nhằm rút ngắn thời gian nuôi, kích cỡ con giống 
trung bình là 65,2±13,1 g/con với mức giá trung 
bình là 1,3±0,1 triệu đồng/kg, dao động từ 1,2 
đến 1,6 triệu đồng/kg tùy khối lượng con giống, 
nguồn thức ăn chủ yếu của cá chình là cá tạp, cá 
tạp được cắt nhỏ tùy theo cỡ cá nuôi. Với diện 
tích ao nuôi từ 300-500m² thì trung bình mật độ 
thả là 1,1±0,1 con/m², dao đông từ 1 đến 3 con/
m². Tỉ lệ sống trung bình đạt 92,5±2,2%. Mật 
độ thả và tỉ lệ sống trong nghiên cứu đều cao 
hơn so với nghiên cứu của Lê Quốc Việt và Trần 
Ngọc Hải (2008); Nguyễn Thanh Long và Trần 
Ngọc Hải (2014).
Qua khảo sát hầu hết các hộ nuôi đều nhận 
định cá chình thuộc đối tượng dễ nuôi, dễ thích 
nghi, tỉ lệ hao hụt thấp, trường hợp tỉ lệ hao hụt 
cao thì do nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng 
dẫn đến cá bệnh và chết hoặc do quá trình cải 
tạo ao không đúng kỹ thuật dẫn đến cá dễ thất 
thoát.
3.3. Khía cạnh tài chính của mô hình 
nuôi cá chình 
Qua khảo sát, ở Bảng 5 cho thấy trung 
104 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 5: Chi phí khấu hao của mô hình nuôi cá chình (n=30)
Nội dung Khấu hao (triệu đồng/100m²/vụ) Tỉ lệ (%)
Chi phí đào ao 0,5 ± 0,1 59,3
Chi phí thuê đất 0,2 ± 0,1 25,7
Chi phí cơ sở trang thiết bị 0,1 ± 0,1 15,0
bình chi phí khấu hao của mô hình nuôi cá 
chình thương phẩm tại tỉnh Cà Mau là 0,8 
triệu đồng/100 m²/vụ, bao gồm chi phí đào ao 
trung bình 0,5±0,1 triệu đồng/100 m²/vụ chiếm 
59,3%, chi phí thuê đất khấu hao trung bình 
0,2±0,1 triệu đồng/100 m²/vụ chiếm 25,7% 
còn lại là chi phí khấu hao cơ sở trang thiết bị 
là 0,1±0,1 triệu đồng/100 m²/vụ chiếm 15,0% 
trong tổng chi phí khấu hao.
Theo Bảng 6, thời gian nuôi cá chình tại tỉnh 
Cà Mau trung bình là 16,9±4,2 tháng/vụ nuôi, 
dao động từ 13 đến 25 tháng, thời gian nuôi phụ 
thuộc vào kích cỡ của cá giống thả nuôi và tốc 
độ tăng trưởng của cá. Nếu thời gian nuôi dài, 
cá chậm phát triển lớn không điều thì phân loại 
và để dễ chăm sóc, giảm chi phí thức ăn. Trung 
bình kích cỡ thu hoạch cá chình là 1,6±0,5 kg/
con, dao động từ 0,9 đến 2,5 kg/con với giá bán 
cá thương phẩm là 0,4±0,1 triệu đồng/kg, dao 
động từ 0,3 đến 0,5 triệu đồng/kg tùy từng kích 
cỡ phân loại, mùa vụ, sức ép của thương lái. 
