Giáo trình Vẽ kỹ thuật

* Mục tiêu

- Hoàn chỉnh bản vẽ một chi tiêt máy đơn giản với đầy đủ nội dung theo yêu cầu của

tiêu chuẩn Việt Nam: Kẻ khung bản vẽ, kẻ khung tên, ghi nội dung khung tên, biểu diễn các

đường nét, ghi kích thước. khi được cung cấp bản vẽ phác của chi tiết

- Dựng các đường thẳng song song, vuông góc với nhau; chia đều một đoạn thẳng

bằng thước và êke; bằng thước và compa

- Vẽ độ dốc và độ côn

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật.

1- CÁC TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BẦY BẢN VẼ KỸ THUẬT

1.1- TIÊU CHUẨN VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT

Những bản vẽ kỹ thuật dùng trong ngành chế tạo cơ khí gọi chung là bản vẽ cơ

khí. Bản vẽ cơ khí được vẽ theo những quy định thống nhất, các quy định này được

nhà nước thông qua và ban hành gọi là tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ kỹ thuật.

Tiêu chuẩn nhà nước được ký hiệu bằng các chữ TCVN kèm theo đó ghi số hiệu

tiêu chuẩn và năm ban hành tiêu chuẩn đó.

- Những tiêu chuẩn chung về trình bày bản vẽ của nước ta được in trong tập “Hệ

thống tài liệu thiết kế”

1.2- KHÁI NIỆM VỀ TIÊU CHUẨN

Tiêu chuẩn là những điều khoản, chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho một hoặc một

nhóm đối tượng nhằm đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu đã đề ra.

Tiêu chuẩn thường do một tổ chức có đủ khả năng về chuyên môn, kỹ thuật,

nghiệp vụ soạn thảo và đề xuất, sau đó phải được tổ chức cấp cao hơn xét duyệt và

công bố.

Mỗi nước đều có hệ thống tiêu chuẩn riêng của mình.

Mỗi tiêu chuẩn dều mang tính pháp lý kỹ thuật, mọi cán bộ kỹ thuật phải nghiêm

túc áp dụng.

1.3- KHỔ GIẤY

Mỗi bản vẽ được thực hiện trên khổ giấy nhỏ nhất đảm bảo độ chính xác cần

thiết. Ký hiệu và kích thước của tờ giấy đã xén và chưa xén lấy theo dẫy chính ISO - A

của TCVN 7285 : 2003 (1) cho trong bảng 1.1. Các khổ giấy này gồm khổ A0 có diện

tích bằng 1 m2 và các khổ giấy được chia ra từ khổ A0.

Bảng 1.1 - Kích thước của các tờ giấy đã xén, chưa xén và vùng vẽ

Giáo trình Vẽ kỹ thuật trang 1

Trang 1

Giáo trình Vẽ kỹ thuật trang 2

Trang 2

Giáo trình Vẽ kỹ thuật trang 3

Trang 3

Giáo trình Vẽ kỹ thuật trang 4

Trang 4

Giáo trình Vẽ kỹ thuật trang 5

Trang 5

Giáo trình Vẽ kỹ thuật trang 6

Trang 6

Giáo trình Vẽ kỹ thuật trang 7

Trang 7

Giáo trình Vẽ kỹ thuật trang 8

Trang 8

Giáo trình Vẽ kỹ thuật trang 9

Trang 9

Giáo trình Vẽ kỹ thuật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 110 trang xuanhieu 9720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vẽ kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Vẽ kỹ thuật

