Giáo trình Sửa chữa Pan ô tô

*. Mục tiêu của bài:

- Đọc được các mạch điện của hệ thống điều khiển động cơ.

- Thực hiên được kỹ năng kiểm tra của mạch điện.

- Sử dụng máy chẩn đoán đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật và an toàn.

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong thực hành kiểm tra và sửa chữa pan ôtô.

*. Nội dung của bài:

1. Hệ thống EFI

1.1. Mạch nguồn ECM

1.1.1. Mô tả mạch điện

Như trình bày ở hình minh họa này, sơ đồ chỉ ra loại trong đó rơle chính EFI được điều khiển

trực tiếp từ khoá điện. Khi bật khoá điện ON, dòng điện chạy vào cuộn dây của rơle chính EFI, làm

cho tiếp điểm đóng lại. Việc này cung cấp điện cho các cực + B và + B1 của ECU động cơ.

Điện áp của ắc quy luôn luôn cung cấp cho cực BATT của ECU động cơ để tránh cho các mã chẩn

đoán và các dữ liệu khác trong bộ nhớ của nó không bị xóa khi tắt khoá điện OFF.

1.1.2. Trình tự kiểm tra

1.2. Mạch ra của VC4

1.2.1.Mô tả mạch điện

Các cảm biến này biến đổi các thông tin khác nhau thành những thay đổi điện áp mà ECU

động cơ có thể phát hiện. Có nhiều loại tín hiệu cảm biến, nhưng có 5 loại phương pháp chính

để biến đổi thông tin thành điện áp. Hiểu đặc tính của các loại này để có thể xác định trong khi đo

điện áp ở cực có chính xác hay không.

Một điện áp không đổi 5V (Điện áp VC) để điều khiển bộ vi xử lý ở bên trong ECU động cơ

bằng điện áp của ắc quy. Điện áp không đổi này, được cung cấp như nguồn điện cho cảm biến, là

điện áp cực VC. Trong loại cảm biến này, một điện áp (5V) được đặt giữa các cực VC và E2 từ mạch

điện áp không đổi trong ECU động cơ như trình bày trong hình minh họa. Sau đó cảm biến này thay

góc mở bướm ga hoặc áp suất đường ống nạp đã được phát hiện bằng điện áp thay đổi giữa 0 và 5V

để truyền tín hiệu đi.

Giáo trình Sửa chữa Pan ô tô trang 1

Trang 1

Giáo trình Sửa chữa Pan ô tô trang 2

Trang 2

Giáo trình Sửa chữa Pan ô tô trang 3

Trang 3

Giáo trình Sửa chữa Pan ô tô trang 4

Trang 4

Giáo trình Sửa chữa Pan ô tô trang 5

Trang 5

Giáo trình Sửa chữa Pan ô tô trang 6

Trang 6

Giáo trình Sửa chữa Pan ô tô trang 7

Trang 7

Giáo trình Sửa chữa Pan ô tô trang 8

Trang 8

Giáo trình Sửa chữa Pan ô tô trang 9

Trang 9

Giáo trình Sửa chữa Pan ô tô trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 54 trang xuanhieu 6780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sửa chữa Pan ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sửa chữa Pan ô tô

