Máy xông hương siêu âm

TÓM TẮT

Trong xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, tại các quốc gia lớn nói chung và Việt Nam nói riêng

đều đang trên đà chuyển biến của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song đi kèm với nó là những tác

hại không kém phần nghiêm trọng đối với môi trường. Rất dễ dàng để thấy tác hại của con người

gây cho môi trường ở khắp mọi nơi, chẳng lấy đâu xa, ngay tại những nhà vệ sinh ở trường học nơi

chúng ta sinh hoạt trực tiếp hàng ngày cũng đang trở thành “nạn nhân” của ô nhiễm môi trường,

ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khoẻ của HS, SV. Nhận thấy sự ô nhiễm đang dần trở thành

vấn đề cấp thiết đến mức báo động, tôi đã thực hiện nghiên cứu về vấn đến ô nhiễm tại nhà vệ

sinh trường học nhằm cải thiện chất lượng không khí thông qua giải pháp dùng quả thơm. Việc

bảo vệ môi trường thực chất cũng chính là bảo vệ sức khoẻ, vậy để có được một môi trường trong –

xanh – sạch chúng tôi quyết định chọn đề tài trên để đi sâu phân tích nhiều khía cạnh, từ đó góp

phần đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho thực trạng này bằng các biện pháp thu thập thông tin qua

các trang mạng, khảo sát, tìm hiểu các chứng cứ thực tế và thực nghiệm thử tại các nhà vệ sinh.

Máy xông hương siêu âm trang 1

Trang 1

Máy xông hương siêu âm trang 2

Trang 2

Máy xông hương siêu âm trang 3

Trang 3

Máy xông hương siêu âm trang 4

Trang 4

Máy xông hương siêu âm trang 5

Trang 5

Máy xông hương siêu âm trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 1540
Bạn đang xem tài liệu "Máy xông hương siêu âm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Máy xông hương siêu âm