Trung bình mỗi 100m² ao nuôi cho sản lượng 
là 105±15,8 kg/100 m²/vụ; sản lượng thu hoạch 
phụ thuộc vào mật độ, cách chăm sóc, cho ăn 
của người nuôi. Chi phí trung bình cho một vụ 
nuôi cá chình là 11,5±2,0 triệu đồng/100 m²/vụ, 
dao động từ 7,3-19,2 triệu đồng/100 m²/vụ, cho 
doanh thu trung bình là 38,9±7,4 triệu đồng/100 
m²/vụ. Lợi nhuận trung bình mỗi vụ đạt được 
khoảng 26,5±6,9 triệu đồng/100 m²/vụ, kết quả 
điều tra cho thấy không có hộ nào bị lỗ vốn. Tỉ 
suất lợi nhuận trung bình đạt 2,3±0,6 lần.
Bảng 6: Một số chỉ tiêu tài chính của mô hình nuôi cá chình tại tỉnh Cà Mau
Nội dung Trung bình Thấp nhất Cao nhất
Thời gian nuôi (tháng/vụ nuôi) 16,9 ± 4,2 13 25
Kích cỡ thu hoạch (kg/con) 1,6 ± 0,5 0,9 2,5
Giá bán (triệu đồng/kg) 0,4 ± 0,1 0,3 0,5
Năng suất (kg/100 m²) 105 ± 15,8 58 160
Tổng chi (triệu đồng/100 m²/vụ nuôi) 11,5 ± 2,0 7,3 19,2
Tổng thu (triệu đồng/100 m²/vụ nuôi) 38,9 ± 7,4 21,5 75,2
Lợi nhuận (triệu đồng/100 m²/vụ) 26,5 ± 6,9 14,1 58,7
Tỷ suất lợi nhuận 2,3 ± 0,6 1,62 3,05
Trong cơ cấu chi phí biến đổi (Bảng 7), chi 
phí sản xuất biến đổi cho mô hình nuôi cá chình 
trung bình là 9,7 triệu đồng/100 m²/vụ nuôi, 
trong đó chi phí thức ăn trung bình khoảng 4,9 
triệu đồng/100 m²/vụ, chiếm 50,1% trong cơ 
cấu chi phí, kế đến là chi phí con giống trung 
bình khoảng 4,3 triệu đồng/100 m²/vụ nuôi, 
chiếm 43,7% trong cơ cấu chi phí, các chi phí 
còn lại như chi phí cải tạo ao nuôi, chi phí nhiên 
liệu, chi phí nhân công chi phí thuốc hóa chất 
và các chi phí khác chiếm 6,2% còn lại trong 
cơ cấu chi phí tương đương khoảng 0,6 triệu 
đồng/100 m²/vụ (Hình 1). Nhìn chung, kết quả 
này là rất khả quan so với so với kết quả khảo 
105TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 7: Chi phí biến đổi của mô hình nuôi cá chình
Nội dung Trung bình ( triệu đồng/100 m²/vụ) Tỉ lệ (%)
Chi phí thức ăn 4,9 ± 2,2 50,2
Chi phí con giống 4,2 ± 1,3 43,7
Chi phí cải tạo ao 0,2 ± 0,1 2,1
Chi phí nhiên liệu 0,2 ± 0,1 1,6
Chi phí nhân công 0,1 ± 0,1 1,3
Chi phí thuốc hóa chất 0,1 ± 0,1 0,7
Các chi phí khác 0,1 ± 0,1 0,5
Hình 1: Cơ cấu chi phí của mô hình nuôi cá chình
sát mô hình nuôi cá chình tại tỉnh Cà Mau của 
Nguyễn Thanh Long và Trần Ngọc Hải (2014), 
đây là dấu hiệu tích cực cho mô hình nuôi cá 
chình thương phẩm tại tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên 
kết quả này cho thấy chi phí thức ăn và chi phí 
con giống còn khá cao trong cơ cấu chi phí nên 
để tăng hiệu quả tỉ suất lợi nhuận của mô hình 
nuôi thì cần nghiên cứu ương giống cá chình 
tại địa phương, còn đối với người nuôi cần cố 
gắng giảm chi phí thức ăn tự nhiên, kết hợp và 
dần thay thế thức ăn nhân tạo trong quá trình 
sản xuất.
