Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Bài viết phân tích những tồn tại, hạn chế của việc giảng dạy tiếng Hán ở Việt

Nam trong bối cảnh tiếng Hán đã trở thành ngôn ngữ quốc tế ở 4 điểm sau: 1) mất cân

bằng về lượng và chất giữa các bậc học; 2) đội ngũ giáo viên thiếu và yếu; 3) tình trạng

sử dụng giáo trình lộn xộn; 4) xu hướng chọn ngành nghề của người học thay đổi. Để

nâng cao chất lượng dạy học tiếng Hán như một ngôn ngữ quốc tế thực sự, đáp ứng

nguồn nhân lực Hán ngữ ngày càng cao hiện nay, cần có một kế hoạch, chương trình

tổng thể và đồng bộ.

Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 1

Trang 1

Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 2

Trang 2

Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 3

Trang 3

Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 4

Trang 4

Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 5

Trang 5

Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 6

Trang 6

Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 7

Trang 7

Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 8

Trang 8

Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 9

Trang 9

Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 3880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
ường hiện nay đều tương đối cao, đa số phải từ thạc sĩ trở lên mới có cơ hội thi tuyển. 
Các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam số lượng giảng viên tương đối bão hòa, việc 
tuyển dụng hằng năm cũng tương đối cố định, trong khi các trường Tiểu học, Trung học cả 
số giáo viên và học sinh đã ít ỏi mà không phải năm nào cũng chiêu sinh, tuyển giáo viên. 
Do vậy, sau khi tốt nghiệp ra trường, rất ít sinh viên tìm được công việc đúng với ngành 
đào tạo, mà có trở thành giáo viên thì lương thấp, điều kiện làm việc hạn chế, nên nhiều 
người buộc phải chuyển nghề. Các sinh viên theo chuyên ngành phiên dịch có nhiều cơ hội 
hơn do ngày càng có nhiều công ty của Trung Quốc, Đài Loan, Singapore đến Việt Nam 
hợp tác, đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành phiên dịch còn có 
thể làm người dẫn chương trình truyền hình kênh tiếng Trung Quốc, biên phiên dịch cho 
các tòa soạn báo, hướng dẫn viên du lịch v.v 
2.4. Một số tồn tại và hướng giải quyết 
2.4.1. Tồn tại 
- Sự mất cân bằng giữa các cấp học 
Một trong những vấn đề nổi cộm trong hệ thống giảng dạy tiếng Trung Quốc tại Việt 
Nam là sự mất cân bằng giữa các cấp học. Có sự phân tầng khá rõ: tầng thứ nhất là giảng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019 
45 
dạy tiếng Trung Quốc bậc Tiểu học, Trung học, tầng giữa là giảng dạy tiếng Trung Quốc 
bậc Đại học, tầng trên cùng là giảng dạy tiếng Trung Quốc bậc Cao học, nghiên cứu sinh; 
song dễ nhận thấy là giảng dạy tiếng Trung Quốc bậc Đại học đang phát triển mạnh mẽ 
nhất, là trọng tâm của giảng dạy tiếng Trung Quốc ở Việt Nam, còn giảng dạy tiếng Trung 
Quốc ở bậc Tiểu học, Trung học lại rất yếu. 
Toàn quốc hiện có 44 trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành Tiếng Trung Quốc 
hoặc khoa Tiếng Trung quốc, quy mô dạy học lớn, tổng mỗi năm khoảng 3000 sinh viên, 
hình thức dạy học phong phú, đa dạng, nội dung đổi mới thường xuyên theo yêu cầu của 
xã hội. Trong khi đó, các trường Tiểu học, Trung học có giảng dạy tiếng Trung Quốc lại rất 
ít ỏi, toàn quốc có chưa đến 20 trường, với mô hình đào tạo đơn điệu, nội dung giảng dạy 
