Hệ thống cấp, thoát nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ven biển

Tóm tắt: Tôm thẻ chân trắng hiện nay là đối tượng nuôi chủ lực của các tỉnh khu vực ven biển Bắc

Trung bộ. Với năng suất đạt trung bình 10 – 20 tấn/ha/vụ, lợi nhuận thu được từ 600 triệu đến 1000

triệu/ha/vụ, nhiều vùng đất bạc màu, hoang hóa đã trở thành “đất vàng” cho nghề nuôi tôm. Thực

tiễn cho thấy bên cạnh những thành công vẫn còn nhiều yếu tố bất cập: Quy hoạch, xây dựng cơ sở

hạ tầng vùng nuôi không đồng bộ; các hộ nuôi nhỏ lẻ, tự phát và thiếu kinh nghiệm trong bố trí hệ

thống cấp, thoát nước; các khu nuôi không bố trí các ao chứa xử lý nước cấp, nước thải mà hệ lụy

gây nên là môi trường đất, nước bị ô nhiễm, dịch bệnh lây lan nhiều dẫn đến rủi ro cao trong nuôi

trồng và phá vỡ hệ sinh thái ven biển.

Nội dung bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp bố trí hệ thống cấp, thoát nước

cho cho khu nuôi vùng triều và khu nuôi trên cát với 4 trường hợp: (1) Mô hình có kênh cấp và

kênh tiêu riêng biệt có ao lắng và ao xử lý bố trí tập trung; (2) Mô hình nuôi bố trí ao trữ lắng tập

trung, ao xử lý phân tán; (3) Mô hình nuôi bố trí ao lắng và ao xử lý phân tán; (4) Ao trữ, lắng

phân tán và ao xử lý tập trung. Nghiên cứu sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh

và hướng tới sản xuất nuôi trồng bên vững, có khả năng nhân rộng cho nhiều vùng khác.

Hệ thống cấp, thoát nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ven biển trang 1

Trang 1

Hệ thống cấp, thoát nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ven biển trang 2

Trang 2

Hệ thống cấp, thoát nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ven biển trang 3

Trang 3

Hệ thống cấp, thoát nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ven biển trang 4

Trang 4

Hệ thống cấp, thoát nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ven biển trang 5

Trang 5

Hệ thống cấp, thoát nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ven biển trang 6

Trang 6

Hệ thống cấp, thoát nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ven biển trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 11380
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống cấp, thoát nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ven biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống cấp, thoát nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ven biển

