Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 1: Quy cách của bản vẽ

1.1. KHÁI NIỆM VỀ TIÊU CHUẨN

Tiêu chuẩn là những quy định trong một lĩnh vực nào đó mà người hoạt động trong lĩnh

vực đó phải tuân theo. Các tiêu chuẩn thường gặp:

Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam: TCVN

Tiêu chuẩn vùng: TCV

Tiêu chuẩn ngành: TCN

Tiêu chuẩn cơ sở: TC

Tiêu chuẩn quốc tế: ISO

1.2. KHỔ GIẤY TCVN 7285 : 2003

1.2.1. Các khổ giấy theo dãy ISO - A

Bản vẽ gốc cần thực hiện trên khổ giấy nhỏ nhất đảm bảo sự sáng sủa và độ chính xác cần

thiết.

Các khổ giấy theo dãy ISO - A

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 1: Quy cách của bản vẽ trang 1

Trang 1

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 1: Quy cách của bản vẽ trang 2

Trang 2

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 1: Quy cách của bản vẽ trang 3

Trang 3

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 1: Quy cách của bản vẽ trang 4

Trang 4

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 1: Quy cách của bản vẽ trang 5

Trang 5

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 1: Quy cách của bản vẽ trang 6

Trang 6

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 1: Quy cách của bản vẽ trang 7

Trang 7

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 1: Quy cách của bản vẽ trang 8

Trang 8

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 1: Quy cách của bản vẽ trang 9

Trang 9

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 1: Quy cách của bản vẽ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 1340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 1: Quy cách của bản vẽ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 1: Quy cách của bản vẽ