tương đối cố định, số lượng học sinh cũng không có sự gia tăng theo từng năm [5]. Ngày 
30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án Ngoại ngữ quốc gia 
số1400/QĐ-TTg giai đoạn 2008 - 2020, xác định việc giảng dạy ngoại ngữ (bao gồm tiếng 
Trung Quốc) tiêu chuẩn 10 năm giáo dục phổ thông [6]. Tuy nhiên, tính đến năm 2013, sau 
5 năm thực thi, những vấn đề liên quan đến việc giảng dạy tiếng Trung Quốc tại Việt Nam 
như thiết kế chương trình, kế hoạch tổng thể; xây dựng đội ngũ giảng dạy, đào tạo, bồi 
dưỡng giáo viên; thúc đẩy quảng bá thông tin liên quan đến các cuộc thi tiếng Trung Quốc 
v.v vẫn chưa thống nhất. Sự mất cân bằng trong hệ thống giảng dạy, hiện tượng “mạnh 
ai nấy lo” xét ở một góc độ nào đó, là hạn chế lớn của một chương trình, một nền giáo dục 
có tính vĩ mô, toàn diện [7]. 
- Đội ngũ giảng dạy thiếu và yếu 
Trước tiên, học hàm và học vị của đội ngũ giáo viên tiếng Trung Quốc của Việt Nam 
đang tương đối thấp. Năm 2004, không có bất kỳ Tiến sĩ nào, học vị cao nhất là Thạc sĩ. 
Đến nay, tình hình đã được cải thiện hơn rất nhiều. Theo thống kê, số giảng viên tiếng 
Trung Quốc có học vị Thạc sĩ đã khá nhiều, đặc biệt ở các khoa Tiếng Trung Quốc trong 
các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội đang có khoảng 20 Tiến sĩ, 24 nghiên cứu sinh tiến 
sĩ, chiếm 12% tổng số giáo viên, 152 Thạc sĩ, chiếm 76%, còn lại là cử nhân. 
Đáng chú ý là, hầu hết giảng viên tiếng Trung Quốc đều được đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ 
ở các trường đại học nổi tiếng ở Trung Quốc. Tỉ lệ Thạc sĩ học ở Trung Quốc chiếm 53%, 
tiến sĩ chiếm 79%. Sau hơn 10 năm nỗ lực, việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tiếng 
Trung Quốc của Việt Nam đã có những thành quả rõ rệt, nhưng vấn đề học hàm học vị 
chưa cao vẫn cần phải được coi trọng. Tính đến nay, trong đội ngũ giáo viên tiếng Trung 
Quốc vẫn chưa có Giáo sư, chỉ có 4 Phó Giáo sư và đều là giảng viên của trường ĐH 
Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội. 
Tiếp theo là sự mất cân đối tỉ lệ giữa giảng viên và sinh viên. Ngày 29 tháng 2 năm 
2007, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành văn bản số 1325/BGDDT-KHTC quy định tỉ lệ 
46 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
giảng viên/sinh viên tiêu chuẩn là 1/22. Tuy nhiên, đại đa số khoa Tiếng Trung Quốc và 
chuyên ngành Tiếng Trung Quốc của các trường đều chưa đáp ứng. Ngoài trường ĐH 
Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội có tỉ lệ 1/13, thì các trường khác thường dao động từ 
1/30 đến 1/40, như trường ĐH Hà Nội là 1/38, Học viện Ngoại giao 1/30, ĐH Kinh doanh 
công nghệ 1/42, cá biệt có những trường tỉ lệ rất cao 1/50 đến 1/60, như trường ĐH Sư 
phạm Hà Nội 2 là 1/60, ĐH Dân lập Phương Đông 1/52. Giáo dục đại học, cao đẳng ở 
Trung Quốc quy định tỉ lệ giảng viên/sinh viên, nếu 1/14 là ưu tú, 1/16 là tốt, 1/18 là đạt, 
nếu tỉ lệ vượt qua những mức quy định trên đều bị cảnh cáo. Như thế có thể thấy quy định 
của Việt Nam vẫn còn thấp hơn của Trung Quốc rất nhiều. 
Cùng với sự phát triển kinh tế, giáo dục đại học cao đẳng dần chuyển từ giáo dục tinh 
hoa sang giáo dục phổ cập; những thể chế đại học, cao đẳng không quan tâm đến hiệu suất 
rất khó thực hiện mục tiêu phổ cập này. Để bảo đảm chất lượng, từng bước đưa giáo dục 
đại học Việt Nam sánh kịp giáo dục đại học khu vực và quốc tế, cần chú trọng bổ sung 