Hệ thống cấp, thoát nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ven biển
ứ 
chưa đưa ra được những kết quả nghiên cứu cụ 
thể để có thể áp dụng những quy trình kỹ thuật 
cũng như quy trình quản lý vận hành các hệ thống 
cấp, thoát nước phục vụ nuôi trồng thủy sản nói 
chung và tôm thẻ chân trắng vùng Bắc Trung Bộ 
nói riêng một cách bền vững. Chính vì vậy đề tài 
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, công nghệ 
xử lý và cấp, thoát nước (mặn, ngọt) chủ động 
cho các khu nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung 
vùng ven biển Bắc Trung Bộ” đã được bộ đặt 
hàng. Nội dung được giới thiệu dưới đây là một 
phần trong kết quả nghiên cứu của đề tài, nhóm 
tác giả trình bày các giải pháp bố trí hợp lý hệ 
thống cấp, thoát nước cho khu nuôi tôm thẻ chân 
trắng. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 
và phỏng vấn thu thập thông tin 
Điều tra hiện trạng hạ tầng cấp, thoát nước và 
xử lý nước các vùng nuôi tại 6 tỉnh Bắc Trung 
bộ, phỏng vấn lấy ý kiến trực tiếp người sản 
xuất, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý. Thu 
thập các tài liệu từ các cơ quan ban ngành, báo 
chí, Internet Từ đó phân tích, đánh giá qua đó 
rút ra bài học từ những thành công, thất bại 
trong quá trình nuôi. 
2.2. Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn 
lọc kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án 
có liên quan. 
2.3. Phương pháp chuyên gia: Phối hợp với 
các chuyên gia có kinh nghiệm phân tích, đánh 
giá những bài học thành công, thất bại trong bố trí 
hệ thống Thủy lợi nội đồng cho các loại hình nuôi 
tôm của thế giới và Việt Nam, qua đó đề xuất giải 
pháp, bố trí hệ thống cấp, thoát nước phù hợp và 
có khả năng nhân rộng trong vùng theo hướng 
phát triển bền vững. 
2.4. Phương pháp, nguyên tắc bố trí mặt bằng 
(1) Qui hoạch khu nuôi phải phù hợp với: Qui 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của 
vùng; Qui hoạch thủy lợi; Qui hoạch phát triển 
thủy sản của địa phương, vùng; Không phá vỡ 
môi trường sinh thái ven biển, cửa sông, rừng 
ngập mặn; Không vi phạm hành lang bảo vệ đê; 
Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn 
từng vùng và đề án tái cơ cấu ngành. 
(2) Hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải 
phải: Phù hợp với đặc thù của từng vùng, từng 
khu vực và tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh 
tế khác cùng phát triển; Bảo vệ môi trường sinh 
thái; Tận dụng tối đa nguồn nước mặt gồm nước 
mặn, lợ và nước ngọt, hạn chế sử dụng nước 
ngầm, lựa chọn những nơi có nguồn nước chất 
lượng tốt; Không ảnh hưởng hoặc xâm nhập mặn 
đối với các đối tượng sản xuất nông nghiệp khác, 
các vùng đất cận kề; Tùy theo điều kiện tự nhiên 
từng vùng để bố trí hệ thống tiêu, thoát và xử lý 
nước thải không ảnh hưởng lẫn nhau, nên bố trí 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 50 - 2018 3
hệ thống cấp, thoát riêng biệt và xa nhau; Qui 
hoạch phải xét đến biến đổi khí hậu và hiện 
tượng thời tiết cực đoan, Hệ thống thủy lợi phải 
