Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên

Tóm tắt

Nguồn lợi thủy sản trên đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên tương đối đa dạng và phong phú.

Nhưng hiện nay số hộ, ngư cụ, nghề hoạt động khai thác quá mức; nguồn lợi sinh vật và điều

kiện sống của các loài thủy sản trong đầm đang bị suy giảm nghiêm trọng. Chính vì vậy, áp lực

khai thác lên diện tích mặt nước đầm là rất lớn, cần phải có những giải pháp cấp bách quản lý

chặt chẽ để duy trì nguồn lợi và bảo vệ môi trường đầm cho phát triển bền vững.

Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 1

Trang 1

Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 2

Trang 2

Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 3

Trang 3

Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 4

Trang 4

Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 5

Trang 5

Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 6

Trang 6

Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 7

Trang 7

Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 8

Trang 8

Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 9

Trang 9

Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5020
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên

Hiện trạng khai thác thủy sản ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên
- Cửa hom có tác dụng dẫn cá vào trong 
đăng đồng thời hạn chế cá quay trở ra. 
 - Lưới chuồng là nơi nhốt cá sau khi đã 
vào đăng. 
 Năng suất trung bình mỗi một vàng 
đăng khoảng 0,05 - 0,15 kg tôm, cá mỗi 
ngày. Hàng năm, trên đầm Ô Loan sản 
lượng nghề đăng đạt tới 16 tấn (bảng 4.4). 
Nghề đáy 
 Đáy là ngư cụ dùng để khai thác các 
loài thủy sản theo nguyên lý lọc nước lấy 
thủy sản, nghề này dựa vào con nước dòng 
của thủy triều, kết hợp với dòng chảy sông 
từ trong đầm ra biển hoặc sự dâng lên của 
thủy triều. 
 Vì nghề đáy hoạt động tùy con 
nước, nên ngư dân sống về nghề này làm 
việc quanh năm, hoạt động chủ yếu vào ban 
82 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
đêm, lúc con nước ròng chảy mạnh, cá mới 
“đóng” nhiều. Mùa Xuân Hè con nước ròng 
mạnh nhất vào lúc 2 - 4 giờ sáng. Mùa Thu 
Đông con nước sớm hơn thường vào lúc 10 
- 12 giờ khuya. Những ngày đêm trong 
tháng khai thác được nhiều tôm, cá là ngày 
“chính nước’’, thường từ ngày mồng một 
đến ngày mồng sáu và từ mười lăm đến hai 
mươi âm lịch hàng tháng có nước chảy 
mạnh. Các ngày khác trong tháng dòng 
chảy chậm nên ít cá đóng hơn. 
 Một vàng đáy có dạng như cái vợt 
phóng đại gồm hai miệng. Miệng dưới là 
nơi chứa tôm cá, miệng trên là nơi tôm cá 
bị dòng nước cuốn vào. Phần miệng dưới 
thường là một giỏ mây bịt đáy. Chu vi của 
miệng trên mỗi vàng đáy đo được 32 sải 
(mỗi sải trung bình đạt 1,5 m); còn miệng 
dưới có đường kính trung bình 16 cm. 
Khoảng cách thân của hai miệng sải dài 18 
sải, có cấu trúc lưới khác nhau. Một phần 
ba thân trên có mắt lưới 9 mm, một phần ba 
thân giữa 7 mm và một phần ba thân cuối 6 
mm. Riêng phần miệng dưới có mắt lưới 
nhỏ nhất khoảng 1 mm. Như vậy nghề đáy 
cũng đánh bắt luôn cả cá và tôm nhỏ. 
 Đáy thường đón tôm, cá khi thủy 
triều lên, xuống, lúc triều đứng thu miệng 
dưới đáy lấy tôm cá lên thuyền hoặc thu cả 
đáy nếu không muốn hoạt động tiếp. 
 Năng suất trung bình mỗi một vàng 
đáy khoảng 0,06 - 0,17 kg tôm, cá mỗi 
ngày. Hàng năm, trên đầm Ô Loan sản 