Máy xông hương siêu âm
852 
MÁY XÔNG HƯƠNG SIÊU ÂM 
Nguyễn Quỳnh Như, Huỳnh Văn Ngọc Thảo, Lê Thị Phượng, 
Trần Bảo Khanh, Nguyễn Đặng Khánh Anh 
Viện Công nghệ Việt Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Trung 
TÓM TẮT 
Trong xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, tại các quốc gia lớn nói chung và Việt Nam nói riêng 
đều đang trên đà chuyển biến của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song đi kèm với nó là những tác 
hại không kém phần nghiêm trọng đối với môi trường. Rất dễ dàng để thấy tác hại của con người 
gây cho môi trường ở khắp mọi nơi, chẳng lấy đâu xa, ngay tại những nhà vệ sinh ở trường học nơi 
chúng ta sinh hoạt trực tiếp hàng ngày cũng đang trở thành “nạn nhân” của ô nhiễm môi trường, 
ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khoẻ của HS, SV. Nhận thấy sự ô nhiễm đang dần trở thành 
vấn đề cấp thiết đến mức báo động, tôi đã thực hiện nghiên cứu về vấn đến ô nhiễm tại nhà vệ 
sinh trường học nhằm cải thiện chất lượng không khí thông qua giải pháp dùng quả thơm. Việc 
bảo vệ môi trường thực chất cũng chính là bảo vệ sức khoẻ, vậy để có được một môi trường trong – 
xanh – sạch chúng tôi quyết định chọn đề tài trên để đi sâu phân tích nhiều khía cạnh, từ đó góp 
phần đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho thực trạng này bằng các biện pháp thu thập thông tin qua 
các trang mạng, khảo sát, tìm hiểu các chứng cứ thực tế và thực nghiệm thử tại các nhà vệ sinh. 
Từ khóa: Không khí, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tại nhà vệ sinh, sức khoẻ, tác hại. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Với phương pháp tư duy phản biện đã được học ở bộ môn Thiết kế Dự án (PD), việc đầu tiên là nhận 
dạng và tìm chọn ra những vấn đề cần và thiết thực để tiến vào tìm hiểu, sau khi được chọn lọc qua 
các tiêu chí: 
– Dễ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm hiện có của bạn. 
– Dễ dàng tiếp cận được với các bên liên quan. 
– Mang lại sự hữu ích cho xã hội. 
– Dễ thu thập thông tin cho vấn đề này. 
Tôi quyết định hướng đến vấn đề sinh viên cần NVS tiện ghi hơn vì nó là điều cần thiết, thiết yếu mà 
bất cứ sinh viên, nào cũng mong muốn được giải quyết và hoàn thành nó 1 cách nhanh nhất. 
2 NỘI DUNG 
2.1 Khảo sát thực trạng vấn đề 
Để làm rõ về thực trạng của vấn đề đã chọn, tôi đã tìm hiểu các nguồn thông tin qua Internet, báo 
chí, khảo sát thực tế Nhưng thực trạng thì có rất nhiều điều cần quan tâm, nên tôi quyết định 
853 
phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhằm để giải quyết vấn đề từ nhiều khía cạnh, cụ thể như 
sau: 
Tìm hiểu nhà vệ sinh ở các trường học tại Nhật 
Hình 1: Nhà vệ sinh tại một trường học ở Nhật Bản 
Hình 2: Biểu đồ thống kê số liệu phần trăm số lượng wc đạt tiêu chuẩn và không đạt tiêu chuẩn 
Mô tả: 
Qua Hình 2 ta thấy, số liệu WC đạt tiêu chuẩn vẫn đang tăng dần theo từng năm, tuy nhiên, so với 
số lượng WC chưa đạt tiêu chuẩn qua các năm đến thời điểm hiện tại. 
Năm 2014 số lượng phần trăm đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm 11,7% các NVS ở các trường học. 
Kết quả khảo sát đã cho thấy, mặc dù xã hội phát triển công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại 
nhưng vấn đề về ô nhiêm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm tại khu vực các nhà vệ sinh vẫn đang còn 
ít được quan tâm. 