mềm dẻo, linh hoạt để đáp ứng trong trường hợp 
chuyển đổi mục đính sản xuất và đối tượng nuôi 
trồng. 
(3) Lựa chọn vị trí khu nuôi: 
- Nuôi vùng triều: Chọn vị trí khu nuôi lợi dụng 
tốt nhất được thủy triều để cấp và thoát nước tự 
chảy, chất lượng nước đảm bảo theo yêu cầu 
nuôi. Cao trình khu nuôi phụ thuộc vào biên độ 
dao động của thủy triều, bố trí để mực nước 
trong ao nuôi thấp hơn cao trình đỉnh triều, đáy 
ao cao hơn chân triều để thuận lợi cho cấp thoát 
nước tự chảy. Đối với khu vực Bắc Trung Bộ 
biên độ dao động của thủy triều từ 2,5 đến 3,2m 
thuận lợi cho việc cấp và thoát nước tự chảy. 
Đối với khu nuôi ngoài đê bờ bao phải cao hơn 
đỉnh triều cường tối thiểu 1,2m và phải được gia 
cố chắc chắn tránh bão, gió, sóng biển. 
- Nuôi trên cát: Vùng nuôi trên cát phải là nơi 
có mặt bằng tương đối bằng phẳng, nằm ở vùng 
cao triều, trên cao triều không chịu ảnh hưởng 
trực tiếp của thủy triều. Ao nuôi được xây dựng 
trên nền bãi cát hoặc pha cát, đáy ao được gia cố 
bằng bạt hoặc vật liệu chống thấm khác để giữ 
được nước thường xuyên trong ao. Có đáy ao cao 
hơn đỉnh triều thuận lợi cho việc tiêu thoát 
nước, chủ động lấy nước bằng động lực(máy 
bơm). Nguồn nước mặn, lợ phải đảm bảo chất 
lượng không bị ô nhiễm công nghiệp, nông 
nghiệp và sinh hoạt. Đảm bảo các chỉ tiêu theo: 
QCVN 02-19:2014/BNN&PTNT về chất lượng 
nước cấp và nước thải nuôi tôm. Bố trí gần nơi 
có khả năng cung cấp nước ngọt. Khu nuôi có 
thể ngoài đê hoặc trong đê và phải đảm bảo 
ngoài hanh lang bảo vệ đê sông, biển (thượng 
lưu cánh đê 100m, hạ lưu cách đê 200m theo 
pháp lệnh đê điều). Khu nuôi thường được bố 
trí cạnh rừng phòng hộ ven biển trên nhưng bãi 
cát vì vậy khi chọn vị trí xây dựng không làm 
ảnh hưởng đến rừng phòng hộ. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Kết quả bố trí hệ thống cấp, thoát nước 
cho khu nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung 
vùng triều vùng ven biển Bắc Trung bộ 
(1) Mô hình có kênh cấp và kênh tiêu riêng 
biệt có ao lắng và ao xử lý bố trí tập trung 
- Sơ đồ mặt bằng bố trí như hình 1 
Đây là khu nuôi tập trung có diện tích từ 2ha đến 
vài chục ha, khu nuôi có đặc điểm như sau: 
+ Hệ thống kênh cấp, thoát bố trí riêng biệt 
+ Ao trữ lắng tập trung: có diện tích tối thiểu 
bằng 15% diện tích khu nuôi 
+ Ao xử lý nước thải tập trung: có diện tích tối 
thiểu bằng 10% diện tích khu nuôi 
+ Cấp nước từ ao trữ, lắng vào ao nuôi bằng tự 
chảy kết hợp động lực 
Hình 1. Sơ đồ mặt bằng bố trí khu nuôi ao trữ, 
lắng cấp và ao xử lý tập trung 
- Qui trình cấp nước: Cống/Tram bơm đầu 
mối - Kênh cấp chính – ao trữ lắng tập trung – 
Cống / máy bơm - Kênh cấp thứ cấp – máy 
bơm/ cống cấp ao nuôi 
- Qui trình tiêu: Ao nuôi – cống tiêu ao nuôi – 
kênh tiêu nhánh – kênh tiêu chính – ao xử lý tập 
trung – công tiêu chính 
- Ưu, nhược điểm 
+ Ưu điểm: Loại sơ đồ bố trí này sẽ tiện cho 
việc quản lý tập trung, dễ kiểm soát được chất 
lượng nước cấp, nước thải cũng như vấn đề dịch 
bệnh, hệ thống công trình nội đồng ít, tiết kiệm 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 50 - 2018 4
