Giáo trình Phay bào rãnh cắt đứt
Mục tiêu:
+ Trình bày được các yếu tố cơ bản dao bào rãnh, đặc điểm của các lưỡi cắt, các
thông số hình học của dao bào rãnh.
+ Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao bào.
+ Mài được dao bào rãnh đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu
cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy.
+ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng
tạo trong học tập.
1. Cấu tạo của dao bào rãnh
- Cấu tạo dao bào gồm:
Đầu dao: Bao gồm các lưỡi cắt, các mặt trước sau chính, phụ , mặt đáy (phần làm
việc).
Thân dao: Phần trực tiếp lắp lên bàn dao.
- Cấu tạo đầu dao bào gồm:
+ Mặt trước: Mặt thoát phoi.
+ Mặt sau chính: Mặt đối diện với bề mặt đang gia công.
+ Mặt sau phụ: Mặt đối diện với mặt sau chính.
+ Lưỡi cắt chính: Là dao tuyến giữa mặt trước và mặt sau chính: Đây là phần làm
việc chủ yếu của dao.
+ Lưỡi cắt phụ: là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau phụ: Có một phần tham gia
cắt.
2. Các thông số hình học của dao bào rãnh ở trạng thái tĩnh
* Thông số hình học dao bào cắt5 Giáo trình phay bào rãnh cắt đứt
3. Sự thay đổi thông số hình học của dao bào khi gá dao
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phay bào rãnh cắt đứt
cắt φ = 70 ÷ 80 0. Dao bào tinh có góc mũi dao có r = 0,1 ÷ 0,5mm. Dao bào được gá lên giá bắt dao. Tâm của dao luôn luôn vuông góc với mặt phẳng ngang để tránh hiện tượng trong quá trình bào dao bị xô lệch. Trình tự thực hiện: B1 Nới lỏng bu lông hãm trục chính B2 Nới lỏng bu lông hãm giá đỡ, tháo giá đỡ ra khỏi truch chính B3 Tháo bu lông hãm khỏi trục chính, lắp các bạc chặn và dao phù hợp với kích thước gia công B4 Lắp giá đỡ, siết chặc bu lông chắc chắn B5 Siết chặc bu lông hãm trục chính 31 Giáo trình phay bào rãnh cắt đứt 2.4. Điều chỉnh máy. Điều chỉnh máy để đạt kích thước: Điều chỉnh vị trí dao đạt kích thước B bằng cách theo vạch dấu; bằng phương pháp rà chạm dao; hay bằng phương pháp cắt thử. Đo và điều chỉnh để đạt chiều sâu cắt (t) của bậc. 1 2 Cắt dần từng lớp mỏng 1÷2mm, lát cắt tinh khoảng 0,5mm. 2.5. Cắt thử và đo. Cho dao cắt mỏng trên bề mặt chi tiết, dừng máy 3 4 kiểm tra kích thước nếu đặt yêu cầu thì tiếp tục cắt đứt 2.6. Tiến hành gia công. Dao phay cắt đứt và dao phay rãnh có đường kính D = 32 250mm được kẹp trên trục gá với đường kính d = 8, 10, 13, 16, 22, 27 và 32mm. Cắt phôi thành từng đoạn. Ví dụ: cần phải cắt thép góc có chiều dài 315 mm thành 5 đoạn bằng nhau với kích thước mỗi đoạn là 60 1,0mm. Chọn loại và kích thước dao phay. đường kính dao phay cắt đứt cần chọn càng nhỏ càng tốt, bởi vì độ cứng càng nhỏ thì độ cứng càng vững và khả năng chống rung động càng cao. Vì vậy khi cắt chi tiết bằng dao phay có đường kính nhỏ có thể sử dụng lượng chạy dao răng lớn và chất lượng bề mặt gia công tốt hơn là khi cắt chi tiết băng dao phay có đường kính lớn. Tuổi bền của dao có đường kính lớn thấp hơn, còn giá thành của nó cao hơn so 32 Giáo trình phay bào rãnh cắt đứt với dao có đường kính nhỏ. Đường kính tối ưu của dao phay cắt đứt cũng giống như dao phay đĩa có thể xác định theo công thức (5). Khi kẹp