Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất

* Mục tiêu

- Trình bày được các khái niệm cơ bản, vai trò và vị trí, các đặc điểm và yêu cầu

cơ bản của xí nghiệp sản xuất công nghiệp.

- Phân tích rõ các khái niệm cơ bản về việc tạo lập doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm trong tổ chức sản xuất.

* Nội dung chính

1. Khái niệm, vai trò và vị trí của xí nghiệp sản xuất

1.1. Khái niệm

Xí nghiệp sản xuất là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn

định được đăng ký sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá hoặc tiến hành hoạt động

dịch vụ nhằm sinh lợi và đáp ứng yêu cầu của thị trường. Sau khi đăng kí và được Nhà

nước cho phép hoạt động, mọi xí nghiệp đều có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp

luật và bình đẳng trước pháp luật. Ngoài các xí nghiệp hiện nay nước ta phát triển mạnh

các doanh nghiệp như: các nhà máy, công ty, tổng công ty, nông trường.

Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, loại hình dịch vụ được phát

triển mạnh và ngày càng giữ một vị trí quan trọng. Một số loại dịch vụ như:

- Dịch vụ y tế: tư vấn, chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ,.

- Dịch vụ Bưu điện

- Dịch vụ vui chơi giải trí

- Dịch vụ ăn uống nhà hàng, khách sạn.

- Dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm.

- Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa.

- Dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách.

- Dịch vụ du lịch.

- Dịch vụ tư vấn.

- Dịch vụ thẩm mỹ,.

Các dịch vụ là một tổ chức sống, nó được lập ra theo mục đích của chủ sở hữu,

phát triển hưng thịnh hoặc sa sút mà nếu không có giải pháp có thể sẽ dẫn tới phá sản.

1.1.1. Vai trò

Để duy trì cuộc sống của con người và xã hội phải có những cơ sở đáp ứng các

nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Xí nghiệp ra đời và tồn tại chính là

đơn vị trong nền kinh tế quốc dân, trực tiếp sản suất ra sản phẩm hàng hoá, là nơi cung

cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tạo ra các của cải và các

dịch vụ để thoả mãn những nhu cầu đó.8

+ Quá trình hoạt động, xí nghiệp mua các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, máy

móc, thiết bị.Để sản xuất ra của cải vật chất bán cho các doanh nghiệp khác hoặc

người tiêu dùng, thông qua đó để thu lợi nhuận.

+ Xí nghiệp, doanh nghiệp là nơi cung cấp nguồn tài chính chủ yếu cho đất

nước thông qua đóng thuế và các khoản tài chính khác, góp phần làm tăng trưởng nền

kinh tế quốc dân.

1.1.2. Vị trí của xí nghiệp sản xuất

+ Sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho xã hội.

+ Tạo việc làm, thu hút lực lượng lao động dư thừa trong nước và ngày càng

nâng cao đời sống cho người lao động.

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Chấp hành nghiêm chỉnh các

chủ trương, chính sách, pháp luật, luật kinh tế,.

+ Quá trình hoạt động, doanh nghiệp mua các yếu tố đầu vào như nguyên liệu,

máy móc, thiết bị,. Để sản xuất ra của cải vật chất bán cho các doanh nghiệp khác hoặc

người tiêu dùng, thông qua đó để thu lợi nhuận.

+ Tạo ra lợi nhuận để duy trì hoạt động kinh doanh

+ Xí nghiệp, doanh nhiệp là nơi cung cấp nguồn tài chính chủ yếu cho đất nước

thông qua đóng thuế và các khoản tài chính khác, góp phần làm tăng trưởng nền kinh

tế quốc dân.

+ Không ngừng đầu tư phát triển doanh nghiệp đi đôi với nâng cao đời sống

người lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ trật tự an toàn, an ninh xã hội.

1.2. Đặc điểm cơ bản của xí nghiệp sản xuất

- Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch.

- Là một pháp nhân đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Có đăng ký ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ; quy mô nhằm mục đính thực hiện

các hoạt động kinh doanh.