Nhà vệ sinh của HS, SV đang xuống cấp tại Việt Nam. 
NVS tại trường học quá bẩn dẫn đến nguyên nhân các HS, SV không dám đi vệ sinh, việc này đã 
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo điều tra của Bộ Giáo dục tại 14 tỉnh: Chỉ 11,7% trường học 
là đạt tiêu chuẩn quốc gia, 50% đạt tiêu chuẩn so với quy định và còn lại vẫn chưa đạt tiêu chuẩn. 
Theo thống kê các chuyên gia y tế, NVS chứa hơn 2000 vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm 
cho con người. Một số bệnh thường gặp gây ra bởi những vi khuẩn như: tiêu chảy, thương hàn, 
nhiễm khuẩn 
854 
Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tâm lý sinh viên, gây nên sự ám ảnh, sợ hãi. 
2.2 Khảo sát ý kiến nhu cầu giải quyết vấn đề của các bên liên quan 
Sau khi đã có kết quả khảo sát như trên, để làm rõ hơn, tôi quyết định đi khảo sát thực tế (phỏng 
vấn, bảng hỏi) để tìm hiểu kỹ hơn về mức độ nghiệm trọng của vấn đề, cũng như mức độ mong 
muốn giải quyết vấn đề của người dân, đặc biệt là sinh viên. 
Hình 2: Kết quả khảo sát thực tế 
Giải quyết vấn đề “sinh viên cần nhà vệ sinh tiện nghi hơn” như thế nào. Qua đó, hiểu được nguyên 
nhân vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đồng thời, với kết quả trên giúp tôi biết rõ thêm 
về những biện pháp trước đó, từ đó đề ra những giải pháp mới hiệu quả hơn. 
+ Hệ thống lọc khí: 
Ưu điểm: Lọc sạch khí ô nhiễm mùi hôi, trả lại sự thơm mát 
Nhược điểm: Tốn kém và chỉ thực hiện được ở một số khu đô thị lớn. 
+ Phương pháp thủ công nói chung: 
Ưu điểm: Chi phí thấp, có thể tái chế từ cách vật liệu thải, bảo vệ môi trường 
Nhược điểm: Hiệu quả không cao, cần sự tỉ mỉ, khó thực hiện 
2.3 Phân tích cấu trúc nguyên nhân của vấn đề 
Từ những giải pháp cụ thể trên, tôi có thể suy ra rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng 
nhà vệ sinh ô nhiễm như hiện nay. Bước này giúp hiểu ra nguyên căn của vấn đề. Tôi đã sử dụng 
phương pháp Brainwriting để tìm ra tất cả các nguyên nhân gây ra vấn đề. Ngoài ra đã sử dụng 
thêm phương pháp KJ để chọn lọc những nguyên nhân cốt lõi làm phát sinh vấn đề và thể hiện trên 
biểu đồ xương cá. 
855 
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh ô nhiễm. Nhưng trong số đó có 5 nhóm nguyên 
nhân cốt lõi như trên đã đến việc sinh viên cần nhà vệ sinh tiện nghi hơn. Cuối cùng tôi đã tìm được 
nguyên nhân cụ thể cho đề tài của nhóm mình đó chính là: Sự bốc mùi, ô nhiễm của khu vực nhà 
vệ sinh. 
Sau khi đã tìm hiểu rõ về vấn đề, tôi đã đưa ra những giải pháp khác nhau, hiện nay có nhiều giải 
pháp xuất hiện trên thị trường nhưng chưa giải quyết triệt để. Ở bước tiếp theo, tôi tiếp tục sử dụng 
phương pháp Brainwriting để sáng tạo giải pháp cá nhân nhằm giải quyết được vấn đề. Dựa vào 
năm tiêu chí đánh giá, chúng tôi chọn phương pháp đạt đầy đủ tiêu chí nhất sẽ là phương pháp tối 
ưu nhất. Đồng thời sử dụng những hiểu biết của mình để mô tả những giải pháp hết sức cụ thể để 
mong mọi người hiểu rõ vì giải pháp của tôi. 
– Sử dụng cảm biến thông tin. 
– Đốt thơm khử mùi. 
– Sử dụng thiết bị tự động hóa. 
Để lựa chọn được giải pháp tối ưu tôi quyết định đánh giá dựa trên 5 tiêu chí, đó là: 
1. Giải pháp có thể được nhận diện và áp dụng với mức khả thi cao. 
2. Giải pháp có tính độc đáo và đặc biệt. 
3. Khi giải pháp được áp dụng sẽ mang lại nhiều đóng góp cho xã hội và không vi phạm các 
chuẩn mực đạo đức. 