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 1: Quy cách của bản vẽ
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật 1A - 1 - 
 CHUONG 1. QUI CÁCH CỦA BẢN VẼ 
 1.1. KHÁI NIỆM VỀ TIÊU CHUẨN 
 Tiêu chuẩn là những quy định trong một lĩnh vực nào đó mà người hoạt động trong lĩnh 
vực đó phải tuân theo. Các tiêu chuẩn thường gặp: 
 Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam: TCVN 
 Tiêu chuẩn vùng: TCV 
 Tiêu chuẩn ngành: TCN 
 Tiêu chuẩn cơ sở: TC 
 Tiêu chuẩn quốc tế: ISO 
 1.2. KHỔ GIẤY TCVN 7285 : 2003 
 1.2.1. Các khổ giấy theo dãy ISO - A 
 Bản vẽ gốc cần thực hiện trên khổ giấy nhỏ nhất đảm bảo sự sáng sủa và độ chính xác cần 
thiết. 
 Các khổ giấy theo dãy ISO - A 
 Ký hiệu A0 A1 A2 A3 A4 
Tờ giấy đã xén a1 841 594 420 297 210 
(mm) b1 1189 841 594 420 297 
Vùng vẽ a2 ( 0.5) 821 574 400 277 180 
 b2 ( 0.5) 1159 811 564 390 277 
 Các khổ A3 đến A0 đặt giấy ngang. Riêng với khổ A4 thì đặt giấy đứng. 
 Khổ A3 đến A0 
 BM HH & VKT – ĐHBK TpHCM - Trang 1 - 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật 1A - 2 - 
 1.2.2. Các khổ giấy kéo dài 
 Nên tránh dùng khổ giấy kéo dài. Khi cần có thể tạo ra khổ giấy kéo dài bằng cách kết hợp 
kích thước cạnh ngắn của một khổ giấy (VD: A3) với kích thước cạnh dài của khổ giấy lớn hơn 
khác (VD: A1). Kết quả sẽ được khổ giấy mới, ký hiệu là A3.1. 
 1.3. LỀ VÀ KHUNG BẢN VẼ TCVN 7285 : 2003 
 Lề bản vẽ là miền nằm giữa các cạnh của tờ giấy đã xén và khung giới hạn vùng vẽ. Tất cả 
các khổ giấy phải có lề. Ở cạnh trái của tờ giấy, lề rộng 20mm và bao gồm cả khung bản vẽ. Lề trái 
này thường được dùng để đóng bản vẽ thành tập. Các lề khác rộng 10mm. 
 Khung bản vẽ để giới hạn vùng vẽ phải được vẽ bằng nét liền, chiều rộng nét 0.7mm. 
 Hình vẽ dưới đây là ví dụ cho 1 tờ giấy khổ A3 đến A0. 
 BM HH & VKT – ĐHBK TpHCM - Trang 2 - 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật 1A - 3 - 
 1.4. KHUNG TÊN TCVN 7285 : 2003 
 Vị trí của khung tên đối với khổ A0 đến A3 được đặt ở góc phải phía dưới của vùng vẽ. 
Đối với khổ A4, khung tên được đặt ở cạnh ngắn hơn (thấp hơn) của vùng vẽ. Hướng đọc của bản 
vẽ trùng với hướng đọc của khung tên. 
 Nội dung và hình thức của khung tên do nơi thiết kế quy định 
 Mẫu khung tên sử dụng trong các bài tập của môn học quy định như sau: 
 Chữ số trong khung tên dùng kiểu chữ thường, theo quy định của TCVN về chữ và chữ số 
trên bản vẽ kỹ thuật. Riêng ô ghi dùng kiểu chữ hoa khổ chữ phải lớn hơn các ô 
khác. 
 Ví dụ cho 1 khung tên của bài tập vẽ kỹ thuật: 
 BM HH & VKT – ĐHBK TpHCM - Trang 3 - 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật 1A - 4 - 
 Riêng với sinh viên của ngành xây dựng thì mẫu khung tên trong các bài tập được quy 
định như sau: 
 Ví dụ cho 1 khung tên của bài tập vẽ kỹ thuật xây dựng: 
 1.5. TỶ LỆ CỦA HÌNH VẼ TCVN 7286 : 2003 
 Tỷ lệ của hình vẽ là tỷ số giữa kích thước dài của một phần tử vật thể biểu diễn trong bản 
vẽ gốc và kích thước dài thật của chính phần tử đó. 
 Có 3 loại tỷ lệ: 
 Tỷ lệ nguyên hình: tỷ lệ với tỷ số 1:1 
 Tỷ lệ thu nhỏ: tỷ lệ với tỷ số nhỏ hơn 1:1, gồm: 
 1:2; 1:5; 1:10; 1:20; 1:50; 1:100; 1:200; 1:500; 1:1000;
 1:2000; 1:5000; 1:10000 
 Tỷ lệ phóng lớn: tỷ lệ với tỷ số lớn hơn 1:1, gồm: 
 2:1; 5:1; 10:1; 20:1; 50:1 
 BM HH & VKT – ĐHBK TpHCM - Trang 4 - 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật 1A - 5 - 
 Ký hiệu của tỷ lệ dùng trên bản vẽ phải được ghi trong khung tên của bản vẽ đó. Ký hiệu 
gồm chữ “TỈ LỆ” rồi kèm theo tỷ số, ví dụ: TỈ LỆ 1:2. Nếu không bị hiểu lầm thì có thể không ghi 