lượng nghề đáy đạt tới 21 tấn (bảng 4.4). 
4.1.4. Thành phần lao động tham gia khai 
thác tại đầm 
 Thành phần lao động tham gia khai 
thác tại đầm có trình độ học vấn khá thấp 
56,11% trình độ cấp I, trình độ cao nhất là 
cấp III chỉ chiếm 3,28% (hình 4.1). Phần 
lớn lao động khai thác tại đầm không được 
đào tạo về nghề. Ngư dân chỉ khai thác theo 
bản năng, kinh nghiệm, sự học hỏi từ thế hệ 
đi trước. Chính điều này đã dẫn tới những 
hạn chế, khó khăn trong kỹ thuật, thời gian, 
ngư cụ đánh bắt; và những hướng dẫn, tập 
huấn của uỷ ban nhân dân xã, uỷ ban nhân 
dân huyện đến với ngư dân. 
56,11
40,61
3,28
Chưa phổ cập tiểu học
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Trường dạy nghề
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Lao động tham gia khai thác tại đầm chủ yếu có độ tuổi 45 - 60 tuổi 43,23% và 18 - 
45 tuổi 40,61%; độ tuổi dưới 18 khai thác tại đầm rất ít 3,28% (hình 4.2). Số lao động được 
phỏng vấn là những người có kinh nghiệm đi đánh bắt từ 10 - 15 năm. 
Hình 4.1. Tỷ lệ trình độ học vấn thành phần lao động KT tại đầm năm 2015 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 15 * 2017 83 
3,28
40,61 
43,23
12,88
Dưới 18 tuổi
18-45 tuổi
45-60 tuổi
Trên 60 tuổi
4.1.5. Năng suất, sản lượng khai thác 
Giai đoạn 2010 - 2015, sản lượng 
khai thác trên đầm ngày một gia tăng năm 
2010 là 250 tấn/năm, và 2015 đạt 340 
tấn/năm. Số lượng nghề tăng lên 263 ngư cụ, 
cụ thể năm 2010 là 6.430 ngư cụ đến 2015 là 
6.693 ngư cụ; cường độ khai thác cao 2010: 
700 lần/năm; 2015: 900 lần/năm nhưng năng 
suất lại giảm 2010 năng suất tối đa 2,5 
kg/ngư cụ/ngày; 2015: 1,5 kg/ngư cụ/ngày 
(bảng 4.5). 
Bảng 4.5. Năng suất, sản lượng KT ở đầm Ô Loan từ năm 2010 - 2015 
STT Năm Ngư cụ 
Tần số hoạt động 
(lần/năm) 
Năng suất 
(kg/ngư cụ/ngày) 
Sản lượng 
(tấn) 
1 2010 6.430 750 0,5 - 2,5 250 
2 2011 6.420 750 0,5 - 2,5 260 
3 2012 6.740 800 0,5 - 1,5 300 
4 2013 6.682 950 0,5 - 1,5 350 
5 2014 6.673 950 0,5 - 2,0 370 
6 2015* 6.693 900 0,5 - 1,5 340 
(Nguồn: Điều tra 2015* và báo cáo KT-XH các xã quanh đầm Ô Loan) 
Sản lượng năm 2015 suy giảm so với 
năm 2014 là 30 tấn/năm, từ 370 tấn/năm còn 
340 tấn/năm. Theo ngư dân đến năm 2015, 
hiện tượng cát từ biển đưa vào đã tích tụ lại 
phía cửa đầm rất lớn, chính vì vậy đã xảy ra 
hiện tượng bồi lấp cửa đầm (nơi lưu thông 
giữa đầm và biển). Hơn nữa, theo ngư dân 
“nếu như năm nào xảy ra mưa, lũ thì năng 
suất, sản lượng khai thác sẽ gia tăng do mưa, 
lũ làm gia tăng lượng nước trong đầm, khai 
thông cửa, xảy ra sự trao đổi, sự di chuyển 
của một số loài hải sản, sẽ làm tăng năng suất 
và sản lượng”. 
Vào mùa khô, mực nước trong đầm 
giảm thấp, cửa bị bồi lấp, mức độ ô nhiễm 
nguồn nước đầm do nước thải của nuôi 
trồng thủy sản (33,19% số phiếu trả lời), 
đưa đến sự suy giảm nguồn lợi trong đầm. 
Khi nghề nuôi tôm phát triển ở đầm, việc 
sử dụng các loại thuốc, hóa chất xử lý ao 
nuôi đã ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái 
và sự phát triển tự nhiên của nguồn lợi. 
Trong khi đó, một thời gian dài cửa Tân 
Quy bị bồi lấp, làm hạn chế việc trao đổi 
nước giữa đầm với biển nên môi trường 
nước không ổn định. Đây là điều báo động 
Hình 4.2. Tỷ lệ % độ tuổi của thành phần lao động KT tại đầm năm 2015 
84 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
cho các nhà quản lý nghề cá phải sớm có 
những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và 