Giáo trình Sửa chữa Pan ô tô
 của hệ thống làm mát. 
 - Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây đai của bơm nước và quạt gió. 
 - Kiểm tra mức nước làm mát trong két nước, nếu thiếu cần đổ đầy đủ mức nước trong két 
nước. 
 - Kiểm tra chất lượng nước làm mát, nếu nước quá bẩn, tuần hoàn yếu cần tiến hành súc rửa 
két nước và hệ thống đường ống dẫn nước. 
 b) Kiểm tra hư hỏng của hệ thống nhiên liệu 
 - Kiểm tra bầu lọc không khí bẩn gây hao nhiên liệu và làm sạch bầu lọc không khí. 
 - Kiểm tra điểm cân bơm cao áp quá muộn, gây nóng máy và hao nhiên liệu. 
 - Kiểm tra độ mòn của các vòi phun và thay thế hoặc cân chỉnh đúng yêu cầu kỹ thuật. 
 c) Kiểm tra độ kín của nhóm lanh, pittông và xéc măng 
 Đo áp súât xi lanh cuối kỳ nén của nhóm lanh, pittông và xéc măng bị mòn hoặc gãy xéc 
măng làm cho động cơ hoạt động tổn hao nhiều nhiên liệu và xả nhiều khói (hình 2-8) 
 ( Áp suất nén của xi lanh động cơ điêzen = 3,0 – 5,5 Mpa) 
 - Tháo vòi phun và lắp đồng hồ đo áp suất nén vào buồng cháy 
 43 
 - Mở hết bướm ga và khởi động động cơ 
 Áp suất nén của xi lanh thấp hơn cho phép (nhỏ hơn 75% áp suất nén ban đầu và độ sai 
lệch giữa các xi lanh không lớn hơn 0,1 – 0,2 MPa), chứng tỏ độ kín của buồng cháy giảm do 
mòn hở các chi tiết : nhóm pittông-xéc măng-xi lanh, nhóm Xupáp-đế Xupáp, nhóm đệm nắp 
máy. 
 - Cần tiến hành kiểm tra loại trừ dần từng nhóm chi tiết để xác định nhóm chi tiết hỏng. Bằng 
cách cho một thìa dầu nhờn vào xi lanh, quay trục khuỷu vài vòng cho dầu tràn đều, sau đó 
kiểm tra lại áp suất nến như ban đầu. Nếu áp suất có tăng lên và khí xả có nhiều khói chứng tỏ 
do mòn nhiều nhóm xéc măng và pittông cần thay thế các chi tiết mòn. 
Áp suất dầu nhờn giảm (áp suất dầu từ 0,2 – 0,5 Mpa) 
a) Kiểm tra hệ thống bôi trơn 
 - Quan sát bên ngoài các vết nứt chảy dầu bên ngoài các bộ phận và đường ống dẫn dầu bôi 
trơn, nếu bị nứt hở cần thay thế và sửa chữa các chi tiết hư hỏng. 
 - Kiểm tra mức dầu trong các te, nếu thiếu cần cấp đủ mức dầu quy định. 
 không tải, tải lớn nhất. 
b) Kiểm tra áp suất của đường dầu chính 
 - Dùng đồng hồ áp suất chuẩn và lắp vào trên đường dầu chính, nếu áp suất báo đúng quy 
định (áp suất dầu từ 0,2 – 0,5 Mpa) do hỏng đồng hồ hoặc gãy lò xo van an toàn, phải thay thế 
đồng hồ và lò xo van an toàn. Nếu áp suất dầu vẫn báo thấp hơn quy định sau khi thay thế đồng 
hồ và van an toàn, chứng tỏ một nút chặt đường ống dầu nào đó trong động cơ bị tuột hở, cần 
kiểm tra đường ống dầu trong động cơ và nút chặt đúng yêu cầu. 
 2.1. Kiểm tra điện áp ắc quy 
 2.2. Kiểm tra hệ thống khởi động 
3. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu 
 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng bất thường của hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên 
liệu 
 Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân hư hỏng 
Động cơ khó khởi động hoặc - Đường ống xăng và bộ chế hoà khí bị tắc bẩn hoặc hết 
không khởi động được. xăng. 
 44 
 - Bướm gió kẹt không đóng được 
 - Dây dẫn điện thấp áp chạm nhẹ hoặc đứt. 
 - Biến áp đánh lửa chập, chạm cuộn dây hoặc cháy đứt 