nguồn lực giảng viên có trình độ cao. 
- Việc lựa chọn ngành học của sinh viên và ảnh hưởng tiêu cực của nó đến hệ thống 
dạy học tiếng Hán 
Cùng với sự biến đổi không ngừng của nhu cầu xã hội, hướng chọn ngành học và tìm 
việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên cũng có nhiều thay đổi. Trước đây, ngành sư 
phạm và nghề giáo viên luôn là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên ngoại ngữ, nhưng nay 
đã dần chuyển sang những ngành nghề mà xã hội có nhu cầu nhiều hơn là phiên dịch, kế 
toán, biên dịch, hướng dẫn viên du lịch... Sự thay đổi này, một mặt phản ánh nhu cầu xã 
hội đối với lao động có chuyên môn liên quan đến tiếng Hán, nhưng mặt khác cũng thể 
hiện những mặt hạn chế của ngành sư phạm và nghề giáo viên. Đây không chỉ là vấn đề 
cung cầu về lao động có liên quan đến tiếng Hán, mà ở một mức độ cao hơn, đó là vấn đề 
mất cân bằng trong phân công lao động xã hội. Tóm lại, để việc giảng dạy tiếng Hán 
như một ngôn ngữ quốc tế và có nhu cầu lớn đang trở thành một thách thức cần quan tâm, 
giải quyết. 
2.4.2. Hướng giải quyết 
- Xây dựng chiến lược tổng thể lâu dài dạy - học ngoại ngữ, trong đó có tiếng Hán 
1) Xây dựng mô hình dạy học tiếng Hán phù hợp 
Xây dựng một mô hình dạy học tiếng Hán lý tưởng của Việt Nam nên là mô hình 
“Kim tự tháp 3 tầng”, trong đó, tầng dưới cùng là giảng dạy tiếng Hán ở phổ thông, có quy 
mô lớn nhất, có tính chất là giáo dục theo xu thế phổ cập; tầng giữa là giáo dục đại học, có 
tính chất là giáo dục theo xu thế chuyên nghiệp, tầng trên cùng là đào tạo nghiên cứu sinh, 
có tính chất là giáo dục theo xu thế tinh hoa. Chỉ khi có được mô hình xác định như thế, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019 
47 
mới có thể giải quyết được những vấn đề mà giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam đang gặp 
phải như thiếu giáo viên, tìm việc của sinh viên tốt nghiệp, sự mất cân bằng của hệ thống 
giáo dục, khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, trước tiên chúng 
ta cần thực hiện được đúng chuẩn đào tạo ngoại ngữ 10 năm cho học sinh phổ thông như 
Đề án 1400/QĐ-TTg về việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai 
đoạn 2008 - 2020 đã đề ra, đưa tiếng Hán vào giảng dạy ở các bậc học sâu và rộng hơn. 
2) Xác định đúng mục tiêu đào tạo phù hợp nhu cầu thực tiễn 
Nhằm quy chuẩn hóa việc giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam, cần phải định ra mục tiêu 
đào tạo nguồn nhân lực Hán ngữ, cần có tiêu chuẩn về trình độ của học sinh, sinh viên tốt 
nghiệp các bậc học. Nhưng vì nhu cầu sử dụng lao động ở hai miền Nam Bắc ở Việt Nam 
là khác nhau, miền Nam thì cần nhiều lao động làm về các ngành nghề lao động thương 
mai dịch vụ, còn miền Bắc thì về giáo dục, biên dịch sách nên cũng cần phải căn cứ vào 
nhu cầu của từng khu vực để xác định mục tiêu đào tạo. 
3) Nâng cao mức ảnh hưởng trong quản lý của các Bộ, Ban ngành Chính phủ trong 
việc giảng dạy tiếng Hán 
Việc giảng dạy tiếng Hán không thể tách rời được việc quản lý giảm sát của các Bộ, 
Ban ngành Trung ương. Đề án 1400/QĐ-TTg về dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo 
dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 đã quy định rõ để thực hiện tốt đề án cần phải xây dựng 
Ban chỉ đạo trung ương bao gồm các lãnh đạo các Bộ, Ban ngành liên quan, do Bộ 
GD&ĐT chủ trì. Ban này có nhiệm vụ chỉ đạo và quản lý việc dạy và học ngoại ngữ trên 