phát triển nguồn lợi cũng như duy trì sự phát 
triển ổn định của hệ sinh thái đầm. 
Trong giai đoạn 2010 – 2015, theo 
nhận định của ngư dân nguồn lợi đánh bắt ở 
trong đầm không còn phong phú như trước, 
một số loài có giá trị kinh tế như sò huyết, 
lịch huyết, cá chẽm, cá mòi, ngày càng 
hiếm gặp, kích thước các loài đánh bắt 
ngày càng có xu hướng nhỏ hơn. Sự biến 
mất hoặc hiếm gặp của sò huyết, lịch huyết 
có 79,04% ngư dân nhận định, sản lượng 
đánh bắt cá đục, cá chẽm, cá lỵ, cá mòi, cá 
hồng, sò, điệp cũng giảm đi rất nhiều so với 
trước đây. 
Bảng 4.6. Thống kê năng suất, sản lượng 
khai thác thủy sản tại đầm so với 5 năm trước 
Ý kiến 
trả lời 
Năng suất Sản lượng 
Số 
phiếu 
Tỉ lệ 
% 
Số 
phiếu 
Tỉ lệ 
% 
Cao 
hơn 
31 
6,77 50 10,9 
Không 
đổi 
57 
12,45 67 14,6 
Thấp 
hơn 
352 
76,86 306 66,9 
Không 
biết 
18 
3,92 35 7,6 
 (Nguồn: Từ phiếu điều tra, 2015) 
Theo ngư dân năng suất và sản 
lượng khai thác hiện nay so với 5 năm 
trước là thấp hơn. Có 76,86% ý kiến ngư 
dân đồng ý năng suất giảm, và 66,09% hộ 
đồng ý sản lượng thấp hơn. Nguyên nhân 
chủ yếu là cửa đầm bị bồi lấp; môi trường 
đáy đầm ô nhiễm; khai thác bằng các ngư 
cụ hủy diệt. Tuy nhiên, có 6,77% số phiếu 
trả lời năng suất cao; và 10,9% lựa chọn 
sản lượng cao tại các Xã An Hòa, An Hiệp 
do vùng đầm thuộc các xã năm nay có xuất 
hiện tôm đất, cá rô phi (bảng 4.6). 
4.2. Giải pháp phát triển bền vững khai 
thác thủy sản tại đầm 
4.2.1. Khai thác hợp lý 
Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản 
là lấy đi một phần nguồn lợi, tương đương 
với sự gia tăng hàng năm của chúng, không 
gây tình trạng sinh vật mất khả năng khôi 
phục lại số lượng trong quần thể, đồng thời 
phải đảm bảo hiệu quả kinh tế cao cho sản 
xuất. Ngoài ra, trong ngư dân cần phải tuân 
thủ nghiêm ngặt Thông tư số 01/2000/TT- 
BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thủy Sản về 
kích thước tối thiểu, mắt lưới cho phép khai 
thác và Quyết định 1210/QĐ-UBND ngày 
15/07/2013, vùng, ngư cụ, thời gian khai 
thác. 
Về lao động: Hiện nay có 877 hộ dân 
tham gia khai thác tại đầm, bình quân 01 hộ 
có từ 3 - 4 lao động hoạt động cố định trong 
1,3 ha là quá nhỏ. Do vậy, cần giảm số hộ 
tham gia hoạt động khai thác và phân bố lại 
lực lượng này phù hợp với tiềm năng khai 
thác của đầm. Có thể chuyển đổi lao động 
khai thác thủy sản dư thừa sang nghề khai 
thác xa bờ đối với các hộ thuộc 02 xã An 
Hòa, An Hải, hỗ trợ kinh phí theo Quyết 
định 289/QĐ-TTg ngày 18/03/2008; Quyết 
định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010; 
Quyết định số 39/2011/QĐ-TTg ngày 
11/7/2011 và Quyết định số 38/2013/QĐ-
TTg ngày 26/6/2013 về sửa đổi, bổ sung 
Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 
13/7/2010. Hoặc chuyển đổi sang các nghề 
khác như nuôi trồng thủy sản biển, dịch vụ, 
phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công 
nghiệp, đảm bảo sinh kế cho họ. 
Về ngư cụ: Năm 2015 toàn đầm có 
tổng 6.693 ngư cụ với chài 470 chiếc, lưới 
1.550 tấm, đăng 1032 vàng, đáy 80 vàng và 
chấn 3.561 vàng. Tuy nhiên, diện tích mặt 
nước khai thác tự nhiên còn khoảng 1.000 
ha, trong đó nghề cố định đáy chiếm 0,8 ha, 
chấn 300 ha, đăng 361 ha. Còn lại khoảng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 15 * 2017 85 
338 ha là ngư trường hoạt động của 470 
chiếc chài, 1.550 tấm lưới và diện tích 