3.4. Những thuận lợi và khó khăn của 
nghề nuôi cá chình ở tỉnh Cà Mau
Qua kết quả khảo sát ở Bảng 8 cho thấy mô 
hình nuôi cá chình thương phẩm trong ao đất 
ở tỉnh Cà Mau có nhiều thuận lợi được người 
nuôi đánh giá và chọn lọc lại theo thứ tự thấp 
dần như: Kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ quản lý, tỉ 
lệ sống cao. Điều kiện tự nhiên thích hợp trên 
vùng nuôi nước lợ và nước ngọt. Khâu quản lí, 
cải tạo ao đơn giản, giá cá thương phẩm khá 
cao, đạt lợi nhuận lớn, tỉ lệ sống cao sản lượng 
thu hoạch lớn do cá chình thuộc đối tượng dễ 
nuôi, ít rủi ro, nguồn thức ăn tươi sống sẵn có, 
dễ đánh bắt hoặc mua tại địa phương với giá rẻ, 
thị trường tiêu thụ trong nước nói riêng và xuất 
khẩu rộng lớn.
106 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 8: Những thuận lợi của mô hình nuôi cá chình 
Nội dung N=30 % Xếp hạng
Kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ quản lí 27 90,0 1
Điều kiện tự nhiên thích hợp 23 76,7 2
Lợi nhuận cao 19 63,3 3
Ít rủi ro 16 53,3 4
Thức ăn dễ tìm, sẵn có 12 40,0 5
Thị trường tiêu thụ lớn 8 26,7 6
*Xếp hạng theo mức độ quan trọng của các thuận lợi đề cập: 1= rất thuận lợi.....6= rất ít thuận lợi hơn
Bên cạnh những thuận lợi thì mô hình nuôi 
cá chình tại Cà Mau còn gặp nhiều khó khăn 
(Bảng 9), chủ yếu là giá con giống cao, còn 
nhiều hộ thiếu vốn đầu tư vào chi phí con giống 
nên mô hình nuôi còn nhỏ lẻ, không tận dụng 
hết diện tích nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, 
thời gian nuôi dài, nguồn thức ăn chủ yếu là cá 
tạp nên chi phí thức ăn cho một vụ nuôi còn khá 
cao đồng nghĩa với lợi nhuận sẽ giảm đi, nguồn 
con giống không chủ động, còn phụ thuộc vào 
thị trường, giá cá thương phẩm có nhiều biến 
động theo mùa nên người dân chịu nhiều sức 
ép từ thương lái về giá, một số nhỏ hộ nuôi mới 
thành lập gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, thiếu 
kinh nghiệm trong quá trình sản xuất.
Bảng 9: Những khó khăn của mô hình nuôi cá chình 
Nội dung N=30 % Xếp hạng
Giá con giống cao 29 96,7 1
Thời gian nuôi dài 25 83,3 2
Chi phí thức ăn tự nhiên cao 23 76,7 3
Không chủ động được nguồn con giống 18 60,0 4
Bị thương lái ép giá 13 43,3 5
Kỹ thuật nuôi còn hạn chế 7 23,3 6
*Xếp hạng theo mức độ quan trọng của các khó khăn đề cập: 1= rất khó khăn .....6= rất ít khó khăn hơn
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
4.1. Kết luận
Hộ nuôi cá chình có tổng diện tích trung 
bình là 4.720±2.850 m²/hộ, diện tích ao nuôi 
trung bình là 438±41,2 m²/ao, độ sâu ao trung 
bình là 1,6±0,3 m/ao.
Cá chình giống được thả nuôi chủ yếu từ 
tháng 5 đến tháng 8, trung bình thời gian cho 
một vụ nuôi cá chình thương phẩm là 16,9±4,20 
tháng, kích cỡ con giống trung bình khoảng 
65,2±0,5 g/con, mật độ thả trung bình là 1,1 
con/m². Tỉ lệ sống đạt 92,5±2,2%, năng suất 
trung bình đạt 105±15,8 kg/100m².