chữ “TỈ LỆ” 
 Khi cần dùng nhiều tỷ lệ khác nhau trong một bản vẽ thì chỉ có tỷ lệ chính được ghi trong 
khung tên, còn các tỷ lệ khác sẽ được ghi ngay bên cạnh con số chú dẫn phần tử trên bản vẽ của chi 
tiết tương ứng hoặc ngay bên cạnh chữ cái chỉ tên của hình chiếu (hoặc hình cắt) tương ứng. 
 1.6. NÉT VẼ TCVN 8-20 : 2002 
 Chiều rộng của nét vẽ tùy thuộc vào loại và kích thước của bản vẽ. Chiều rộng d của tất cả 
các loại nét vẽ phải chọn theo dãy số sau: 
 0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4; 2 (mm) 
 Chiều rộng của các nét mảnh, nét đậm và nét rất đậm tuân theo tỷ số: 1:2:4. 
 Chiều rộng nét của bất kỳ một đường nào phải như nhau trên suốt chiều dài của đường đó. 
 Trong bài giảng, chỉ trình bày các loại đường nét thường dùng trên bản vẽ. Sinh viên cần 
tham khảo thêm tài liệu cho các loại nét vẽ khác. 
 Loại đường nét Hình dạng Ứng dụng 
Nét liền đậm Khung bản vẽ, khung tên 
 Các đường bao thấy, các giao tuyến thấy 
Nét liền mảnh Đường dóng, đường kích thước 
 Đường gạch ký hiệu vật liệu 
 Đường bao mặt cắt chập 
 Đường giới hạn của hình trích 
 Đường chuyển tiếp 
 Đường chân ren 
 Đường bao thấy của công trình trên bản vẽ 
 xây dựng 
Nét đứt mảnh Đường bao khuất 
 Cạnh khuất 
Nét gạch dài chấm mảnh Đường trục đối xứng 
 Đường tâm 
Nét gạch dài chấm đậm Vị trí mặt phẳng cắt 
Nét gạch dài hai chấm Đương trọng tâm 
mảnh Vị trí tới hạn của chi tiết chuyển động 
 Đường bao ban đầu trước khi tạo hình 
Nét dích dắc (mảnh) Biểu diễn giới hạn của hình chiếu riêng 
 phần, hoặc chỗ cắt lìa, mặt cắt hoặc hình cắt, 
 nếu giới hạn này không phải là đường trục 
 đối xứng hoặc đường tâm 
Nét lượn sóng (mảnh) Ưu tiên vẽ bằng tay để biểu diễn giới hạn 
 của hình chiếu riêng phần, hoặc chỗ cắt lìa, 
 mặt cắt hoặc hình cắt, nếu giới hạn này 
 không phải là đường trục đối xứng hoặc 
 đường tâm 
 Cách vẽ: 
 Khoảng hở giữa các gạch: 3d 
 Chiều dài 1 gạch trong nét đứt: 12d 
 Chiều dài 1 gạch dài: 24d 
 BM HH & VKT – ĐHBK TpHCM - Trang 5 - 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật 1A - 6 - 
 Các nét vẽ cát nhau thì tốt nhất là cắt nhau bằng nét gạch 
 Khoảng cách tối thiểu giữa các đường song song là 0.7mm 
 1.7. CHỮ VÀ CHỮ SỐ TCVN 7284-0 : 2003, TCVN 7284-2 : 2003 
 1.7.1. Khổ chữ danh nghĩa: 
 Là chiều cao (h) của đường bao ngoài của chữ cái viết hoa. 
 h= 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20 (mm) 
 1.7.2. Kiểu chữ 
 Là loại nét trơn, không chân, được viết thẳng đứng hay nghiêng (góc nghiêng 75 so với 
phương dòng chữ). Bề dày các nét đều bằng nhau và bằng 1/10 khổ chữ (d=1h/10) 
 Ưu tiên cho kiểu chữ đứng. 
 Các kích thước: 
 Chiều cao chữ (h): h 
 Chiều cao chữ thường (c1): 7h/10 
 Đuôi chữ thường (c2): 7h/10 
 Khoảng cách các ký tự: 2h/10 
 Khoảng cách các từ: 6h/10 
 1.7.3. Cấu tạo chữ 
 Phân tích sơ bộ cho 3 kiểu chữ sau: 
 BM HH & VKT – ĐHBK TpHCM - Trang 6 - 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật 1A - 7 - 
 1.7.3.1. Kiểu chữ in hoa 
 Chiều cao chữ: h 
 Chiều rộng chữ: 6h/10. (Đây là qui luật chung, có những chữ ở 
 trường hợp ngoại lệ) 
 1.7.3.2. Kiểu chữ thường 
 Chiều cao chữ: 7h/10 (Những chữ có ngạnh thì chiều cao = h, với 
 phần ngạnh chiếm 3/10h) 
 Chiều rộng chữ: 5h/10. (Đây là qui luật chung, có những chữ ở 
 trường hợp ngoại lệ) 
 1.7.3.3. Kiểu chữ số 
 Chiều cao chữ: h 
 Chiều rộng chữ: 5h/10 (Riêng số 1 có chiều rộng là 3h/10, và 
 số 4 có chiều rộng là 6h/10) 
 1.7.3.4. Cách viết chữ 
 Khi viết chữ, cần phải kẻ đường dẫn. Khi viết kiểu chữ hoa hay kiểu chữ số thì kẻ 2 dòng 