chi tiết gia công và dao phải đặc biệt chú ý tới độ cứng vững khi kẹp chặt. Hãy gá và kẹp chi tiết trong êtô máy (hình 30.16). Bàn máy cùng chi tiết càng đưa vào gần thân máy càng tốt. Dao phay không được chạm vào êtô và càng gần trục chính càng tốt còn quai treo thì sát vào vai để tăng độ cứng vững của dao. Để dao không hất chi tiết ra khỏi êtô mà áp sát nó vào êtô người ta dùng sơ đồ phay thuận. Song, trong mỗi ghép trục vít mũ ốc của hành trình dọc của bàn máy phải không có khe hở. Cắt đứt và phân chia vật liệu tấm mỏng. Để tiến hành công việc này, tốt hơn hết là dùng phương pháp phay thuận, bởi vì lực cắt trong trường hợp này luôn luôn ép chi tiết chặt xuống bàn. Tuy vậy, như trên đã nói, phương pháp phay thuận chỉ có thể dùng khi không có khe hở trong cơ cấu chạy dao dọc của bàn máy. Nếu chi tiết kẹp trực tiếp trên bàn máy mà không có miếng đệm thì dao phải được gá đối diện với rãnh hình chữ T trên bàn máy (để dao khỏi cắt vào bàn máy). 3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng Sai số về kích thước Nguyên nhân - Sai số khi dịch chuyển bàn máy - Hiệu chỉnh chiều sâu cắt sai - Chon dao không đúng chiều rộng đối với dao phay cắt và đường kính đối với dao phay ngón - Do độ đảo của dao quá lớn Sai số về vị trí tương quan Nguyên nhân - Gá dao không đúng vị trí đối với trục. - Sai số lắp đặt chi tiết trong đồ gá, trong êtô hoặc trong bàn máy - Chi tiết không vững, phoi rơi vào bề mặt định vị của đồ gá (làm chi tiết kênh lên) và do công xôn và sống trượt ngang kẹp không đủ độ cứng vững. Sự rung động quá lớn trong khi phay Sai số về hình dạng của bề mặt gia công Nguyên nhân 33 Giáo trình phay bào rãnh cắt đứt - Chọn dao không không đúng hoặc mài dao định hình không chính xác (góc trước bị thay đổi) - Gá dao không chính xác Gá kẹp chi tiết không chính xác, không cứng vững Độ nhám bề mặt chưa đạt Nguyên nhân - Dao bị mòn, các góc của dao không đúng. - Chế độ cắt không hợp lý - Hệ thống công nghệ kém cứng vững 4. Kiểm tra sản phẩm. Dùng thước cặp, thước lá kiểm tra kích thước chiều dài 5. Vệ sinh công nghiệp. Bài 4. BÀO RÃNH Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi bào rãnh. - Vận hành thành thạo máy bào để bào rãnh đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. - Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 1. Yêu cầu kỹ thuật khi bào rãnh 1. Đúng kích thước: Kích thước thực tế với kích thước được kích thước trên bản vẽ 2. Sai lệch hình dạng hình học của rãnh. 3. Sai lệch về vị trí tương quan giữa các rãnh: độ không song song giữa mặt phẳng đáy với mặt trên, độ không vuông góc giữa các rãnh kế tiếp, độ không đối xứng, độ không sai lệch giữa các rãnh, độ đồng đều của rãnh. 4. Độ nhám. 2. Phương pháp gia công 2.1. Gá lắp, điều chỉnh êtô Lắp ê tô lên bàn máy - Bước 1: Lau sạch bề mặt bàn máy, bề mặt đáy Êtô - Bước 2: Gá êtô lên bàn máy: Đặt đúng then định vị vào rãnh chữ T. - Bước 3: Gá bu lông vào rãnh chữ T bàn máy và êtô - Bước 4: Rà má tĩnh êtô song song với phương chạy dao của bàn máy: Dùng đồng hồ so để rà, khi rà cần siết nhẹ bu lông kẹp rồi dùng búa cao su để gõ điều chỉnh. 