Chi phí bình quân cho một vụ nuôi khoảng 
11,5±2,0 triệu đồng/100 m²/vụ và thu nhập 
trung bình khoảng 38,9±7,40 triệu đồng/100m²/
vụ, với lợi nhuận bình quân 26,5±6,9 triệu 
đồng/100 m²/vụ. Tỉ suất lợi nhuận đạt 2,3±0,6 
Nghề nuôi cá chình thương phẩm tại tỉnh 
Cà Mau đạt được lợi nhuận tương đối cao, có 
tiềm năng mở rộng quy mô, bên cạnh đó cũng 
còn gặp nhiều khó khăn chủ yếu là vốn đầu tư 
107TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
lớn và không chủ động được nguồn con giống 
vì vậy còn nhiều hộ nuôi sản xuất chưa thật sự 
hiệu quả.
4.2. Đề xuất 
Quy hoạch lại vùng nuôi nhằm ổn định đầu 
ra cho người dân, tập huấn, nâng cao trình độ kỹ 
thuật cho người nuôi.
Cần nghiên cứu ương giống cá chình tại địa 
phương để chủ động được nguồn giống và giảm 
giá thành sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Quốc Việt và Trần Ngọc Hải, 2008. Một số khía 
cạnh kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi cá chình 
(Anguilla sp.) ở Cà Mau. Tạp chí khoa học, Trường 
Đại học Cần Thơ. 2008 (2) 198-204.
Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010. 
Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các mô 
hình nuôi thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp 
chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 2010:14 
222-232. 
Nguyễn Thanh Long và Trần Ngọc Hải, 2014. Các 
khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi 
cá chình hoa (Anguilla Marnorata) ở tỉnh Cà Mau. 
Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 2014: 
31 93-97.
Tiêu Minh Luân, Lâm Ngọc Bửu, Lê Hoàng Bảo, Đào 
Bá Cường, 2014. Hiện trạng nuôi cá chình thương 
phẩm ở Cà Mau và Bạc Liêu. Báo cáo chuyên 
đề, Trường Đại học Cần Thơ
STATUS OF TECHNICAL AND ECONOMICAL ASPECTS OF ELL 
(Anguilla marmorata) POND CULTURE IN CA MAU PROVINCE
Ly Van Khanh1*
ABSTRACT
This study was conducted from February 2016 to April 2016 through interviewing 30 households 
in Ca Mau province. This study is to analysis technicial and economical aspects and to identify ad-
vantages and disadvantages of the eel culture in ponds. The result showed that the average area of 
eel pond was 438±41.2 m² and stocking density of 1.08±0.01 ind/m². Fingerling size was 17.4±0.52 
g/ind, the fish were fed with trash-fish. After culture period of 16.9±4.20 months, the eel reached 
1.63±0.51 kg/ind with survival rate of 92.5±2.16%. The average yield was 105±15.8 kg/100 m². 
Total cost of farm eel was 11.5±2.03 million VND/100 m²/crop and gross return was 38.9±7.40 
million VND/100 m²/crop and net return was 26.5±6.90 million VND/100 m²/crop. However, there 
were several challenges for the culture, especially high production cost and shortage of eel seed due 
to mainly relying on the wild caught with hight seed price.
Keywords: Anguilla marmorata, Ca Mau, cost-benefit, techniques
Người phản biện: TS. Phan Thanh Lâm
Ngày nhận bài: 25/11/2016
Ngày thông qua phản biện: 13/12/2016
Ngày duyệt đăng: 05/01/2017
1 College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University.
* Email: lvkhanh@ctu.edu.vn

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_ky_thuat_va_tai_chinh_cua_mo_hinh_nuoi_ca_chinh_a.pdf