Giáo trình Thực tập hệ thống điện ô tô (Mới)

1. Giới thiệu:

Đồng hồ đo điện đa năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ

một kỹ thuật viên thực hiện kiểm tra và sửa chữa điện ôtô nào, đồng hồ vạn năng có 4

chức năng chính là: đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.

Ưu điểm của đồng hồ kim (Analog) là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh

kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ

chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20KΩ/Vol do vây khi đo vào các mạch có dòng

điện nhỏ, chúng thường bị sụt áp.

Đồng hồ kỹ thuật số (Digital) có một số ưu điểm so với đồng hồ kim, đó là độ

chính xác cao hơn, trở kháng của đồng hồ cao hơn do đó không gây sụt áp khi đo vào

dòng điện yếu, đo được tần số điện xoay chiều, tuy nhiên đồng hồ này có một số

nhược điểm là chạy bằng mạch điện tử lên hay hỏng, khó nhận kết quả trong trường

hợp cần đo nhanh, không đo được độ phóng nạp của tụ.

Giáo trình Thực tập hệ thống điện ô tô (Mới) trang 1

Trang 1

Giáo trình Thực tập hệ thống điện ô tô (Mới) trang 2

Trang 2

Giáo trình Thực tập hệ thống điện ô tô (Mới) trang 3

Trang 3

Giáo trình Thực tập hệ thống điện ô tô (Mới) trang 4

Trang 4

Giáo trình Thực tập hệ thống điện ô tô (Mới) trang 5

Trang 5

Giáo trình Thực tập hệ thống điện ô tô (Mới) trang 6

Trang 6

Giáo trình Thực tập hệ thống điện ô tô (Mới) trang 7

Trang 7

Giáo trình Thực tập hệ thống điện ô tô (Mới) trang 8

Trang 8

Giáo trình Thực tập hệ thống điện ô tô (Mới) trang 9

Trang 9

Giáo trình Thực tập hệ thống điện ô tô (Mới) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 130 trang xuanhieu 4780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thực tập hệ thống điện ô tô (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thực tập hệ thống điện ô tô (Mới)