34 Giáo trình phay bào rãnh cắt đứt 2.2. Gá lắp, điều chỉnh phôi. Trong quá trình bào rãnh người ta thường sử dụng các dụng cụ gá phù hợp với kích thước của vật gia công, mặt khác người ta còn phụ thuộc vào tính chất, độ chính xác, độ nhám của chi tiết. Các loại đồ gá thường dùng để kẹp chặt và định vị chi tiết gồm: Các loại vấu kẹp, phiến gá, mỏ kẹp... Trong quá trình thực hành người ta thường sử dụng các loại êtô vạn năng bởi các loại êtô này thường được sử dụng dễ dàng và thường có mặt ở các phân xưởng thực hành của học sinh. Trong công việc bào rãnh suốt trên trục tròn, nguời ta có thể xác định có bao nhiêu rãnh để tìm phương pháp xác định vị trí cắt. Để thực hiện các công việc đó ngoài các yếu tố cơ bản về về kích thước của rãnh, ta còn chú trọng đến các rãnh có vị trí tương quan như thế nào để chọn dụng cụ gá phù hợp và có độ chính xác cao nhất. Hình 28.4: loại một rãnh, loại 4 rãnh đối xứng Khi bào mặt phẳng ngang ta phải chọn chuẩn gá cho phù hợp có thể sử dụng chuẩn thô khi các mặt phẳng chưa được gia công và chọn chuẩn tinh cho phôi đã có các mặt đã được gia công. Khi chọn được mặt chuẩn thô hoặc tinh thì mặt chuẩn đó được gá vào hàm êtô cố định. Các mặt phẳng tiếp theo được gá ở mặt hàm di động được gá thêm lõi sắt tròn nhằm mục đích tăng độ tiếp xúc bề mặt so với hàm cố định. Mặt đáy của phôi phải cao hơn hàm êtô từ 5 10mm. Trong các trường hợp vật cắt có kích thước mỏng và có độ cứng vững thấp, nhất thiết phải được kẹp phôi bằng vấu kẹp. Mặt phẳng đáy tỳ sát vào bàn máy. Trong các trường hợp có các vị trí rãnh như hình 28.3. Ta phải sử dụng các dụng cụ gá có các khối V. 2.3. Gá lắp, điều chỉnh dao. Trong trường hợp bào, xọc rãnh suốt ta nên sử dụng dao bào cắt có kích thước chiều rộng lưỡi luôn nhỏ hơn chiều rộng rãnh đối với các trường hợp rãnh lớn hơn 8mm. Dao bào được gá lên giá bắt dao. Tâm của dao luôn luôn vuông góc với mặt phẳng ngang để tránh hiện tượng trong quá trình bào, dao bị xô lệch. Đối với các loại rãnh có hình dạng khác thì việc lựa chọn các dạng dao, có hình dạng và kích thước phù hợp với kích thước và hình dạng của rãnh gia công. 2.4. Điều chỉnh máy. 35 Giáo trình phay bào rãnh cắt đứt Việc điều chỉnh khoảng chạy cho chính xác trong trường hợp này là rất cần thiết và mang tính chính xác cao. Việc ảnh hưởng đến chất lượng công việc và các điều kiện kỹ thuật của rãnh. Đối với dạng rãnh có một đầu kín và một đầu hở, thì việc xác định khoảng chạy điểm cuối là rất quan trọng. Vì vậy trước khi gia công, chúng ta phải sử dụng hệ thống tay quay bằng tay của đầu dao dịch chuyển nhiều lần, sao cho khoảng chạy luôn được cố định thì mới cho máy chạy bằng động cơ điện. Hình 28.6. minh họa cho việc điều chỉnh khoảng chạy đó. Đối với vật gia công trên máy bào ngang việc điều chỉnh máy được chia ra hai bước: Một là xác định khoảng chạy đầu bào được xác định theo công thức: L hành trình = chiều dài phôi + 3.5 chiều rộng của cán dao. Hai là điều chỉnh đầu bào ra vào cho phù hợp với khoảng chạy dao nghĩa là: Phần trong của dao sẽ là 2 chiều rộng dao, phần ngoài của dao sẽ bằng 1.5 chiều rộng của cán dao. Tốc độ của đầu bào được xác định theo bảng tốc