đất. 
+ Nhược điểm: Để xử lý nước cấp thoát được 
tập trung thì các ao nuôi phải thống nhất cao 
về thời vụ sản xuất, con giống và chăm sóc; 
Quy mô công trình xử lý lớn, thời gian xử lý 
lâu. 
- Áp dụng: Thích hợp cho các khu nuôi của các 
doanh nghiệp có một chủ đầu tư hoặc các khu 
nuôi có diện tích vừa phải, không thích hợp đối 
với các vùng nuôi mà các ao nuôi được giao 
thầu cho các hộ dân. 
(2) Mô hình nôi bố trí ao trữ lắng tập trung, 
ao xử lý phân tán: 
- Sơ đồ mặt bằng bố trí như hình 2 
- Khu nuôi có đặc điểm: 
+ Hệ thống kênh cấp, thoát bố trí riêng biệt 
+ Ao trữ tập trung có nhiêm vụ cấp nước cho 
toàn bộ các ao nuôi 
+ Ao xử lý có thể riêng cho từng ao hoặc từng 
cụm ao nuôi được xử lý trước khi thải ra ngoài 
kênh thoát 
Hình 2: Mặt bằng bố trí khu nuôi ao chứa, 
 xử lý nước cấp bố trí tập trung, ao xử lý 
nước thải bố trí phân tán 
- Qui trình cấp nước: Cống / Tram bơm đầu 
mối - Kênh cấp chính – ao trữ lắng tập trung – 
Cống / máy bơm - Kênh cấp thứ cấp – máy 
bơm/ cống cấp ao nuôi 
- Qui trình tiêu: Ao nuôi – cống tiêu ao nuôi – 
ao xử lý nước thải – cống tiêu ao xử lý - kênh 
tiêu nhánh – kênh tiêu chính – cống tiêu chính 
- Ưu, nhược điểm 
+ Ưu điểm: Quản lý được chất lượng và chủ 
động trong việc cấp nước, các hộ nuôi không 
cần phải thống nhất về thời vụ và con giống. 
+ Nhược điểm: Quy mô công trình xử lý nước 
cấp lớn, thời gian xử lý lâu. Việc quản lý nguồn 
thải và dịch bệnh sẽ khó khăn nếu các hộ nuôi 
không tự giác xử lý nước thải theo đúng quy 
trình. 
- Áp dụng: Cho hợp tác xã nuôi trồng hoặc các 
tổ nuôi trồng, các ao nuôi được giao thầu cho 
các hộ dân. 
(3) Mô hình nuôi bố trí ao lắng và ao xử lý 
phân tán 
- Sơ đồ mặt bằng bố trí hình 3 
- Đặc điểm của khu nuôi: 
+ Hệ thống kênh cấp, thoát bố trí riêng biệt 
+ Ao trữ lắng phân tán cho từng ao hoặc một 
cụm ao nuôi nhỏ trong khu có nhiệm vụ cấp 
nước các ao nuôi 
+ Ao xử lý có thể riêng cho từng ao hoặc từng 
cụm ao nuôi được xử lý trước trước khi tháo ra 
kênh thoát 
Hình 3: Mặt bằng bố trí khu nuôi ao chứa xử 
lý nước cấp, ao xử lý nước thải bố trí phân tán 
- Qui trình cấp nước: Cống /Tram bơm đầu mối 
- Kênh cấp chính – kênh cấp nhánh – Cống / máy 
bơm cấp ao xử lý - Ao xử lý – cống cấp ao nuôi 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 50 - 2018 5
– ao nuôi 
- Qui trình tiêu : Ao nuôi – cống tiêu ao nuôi – 
ao xử lý nước thải – cống tiêu ao xử lý - kênh 
tiêu nhánh – kênh tiêu chính – cống tiêu chính 
- Ưu, nhược điểm: 
+ Ưu điểm: Quản lý được chất lượng nước đầu 
vào; các hộ nuôi chủ động về thời vụ 
+ Nhược điểm: Công trình nội đồng nhiều, tốn 
đất, khó kiểm soát được chất lượng nước và dịch 
bệnh. Ngoài ra đòi hỏi tất cả các hộ dân đều phải 
có kỹ thuật xử lý nước. 
- Áp dụng: Thích hợp với tình trạng sở hữu đất 
phổ biến hiện nay ở các vùng bãi bồi ven biển (các 
ao nuôi được giao thầu cho các hộ dân). 
(4) Ao trữ, lắng phân tán và ao xử lý tập 
trung: 
- Sơ đồ mặt bằng bố trí hình 4 
- Đặc điểm của khu nuôi: 