Giáo trình Vẽ kỹ thuật
 97 
2- BẢN VẼ LẮP 
2.1 – NỘI DUNG BẢN VẼ LẮP 
- Hình biểu diễn: Các hình biểu diễn của bản vẽ lắp thể hiện đầy đủ hình dạng và 
kết cấu của bộ phận lắp, vị trí tương đối và quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết trong bộ 
phận lắp. 
- Kích thước: Các kích thước ghi trên bản vẽ lắp là những kích thước cần thiết 
cho việc lắp ráp và kiểm tra, nó bao gồm: 
+ Kích thước quy cách thể hiện đặc tính cơ bản của bộ phận lắp. 
+ Kích thước khuôn khổ là kích thước 3 chiều của bộ phận lắp xác định độ lớn 
của bộ phận lắp. 
+ Kích thước lắp ráp là kích thước thể hiện quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết trong 
bộ phận lắp. 
+ Kích thước lắp đặt là kích thước thể hiện quan hệ giữa bộ phận lắp này với bộ 
phận lắp khác. 
+ Kích thước giới hạn thể hiện phạm vi hoạt động của bộ phận lắp. 
- Yêu cầu kỹ thuật: Bao gồm những ký hiệu và tên gọi các chi tiết, phương pháp 
lắp ghép, những thông số cơ bản thể hiện cấu tạo và cách làm việc của bộ phận lắp, 
điều kiện nghiệm thu và quy tắc sử dụng 
- Bảng kê: Bảng kê bao gồm ký hiệu và tên gọi các chi tiết, số lượng và vật liệu 
của chi tiết, những chỉ dẫn khác của chi tiết như môđun, số răng của bánh răng, số hiệu 
tiêu chuẩn và các kích thước cơ bản của chi tiết tiêu chuẩn. 
- Khung tên: Bao gồm tên gọi của bộ phận lắp, ký hiệu bản vẽ, tỷ lệ, họ và tên, 
chức năng của những người có trách nhiệm đối với bản vẽ. 
- Khung tên: Bao gồm tên gọi của bộ phận lắp, ký hiệu bản vẽ, tỷ lệ, họ và tên, 
chức năng của những người có trách nhiệm đối với bản vẽ. 
2.2 – CÁC QUY ƯỚC BIỂU DIỄN TRÊN BẢN VẼ LẮP 
- Trên bản vẽ lắp ráp không nhất thiết phải biểu diễn đầy đủ các phần tử của các 
chi tiết, cho phép không vẽ các phần tử như cà mép vát, góc lượn, rãnh thoát dao, khía 
nhám, khe hở trong mối ghép. 
- Nếu có một số chi tiết cùng loại giống nhau thì cho phép chỉ vẽ một chi tiết còn 
các chi tiết cùng loại khác được vẽ đơn giản. 
- Những chi tiết có cùng vật liệu giống nhau được hàn hoặc gán lại với nhau, thì 
ký hiệu vật liệu trên mặt cắt và hình cắt của chúng vẽ giống nhau nhưng vẫn kẻ đường 
giới hạn giữa các chi tiết đó bằng nét liền cơ bản. 
- Những bộ phận có liên quan với bộ phận lắp được biểu diễn bằng nét liền mảnh 
và ghi các kích thước xác định vị trí giữa chúng với nhau. 
 98 
- Cho phép biểu diễn riêng một số chi tiết hay phần tử của chi tiết, của bộ phận 
lắp trên các hình biểu diễn này có ghi chú tên gọi và tỷ lệ hình vẽ. 
2.3 – CÁCH ĐỌC BẢN VẼ LẮP 
2.3.1- Yêu cầu khi đọc bản vẽ lắp 
- Hiểu được hình dạng kết cấu, nguyên lý làm việc và công dụng của bộ phận 
(nhóm bộ phận hay sản phẩm) mà bản vẽ đã thể hiện. 
- Hiểu rõ hình dạng từng chi tiết và quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết đó. 
- Hiểu cách tháo, lắp và yêu cầu kỹ thuật của bộ phận lắp ghép. 
2.3.2- Trình tự đọc bản vẽ 
* Tìm hiểu chung: Trước hết đọc nội dung khung tên các yêu cầu kỹ thuật, phần 
thuyết minh để bước đầu có khái niệm sơ bộ về nguyên lý làm việc và công dụng của 