cả nước. Chỉ khi có được những chỉ đạo mang tính quy hoạch chiến lược, sự kiểm soát về 
chất lượng các chỉ tiêu cứng mới có thể đạt được quy chuẩn. Tuy nhiên, Đề án lớn này cho 
đến nay đã không có hiệu quả thực chất, coi như thất bại và trách nhiệm là “không của 
riêng ai”. 
4) Nâng cao chính sách đãi ngộ cho giáo viên 
Nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng cuộc sống của giáo viên, để cho họ toàn tâm 
toàn ý tập trung vào công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cần phải nâng cao chế 
độ đãi ngộ cho giáo viên. Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh xã hội và 
ngay cả Bộ Giáo dục & Đào tạo cần quan tâm, nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho 
bộ phận này. 
- Tăng cường hợp tác giao lưu giáo dục Việt - Trung 
Cùng với việc không ngừng thúc đẩy hợp tác giao lưu toàn diện quan hệ hai nước 
Việt - Trung, cần đặc biệt chú trọng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Hiện theo chúng tôi, 
đã xuất hiện và có thể mở rộng hợp tác, phát triển việc giảng dạy thực chất Hán ngữ qua 
các hình thức sau: 
48 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Thứ nhất, nghiên cứu, cho phép thành lập các học viện Khổng Tử ở Việt Nam 
Tính đến năm 2013, đã có 440 học viện Khổng Tử được xây dựng ở 115 quốc gia và 
vùng lãnh thổ. “Học viện Khổng Tử triển khai các hoạt động giảng dạy tiếng Hán và giao 
lưu hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục văn hóa Trung Quốc với nước ngoài, các hạng mục 
phục vụ gồm: giảng dạy tiếng Hán, bồi dưỡng giáo viên tiếng Hán, cung cấp các tài 
nguyên giảng dạy tiếng Hán, tổ chức thi năng lực tiếng Hán và cấp chứng chỉ chuẩn năng 
lực giáo viên tiếng Hán, tư vấn và cung cấp các thông tin về giáo dục văn hóa Trung Quốc, 
triển khai các hoạt động giao lưu văn hóa Trung Quốc với nước ngoài”. Thực tế đã chứng 
minh, sự phát triển của các học viện Khổng Tử trên thế giới để phát huy tác dụng đại diện. 
Những dịch vụ cung cấp bởi các học viện Khổng Tử có thể bù đắp những thiếu hụt về giáo 
viên, giáo trình và tài nguyên dạy học của việc dạy và học tiếng Hán ở Việt Nam. Thông 
qua nhiều năm nỗ lực thương lượng, học viện Khổng Tử đầu tiên ở Việt Nam đã được 
thành lập tháng 10 năm 2013, trụ sở đặt ở Đại học Hà Nội. Sự kiện này là cột mốc đánh 
dấu bước tiến vượt bậc trong hợp tác giao lưu giáo dục giữa hai nước Việt - Trung. 
Thứ hai, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế giữa các trường đại học cao 
đẳng Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đào tạo 
Từ khi hai nước Trung - Việt bình thường hóa quan hệ, Trung Quốc đã thiết lập quan 
hệ hợp tác với hàng chục trường đại học cao đẳng ở Việt Nam. Nội dung hợp tác chủ yếu 
bao gồm liên kết đào tạo sinh viên chuyên ngành tiếng Hán, giáo viên tiếng Hán; căn cứ 
vào nhu cầu của Việt Nam để cử giáo viên người Trung Quốc sang hỗ trợ những trường 
cao đẳng đại học ở Việt Nam để thành lập các khoa chuyên ngành tiếng Trung. 
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt - Trung không chỉ giúp giải quyết vấn đề “bốn 
không ba thiếu” (không chính sách, không tiêu chuẩn, không đề cương, không hệ thống; 
thiếu giáo viên, thiếu giáo trình, thiếu giáo học pháp) mà ở mức độ cao hơn nó còn đóng 
góp lớn, thúc đẩy giao lưu hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt - Trung. 
3. KẾT LUẬN 