+ Hệ thống kênh cấp, thoát bố trí riêng biệt 
+ Ao trữ, lắng phân tán cho từng ao hoặc một 
cụm ao nuôi nhỏ trong khu có nhiệm vụ cấp 
nước các ao nuôi 
+ Ao xử lý tập trung cho toàn bộ khu nuôi hoặc 
từng cụm ao nuôi được xử lý trước khi tháo ra 
kênh thoát 
Hình 4: Mặt bằng bố trí khu nuôi ao chứa 
xử lý nước cấp bố trí phân tán, ao xử lý nước 
thải bố trí tập trung 
- Qui trình cấp nước: Cống / Tram bơm đầu mối 
- Kênh cấp chính – kênh cấp nhánh – Cống / máy 
bơm cấp ao xử lý - Ao xử lý – cống cấp ao nuôi 
– ao nuôi 
- Qui trình tiêu: Ao nuôi – cống tiêu ao nuôi – 
kênh tiêu nhánh – kênh tiêu chính – Ao xử lý 
nước thải - cống tiêu chính 
- Ưu, nhược điểm: 
+ Ưu điểm: Quản lý được chất lượng nước đầu 
vào; các hộ nuôi chủ động về thời vụ, kiểm soát 
được chất lượng nước thải trước khi thải ra ngoài. 
+ Nhược điểm: Công trình nội đồng nhiều, tốn 
đất; quy mô công trình xử lý nước thải lớn. 
- Áp dụng: Cho hợp tác xã nuôi trồng hoặc các 
tổ nuôi trồng, các ao nuôi được giao thầu cho 
các hộ dân (nhà nước hỗ trợ xây dựng hệ thống 
xử lý nước thải) 
3.2. Kết quả bố trí hệ thống cấp, thoát nước 
cho khu nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung 
trên cát vùng ven biển Bắc Trung bộ 
Tương tự khu nuôi vùng triều khu nuôi trên cát 
cũng có 4 trường hợp bố trí. 
(1) Mô hình nuôi thâm canh bố trí ao trữ, 
lắng và ao xử lý tập trung: 
Mô hình này bố trí ao trữ, lắng và ao xử lý tập 
trung vào một tiểu khu như vậy thuận lợi cho 
việc quản lý và kiểm soát chất lượng nước cấp 
cũng như nước thải và kiểm soát dịch bệnh. 
Đây là mô hình được đầu tư qui mô và tốn kém 
phù hợp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và 
hộ sản xuất lớn. Sơ đồ tổng thể bố trí như hình 
5 
- Qui trình cấp nước: Tram bơm đầu mối – Ao 
chứa tập trung – Máy bơm – Đường ống dẫn 
nước – Đường ống chia nước ao nuôi – ao nuôi 
- Qui trình tiêu: Ao nuôi – Ống tiêu thoát đáy 
– Hố ga thu nước – đường ống tiêu chung/ kênh 
tiêu nhánh – kênh tiêu chính – Ao xử lý nước 
thải – đường ống tháo ra biển 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 50 - 2018 6
Hình 5. Bố trí khu nuôi trên cát có ao trữ, 
lắng tập trung và ao xử lý phân tán 
(2) Mô hình nuôi thâm canh bố trí ao trữ, 
lắng cấp tâp trung và ao xử lý phân tán: 
Mô hình bố trí ao trữ, lắng và xử lý nước cấp 
tập trung cho tất cả các ao nuôi. Nước cấp lần 
đầu được cấp luân phiên nên diện tích ao trữ tối 
thiểu 15% diện tích khu nuôi. Ao xử lý nước 
thải phân tán theo từng ao nuôi có diện tích tối 
thiểu 10% diên tích ao nuôi 
Sơ đồ khu nuôi được bố trí như hình 6 
Hình 6. Bố trí khu nuôi trên cát có ao trữ, 
lắng tập trung và ao xử lý phân tán 
- Qui trình cấp nước: Tram bơm đầu mối – Ao 
chứa tập trung – Máy bơm – Đường ống dẫn 
nước – Đường ống chia nước ao nuôi – ao nuôi 
- Qui trình tiêu: Ao nuôi – Ống tiêu thoát đáy 
– Hố ga thu nước – đường ống thoát nước sang 
ao xử lý - Ống tiêu ao xử lý - kênh tiêu nhánh – 
kênh tiêu chính – Biển 
(3) Mô hình nuôi thâm canh bố trí ao trữ, lắng 
cấp và ao xử lý phân tán: 