bộ phận lắp. 
* Phân tích hình biểu diễn: Đọc các hình biểu diễn của bản vẽ, hiểu rõ phương 
pháp biểu diễn và nội dung biểu diễn, hiểu rõ tên gọi của từng hình biểu diễn, vị trí các 
mặt phẳng cắt của các hình cắt và mặt cắt các phương chiếu của các hình chiếu phụ và 
hình chiếu riêng pầhn, sự liên quan giữa các hình biểu diễn. Sau khi đọc các hình biểu 
diễn ta có thể hình dung được các hình dạng của bộ phận lắp. 
* Phân tích các chi tiết: Ta lần lượt phân tích từng chi tiết, căn cứ vào số vị trí 
trong bảng kê để đối chiếu với số vị trí trên các hình biểu diễn và dựa vào các ký hiệu 
vật liệu giống nhau trên mặt cắt để xác định phạm vi của từng chi tiết ở trên các hình 
biểu diễn. Khi đọc cần dùng cách phân tích hình dạng để hình dung các chi tiết. Phải 
hiểu rõ tác dụng của từng kết cấu của mỗi chi tiết, phương pháp lắp nối và quan hệ lắp 
ghép giữa các chi tiết. 
* Tổng hợp: Sau khi đã phân tích các hình biểu diễn phân tích từng chi tiết, cần 
tổng hợp lại để hiểu một cách đầy đủ toàn bộ bản vẽ lắp. 
Khi tổng hợp cần trả lời được một số vấn đề sau: 
- Bộ phận lắp có công dụng gì? Nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? 
- Mỗi hình biểu diễn thể hiện phần nào của bộ phận lắp. 
- Các chi tiết lắp với nhau như thế nào? Dùng loại mối ghép gì? 
- Cách tháo và lắp bộ phận lắp đó như thế nào? 
2.4 – VẼ TÁCH CHI TIẾT TỪ BẢN VẼ LẮP 
Vẽ tách chi tiết là bản vẽ chi tiết từ bản vẽ lắp. Quá trình vẽ tách chi tiết từ bản vẽ 
lắp được thực hiện như sau: 
- Trước hết phải hình dung đầy đủ hình dạng của chi tiết trên bản vẽ lắp, tốt nhất 
là vẽ ra được hình chiếu trục đo của nó. 
- Dự kiến chọn vị trí biểu diễn hình chiếu chính và các hình biểu diễn khác cần 
thiết cho chi tiết. Những phương án biểu diễn của chi tiết không nên sao cho lại các 
 99 
hình biểu diễn trong bản vẽ lắp mà phải căn cứ vào đặc điểm cáu tạo và hình dạng của 
chi tiết mà chọn phương án tốt nhất. 
- Bản vẽ chi tiết phải thể hiện đầy đủ các kết cấu của chi tiết mà trong bản vẽ lắp 
không thể hiện rõ như mép vát, rãnh thoát dao 
- Kích thước được đo trực tiếp trên bản vẽ lắp. Những kích thước lắp ghép, 
những kích thước của kết cấu trên chuẩn thì phải đối chiếu với bảng tiêu chuẩn để xác 
định. 
- Căn cứ theo tác dụng của chi tiết và yêu cầu của thiết kế để xác định độ nhám 
bề mặt và yêu cầu kỹ thuật khác. 
2.5 – BÀI TẬP ÁP DỤNG 
Đọc bản vẽ lắp Êtô. 
- Tìm hiểu chung: Đọc khung tên và bảng kê, ta biết tên gọi của bộ phận lắp là 
Êtô. Êtô bao gòm 11 chi tiết được lắp ghép với nhau. 
- Phân tích hình biểu diễn: Bản vẽ bao gồm 3 hình chiếu cơ bản, 1 hình chiếu 
riêng phần của chi tiết 2, một mặt cắt dời của đầu trục 8 và một hình trích của ren. 
Hình cắt đứng là hình biểu diễn chính. Mặt phẳng cắt của hình cắt đứng là mặt phẳng 
đối xứng song song với mặt phẳng chính. Trên hình cắt này trục 8 và ốc vít 3 quy định 
không bị cắt. 
+ Hình cắt đứng thể hiện hình dạng bên trong và kết cấu của Êtô, vị trí tương đối 
và quan hệ lắp ghép của các chi tiết của Êtô. Nghiên cứu hình dạng biểu diễn này, ta 