4. Giải pháp có thể thỏa mãn tất cả các điều kiện ràng buộc. 
5. Giải pháp sẽ thu hút được sự chú ý của nhiều người. 
Cuối cùng tôi đã tìm ra được giải pháp tối ưu mà tôi hướng đến đó chính là: “Đốt thơm khử mùi”. 
3 MÔ TẢ GIẢI PHÁP “ĐỐT THƠM KHỬ MÙI” 
Chuẩn bị: Một mạch điện điều khiển, 4 chip cảm biến NH3 và NH4, cảm biến mức nước, 1 nút 
nguồn, 1 nút vặn điều chỉnh máy phun sương 220 V, 1 quạt tản nhiệt, 1 quạt phun sương, 1 động cơ 
phun sương tạo hơi nước 220 V, 1 lò xo và nắp đậy máy, cuối cùng hiển nhiên không thể thiếu là vỏ 
ngoài máy. 
856 
Máy xông hương siêu âm sử dụng dòng điện làm cho cảm biến bên trong bể rung với tần số siêu 
nhỏ 2.4 MHz. Điều này sẽ tạo ra các hạt ion tinh dầu vi mô khuếch tán vào không khí mà bạn hít 
thở phục vụ cho mục đích hương thơm trị liệu, cung cấp độ ẩm cho không khí. Không có nhiệt được 
sử dụng và bạn chỉ cần thêm 6 - 10 giọt tinh dầu lên trên mặt nước. 
3.1 Máy xông hương siêu âm là gì? 
Máy xông hương siêu âm là máy khuếch tán sử dụng dòng điện tạo tần số siêu âm để phân tán 
nước và tinh dầu vào không khí tạo độ ẩm và mùi hương dễ chịu. Chúng phá vỡ các hạt tinh dầu 
thành các phân tử cơ bản. Các phân tử này được tích điện âm để chúng phân tán ra ngoài không 
gian và liên kết với các phân tử tích điện dương (hạt bụi,...) trong nhà bạn. Máy xông hương siêu 
âm sử dụng nước làm tác nhân nền. Thay vào đó, tinh dầu nằm trên mặt nước và các rung động 
tần số siêu âm được tạo ra để khuấy động nước gây ra sự phân tách các phân tử tinh dầu và giải 
phóng các hạt ion âm vào không khí với một màn sương vô cùng mịn. 
Hình 3: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy xông hương siêu âm 
Bằng cách sử dụng các tần số điện do động cơ phun sương tạo hơi nước 220V nhỏ đặt dưới nước 
tạo ra sóng âm siêu âm làm rung bề mặt nước tới tốc độ giao động nhanh. Các rung động đó sẽ 
phá vỡ kết cấu các phân tử nước và tinh dầu thành các hạt vi mô tạo nên một màn sương mịn và 
được quạt phun sương thổi ra bên ngoài. Cứ thế mà quạt sẽ phun sương đến khi nào hết tinh dầu 
hoặc nước trong bình. 
Dựa vào nguyên tắc hoạt động của các bình phun sương hiện có, nhóm chúng tôi đã khắc phục 
nhược điểm là máy sẽ chạy đến khi nào hết pin hoặc hết nước và tinh dầu. Nguyên lý hoạt động 
là: “máy sẽ được cấp điện 24/24 và được cấp nước 24/24, chu trình cấp nước do cảm biến mực 
nước và mạch chính điều khiển. Và máy sẽ hoạt động khi các cảm biến khí NH3, NH4 phát hiện ra 
2 phân tử chất đó đến lúc máy hết cảm nhận được NH3, NH4. Hoặc khi ta bấm nút mở máy, máy 
sẽ hoạt động. Và máy được điều chỉnh công suất ở nút vặn điều khiển công suất”. 
857 
+ Ưu điểm và nhược điểm của máy xông hương: 
Ưu điểm: 
– Giải quyết được vấn đề mùi hôi của NVS. 
– Tiện lợi, dễ sử dụng. 
– tiện nghi và tăng tính thẩm mỹ cho NVS. 
– Dễ thực hiện và chế tác tại nhà. 
– Chi phí thấp. 
– Làm sạch và ít tốn năng lượng. 
Nhược điểm: 
– Vì có hơi nước nên dễ làm ẩm không khí nhà vệ sinh. 
– Vì hương liệu được hơi nước khuếch tán nên dễ làm loãng mùi hương. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] https://thanhnien.vn/giao-duc/hoc-sinh-khong-dam-di-ve-sinh-505917.html 
[2] https://zingnews.vn/nha-ve-sinh-ban-nhieu-hoc-sinh-mac-benh-do-nhin-tieu- 
post698246.html 
[3] https://laodong.vn/giao-duc/hon-30-nha-ve-sinh-o-truong-hoc-ban-khong-dam-bao- 
643597.ldo 

File đính kèm:

  • pdfmay_xong_huong_sieu_am.pdf