Sơ đồ khu nuôi được bố trí như hình 7 
Hình 7 . Bố trí khu nuôi có ao trữ, 
lắng và ao xử lý phân tán 
Mô hình này quản lý khá phức tạp và đòi hỏi 
các ao phải được gia cố tốt để tránh thẩm thấu 
nước thải từ ao xử lý sang ao nuôi và khó kiểm 
soát được dịch bệnh. Mô hình này ít, áp dụng 
đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ. 
- Qui trình cấp nước: Tram bơm đầu mối – 
đường ống dẫn nước chính – đường ống cấp 
nước ao chứa – Máy bơm – ao nuôi 
- Qui trình tiêu: Ao nuôi – Ống tiêu thoát đáy 
– Hố ga thu nước – đường ống thoát nước sang 
ao xử lý - Ống tiêu ao xử lý - kênh tiêu nhánh – 
kênh tiêu chính – Biển 
(4) Mô hình nuôi thâm canh bố trí ao trữ, 
lắng cấp phân tán và ao xử lý tập trung: 
Mô hình này được áp dụng cho những khu có nhu 
cầu thay nước ít hoặc không thay nước do đó diện 
tích ao trữ, lắng nhỏ mà bố trí phân tán thì sẽ tốn 
kém cả về diện tích và kinh phí đầu tư. 
Sơ đồ khu nuôi được bố trí như hình 8 
- Qui trình cấp nước: Tram bơm đầu mối – 
đường ống dẫn nước chính – đường ống cấp 
nước ao chứa – Máy bơm – ao nuôi 
- Qui trình tiêu: Ao nuôi – Ống tiêu thoát đáy 
– Hố ga thu nước – đường ống tiêu chung/ kênh 
tiêu nhánh – kênh tiêu chính – Ao xử lý nước 
thải – đường ống tháo ra biển 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 50 - 2018 7
Hình 8. Bố trí khu nuôi có ao trữ, lắng phân 
tán và ao xử lý tập trung 
4. KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp bố 
trí mặt bằng cho khu nuôi vùng triều và trên cát 
đồng bộ từ cấp, thoát và xử lý nước phù hợp với 
điều kiện từng vùng trong đó đã đưa ra nhiều mô 
hình để lựa chọn, áp dụng cho khu nuôi. 
Cụ thể bố trí hệ thống cấp thoát nước cho khu 
nuôi vùng triều và khu nuôi trên cát với 4 
trường hợp: 
- Mô hình có kênh cấp và kênh tiêu riêng biệt 
có ao lắng và ao xử lý bố trí tập trung 
- Mô hình nôi bố trí ao trữ lắng tập trung, ao xử 
lý phân tán: 
- Mô hình nuôi bố trí ao lắng và ao xử lý phân tán 
- Ao trữ, lắng phân tán và ao xử lý tập trung: 
Kết quả này đã được kiểm nghiệm bằng các mô 
hình nuôi thực tế, phù hợp với điều kiện tự 
nhiên, định hướng phát triển và điều kiện kinh 
tế xã hội của từng vùng, có tính khả thi cao, hiệu 
quả kinh tế và có khả năng nhân rộng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản của 6 tỉnh đến 2020 
[2] Dự án: “Quy hoạch tổng thề phát triển ngành NTTS Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 
đến năm 2030”, 2012. Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản. 
[3] Hà Lương Thuần, 2007 -2010. Đề tài cấp Nhà nước: KC-07-06 “Nghiên cứu các giải pháp 
kỹ thuật công trình thủy lợi phục vụ NTTS tại các vùng sinh thái khác nhau” - Viện Khoa 
học Thủy lợi Việt Nam; 
[4] Phạm Văn Song (2009): “Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc tách rời kênh cấp nước, thoát 
nước trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản”, Báo cáo chính đề tài cấp cơ sở, Viện khoa học 
Thủy lợi Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_cap_thoat_nuoc_cho_nuoi_tom_the_chan_trang_vung_ven.pdf