có thể biết được nguyên lý hoạt động của Êtô. Phân tích được sự liên quan giữa các chi 
tiết 8 với các chi tiết khác ta sẽ biết được kết cấu và hoạt động của Êtô. 
+ Hai đầu của trục 8 được lắp với 2 lỗ của thân Êtô. Phần ren ở giữa của trục 8 ăn 
khớp với ống dẫn 9. Khi trục 8 quay, ốc 9 sẽ chuyển động tính tiến làm cho má động 
chuyển động theo. Ốc dẫn 9 được cố định với má động bằng ốc vít 3. Như vậy 2 má 
của Êtô sẽ kẹp chặt hoặc không kẹp chặt chi tiết gia công tuỳ theo chuyển động quay 
tròn thuận chiều hay ngược chiều của trục 8. 
+ Hình chiếu từ trái là hình chiếu kết hợp với hình cắt, vị trí mặt phẳng cắt B–B 
ghi trên hình chiếu đứng, mặt phẳng này cắt qua trục của ốc vít 3. Hình cắt B-B cho ta 
thấy quan hệ lắp ghép giữa má động 4, mã tĩnh 1, ốc 3 và ống dẫn 9, theo quy ước vẽ 
hình cắt ốc 3 là chi tiết đặc, nên không bị cắt. 
+ Hình chiếu từ trên thể hiện hình dạng ngoài của Êtô, hình dạng của má động, 
má tĩnh. Trên hình chiếu này có hình cắt riêng phần thể hiện mối ghép đinh vít (3 mối 
ghép đinh vít khác cùng loại được thể hiện bằng nét chấm ghạch). 
+ Hình chiếu riêng phần theo hướng nhìn A là hình chiếu cạnh của tấm kẹp 2 
(trên bản vẽ lắp cho phép biểu diễn riêng từng chi tiết). Bên cạnh hình chiếu đứng có 
mặt cắt dời thể hiện hiện hình dạng đầu trục 8 (phần này sẽ lắp với tay quay để quay 
trục 8). Hình trích I vẽ với tỷ lệ 2:1 thể hiện hình dạng và kích ren hình vuông của 
trục 8. 
 100 
- Phân tích chi tiết: Trước hết theo số thứ tự ghi trong abngr kê, ta đối chiếu với 
các số vị trí tương đối trên hình biểu diễn và theo các đường gióng ta tìm vị trí từng 
chi tiết kết hợp với quy ước vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt (đường gạch gạch của từng 
1 chi tiết kể giống nhau) ta xác định phạm vi hình biểu diễn của chi tiết. 
Các chi tiết lắp ghép với nhau có chi tiết ở trong, có chi tiết ở ngoài, chúng che 
khuất lẫn nhau. 
- Tổng hợp: Sau khi phân tích các hình biểu diễn và phân tích các chi tiết ở trên 
bản vẽ, tổng hợp lại để hiểu sâu thêm và hiểu đầy đủ toàn bộ bản vẽ lắp. 
Trình tự lắp Êtô như sau: Trước hết lắp 2 tấm kẹp 2 vào má động và má tĩnh bằng 
4 vít 10 rồi đặt má động lên má tĩnh. Luồn ốc 9 qua khoang rỗng của má tĩnh để lắp 
với má động, dùng ốc 3 vặn vào lỗ ren của ốc 9 ( chưa nên vặn chặt). Lồng vòng đệm 
11 vào trục 8 rồi lắp trục vào má tĩnh (lắp từ phải sang). Vặn trục 8 để phần ren ăn 
khớp với phần ren của ốc 9. Đầu trái của trục luồn qua lỗ bên phải của má tĩnh. Sau đó 
lắp vòng đệm 5 vào đầu trục bên trái, lắp vòng chặn 7 và dùng chốt 6 cố định vòng 7 
với đầu trục. Cuối cùng điều chỉnh ốc 3, sao cho trục 8 chuyển động một cách dễ dàng. 
Muốn tháo dời các chi tiết của Êtô ta làm ngược lại trình tự ở trên. 
Các kích thước 210, 136 và 60 là kích thước khuôn khổ của Êtô. 
Cách kích thứơc 11 của lỗ và 116 là kích thước lắp đặt. Với các kích thước này, 
người ta sẽ chọn các bu lông và xác định các vị trí của chúng đặt trên máy công cụ. 
3- SƠ ĐỒ CỦA MỘT SỐ HỆ THÓNG TRUYỀN ĐỘNG 