Giáo trình Thực tập hệ thống điện ô tô (Mới)
g trên ôtô.
4. Các bước tiến hành:
4.1. Xác định cụm chi tiết trong hệ thống âm thanh. 
118
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hình 19.1 – Vị trí bố trí các thiết bị âm thanh trên một số loại xe.
Hình 19.2 – Vị trí bố trí các thiết bị âm thanh trên xe.
Cấu tạo của hệ thống âm thanh khác nhau tuỳ theo loại xe và cấp nội thất. Trong
một số trường hợp, khách hàng lựa chọn các bộ phận của hệ thống âm thanh ở nơi
bán hàng, nhìn chung hệ thống âm thanh có các bộ phận đây:
4.2.1. Radio
Ăng ten thu sóng Radio được truyền đi từ đài phát thanh và chuyển thành tín hiệu
âm thanh rồi gửi tới bộ khuyếch đại.
Phần lớn các Radio ngày nay đều có thể nhận sóng AM/FM và có một bộ dò sóng
điện tử được điều khiển bằng một máy tính nhỏ.
4.2.2. Máy quay băng/ đĩa CD
119
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Máy quay băng đọc tín hiệu analog trên băng từ và gửi tín hiệu âm thanh tới bộ
khuyếch đại. Thiết bị này có chức năng tự động quay ngược và chức năng chọn tự
động .v.v.
Đầu đọc CD đọc tín hiệu số trên đĩa quang rồi thực hiện sự chuyển đổi D-A
(số/Analog) và gửi âm thanh tới bộ khuyếch đại. Vì sử dụng tín hiệu số nên âm thanh
của đĩa CD rõ hơn so với băng từ. Một trong những thuận lợi cơ bản của đĩa CD là
chúng ta có thể lựa chọn bài hát rất nhanh.
4.2.3. Bộ khuyếch đại
Bộ khuyếch đại được dùng để khuyếch đại tín hiệu từ Radio, băng từ, đĩa CD... và
gửi tín hiệu này tới các loa.
4.2.4. Loa
Loa được dùng để chuyển tín hiệu điện đã được khuyếch đại thành dao động âm
thanh trong không khí. Để nghe được tín hiệu âm thanh Stereo nhất thiết phải có 2 loa.
4.2.5. Các loại Ăngten
Hiện nay có một số loại ăngten sau:
+ Ăngten cần:
Có thể được chia ra thành các loại sau: Loại lắp ở bađờ sốc trước hoặc sau và loại
lắp ở nửa trần xe phía sau. Ăngten loại môtơ có thể tự động dựng lên hạ xuống khi
bật và tắt công tắc.
+ Loại Ăngten in sẵn ở kính sau:
Đặc điểm của loại Ăngten này là không phải nâng lên hạ xuống như Ăngten cần,
không gây tiếng ồn do gió và tuổi thọ cao không bị gấp hoặc cọ sát.
Hình 19.3 – Vị trí bố trí các loại ăng ten trên xe.
Hình 19.4 – Ăng ten điều khiển bằng điện
120
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Ăngten là cửa vào tín hiệu của Radio và vì vậy nó là một phần rất quan trọng để tái
tạo âm thanh tốt.
Hình 19.5 – Ăng ten điều khiển bằng điện
Sóng Radio do ăngten bắt được là những tín hiệu điện có cường độ điện rất yếu
được truyền tới Radio thông qua cuộn dây điện gọi là cáp đồng trục.
Để thu được sóng Radio vào ăng ten, chiều dài của nó phải bằng nửa chiều dài
bước sóng của Radio. (ví dụ khi đài phát sóng ở băng sóng AM với tần số1300 KHz,
thì Ăngten cần phải có chiều dài là 115 m ). Không thể đặt một ăngten dài như
vậy trong ôtô, nhưng ăngten trang bị trên ô tô cần phải dài tới mức có thể được. Khi
dùng ăngten cần, để nghe được âm thanh có chất lượng tốt thì cần phải kéo dài hết
ăngten. 
Trong trường hợp Ăngten in sẵn ở kính sau, ngay cả một vết xước nhỏ ở chỗ in
cũng làm cho độ nhạy giảm đi.
Hình 19.6 – Sơ đồ đấu dây cho ăng ten loại in trên kính
121
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Đây là loại ăngten được in trên kính hậu của xe có hình dạng như được chỉ ra ở bên
cạnh. (Các hình dạng ăng ten này khác nhau tuỳ theo kiểu xe).
Các tín hiệu điện được ăngten thu được phải được khuyếch đại bởi bộ khuyếch đại
do nguyên nhân sau đây:
 + Ăngten FM linh hoạt:
Hệ thống Ăngten này duy trì tình trạng thu tín hiệu tốt bằng cách kết hợp hai
ăngten để loại bỏ tình trạng nhận tín hiệu xấu như tín hiệu tăng dần hoặc giảm dần.
Nhìn chung loại ăng ten này có một ăng ten chính và một ăng ten phụ. Khi độ nhạy