độ đầu bào tương ứng với chiều dài của vật gia công. Nhưng trong trường hợp bào rãnh vuông, ta thường chủ động lựa chọn các tốc độ min cho phép (tức là chọn tốc độ chậm hơn so với bào mặt phẳng) 2.5. Cắt thử và đo. Cho dao cắt một đường mờ trên bề mặt chi tiết, dừng kiểm tra đo thử nếnđạt kích thước theo bản vẽ thì tiếp tục gia công 2.6. Tiến hành gia công. Để gia công rãnh vuông suốt (bước thứ nhất), các bước được thực hiện giống hoàn toàn với các bước thực hiện bào rãnh suốt mà bài học trên áp dụng. Đầu tiên ta phải xác định vị trí rãnh đặt dao đúng với tâm của rãnh nếu kích thước của rãnh nhỏ (hẹp). Cho dao tiếp xúc với phôi, tiến hành bào từng lớp một đúng vào vị trí đã lấy dấu. Sau đó dịch chuyển bàn máy theo phương ngang để dao cắt hết chiều rộng rãnh, chiều sâu cắt bằng chiều cao rãnh. Khi bào tùy theo tính chất vật liệu, độ chính xác của chi tiết, độ phức tạp mà ta phải chọn các chế độ cắt cho hợp lý. Đọc bản vẽ phải xác định được số lần gá, số lần cắt, phương pháp kiểm tra theo yêu cầu kỹ thuật. Đối với phương pháp bào rãnh vuông, lượng tiến dao được xác định bởi lượng dịch chuyển của đầu dao. Còn chiều sâu cắt được thực hiện bởi lượng tiến của bàn máy. Đối với các rãnh có kích thước > 8 ta có thể cắt từ từ từng lớp một cho đến khi hết chiều rộng rãnh. Kiểm tra kích thước, vị trí của từng rãnh suốt mà ta đã xác định. 36 Giáo trình phay bào rãnh cắt đứt 3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng 3.1. Sai số về kích thước Nguyên nhân Biện pháp khắc phục - Sai số khi dịch - Sai số kích thước chiều rộng, chiều sâu của rãnh. Để tránh sai số chuyển bàn máy này, khi gia công cần phải kiểm tra chiều rộng của dao. - Hiệu chỉnh chiều - Khi chọn dao chú ý là chiều rộng của dao luôn nhỏ hơn chiều sâu cắt sai rộng rãnh, nếu cần phải mở mạch. - Chọn dao có - Để đề phòng sai số kích thước của rãnh theo chiều rộng ta nên chiều rộng lớn hơn tiến hành đo thử và cắt thử. chiều rộng rãnh. - Nếu chiều rộng của rãnh nhỏ hơn kích thước yêu cầu thì để sửa - Không thường lại kích thước đó phải tiến hành thêm một bước phụ với việc dịch xuyên kiểm tra chuyển bàn máy (theo phương pháp thực hiện kích thước) một trong quá trình bào khoảng bằng đại lượng sai số kích thước chiều rộng của rãnh. xọc - Xác định chính xác lượng dịch chuyển của bàn máy trên vành - Sai số do quá chia độ. trình kiểm tra - Kiểm tra trong quá trình bào, xọc. - Hiệu chỉnh dụng cụ kiểm tra trước khi dùng. 3.2. Sai số về vị trí tương quan Nguyên nhân Biện pháp khắc phục - Gá dao không đối - Gá và dao đúng kỹ thuật. xứng hai mặt cắt. - Gá và rà phôi đúng yêu cầu kỹ thuật trên đồ gá, trong êtô hoặc - Sai số lắp đặt chi trong bàn máy. tiết trong đồ gá, - Đảm bảo độ cứng vững của công nghệ, trong êtô hoặc trên - Làm sạch đồ gá hoặc dụng cụ gá trước khi gá phôi. bàn máy, hoặc rà gá không đúng kỹ thuật. - Chi tiết không vững, bị nghiêng, xô lệch trong quá trình bào, xọc. 3.3. Sai số về hình dạng, hình học của bề mặt gia công Nguyên nhân Biện pháp khắc phục - Chọn dao không - Chọn dao có lưỡi cắt phù hợp với rãnh thiết kế không đúng hình - Thường xuyên kiểm tra vị trí của dao. Dạng