 - Dây cao áp lỏng hoặc đứt 
 - Rôto và cọc than bẩn, nứt gãy 
 - Đặt lửa qúa sớm hoặc tụ điện 
 - Tụ điện yếu hoặc cháy hỏng, bugi bẩn hoặc hỏng 
Động cơ chạy không tải không tốt - Bô chế hoà khí tăc bẩn, xăng cấp không đều, xăng lẫn 
 nước, thiếu xăng do hở đường ống nạp hoặc dùng sai loại 
 xăng quy định. 
 - Cơ cấu không tải tắc bẩn 
 - Hệ thống đánh lửa sai góc đánh lửa quá sớm, tụ điện 
 yếu, biến áp đánh lửa kém, các đầu dây nối điện bẩn hoặc 
 bị lỏng, bugi bẩn 
 - Xupáp mòn hở 
Động cơ không hoạt động tốt ở - Bộ chế hoà khí bị tắc bẩn hoặc kẹt hỏng bơm làm đậm 
tốc độ cao và bơm tăng tốc 
 - Hệ thống đánh lửa đặt lửa quá muộn, tụ điện yếu, biến 
 áp đánh lửa kém. 
Động cơ hoạt động có lửa thoát ra - Hệ thống đánh lửa đặt lửa quá muộn 
ở bộ chế hoà khí 
 Động cơ hoạt động không đều, - Hệ thống đánh lửa đặt lửa quá muộn, các đầu dây nối 
có lửa thoát ra ở bộ chế hoà khí điện bị lỏng, hoặc bugi bẩn 
và ống giảm thanh có tiếng nổ - Bô chế hoà khí tăc bẩn, xăng cấp không đều, xăng lẫn 
 nước, hở đường ống nạp và ống giảm thanh. 
 Phương pháp kiểm tra và sửa chữa pan 
a) Kiểm tra và xác định hư hỏng 
 - Dùng thiết bị kiểm tra và kinh nghiệm của người thợ để xác định các hư hỏng của từng hệ 
thống và từng bộ phận của động cơ. 
 - Tiến hành kiểm tra các hư hỏng của từng hệ thống, bộ phận sau đó dùng phương pháp loại 
 45 
trừ dần các bộ phận không hư hỏng để phát hiện và xác định đúng bộ phận và chi tiết hư hỏng. 
b) Sửa chữa các hư hỏng 
- Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng các bộ phận của hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa 
 - Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của bộ phận của hệ thống nhiên liệu 
 - Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền và cơ cấu phân phối khí 
 - Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng các bộ phận của hệ thống bôi trơn và làm mát 
 3.1. Sử dụng thiết bị chẩn đoán 
 3.2. Kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục 
4. Kiểm tra hệ thống nguồn điện điều khiển động cơ 
Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng bất thường của hệ thống trang thiết bị điện ôtô. 
 Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân hư hỏng 
- Khoá điện không khởi động được và - Đường dây dẫn điện từ ắc quy đến khoá điện và 
các đồng hồ táp lô không hoạt động các đồng hồ táp lô bị đứt hoặc chạm. 
- Khi mở khoá điện không thấy các đồng - Khoá điện bị mòn hỏng 
hồ táp lô hoạt động và tiến hành khởi - Máy khởi động đứt hoặc chạm dây của rơle khởi 
động, máy khởi động không quay. động 
- Máy khởi động không quay hoặc quay - ắc quy điện áp không đủ, do sử dụng lâu ngày, 
yếu thiếu dung dịch điện phân hoặc dung dịch loãng. 
- Khi mở khoá khởi động, máy khởi - Cổ góp bẩn, chổi than và lò xo mòn, yếu 
động quay nhưng động cơ không nổ - Các tiếp điểm mòn nhiều hoặc bẩn 
được. - Các cuộn dây của rơ le bị chạm hoặc đứt. 
 Máy phát điện yếu và có tiếng ồn - Dây đai chùng hoặc nứt pu ly 
 - Khi động cơ hoạt động có tiếng ồn ở - Trục rôto cong, ổ bi mòn vỡ 
cụm máy phát, đèn sáng yếu - Vành tiếp điện bẩn, chổi than và lò xo mòn, yếu 
 - Các cuộn dây lỏng hoặc bị chạm nhẹ 