- Giám đốc xí nghiệp nhà nước do nhà nước cử để thay mặt Nhà nước quản lý

và điều hành, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động của xí

nghiệp, doanh nghiệp

Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất trang 1

Trang 1

Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất trang 2

Trang 2

Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất trang 3

Trang 3

Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất trang 4

Trang 4

Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất trang 5

Trang 5

Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất trang 6

Trang 6

Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất trang 7

Trang 7

Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất trang 8

Trang 8

Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất trang 9

Trang 9

Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 54 trang xuanhieu 5080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất

Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất
ng phụ thuộc vào công việc đòi hỏi, trong thời hạn hợp đồng bên nào vi phạm 
đều phải bồi thường. 
+ Đối với việc sử dụng lao động 
- Phân công và bố trí phải đáp ứng 3 yêu cầu: năng lực, sở trường, và nguyện 
45 
vọng của mỗi người 
- Đảm bảo đủ việc làm cho người lao động 
- Các công việc giao cho người lao động phải có cơ sở khoa học: có định mức, 
điều kiện và khả năng hoàn thành, đảm bảo yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ được giao 
- Mọi công việc giao cho công nhân đều phải quy định rõ chế độ trách nhiệm 
- Việc sử ding phải đi đôi với việc đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn 
nghiệp vi, đáp ứng yêu cầu mới của cơ chế thị trường. 
5.4. Tổ chức thù lao lao động 
5.4.1. Khái niệm tiền lương 
Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động 
và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương 
người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 
Tiền lương một phạm trù kinh tế thuộc lĩnh vực quan hệ sản xuất, do đó tiền 
lương hợp lý sẽ tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại 
nó sẽ kiềm hãm sản xuất. 
5.4.2.Quan điểm cơ bản về tiền lương 
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, tiền lương phải được trả theo 
đúng giá trị sức lao động, điều đó có nghĩa là: 
- Tiền lương phải được trả theo đúng cấp bậc công việc 
- Tiền lương cao hay thấp phi thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị 
- Phải gắn tiền lương thực tế với tiền lương danh nghĩa 
- Doanh nghiệp phải trả lương đúng thời hạn quy định để ổ định đời sống cho 
người lao động 
- Doanh nghiệp phải đảm bảo đủ việc làm để ổn định và tiến tới tăng mức thu 
cho người lao động 
- Trong cùng một đơn vị phải đảm bảo trả lương công bằng hợp lý. 
5.4.3.Vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương 
Muốn cho các mặt quản lý đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao, một vấn đề 
quan trọng là phải có một chế độ tiền lương hợp lý cho lao động. 
Xét về mặt kinh tế: tiền lương đóng vai trò quyết định trong ổn định và phát 
triển kinh tế gia đình. Người lao động dùng tiền lương để trang trải các chi phí trong 
gia đình, phần còn lại để tích luỹ tạo điều kiện cho người lao động yên tâm, phấn 
khởi làm việc, đó chính là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngược lại, sẽ làm 
cho mức sống của họ giảm sút, gặp khó khăn về kinh tế, không tạo ra động lực để 
thúc đẩy sản xuất phát triển. 
Xét về mặt chính trị - xã hội: Tiền lương không chỉ ảnh hưởng đến tâm tư tình 
cảm của người lao động đối với doanh nghiệp mà còn đối với xã hội. Nếu tiền lương 
46 
cao sẽ ảnh hưởng tích cực. Ngược lại, họ sẽ không tha thiết với doanh nghiệp, chán nản 
công việc, oán trách xã hội, thậm chí mất lòng tin vào xã hội, vào tương lai. 
Các chức năng của tiền lương 
Như trên phân tích, ta thấy tiền lương giữ vai trò quan trọng trong công tác 
quản lý, trong đời sống và cả về mặt chính trị xã hội. Để giữ vững vai trò quan trọng 
trên, tiền lương phải thể hiện được 4 chức năng sau: 
- Tiền lương phải đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao động. 