phế phẩm này không dạng, hoặc mài dao thể sửa lại được cũng sinh ra phế phẩm. Để đề phòng mọi khả năng định hình không gây ra phế phẩm khi gia công rãnh định hình và rãnh đặc biệt thì chính xác (góc trước hết phải kiểm tra cẩn thận độ chính xác của dao được chọn, trước bị thay đổi) mài sửa và độ chính xác khi gá đặt nó. - Gá dao không 37 Giáo trình phay bào rãnh cắt đứt chính xác Gá kẹp chi tiết không chính xác, không cứng vững. 3.4. Độ nhám bề mặt chưa đạt Nguyên nhân Biện pháp khắc phục - Dao bị mòn, các - Mài và kiểm tra chất lượng lưỡi cắt góc của dao không - Sử dụng chế độ cắt hợp lý đúng, hoặc điểm - Gá dao đúng kỹ thuật, Tăng cường sự cứng vững của hệ thống tiếp xúc giữa lưỡi công nghệ. dao quá lớn với mặt cắt sinh ra gằn. - Chế độ cắt không hợp lý - Hệ thống công nghệ kém cứng vững 4. Kiểm tra sản phẩm. Kích thước của rãnh có thể kiểm tra bằng các dụng cụ đo như thước cặp hoặc thước đo độ sâu và bằng calíp. Việc đo và tính kích thước của rãnh bằng các dụng đo vạn năng về nguyên tắc không khác gì khác việc đo và tính các kích thước khác. Hình 28.8 Kiểm tra rãnh bằng calíp Ví dụ: Chiều dày, chiều rộng, chiều dài, đường kính. Để kiểm tra chiều rộng của rãnh, có thể dùng calíp nút giới hạn tròn hoặc tấm. Hình 28.07 là sơ đồ kiểm tra kích thước chiều rộng, cách kiểm tra chiều sâu rãnh. Độ đối xứng về vị trí của rãnh then hoa đường tâm trục được kiểm tra bằng các dưỡng và đồ gá chuyên dùng. 5. Vệ sinh công nghiệp. 38 Giáo trình phay bào rãnh cắt đứt BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN Lớp:............Bài tập: Sử dụng dao phay Thao tác Thao tác Ý thức+ gá lắp gá lắp dao Báo cáo Ghi Hạng mục Cộng Chuẩn bị dao phay phay mặt thực tập chú trụ đầu Điểm STT Họ và tên HS 2,5đ 2,5đ 2,5đ 2,5đ 10đ 1 2 3 BÀI TẬP Câu 1: Máy phay có thể gia công được những bề mặt nào? Phân biệt máy phay đứng và máy phay nằm. Câu 2: Nêu chức năng của các bộ phận chính trên máy phay vạn năng Câu 3: Nêu đặc điểm công dụng của các loại đồ gá thường dùng khi phay rãnh. Câu 4: Nêu đặc điểm sử dụng của các loại dao phay rãnh, cắt đứt thường dùng. Câu 5: Nêu định nghĩa và đặc điểm sử dụng của phương pháp phay thuận, phay nghịch. Câu 6: Trình bày thứ tự các bước gá lắp dao phay mặt đầu, dao phay trụ. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: Vật liệu: - Thép tròn, gang khối, dầu nhờn, giẻ lau, dung dịch làm nguội. - Giấy viết, sổ ghi chép, bút viết và bút chì. Dụng cụ và trang thiết bị: - Máy bào ngang, máy phay. - Các loại êtô, một số đồ gá thông dụng khác. - Thước cặp 1/20, 1/50, êke, thước thẳng, bàn rà, dưỡng, đồng hồ so, vật mẫu... - Các loại dao bào, dao phay ngón, phay đĩa. - Dụng cụ cầm tay và các trang bị bảo hộ lao động. Học liệu: - Tranh ảnh, bản vẽ treo tường. - Phiếu công nghệ - Giáo trình Nguồn lực khác: Xưởng thực hành 39 Giáo trình phay bào rãnh cắt đứt TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1].Trần Phương Hiệp - Kỹ thuật bào- Nhà xuất bản Lao động. [2].Trần Thế San, Hoàng Trí, Nguyễn Thế Hùng - Thực hành cơ khí Tiện - Phay Bào - Mài nhà xuất bản Đà nẵng - 2000.
File đính kèm:
- giao_trinh_phay_bao_ranh_cat_dut.pdf