song song nhau và cách nhau bằng khổ chữ. Khi viết kiểu chữ thường thì kẻ 3 dòng: 2 dòng song 
song nhau và cách nhau bằng khổ chữ, và dòng thứ ba cách dòng dưới 7/10 khổ chữ. 
 Lưu ý các đường kẻ này cần thật nhạt (chỉ đủ thấy để viết chữ) để tránh làm bẩn bản vẽ. 
 1.8. GHI KÍCH THƯỚC TCVN 7583-1 : 2006 
 1.8.1. Qui định chung của việc ghi kích thước 
 Kích thước trên bản vẽ phải là kích thước thật, không phụ thuộc vào tỉ lệ và độ chính 
 xác của hình biểu diễn. 
 Thông tin về kích thước phải đầy đủ và ghi trực tiếp trên bản vẽ 
 Mỗi kích thước chỉ được ghi 1 lần. 
 Các kích thước nên đặt ở vị trí thể hiện rõ ràng nhất các yếu tố có liên quan. 
 Các kich thước có liên quan với nhau nên nhóm lại một cách tách biệt để dễ đọc. 
 Các kích thước chỉ được ghi cùng một đơn vị đo. 
 Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc (Ví dụ: 3020’10”) 
 Kích thước phụ là những kích thước dẫn xuất từ các kích thước khác chỉ dùng để biết 
 thông tin thì được ghi trong dấu ngoặc đơn. 
 1.8.2. Các yếu tố của một khâu kích thước 
 Mỗi một kích thước gọi là một khâu kích thước. Một khâu kích thước gồm có 3 yếu tố: 
 đường dóng, đường kích thước và con số kích thước. 
 1.8.2.1. Đường kích thước 
 Là yếu tố xác định phần tử cần ghi kích thước 
 Đối với kích thước đoạn thẳng, đường kích thước là đoạn thẳng song song với đoạn 
 cần ghi kích thước (H1) 
 BM HH & VKT – ĐHBK TpHCM - Trang 7 - 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật 1A - 8 - 
 Đối với kích thước độ góc, đường kích thước là cung tròn có tâm là đỉnh của góc (H2a) 
 Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, giới hạn 2 đầu là 2 dấu kết thúc (mũi 
 tên, gạch xiên, chấm). 
 Nếu dùng mũi tên thì mũi tên được vẽ chạm vào đường dóng sao cho đường dóng vượt 
 quá mũi tên một khoảng xấp xỉ 8 lần chiều rộng nét. Các mũi tên cần vẽ đúng qui cách 
 và thống nhất trên toàn bản vẽ (H2a). Khi vẽ tay, kích thước mũi tên có thể tham khảo 
 như hình H2b. 
BM HH & VKT – ĐHBK TpHCM - Trang 8 - 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật 1A - 9 - 
 Nếu đường kích thước ngắn quá, cho phép kéo dài đường kích thước để đưa mũi tên ra 
 ngoài (H2b) 
 Nếu có nhiều đường kích thước ngắn liên tiếp, cho phép thay mũi tên bằng dấu chấm 
 đậm hoặc bằng gạch nghiêng 45 so với phương đường kích thước. Các gạch nghiêng 
 này được vẽ bằng nét liền mảnh, có cùng chiều nghiêng với chiều dài bằng khổ chữ của 
 con số kích thước. Riêng 2 mũi tên ngoài cùng vẫn phải vẽ (H3) 
 Không một đường nét nào được cắt qua mũi tên kể cả nét liền đậm 
 Nếu hình biểu diễn có phần bị cắt lìa thì đường kích thước vẫn vẽ liên tục và con số 
 kích thước chỉ chiều dài toàn bộ (H3) 
 Nên tránh để đường kích thước giao nhau 
 với bất kỳ đường nào khác. Nếu không 
 thể tránh được, thì đường kích thước vẫn 
 vẽ liên tục. 
 Các đường kích thước có thể không vẽ đầy đủ khi: 
 -Vẽ các kích thước cho đường kính và chỉ vẽ cho một phần yếu tố đối xứng trong 
 hình chiếu hay hình cắt (H4) 
 -Một nữa hình chiếu và một nữa hình cắt 
 Đ
 ư 
BM HH & VKT – ĐHBK TpHCM - Trang 9 - 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật 1A - 10 - 
 1.8.2.2. Đường dóng 
 Là yếu tố giới hạn phần tử cần ghi kích thước. 
 Đối với kích thước đoạn thẳng, đường dóng xuất phát từ 2 đầu mút đoạn thẳng cần ghi kích 
 thước và nói chung vuông góc với nó. Trong trường hợp cần thiết phải vẽ đường dóng xiên 
 thì 2 đường dóng vẫn phải song song nhau và đường kích thước vẫn phải song song với 
 đoạn cần ghi kích thước. 