 Hệ thống đèn chiếu sáng thường bị - Bộ điều chỉnh điện áp hỏng 
cháy các bóng đèn hoặc lúc sáng, lúc tắt. - Hoặc dây dẫn và các đầu nối của hệ thống chiếu 
 - Khi ôtô hoạt động đèn hay bị cháy, sáng bị lỏng. 
 46 
hoặc đèn pha lúc sáng luc không 
 Bộ phun nước rửa kính và bộ gạt nước - Bộ gạt nước mưa có cổ góp bẩn, chổi than và lò 
mưa không hoạt động hoặc yếu. xo mòn, yếu 
 - Khi bật công tắc gạt mưa, các cần gạt - Các cuộn dây của bộ gạt nước mưa bị đứt hoặc 
và bộ phun nước không hoạt động hoặc chạm nhẹ. 
làm việc yếu - Dây dẫn điện từ ắc quy bị lỏng 
 - Bộ phun nước bị hỏng màng bơm và các van 
 phun nước 
Phương pháp kiểm tra và sửa chữa pan 
a) Kiểm tra và xác định hư hỏng 
 - Dùng thiết bị kiểm tra và kinh nghiệm của người thợ để xác định các hư hỏng của từng hệ 
thống và từng bộ phận của các hệ thống và trang thiết bị điện ôtô. 
 - Tiến hành kiểm tra các hư hỏng của từng hệ thống, bộ phận sau đó dùng phương pháp loại 
trừ dần các bộ phận không hư hỏng để phát hiện và xác định đúng bộ phận và chi tiết hư hỏng. 
b) Sửa chữa các hư hỏng 
 - Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng các bộ phận của hệ thống cung cấp điện. 
 - Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của bộ phận của hệ thống thông tin và tín hiệu. 
 - Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của bộ phận của hệ thống chiếu sáng 
 - Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng các bộ phận của hệ thống phụ trên ôtô. 
 Khoá điện không khởi động được và các đồng hồ táp lô không hoạt động 
 a) Kiểm tra hệ thống các đường dây cung cấp điện từ ắc quy đến khoá điện 
 - Quan sát và kiểm hệ thống đường dây dẫn điện có bị đứt chạm hoặc lỏng các đầu cắm dây. 
 - Làm sạch các đầu nối và sửa chữa các vết đứt hoặc chạm từ ắc quy đến khoá điện và máy 
khởi động. 
đồng hồ, các đèn và còi để xác định tình trạng kỹ thuật của hệ thống chiếu sáng và thông tin. 
 47 
b) Vận hành ôtô và kiểm tra sự hoạt động của các đồng hồ 
- Quan sát, kiểm tra hệ thống đường dây dẫn điện, đầu nối các đồng hồ có bị đứt chạm hoặc 
lỏng và tién hành làm sạch, thay thế kịp thời. 
- Vận hành ôtô và quan sát hoạt động của các đồng hồ báo : Tốc độ ôtô, số km vận hành, mức 
nhiên liệu, áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ động cơ, báo nạp điện, áp suất khí nén.. 
 - Nếu khoá điện không hoạt động, nối tắt dây dẫn điện từ ắc quy đến cụm các đồng hồ, đến 
máy khởi động và các bộ phận hoạt động bình thường chứng tỏ khoá điện bị hỏng,cần thay thế 
khoá mới. 
 48 
c) Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng các bộ phận của hệ thống khởi động 
 - Tiến hành khởi động, nếu máy khởi động quay yếu, có thể bình ắc quy yếu hoặc máy khởi 
động mòn chổi than hoặc bẩn cổ góp. Nếu máy khởi động quay tốt nhưng động cơ khó nổ hoặc 
không nổ, tiếp tục kiểm tra tia lửa điện cao áp phóng ra mát của từng bugi 
Máy khởi động không quay hoặc quay yếu 
 a) Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng các bộ phận của hệ thống khởi động 
 - Tiến hành khởi động, nếu máy khởi động quay yếu, có thể bình ắc quy yếu hoặc máy khởi 