của ăngten chính kém thì hệ thống sẽ so sánh độ nhạy giữa ăng ten chính và ăng ten
phụ để chọn ra độ nhạy tốt hơn.
+ Ăngten trên trần xe:
Ăngten trần xe chỉ dài bằng 1/8 ăngten cần thông thường do đó nó không
chạm vào đường hầm hoặc cửa ra vào chỗ đỗ xe. Vì thiết bị này để nâng cao độ nhạy
lên một bộ khuyếch đại ăngten được lắp đặt lên đế của ăngten do đó nó có
thể nhận sóng radio tốt như các ăngten cần thông thường. Đây là loại ăng ten có thể
tháo rời. Khi ăngten bị hỏng có thể tháo ra bằng cách vặn ngược theo kim đồng hồ.
4.2. Kiểm tra hệ thống âm thanh. 
4.2.1. Kiểm tra ăngten (khi bật radio)
Bật radio và khoá điện ở vị trí ACC và kiểm tra các hạng mục sau đây:
+ Kiểm tra cáp ăngten xem có bị đứt mạch không:
Hình 19.7 – Kiểm tra đứt mạch của ăng ten
- Xoay núm âm lượng về vị trí cực đại.
- Cọ mạnh kim loại vào cột ăngten để kiểm tra xem có tiếng loẹt xoẹt phát ra từ
loa không.
- Nếu có tiếng kêu và xoẹt phát ra từ loa thì mạch cáp ăngten không bị đứt.
+ Kiểm tra cột ăngten xem có bị lỏng không
Hình 19.8 – Kiểm tra ăng ten lỏng
- Dò tín hiệu từ trạm phát radio sóng AM.
122
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
- Dùng ngón tay gõ nhẹ vào cột ăngten và kiểm tra xem có tiếng kêu phát ra từ
loa không.
- Nếu có tiếng kêu phát ra từ loa thì cột ăngten bị lỏng
+ Kiểm tra độ nhạy của ăngten
Hình 19.9 – Kiểm tra độ nhạy của ăng ten
- Bắt tín hiệu yếu từ trạm radio phát sóng AM. Dùng tay nắm vào cột ăngten.
- Nếu âm thanh to lên thì độ nhạy của ăngten kém.
- Nếu âm thanh nhỏ dần hoặc không thay đổi thì độ nhạy của ăngten là tốt.
4.2.2. Kiểm tra ăng ten (cáp ăng ten không nối với máy thu radio)
+ Đo điện trở giữa cột ăng ten và xe
Hình 19.10 – Kiểm tra điện trở giữa cột ăng ten và xe
Điện trở: Vào khoảng vài MΩ hoặc lớn hơn.
Việc kiểm tra như trên cũng giống như kiểm tra điện trở giữa vỏ bọc nhiễu và lõi
dây của cáp ăng ten.
Thông thường, tụ điện được nối vào lõi dây của cáp ăngten. Do đó điện trở giữa vỏ
bọc nhiễu và lõi dây không thể đo
được ở phía đầu nối của các ăng ten.
+ Đo điện trở giữa vỏ bọc của cáp đồng trục với thân xe
123
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hình 19.11 – Đo điện trở giữa vỏ bọc của cáp đồng trục với thân xe
Điện trở: Nhỏ hơn 4 – 5 Ω.
4.2.3. Kiểm tra loa:
- Dùng đồng hồ đo điện trở:
Hình 19.12 – Đo điện trở của loa
- Dùng nguồn điện 1,5V kích vào loa và lắng nghe âm thanh phát ra từ loa.
Hình 19.12 – Kiểm ta trực tiếp loa.
124
Hình 20.1 - Sơ đồ tổng quát của hệ thống chống hãm cứng bánh xe.
1- Cảm biến tốc độ; 2- Bộ phận điều khiển; 3- Cơ cấu thực hiện; 4- Nguồn năng lượng; 5- Xilanh chính; 6- Xilanh bánh xe.
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bài 20: 
TÌM HIỂU HỆ THỐNG CHỐNG BÓ CỨNG BÁNH XE (ABS)
1. Giới thiệu:
Hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) là giữ cho bánh xe trong quá trình
phanh có độ trượt thay đổi trong giới hạn hẹp quanh giá trị xác định, khi đó hiệu quả
phanh cao nhất (lực phanh đạt giá trị cực đại) đồng thời tính ổn định và tính dẫn hướng
của xe là tốt nhất, thỏa mãn các yêu cầu cơ bản của hệ thống phanh là rút ngắn quảng
đường phanh, cải thiện tính ổn định và khả năng điều khiển lái của xe trong khi phanh.
2. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc thực tế của ABS.
- Về kỹ năng: Xác định được các thành phần của ABS trên xe.
- Về thái độ: Làm việc theo tổ nhóm, tính cẩn thận, tác phong công nghiệp.
3. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
3.1. Dụng cụ:
3.2. Vật liệu:
3.3. Thiết bị: Mô hình ABS.
4. Các bước tiến hành:
4.1. Tìm hiểu các thành phần của ABS:
+ Nguyên lý làm việc của hệ thống chống hãm cứng bánh xe ABS thực chất là một