đường đò với chiều rộng 30 m. Chính vì 
vậy, áp lực khai thác ngư cụ lên diện tích 
mặt nước đầm là rất lớn, cần phải quản lý 
chặt chẽ không phát triển thêm các nghề. 
 Về thuyền bè: Số lượng thuyền thủ 
công 962 chiếc, thuyền máy 38 chiếc; mật 
độ hoạt động trên đầm khá cao, nhất là vào 
thời kỳ mùa khô, lượng nước trong đầm 
thấp nên phải chuyển số lượng thuyền máy 
đang hoạt động trên đầm và hỗ trợ kinh phí 
để họ tham gia khai thác vùng khơi. Như 
vậy giảm được tiếng ồn, ô nhiễm dầu do sự 
rò rỉ xăng nhớt, thau rửa của thuyền máy, 
đồng thời số hộ khai thác tại đầm cũng từ 
đó giảm theo. 
 Về thời vụ: Khai thác trong đầm diễn 
ra quanh năm với 3.561 vàng chấn, 80 vàng 
đáy, 1.550 tấm lưới, 1.032 vàng đăng, 470 
chiếc chài, hoạt động ngày, đêm cả trong 
mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên thời kỳ 
mùa khô trùng với thời gian sinh sản của 
các loài thủy sản. Do vậy, địa phương cần 
quy định mùa vụ khai thác cụ thể với một 
số loài thủy sản. Đồng thời, khoanh vùng 
khu vực được xem là nơi sinh sản, nuôi 
dưỡng con non như các bãi cỏ nước, cửa 
các sông đổ vào đầm, cửa đầm... Tạm 
ngừng khai thác đối với nghề đăng, chấn 
đảm bảo cho sự tái sản xuất của các đàn cá, 
động vật thủy sinh, bảo vệ các loài quý 
hiếm có nguy cơ tuyệt chủng xử lý nghiêm 
khắc hộ ngư dân khai thác vi phạm Thông 
tư số 01/2000/TT- BTS ngày 28/4/2000 của 
Bộ Thủy Sản và Nghị định số 
103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/2013 của 
Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm 
hành chính trong hoạt động thủy sản. 
4.2.2. Nâng cao nhận thức cộng đồng 
Việc tuyên truyền nâng cao nhận 
thức cho ngư dân về tầm quan trọng của 
nguồn lợi đã và đang tiến hành khá thường 
xuyên. Nhưng hình thức tuyên truyền chưa 
được phong phú, đa dạng, sự phối kết hợp 
giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các 
cơ quan thông tin tuyên truyền ở địa 
phương chưa chặt chẽ đồng bộ, thiếu sự chỉ 
đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Vì 
vậy, hiệu quả của công tác tuyên truyền 
mang lại chưa cao. 
Để gia tăng hiệu quả công tác tuyên 
truyền đến với ngư dân, cần thực hiện một 
số vấn đề sau: 
- Phòng Nông nghiệp, Trung tâm 
Khuyến nông Khuyến ngư, Chi cục Khai 
thác và Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản tổ chức 
tập huấn nâng cao nhận thức cho ngư dân 
về lợi ích của việc bảo vệ nguồn lợi, môi 
trường sống các loài thuỷ sản tại đầm. 
- Giáo dục trực tuyến: Xây dựng các 
chương trình truyền thông về công tác bảo 
vệ nguồn lợi thuỷ sản tại đầm trên các 
phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, 
đài Phát thanh, đài truyền hình, đài truyền 
thanh ở địa phương, cần đưa nội dung giáo 
dục về tầm quan trọng công tác bảo vệ 
nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sống. In 
ấn, phát hành các tranh, ảnh, áp phích, tài 
liệu để cổ động tuyên truyền về bảo vệ 
nguồn lợi thủy sản. Đưa công tác bảo vệ 
nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của 
các loài thuỷ sản vào chương trình giáo dục 
phổ thông của các trường. 
- Nhân rộng mô hình: Địa phương 
cần phối hợp với các trường, viện, cơ quan 
nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành thuỷ sản, 
thực hiện các đề tài liên quan đến điều tra 
nguồn lợi, dự báo ngư trường, chuyển giao 
các kết quả nghiên cứu áp dụng vào thực 
tiễn. Nhân rộng kết quả nghiên cứu sản 