động mòn chổi than hoặc bẩn cổ góp. Nếu máy khởi động quay tốt nhưng động cơ khó nổ hoặc 
không nổ, tiếp tục kiểm tra tia lửa điện cao áp phóng ra mát của từng bugi 
b) Kiểm tra ắc quy 
 Đo mức dung dịch điện phân (hình 4 – 4a) 
 - Quan sát các vết chảy, rỉ và nứt lỏng bên ngoài ắc quy 
 - Dùng ống thuỷ tinh có đường kính 6-8 mm và độ dài khoản 150 mm, hoặc thanh gỗ khô 
 49 
thẳng cho vào lỗ đổ dung dịch của bình để đo mức dung dịch của các ngăn. 
 - Ghi nhận số đo của các ngăn và so sánh với tiêu chuẩn cho phép ( mức dung dịch cao hơn 
tấm bảo vệ trong ngăn bình từ 10-15 mm, mức chênh lệch giữa các ngăn không quá 0,2 mm) 
 Đo nồng độ dung dịch 
 - Dùng tỷ trọng kế đo nồng độ dung dịch của các ngăn và so với tiêu chuẩn ( nồng độ dung 
dịch = 1,26 – 1,31 ở mức phóng điên 0%) 
 - So sánh các giá trị đo với tiêu chuẩn để xác định tình trạng kỹ thuật của ắc quy 
 Kiểm tra điện áp ắc quy (hình 4 – b) 
 - Dùng đồng hồ đo điện áp chuyên dùng của ắc quy (ampe kìm) để đo điện áp của từng ngăn 
và điện áp của cả bình ắc quy và so với tiêu chuẩn. 
 - Điện áp ắc quy đủ quy định, U = 12 - 13 vôn ( điện áp mỗi ngăn = 2 -2,1 vôn) 
 Thử ắc quy ở chế độ khởi động 
 - Dùng khoá điện tiến hành khởi động động cơ : Nếu động cơ nổ tốt chứng tỏ điện áp và dòng 
điện ắc quy đảm bảo tốt. 
 - Nếu máy khởi động quay yếu (tốc độ nhỏ hơn 120 – 200 vòng / phút) 
 Chứng tỏ ăc quy yếu, không đủ điện áp và dung lượng. 
Máy phát điện yếu và có tiếng ồn 
 a) Kiểm tra tiếng ồn, sửa chữa hư hỏng các bộ phận của máy phát điện 
 - Quan sát các vết chảy, rỉ và nứt lỏng bên ngoài máy phát điện 
 50 
 - Cho ôtô đứng yên và động cơ hoạt động, tiến hành xác định vị trí va đập có tiếng ồn từ cụm 
máy phát điện để xác định nguyên nhân và cụm chi tiết hư hỏng từ puly và dây đai. 
 b) Kiểm tra điện áp máy phát 
 - Cho động cơ hoạt động ở các tốc độ khác nhau 
 - Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp phát ra của máy phát (một đầu đo nối đầu + cực ra của 
máy phát và một đầu chạm vào vỏ máy phát), điện áp phảI ổn định từ 12 – 13 vôn ở mọi tốc độ 
của động cơ. 
 - Kiểm tra thông qua đèn báo nạp điện và đồng hồ : Khi động cơ hoạt động ở tốc độ thấp, đèn 
báo nạp sáng và kim đồng hồ dưới vạch báo nạp, khi tốc độ động cơ tăng lên, đèn báo nạp tắt 
và đồng hồ vượt qua vạch báo nạp ( điện áp nạp điện cho bình ắc quy thường lớn hơn điện áp 
ắc quy 10 -15 %, từ 13, 7 – 14 vôn ) 
 + Nếu máy phát có tiếng khác thường do : mòn vở ổ bi, khô dầu mỡ bôi trơn, trục rôto 
 cong và chạm rôto và stato, hoặc lỏng dây đai, cong gãy cánh quạt gió. 
 + Điện áp máy phát thấp chứng tỏ : Chổi than mòn, lò xo yếu, vành trượt mòn bẩn, dòng 
kích từ yếu, chạm nhẹ các cuộn dây, dây đai lỏng 
 + Điện áp máy phát cao hơn quy định chứng tỏ : bộ điều chỉnh điện và cụm điốt chỉnh lưu 
hỏng, 
 + Máy phát không có điện chứng tỏ : các cuộn dây đứt hoặc chạm, dây dẫn hoặc đầu nối 
đứt, chạm. 
 51 
Hệ thống đèn chiếu sáng thường bị cháy các bóng đèn hoặc lúc sáng, lúc tắt. 
 a) Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng các bộ phận của hệ thống đường dây dẫn điện từ máy phát điện 
đến các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu. 