bộ điều chỉnh lực phanh có mạch liên hệ ngược. Sơ đồ khối điển hình của một ABS có
dạng sau:
+ Bộ phận cảm biến (1) có nhiệm vụ phản ánh sự thay đổi của các thông số được
chọn để điều khiển (thường là tốc độ góc hay gia tốc chậm dần của bánh xe hoặc giá trị độ
trượt) và truyền tín hiệu đến bộ phận điều khiển (2). Bộ phận (2) sẽ xử lý tín hiệu và
truyền đến cơ cấu thực hiện (3) để tiến hành giảm hoặc tăng áp suất trong dẫn động
phanh.
125
Hình 20.3 - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc độ bánh xe 
1- Nam châm vĩnh cửa; 2- Cuộn dây; 3- Rô to cảm biến.
1
3
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hình 20.2 - Sơ đồ tổng quát các bộ phận của ABS
4.1.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số bộ phận trong ABS:
4.1.1.1. Cảm biến tốc độ bánh xe: 
+ Gồm bốn cảm biến lắp trên bốn bánh riêng biệt nhằm giám sát và tính
toán tốc độ quay của bốn bánh. Cảm biến phát ra tín hiệu số dưới dạng các xung
điện.
+ Nguyên lý của cảm biến tốc độ bánh xe:
126
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
- Khi mỗi răng của vòng răng đi ngang qua nam châm thì từ thông qua cuộn dây sẽ
tăng lên và ngược lại, khi răng đã đi qua thì từ thông sẽ giảm đi. Sự thay đổi từ thông
này sẽ tạo ra một suất điện động thay đổi trong cuộn dây và truyền tín hiệu này đến bộ
điều khiển điện tử.
- Bộ điều khiển điện tử sử dụng tín hiệu là tần số của điện áp này như một đại
lượng đo tốc độ bánh xe. Bộ điều khiển điện tử kiểm tra tần số truyền về của tất cả các
cảm biến và kích hoạt hệ thống điều khiển chống hãm cứng nếu một hoặc một số cảm
biến cho biết bánh xe có khả năng bị hãm cứng.
- Tần số và độ lớn của tín hiệu tỷ lệ thuận với tốc độ bánh xe. Khi tốc độ của bánh
xe tăng lên thì tần số và độ lớn của tín hiệu cũng thay đổi theo và ngược lại.
4.1.1.2. Khối điều khiển điện tử ECU: 
Là bộ não, trung tâm điều khiển của hệ thống, gồm hai bộ vi xử lý và các mạch
khác cần thiết cho hoạt động của nó.
ECU nhận biết được tốc độ quay của bánh xe, cũng như tốc độ chuyển động tịnh
tiến của xe nhờ tín hiệu truyền về từ các cảm biến tốc độ bánh xe. Trong khi phanh sự
giảm tốc độ xe tùy theo lực đạp phanh, tốc độ xe lúc phanh, và điều kiện mặt đường.
ECU giám sát điều kiện trượt giữa bánh xe và mặt đường nhờ bộ kiểm tra sự thay đổi
tốc độ bánh xe trong khi phanh. Nó xử lý và phát tín hiệu điều khiển cho khối thuỷ lực
cung cấp những giá trị áp suất tốt nhất trong xi lanh bánh xe để điều chỉnh tốc độ bánh
xe, duy trì lực phanh lớn nhất trong giới hạn độ trượt cho phép.
Ngoài ra ECU còn thực hiện chức năng tự kiểm tra và cho ngừng chức năng ABS
nếu phát hiện hệ thống có trục trặc.
4.1.1.3. Khối thủy lực (Hydraulic Control Unit): 
Bao gồm các van thủy lực điều khiển bằng điện tử, bơm thủy lực và bình tích
năng. Có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất trong dẫn động phanh theo tín hiệu từ khối điều
khiển điện tử, để tránh không cho các bánh xe bị hãm cứng khi phanh.
4.2. Tìm hiểu sơ đồ mạch điện và mạch điều khiển ABS
Các cảm biến tốc độ bánh xe được cấp điện trực tiếp từ bộ điều khiển (ABS ECU)
và ECU được cấp điện áp từ ăcquy qua cầu chì.
Bốn cảm biến được cấp điện trực tiếp từ ECU, hai cảm biến của hai bánh sau
chống nhiễu qua pin RSS (Rear Speed Sensor), hai cảm biến của hai bánh trước chống
nhiễu qua pin FSS (Front Speed Sensor. ECU được cấp điện từ ắc quy qua cầu chì
chính và hộp cầu chì bảo vệ.
Khối thủy lực gồm: Mô tơ bơm được cấp điện từ ắc quy được điều khiển bởi rơle
mô tơ bơm, nối với ECU qua pin MT và các van thủy lực được điều khiển bởi rơle
điện từ , nối mát với ECU qua pin AST.
Đèn cảnh báo ABS đặt trên bảng điều khiển được thực hiện bằng công tắc máy và
được nối đến ECU ABS qua pin W, khi có tín hiệu lỗi bộ vi xử lý, bật đèn này sáng