Các máy móc hiện nay làm việc bằng tổ hợp các hệ thống truyền động cơ khí, hệ 
thống điện, hệ thống thuỷ lực v.v... 
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu nguyên lý và quá trình hoạt động của các hệ 
thống đó người ta dùng các bản vẽ sơ đồ. 
- Sơ đồ được vẽ bằng các đường nét đơn giản, những hình biểu diễn quy ước của 
các cơ cấu, các bộ phận được quy định trong các tiêu chuẩn. Chúng được vẽ theo dạng 
hình chiếu vuông góc hay hình chiếu trục đo. 
3.1 – SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ 
3.1.1- Quy ước biểu diễn 
Các ký hiệu quy ước của hệ thống truyền động cơ khí được quy định trong 
TCVN 15 - 85. 
- Hình vẽ của sơ đồ động được vẽ theo dạng khai triển, nghĩa là tất cả các trục, 
các cơ cấu được quy định vẽ khai triển trên cùng một mặt phẳng. 
- Ví dụ : Cơ cấu truyền động bánh răng gồm 3 trục I, II, III. Sơ đồ động của cơ 
cấu này biểu diễn bằng hình chiếu trục đo như hình (H5-63a). 
- Sơ đồ động biểu diễn bằng hình chiếu vuông góc như hình (H5-63b) trong sơ đồ 
này trục III được xem như quay về cùng mặt phẳng với trục I và II. 
 101 
- Các phần tử được đánh số lần lượt theo thứ tự truyền động bằng chữ số ả 
rập. 
- Các trục được đánh số bằng chữ số La mã. 
a) Sơ đồ truyền động dạng h.c.tr. điện áp b) Sơ đồ truyền động dạng h.c.v.g. 
(H5-63) 
3.1.2 - Các ký hiệu quy ước 
Bảng 11-1 : Trình bày một số ký hiệu, quy ước trong sơ đồ hệ thống truyền động 
cơ khí. 
A
A
 102 
Bảng 5-3 
(Trích TCVN 15 - 85) 
Tên gọi Hình dạng Ký hiệu 
Các loại trục, thanh truyền 
Ổ trượt 
Ổ lăn 
Khớp nối đàn hồi 
Bộ ngàm có vấu 1 phía 
Khớp an toàn 
Tay quay 
Truyền động bằng răng 
Bánh răng trụ (răng thẳng) 
 103 
(Bảng 5-3) 
Tên gọi Hình dạng Ký hiệu 
Bánh răng côn (răng thẳng) 
Bánh vít - trục vít 
Bánh răng - thanh răng 
Chuyển động bằng đai phẳng 
Chuyển động bằng xích 
(Ký hiệu chung không chỉ rõ loại) 
Phanh má 
 Lò xo 
 104 
3.2 – SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG KHÍ NÉN – THỦY LỰC 
3.2.1 - Quy ước biểu diễn 
- Sơ đồ hệ thống thuỷ lực, khí nén trình bày nguyên lý làm việc và sự liên hệ giữa 
các khí cụ, các thiết bị của hệ thống thuỷ lực, khí nén. 
- Các khí cụ và thiết bị của hệ thống được đánh số thứ tự theo dòng chảy, chữ số 
viết trên giá ngang của đường gióng. 
- Các đường ống được đánh số thứ tự riêng, chữ số viết cạnh đường gióng (không 
có giá). 
3.2.2- Các ký hiệu quy ước 
Hình 5-65 là sơ đồ nguyên lý của hệ thống thuỷ lực cung cấp có dung dịch làm 
nguội các chi tiết gia công trên máy cắt gọt. 
(H 5- 65) Sơ đồ hệ thống cung cấp dung dịch làm nguội. 
- Dung dịch từ thùng chứa 1 chảy qua bộ lọc 2 (1) đến bơm bánh răng 3, rồi chảy 
qua van 4 để đến bộ phận làm nguội. 
- Sau khi làm nguội, dung dịch chảy vào thùng chứa 5 và qua bộ lọc 2 (2) để trở 
về thùng chứa 1. 
- Khi không cần làm nguội thì đóng van 4. 
- Nếu đóng van 4 mà van 3 vẫn làm việc thì áp suất dung dịch sẽ tăng lên, lúc đó 
van bảo hiểm 6 mở và dung dịch lại chảy về thùng chứa 1. 
 105 