- Đảm bảo vai trò kích thích của tiền lương, vì sự thúc ép của tiền lương, 
người lao động phải có trách nhiệm cao đối với công việc, tiền lương phải tạo được 
niềm say mê nghề nghiệp 
- Bảo đảm vai trò điều phối lao động của tiền lương, với tiền lương thỏa đáng 
người lao động tự nhận mọi công việc được giao, dù ở đâu, làm gì? 
- Vai trò quản lý của tiền lương: doanh nghiệp sử dụng công cụ tiền lương 
không chỉ với mục đích tạo điều kiện vật chất cho người lao động mà còn với mục 
đích khác là thông qua tiền lương mà kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động 
làm việc theo ý đồ của mình, đảm bảo tiền lương chi ra phải đem lại kết quả và hiệu 
quả rõ rệt. 
5.5. Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp 
5.5.1. Hình thức tiền lương theo thời gian 
Là số tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc. Tiền 
lương theo thời gian được chia làm 2 loại chính là tiền lương theo thời gian gỉản đơn 
và tiền lương theo thời gian có thưởng. 
- Tiền lương theo thời gian giản đơn là tiền lương trả cho người lao động chỉ 
căn cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc, không xét đến thái độ lao động 
và kết quả công việc. 
- Tiền lương theo thời gian có thưởng là ngoài tiền lương giản đơn còn nhận 
một khoản tiền thưởng do kế quả tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản 
lhẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vi được giao. 
5.5.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm 
Là hình thức tiền lương mà số tiền người lao động nhận được căn cứ vào đơn 
giá tiền lương, số lượng sản phẩm hoàn thành. Trong thực tế có 5 hình thức trả 
lương theo sản phẩm: 
- Tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp không hạn chế; 
- Tiền lương theo sản phẩm tập thể; 
- Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp; 
- Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến; 
- Tiền lương khoán. 
47 
5.5.3. Tiền thưởng 
5.5.3.1. Khái niệm 
Tiền thưởng là khoản bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nữa 
nguyên tắc phân phối theo lao động, trả đúng giá trị sức lao động đã hao phí. 
Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều hình thức thưởng khác nhau như thưởng 
sáng kiến, tiết kiệm, chất lượng, an toàn, tăng năng suất lao động. Căn cứ vào thành 
tích và giá trị làm lợi, giám đốc quyết định tỉ lệ và mức thưởng. 
5.5.3.2. Các hình thức thưởng 
a) Thưởng theo một chỉ tiêu 
Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm: thưởng cho những công nhân đạt 
nhiều sản phẩm có chất lượng cao hoặc làm giảm tỷ lệ phế phẩm cho phép. 
- Thưởng tiết kiệm vật tư: căn cứ để quy định chỉ tiêu thưởng là định mức 
tiêu hao nguyên vật liệu chính, vật liệu phi, năng lượng cho một đơn vị sản phẩm. 
b) Thưởng theo 2 chỉ tiêu: tăng số lượng đi đôi với tăng chất lượng 
Mục đích là khuyến khích công nhân không chỉ tăng số lượng mà cần tăng cả 
chất lượng. 
c) Thưởng theo 3 chỉ tiêu: số lượng, chất lượng và ngày công 
Nguyên tắc thưởng là khuyến khích tăng cả số lượng, chất lượng và ngày 
công, ngược lại không hoàn thành thì sẽ phạt vật chất. Điều kiện thưởng là nếu 1 
trong 3 chỉ tiêu bị điểm không thì không được thưởng. 
d) Thưởng theo 4 chỉ tiêu: số lượng, chất lượng, ngày công và tiết kiệm 
Về số lượng, chất lượng chia làm 3 loại ABC. Loại A hoàn thành định mức 100%, 
loại B hoàn thành định mức từ 90-99%, loại C hoàn thành định mức từ 80 - 89 %. 
Về ngày công cũng chia làm 3 loại ABC. Loại A làm việc 24 ngày/tháng, loại 
B làm việc 18-23 ngày/tháng, loại C làm việc 18 ngày/ tháng. 
Về tiết kiệm cũng chia làm 3 loại ABC. Sau khi xác định loại của từng người, 
phải quy các loại đó ra 3 điểm. Loại A được 5 điểm, loại B được 4 điểm, loại C 
được 3 điểm. 
Điều kiện thưởng là công nhân nào vi phạm 1 trong 4 chỉ tiêu sẽ bị loại C và 
không được thưởng. Tiền thưởng cụ thể của từng người không căn cứ vào loại AB 
mà căn cứ vào tổng số điểm để xếp nhóm thưởng. Nhóm 1 được 20 điểm, nhóm 2 từ 
17-19 điểm, nhóm 3 dưới 17 điểm. 
Tiền thưởng được tính cho 1 điểm sau đó nhân với tổng số điểm. 
5.5.3.3. Điều kiện và mức thưởng 