lượng khai thác chính, nhân rộng các mô 
hình khai thác gắn với quản lý dựa vào 
cộng đồng để bảo vệ nguồn lợi, tạo sinh kế 
bền vững. Phối hợp với Sở Khoa học Công 
nghệ và chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu 
86 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
khoa học ở đầm Ô Loan (đã được thực hiện 
trong những năm gần đây) để tổ chức triển 
khai các nội dung vào thực tế. 
5. Kết luận và đề nghị 
Hiện nay, trên đầm có 5 loại nghề 
đang hoạt động khai thác tự nhiên là: chài, 
lưới, đăng, đáy và chấn. Trong đó, nghề 
chấn có số lượng lớn nhất 3561 vàng; nghề 
chài 470 chiếc, lưới 1.550 tấm, đăng 1.032 
vàng và nghề đáy có số lượng ít nhất 80 vàng. 
Trong giai đoạn 2010 - 2015, sản 
lượng khai thác tăng cụ thể: năm 2010 đạt 
250 tấn đến năm 2015 tăng lên 340 tấn, 
nhưng năng suất khai thác có chiều hướng 
suy giảm 2010: 2,5 kg/ngư cụ/ngày; đến 
năm 2015 còn 1,5 kg/ngư cụ/ngày. Điều đó 
chứng tỏ nguồn lợi thủy sản đang suy giảm. 
 Nguồn lợi thủy sản ở đầm bị suy 
giảm một phần cũng do sự lưu thông giữa 
đầm và biển bị hạn chế. Do vậy, cần khơi 
thông cửa đầm để tăng cường sự trao đổi 
nước giữa đầm và biển, tạo môi trường 
sống tốt nhất cho các loài hải sản 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1] Dự thảo báo cáo (2015), Quy hoạch khai thác thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá 
vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Sở nông nghiệp 
và phát triển nông thôn, Phú Yên. 
[2] Nguyễn Thị Phi Loan, Dương Thị Oanh (2014), “Tình hình khai thác và bảo vệ 
nguồn lợi thủy sản đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên”, Tạp chí Khoa học – Đại học Phú 
Yên, (số 5), tr 70-81. 
[3] Lê Thị Nguyện, Nguyễn Bắc Giang (2005), Tình hình khai thác nguồn lợi thủy sản 
vùng ven biển bắc Hải Vân và những hệ quả khi xây dựng khu bảo tồn biển Sơn Chà, 
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về đầm phá Thừa Thiên Huế, tr:406-414, Huế. 
 [4] Ủy ban nhân dân xã An Ninh Đông (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo 
kinh tế - xã hội, UBND xã An Ninh Đông. 
[5] Ủy ban nhân dân xã An Hải (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo kinh tế - 
xã hội, UBND xã An Hải. 
[6] Ủy ban nhân dân xã An Hòa (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo kinh tế - 
xã hội, UBND xã An Hòa. 
[7] Ủy ban nhân dân xã An Hiệp (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo kinh tế - 
xã hội, UBND xã An Hiệp. 
[8] Ủy ban nhân dân xã An Cư (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo kinh tế - 
xã hội, UBND xã An Cư. 
Abstract 
The current realities of fisheries in O Loan lagoon, Phu Yen province 
 The fishery resources in O Loan lagoon, Phu Yen province is quite diverse and 
abundant. But they have been currently overexploitated by a large number of local residents; 
Due to this problem, the biological resources and habitats of the aqua species in the lagoon 
have been severely reduced. Therefore, the exploitation pressure on the water surface area is 
now on an alarming rate, which requires urgent measures to be taken for effective management 
on maintaining the resources and environmental protection for sustainable development of the lagoon. 
Key words: Fisheries resources, aqua exploitation, O Loan lagoon 

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_khai_thac_thuy_san_o_dam_o_loan_tinh_phu_yen.pdf