Hệ thống giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam hiện nay đang bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế 
cần nhanh chóng khắc phục. Bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng đặt ra 
cho mỗi dân tộc, quốc gia nhu cầu tiếp cận văn hóa, ngôn ngữ của các dân tộc khác để 
tạo tiền đề, cơ hội cho sự giao lưu, hợp tác, cùng phát triển. Việc học tiếng Hán ở Việt Nam 
đã có quá trình, nền tảng. Những gián đoạn trước đây và tồn tại, hạn chế hiện nay có thể 
được khắc phục nếu có sự thay đổi trong nhận thức, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và 
các Bộ, Ban ngành, đặc biệt Bộ Giáo dục & Đào tạo. Hi vọng trong thời gian tới Hán ngữ 
sẽ lại được giảng dạy vừa như một thứ ngôn ngữ quốc tế thông dụng, vừa như một khía 
cạnh ngôn ngữ văn hóa truyền thống, có nhiều tương đồng tương quan ở Việt Nam. 
(Nghiên cứu này được tài trợ từ nguồn kinh phí Khoa học Công nghệ của Trường Đại học Sư phạm 
Hà Nội 2 cho Đề tài Khoa học cấp trường, mã số C.2018.40) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019 
49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Kỳ Nam (1998), “Khái quát tình hình giảng dạy tiếng Hán tại Việt Nam”, Giảng dạy 
tiếng Hán trên thế giới, số 3. 
2. Nguyễn Hoàng Anh (2012), “Những tình hình mới của việc giảng dạy tiếng Hán tại Việt 
Nam”, Hán ngữ Quốc tế, số 2. 
3. Nguyễn Lê Quỳnh Hoa (2012), “Điều tra tình hình giảng dạy tiếng Hán trong các trường đại 
học tại Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hồ Nam. 
4. Wang Jin (2013), “Giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Thủ 
đô Bắc Kinh. 
5. Wei Jin Hai (2004), “Hiện trạng giảng dạy tiếng Hán trong các trường đại học ở Việt Nam”, 
Tạp chí khoa học Đại học dân tộc Quảng Tây, số 5. 
6. Wu Ying Hui (2009), Nghiên cứu sự phát triển của việc giảng dạy tiếng Hán tại Việt Nam, 
, số 5. 
7. Wu Ying Hui (2013), L ý luận và phương pháp quảng bá tiếng Hán quốc tế, - Nxb Đại học 
Dân tộc Trung Ương, Bắc Kinh. 
8. Wei Dun Kai (2009), “L ý thuyết thiết kế thượng tầng và sự phát triển của các trường đại học”, 
Giáo dục đại học ở Trung Quốc, số 22. 
9. Yang Qing (2011), “Sự phát triển bùng nổ của tiếng Hán tại Thái Lan và những gợi ý đối với 
thiết kế thượng tầng của các quốc gia khác”, Tạp chí khoa học Đại học dân tộc Tây Nam, số 2. 
10. Cẩm nang tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 (2013), - Nxb Giáo dục, Việt Nam. 
CURRENT SITUATION OF THE TEACHING AND LEARNING 
CHINESE IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF GLOBALIZATION 
Abstract: This research analyzed current problems of the teaching and learning Chinese 
in Vietnam in the context of Chinese as an international language. The paper focused on 
four main points: 1) the imbalance in quality and quantity among educational levels, 2) 
the shortage as well as weakness of the teachers, 3) the inconsistency in coursebooks use, 
4) the dramatic change in the tendency of choosing majors and jobs after graduation of 
the students. In order to improve teaching and learning quality of Chinese as an 
international language to serve the need of current workforce, it is crucial to design s 
systematic project with thorough and consistent plans. 
Keywords: Teaching Chinese in Vietnam, current situation, existing problems. 

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_day_hoc_tieng_han_tai_viet_nam_trong_boi_canh_toa.pdf