- Điều kiện thưởng là những quy định tối thiểu mà công nhân phải đạt được 
trở lên mới được thưởng, không đạt được mức đó sẽ không được thưởng. 
- Mức thưởng: Tuỳ đối tượng mà có mức thưởng khác nhau. Khi xây dựng 
48 
mức thưởng cần chú ý: 
Căn cứ vào tính chất phức tạp và tầm quan trọng của công việc, điều kiện lao 
động ở từng bộ phận, từng người. 
Bảo đảm mối quan hệ giữa công nhân làm lương sản phẩm với lương thời 
gian, giữa công nhân chính và công nhân phụ, giữa lao động trực tiếp và gián tiếp. 
Bảo đảm vai trò động viên vật chất của tiền thưởng, đặc biệt trong điều kiện 
hiện nay. 
Câu hỏi ôn tập 
Câu 1: Trình bày nội dung sử dụng thời gian, chất lượng và cường độ lao động? 
Câu 2: Trình bày khái niệm định mức lao động? tác dụng của định mức lao động? 
Câu 3: Nêu khái niệm, chức năng, vai trò tiền lương? Các hình thức tiền 
lương trong doanh nghiệp? 
49 
49 
CHƯƠNG 6: 
MỞ RỘNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 
Mục tiêu: 
- Đánh giá đầy đủ các hoạt động của doanh nghiệp; 
- Khảo sát, tham quan các mô hình doanh nghiệp điển hình; 
- Nắm bắt thị trường: Vật liệu, vật tư, cung cầu, nhân lực liên quan, địa bàn để 
có chiến lược mở rộng doanh nghiệp. 
- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm trong luật doanh nghiệp. 
Nội dung chính: 
6. Ý nghĩa của việc mở rộng và phát triển doanh nghiệp 
6.1. Ý nghĩa 
- Chứng tỏ được ưu thế của doanh nghiệp trên thị trường. 
- Trình độ quản lý của doanh nghiệp đạt đến một trình độ nhất định. 
- Giải quyết việc làm cho nhiều lao động. 
- Tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu của con người. 
6.2. Các nguyên tắc cần tuân thủ trước khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp 
- Trước khi tính đến việc phát triển doanh nghiệp của mình, việc đầu tiên là 
bạn phải có một một cơ sở nền tảng vững chắc để từ đó phát triển. Bạn phải tìm ra 
những điểm yếu trong hoạt động của doanh nghiệp kể cả những cái đang có lời. 
- Việc mở rộng và phát triển của doanh nghiệp sẽ thu được kết quả nếu bạn rút ra 
được những bài học kinh nghiệm từ hoạt động trong thời gian qua của doanh nghiệp. 
- Khi các kế hoạch mở rộng và phát triển doanh nghiệp đã được thực hiện, bạn 
phải dựa vào những nhà quản lý mà bạn đã uỷ thác trách nhiệm cho họ. Khi đó sẽ 
không có ai để lừa dối được bạn về cách quản lý. Từ đó bạn xây dựng cho mình 
những kinh nghiệm. 
- Cần nhớ rằng sau khi doanh nghiệp đã được mở rộng thì bạn phải kiểm tra và 
áp dụng những hệ thống đã và đang được sử dụng trong ngành nghề của bạn. 
- Hãy tách biệt việc kinh doanh của bạn với những tài sản cá nhân càng xa 
càng tốt. Đừng nhập nhằng giữa tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp. 
6.2.1. Những điều nên và không nên khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp 
a) Những điều nên 
- Tiết kiệm tiền 
- Kiên trì trong lĩnh vực mà bạn yêu thích 
- Hiểu biết về doanh nghiệp của mình trước khi bạn bắt đầu mở rộng và phát 
triển doanh nghiệp 
50 
50 
- Bắt chước những thành công của người khác trong lĩnh vực kinh doanh của mình. 
- Hãy chuyên môn hóa cho dù với một sản phẩm. 
- Tìm một sản phẩm hoạc dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu hoặc mong 
muốn, được khách hàng cho là không có sản phẩm thay thế, không chịu ảnh hưởng 
của việc điều chỉnh giá. 
- Đưa ra mức giới hạn về trách nhiệm của bạn. 
- Tìm cho mình một luật sư, một kế toán và đại lý bảo hiểm trước khi bạn bắt đầu. 
- Chuẩn bị một bản kế hoạch kinh doanh 
- Lập danh mục các điểm mạnh, yếu để so sánh trước mỗi quyết định quan trọng. 
- Xây dựng cho bạn một kế hoạch kiểm soát nội bộ. 
- Quay lại chia sẻ với cộng đồng. 
b) Những đều không nên 
- Không bao giờ ký hợp đồng nếu luật sư của bạn chưa kiểm tra. 
- Không nên vội vã. 
- Tránh các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng - lĩnh vực 
không có quyền định giá. 
- Không cạnh tranh với những kẻ có khả năng tiêu diệt đối thủ cùng ngành 
nghề, trừ khi bạn có một mảng thị trường riêng biệt. 
6.3. Tình hình hoạt động doanh nghiệp 
Trước khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp cần nhìn nhận lại hoạt động của 
doanh nghiệp bằng cách đánh giá những mặt sau đây: 