Hình 11-3 là sơ đồ nguyên lý hệ thống thiết bị cung cấp khí nén cho dụng cụ khí 
động. 
- Khí trời qua bình 1, đến máy nén khí 2 
- Khí nén từ máy nén 2 qua bộ lọc 3 (1), qua van một chiều 4 để đến bình chứa 5. 
- Bình chứa sẽ chứa khí nén có một áp suất P1 nhất định. 
- Khí nén có áp suất P1 từ bình chứa qua bộ lọc 3 (2) và qua van điều tiết 6 sẽ hạ 
xuống áp suất P2. 
- Nhờ van điều khiển 7, khí nén có áp suất P2 sẽ cung cấp cho động cơ khí động 
8. Động cơ này sẽ làm chuyển động các dụng cụ khí động. 
- Để khống chế áp suất khí nén trong bình chứa 5, người ta dùng van bảo hiểm 9. 
- Qua van 9, một phần khí nén sẽ thoát ra ngoài khí trời. 
- Van một chiều 4 làm cho khí nén không đi ngược trở lại, khi máy nén khí 2 
ngừng làm việc. 
(H 5-66) Sơ đồ hệ thống cung cấp khí nén 
 106 
Bảng 5-5 trình bày một số ký hiệu quy ước trong sơ đồ hệ thống thuỷ lực, khí 
nén. 
(Bảng 5-5) 
KÝ HIỆU QUY ƯỚC MỘT SỐ KHÍ CỤ VÀ THIẾT BỊ HỆ THỐNG THUỶ LỰC 
KHÍ NÉN 
Tên gọi Ký hiệu quy ước 
1. Dòng chảy dung dịch 
2. Dòng chảy của khí 
3. Thùng chứa 
4. Bình trữ năng (thuỷ lực, khí nén) 
5. Bình chứa 
6. Bộ lọc 
7. Bộ tách nước hoặc dầu 
8. Bộ lọc và tách 
9. Bộ gom khí trời 
10. Van điều chỉnh 
- Thường đóng 
- Thường mở 
11. Van hạn chế áp suất 
12. Van điều áp 
P1
P2
P1
 107 
Tên gọi Ký hiệu quy ước 
13. Van một chiều 
14. Bơm thuỷ lực (không điều chỉnh 
được) 
15. Máy nén khí 
16. Động cơ thuỷ lực (không điều chỉnh 
được) 
17. Động cơ khí nén quay 
18. Xilanh với pít tông đĩa 
19. Bơm bánh răng 
20. Bơm cánh quạt 
CÂU HỎI 
1.Cách vẽ ren theo quy ước như thế nào? 
2. Kể một số chi tiết ghép có ren? 
3. Nêu tên gọi các mối ghép ren? 
3. Bản vẽ lắp bao gồm những nôi dung nào? Bản vẽ lắp dùng để làm gì? 
4. Nêu một số quy ước biểu diễn trên bản vẽ lắp? 
5. Trình tự đọc bản vẽ lắp? 
6. Sơ đồ dùng để làm gì? Sơ đồ được vẽ bằng loại hình nào? 
7. Nêu trình tự độc sơ đồ. 
M
M
 108 
BÀI TẬP 
1. Đọc các hình chiếu của ren ( Hình 6-19) và đánh dấu x vào ô có hình chiếu 
cạnh vẽ đúng. 
2. Đọc các hình cắt và mặt cắt của mối ghép ren hình 6-20 và đánh dấu x vào ô có 
mặt cắt vẽ đúng 
3. Hãy vẽ ren và ghi ký hiệu ren trên các chi tiết hình 6-21. 
 109 
4. Đọc hình 
chiếu của mói ghép bằng ren hình 7-18 và trả lới các câu hỏi sau 
a. Tên mối ghép là gì? 
b. Nêu tên gọi của các chi tiết đánh số 1,2,3,4,5. 
c. Kẻ gạch gạch mặt cắt của các chi tiết bị ghép. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 110 
1. Trần Hữu Quế, Đặng Văn Cứ, Nguyễn Văn Tuấn. Năm 2006. Vẽ kỹ thuật cơ 
khí Tập 1, 2. NXB giáo dục. 
2. Trần Hữu Quế, Đặng Văn Cứ. Năm 2005. Bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí. NXB 
giáo dục. 
3. Trần Hữu Quế, Đặng Văn Cứ. Năm 2003. Giáo trình vẽ kỹ thuật. NXB giáo 
dục. 
4. Trần Hữu Quế, Đặng Văn Cứ. Năm 2000. Bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí. 
NXBKHKT. 
5. Nguyễn Hữu Lộc. Năm 2000. Auto CAD 2000 . NXB TP Hồ Chí Minh 
6. Nguyễn Hữu Lộc. Năm 2007. Auto CAD 2008 . NXB TP Hồ Chí Minh 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ve_ky_thuat.pdf