cho người lái xe biết được ABS không làm việc và hệ thống phanh hoạt động theo
phanh bình thường.
Đèn Stop Light nối với ECU qua pin STP (Stop). Khi ABS làm việc đèn này sẽ
sáng lên báo cho người lái biết ABS đã làm việc.
Đèn cảnh báo phanh tay nối với ECU qua pin PKB (Parking Brake Switch). Khi
sử dụng phanh tay đèn này sẽ sáng để báo cho người lái biết.
127
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hình 20.4 - Mạch điện điều khiển ABS
+ Mạch điều khiển ABS: 
Hai rơle được cấp điện trực tiếp từ ắc quy qua cầu chì, khi có tín hiệu bánh xe sắp
bị hãm cứng từ cảm biến tốc độ bánh xe, ECU sẽ cấp điện áp 12V đến các cuộn
solenoid của mỗi rơle để điều khiển đóng sang vị trí làm việc của hai rơle này. Cụ thể
là kích hoạt rơle van điện từ để đóng, mở các vị trí làm việc trong van điện từ và kích
hoạt rơle mô tơ bơm để điều khiển bơm hoạt động cung cấp dầu vào trong piston xy
lanh chính.
ECU điều khiển rơle van điện từ đóng sang vị trí làm việc khi gặp các điều kiện sau:
- Công tắc đánh lửa bậc ở vị trí ON.
- Chức năng kiểm tra đầu tiên đã hoàn thành.
Khi không gặp các điều kiện trên thì ECU điều khiển rơle van điện từ ở vị trí
OFF. ECU điều khiển rơle mô tơ bơm đóng sang vị trí làm việc khi gặp các điều
kiện sau:
- Trong khi ABS làm việc hoặc trong khi kiểm tra đầu tiên.
- Khi rơle điều khiển van điện từ bậc ở vị trí ON.
Khi không gặp các điều kiện trên thì ECU điều khiển rơle mô tơ bơm ở vị trí OFF.
128
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
MỤC LỤC
Bài 1: Sử dụng thiết bị kiểm tra và sửa chữa điện ô tô...........................................1
Bài 2: Bảo dưỡng ắc quy............................................................................................7
Bài 3: Tháo lắp máy phát điện xoay chiều.............................................................15
Bài 4: Bảo dưỡng sửa chữa máy phát điện xoay chiều..........................................20
Bài 5: Kiểm tra điều chỉnh bộ tiết chế....................................................................27
Bài 6: Tháo lắp máy khởi động...............................................................................31
Bài 7: Kiểm tra sửa chữa máy khởi động..............................................................36
Bài 8: Tháo lắp bộ chia điện (đen cô).....................................................................43
Bài 9: Kiểm tra và đặt lửa cho động cơ xăng.........................................................52
Bài 10: Tháo lắp bộ ma nhê tô................................................................................59
Bài 11: Thực hành hệ thống đánh lửa điện tử.......................................................62
Bài 12: Tháo lắp hệ thống đèn còi ô tô...................................................................68
Bài 13: Đấu dây mạch điện đèn còi ô tô.................................................................77
Bài 14: Tháo lắp hệ thống gạt nước và rửa kính ô tô............................................82
Bài 15: Đấu dây mạch điện điều khiển gạt nước, rửa kính ô tô...........................85
Bài 16: Tháo lắp hệ thống nâng hạ kính và khoá cửa ô tô....................................89
Bài 17: Đấu dây mạch điện điều khiển nâng hạ kính, khoá cửa..........................95
Bài 18: Tìm hiểu hệ thống điều hoà không khí trên xe ô tô................................100
Bài 19: Tìm hiểu hệ thống âm thanh trên xe ô tô................................................112
Bài 20: Tìm hiểu hệ thống điều khiển phanh ABS...............................................119
129

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuc_tap_he_thong_dien_o_to_moi.pdf