- Vốn đầu tư: Xác định vốn đến thời điểm chuẩn bị mở rộng và phát triển 
doanh nghiệp. 
- Vốn lưu động phát sinh trong quá trình kinh doanh và vốn cần huy động 
thêm (huy động từ nguồn nào)? 
- Doanh thu 
- Giá trị các sản phẩm còn tồn kho 
- Giá trị các hợp đồng còn tồn tại 
- Thuế và các khoản phải nộp ngân sách 
- Chí phí nguồn năng lượng 
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động 
- Nguồn nhân lực lao động. 
+ Tổng số lao động tuyển mới 
+ Tổng số lao động lớn tuổi 
+ Tổng số lao động phải đào tạo lại 
+ Tổng số lao động có đền cuối kỳ. 
51 
51 
6.4. Tổ chức hội thảo, lập kế hoạch 
6.4.1. Lập kế hoạch 
Trước khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp, nên tham vấn với luật sư, 
người phụ trách kế toán và đại lý bảo hiểm để tạo ra lợi ích cho những nhân viên 
tương lai cũng như cho doanh nghiệp. Mục đích là tạo ra lợi ích đủ để tuyển dụng và 
giữ những nhà quản lý suất sắc. Những khoản dự phòng cần được cân nhắc cho việc 
nghỉ hưu, bảo hiểm y tế, nghỉ dưỡng và các khoản phi cấp cho ngày nghỉ lễ. 
6.4.2. Những chú ý khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp 
Trong kế hoạch mở rộng và phát triển doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề sau: 
- Mở rộng và phát triển đến mức độ nào 
- Xác lập cơ sở pháp lý của quy mô sản xuất kinh doanh mới. 
- Lượng vốn cần huy động để mở rộng và phát triển doanh nghiệp, nguồn vốn 
này huy động ở đâu. 
- Lực lượng các bộ quản lý, điều hành, kỹ thuật có khả năng đáp ứng nhu cầu 
mở rộng và phát triển doanh nghiệp không? 
- Nguồn nhân lực hiện có có đáp ứng đòi hỏi khi mở rộng và phát triển doanh 
nghiệp không? Những ai cần đào tạo thêm, số lượng cần tuyển mới, tuyển mới ở 
những vị trí nào? 
- Hệ thống kho tàng, nhà xưởng đáp ứng được ở mức độ nào khi mở rộng và 
phát triển doanh nghiệp. 
- Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm khi mở rộng và phát triển doanh 
nghiệp. Sản phẩm nào là sản phẩm chiến lược trong quá trình mở rộng và phát triển 
doanh nghiệp. 
- Khả năng và thời gian thu hồi vốn. 
- Dự báo những rủi ro, thiệt hại. 
6.4.3. Thu thập, xử lý thông tin và xin ý kiến 
- Nội dung chủ yếu để thu thập các thông tin là xác định nhu cầu thông tin, đối 
tượng nhận thông tin và việc thu nhận thông tin ban đầu. Có nhiều hình thức khác 
nhau để thu thập, xử lý thông tin như: kiểm kê, thống kê, quay phim, chụp ảnh để thu 
thập một cách thường xuyên những hiện tượng kinh tế phát sinh trong thị trường và 
quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 
- Gia công xử lý thông tin 
+ Trước hết tổng hợp số liệu. 
+ Tổ chức hệ thống sổ sách thống kê khoa học. 
+ Cải tiến kỹ thuật tính toán. 
Sau đó làm tốt việc sử lý thông tin, phân tích tình hình, nêu các mặt tốt sấu, 
những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả đạt được, .Nếu không phân tích thì các số 
52 
52 
liệu thu được không có ý nghĩa và căn cứ để ra quyết định đúng trong công tác mở 
rộng phát triển doanh nghiệp. 
Kết quả của toàn bộ thông tin để xin ý kiến cấp trên. 
6.5. Chuẩn bị và triển khai 
Căn cứ vào kế hoạch mở rộng và phát triển, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các 
vấn đề. Chỉ mở rộng và phát triển doanh nghiệp khi điều kiện đã chín muồi. 
Câu hỏi ôn tập 
Câu 1: Trình bày ý nghĩa của việc mở rộng và phát triển doanh nghiệp? Các 
nguyên tắc cần tuân thủ trước khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp? Nêu những 
điều nên và không nên khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp?. 
Câu 2: Trước khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp, cần đánh giá lại những 
mặt nào của doanh nghiệp? 
Câu 3: Trong kế hoạch mở rộng và phát triển doanh nghiệp cần chú ý các vấn 
đề gì? 
53 
53 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tổng cục dạy nghề (2012), Giáo trình tổ chức và quản lý sản xuất, Tổng cục 
dạy nghề ban hành, Hà Nội. 
2. Tổng cục dạy nghề (2012), Giáo trình môn học tổ chức sản xuất, nghề Công 
nghệ ô tô, trình độ cao đẳng. 
3. Nguyễn Thượng Chính (2006), Giáo trình tổ chức sản xuất, nhà xuất bản Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_to_chuc_quan_ly_san_xuat.pdf