 Đối với kích thước độ góc, đường dóng là đường kéo dài 2 cạnh của góc (H2a) 
 Đường dóng được vẽ bằng nét liền mảnh, vượt quá đường kích thước một khoảng xấp xỉ 8 
 lần chiều rộng của nét vẽ. 
 Cho phép dùng đường bao, đường trục, đường tâm thay cho đường dóng (H1) 
 Ở chỗ có vát góc hay cung lượn, đường dóng được vẽ từ giao điểm các đường bao. Đường 
 kéo dài của các đường bao phải vượt quá giao điểm một khoảng xấp xỉ 8 lần chiều rộng nét. 
 1.8.2.3. Giá trị kích thước 
 Biểu thị giá trị độ lớn thật của phần tử cần ghi kích thước 
 Các giá trị kích thước phải đặt song song với đường kích thước, ở gần điểm giữa đường kích 
 thước, và ở phía trên đường kích thước một chút. Hướng ghi giá trị kích thước như sau: 
 Không cho bất kỳ đường nào cắt hay tách đôi 
 giá trị kích thước 
 Nếu đường kích thước ngắn quá, cho phép kéo 
 dài đường kích thước để đưa con số kích 
 thước ra ngoài, hoặc ghi trên đường chú dẫn 
 1.8.3. Ghi kích thước đặc biệt 
 1.8.3.1. Đường kính 
 Dùng ký hiệu  trước con số kích thước chỉ đường kính 
 Nếu cung tròn trên bản vẽ hơn một nửa đường tròn thì ghi kích thước cho đường kính 
BM HH & VKT – ĐHBK TpHCM - Trang 10 - 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật 1A - 11 - 
 Có thể vẽ đường kích thước qua tâm với độ nghiêng bất kỳ nhưng không trùng đường tâm 
 (H6a) 
 Có thể ghi cho độ dài của đường kính nằm ngang hay thẳng đứng (H6b) 
 Cho phép ghi kích thước đường kính của trụ tròn xoay ở hình chiếu lên mặt phẳng song 
 song với trục tròn xoay (H6c) 
 Khi một đường kính có thể minh họa bằng một đầu mũi tên thì đường kích thước phải vượt 
 tâm (H7a) 
 1.8.3.2. Bán kính 
 Dùng ký hiệu R trước con số kích thước chỉ bán kính 
 Đường kích thước xuất phát từ tâm, chỉ có một mũi tên được vẽ hướng vào phần lõm của 
 cung tròn. Nếu cung tròn có bán kính quá bé thì cho phép mũi tên hướng vào phần lồi của 
 cung tròn (H7a) 
 Nếu cung tròn có bán kính quá lớn, tâm của bán kính vượt ra 
 ngoài phạm vi vẽ, đường kích thước bán kính phải vẽ hoặc là bị 
 cắt bớt hoặc là bị ngắt vuông góc tùy theo việc có cần hay không 
 cần thiết phải xác định tâm(H7b) 
BM HH & VKT – ĐHBK TpHCM - Trang 11 - 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật 1A - 12 - 
 1.8.3.3. Hình cầu 
 Ký hiệu là chữ S trước giá trị kích thước chỉ đường kính hay bán kính của cầu. 
 1.8.3.4. Hình vuông 
 Ký hiệu là  trước giá trị kích thước chỉ cạnh hình vuông nếu hình vuông chỉ 
 được ghi kích thước trên một cạnh. 
 1.8.3.5. Cung, dây cung và góc 
 1.8.3.6. Các yếu tố lặp lại và cách đều nhau 
 Các yếu tố có cùng giá trị kích thước có thể ghi kích thước bằng cách chỉ rõ số lượng nhân với 
 giá trị kích thước. 
 1.8.3.7. Các chi tiết đối xứng 
 Các kích thước của các yếu tố phân bố đối xứng chỉ phải ghi một lần. 
BM HH & VKT – ĐHBK TpHCM - Trang 12 - 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật 1A - 13 - 
 1.8.3.8. Độ dốc 
 Dùng ký hiệu  trước chỉ số chỉ tang góc nghiêng, đầu nhọn của ký hiệu hướng về chân dốc 
 (H4) 
 Dùng ký hiệu i trước trị số % độ dốc, hoặc trị số độ dốc ghi ở dạng thập phân 
 Ghi kích thước hai cạnh của tam giác vuông 
 Ghi trị số chỉ tang góc nghiêng trên mái dốc 
 1.8.3.9. Độ cao 
 Trên mặt cắt đứng, hình chiếu đứng của công trình, dùng ký hiệu như trong hình dưới đây 
 để ghi kích thước độ cao. 
 Trên mặt bằng hay hình chiếu bằng công trình, con số chỉ độ cao được ghi như trong hình 
 dưới đây và đặt tại vị trí cần ghi độ cao 
BM HH & VKT – ĐHBK TpHCM - Trang 13 - 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ve_ky_thuat_1a_chuong_1_quy_cach_cua_ban_ve.pdf