 - Quan sát và kiểm hệ thống đường dây dẫn điện có bị đứt chạm hoặc lỏng các đầu cắm dây. 
 - Làm sạch các đầu nối và sửa chữa các vết đứt hoặc chạm từ máy phát điện đến khoá điện và 
các bóng đèn. 
 b) Kiểm tra các đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu và còi (hình 4 – 6) 
 - Quan sát các vết nứt, lỏng bên ngoài các bóng đèn và thay thế sửa chữa các đầu nối lỏng 
- Kiểm tra và thay thế các bóng đèn bị nứt và cháy hỏng. 
- Cho động cơ hoạt động ở tốc độ cao, tiến hành xác định kiểm tra điện áp máy phát. Tiến hành 
dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp phát ra của máy phát (một đầu đo nối đầu + cực ra của máy 
phát và một đầu chạm vào vỏ máy phát), điện áp phải ổn định từ 12 – 13 vôn ở mọi tốc độ của 
động cơ. Nếu điện áp quá quy định, có thể hư hỏng bộ điều chỉnh điện cần thay thế. 
 - Dùng thiết bị chuyên dùng kiểm tra và điều chỉnh cường độ sáng của đèn pha (chiếu xa) và 
đèn cốt (chiếu gần), xác định chiều dài chiếu xa và chiều cao của tâm đèn (Khỏang cách từ đèn 
pha cốt đến màn kiểm tra 7,5 – 10,0 m, độ cao từ mặt đất đén tâm đèn chiếu sáng 0.75 – 1,0 m). 
- Cho động cơ hoạt động bấm còi và bật các công tắc của các đèn chiếu sáng và quan sát bên 
ngoài các bóng đèn và nghe âm lượng của còi. 
 Bộ gạt nước mưa và bộ phun nước rửa kính không hoạt động hoặc yếu. 
 a) Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng các bộ phận của hệ thống đường dây cung cấp điện từ ắc quy 
 52 
đến bộ gạt nước mưa và bộ phun nước. 
 - Quan sát và kiểm hệ thống đường dây dẫn điện có bị đứt chạm hoặc lỏng các đầu cắm dây. 
 - Làm sạch các đầu nối và sửa chữa các vết đứt hoặc chạm từ ắc quy đến khoá điện và bộ gạt 
nước mưa và bộ phun nước. 
- Quan sát các vết chảy, rỉ và nứt lỏng bên ngoài bộ gạt nước mưa, bộ phun nước rửa kính và 
các dây dẫn điện, ống dẫn nước. 
b) Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng các bộ phận của bộ gạt nước mưa 
 - Tiến hành bật công tăc, nếu bộ gạt nước mưa quay yếu, có thể bình ắc quy yếu hoặc bộ gạt 
nước mưa mòn chổi than hoặc bẩn cổ góp. Nếu bộ gạt nước mưa quay tốt nhưng các cánh gạt 
không quay chứng tỏ các banhs răng truyền động bị mòn nhiều cần thay thế. - Cho ôtô đứng 
yên và động cơ hoạt động, tiến hành xác định vị trí va đập có tiếng ồn từ cụm bộ gạt nước mưa, 
bơm phun nước rửa kính 
Kiểm tra tiếng ồn: 
 - Cho ôtô đứng yên và động cơ hoạt động, tiến hành xác định vị trí va đập có tiếng ồn từ cụm 
bộ gạt nước mưa, bộ phun nước rửa kính 
c) Thử xe trên đường 
- Vận hành ôtô và quan sát hoạt động của các bộ gạt nước mưa bộ gạt nước mưa, bộ phun nước 
rửa kính 
 53 
 Bộ gạt nước mưa, bộ phun nước rửa kính quay yếu hoặc không quay chứng tỏ : Chổi 
 than mòn, lò xo yếu, cổ góp mòn bẩn, dòng kích từ yếu, chạm nhẹ các cuộn dây hoặc 
 đứt chạm các cuộn dây rôto, sato cần thay thế hoặc sửa chữa kịp thời. 
4.1. Đo kiểm tra điện trở vòi phun 
4.2. Đo kiểm tra điện trở cảm biến trục cơ 
4.3. Đo điện trở cảm biến nhiệt độ nước 
4.4. Đo kiểm tra điện trở cảm biến trục cam 
 54 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_sua_chua_pan_o_to.pdf