Giáo trình Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô

1.1. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT:

Kỹ thuật (tiếng Anh: engineering), có khi còn gọi là ngành kỹ sư, là việc ứng

dụng kiến thức khoa học để mang lại giá trị thực tiễn như việc thiết kế, chế tạo, vận

hành những công trình, máy móc, quy trình, và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế

nhất. Ngành kỹ thuật vô cùng rộng, nó bao gồm một loạt các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù

hơn, mỗi lĩnh vực nhấn mạnh đến những lĩnh vực công nghệ và những kiểu ứng dụng

riêng. Những người hành nghề kỹ thuật được gọi là kỹ sư.

Tổ chức ECPD (tiền thân của tổ chức ABET) của các kỹ sư Hoa Kỳ định nghĩa

"kỹ thuật" là việc ứng dụng một cách sáng tạo những nguyên lý khoa học vào việc

thiết kế hay phát triển các cấu trúc, máy móc, công cụ, hay quy trình chế tạo, hay

những công trình sử dụng chúng một cách riêng lẻ hay kết hợp với nhau; hay vào việc

xây dựng hay vận hành những đối tượng vừa kể với sự ý thức đầy đủ về thiết kế của

chúng; hay để dự báo đặc tính hoạt động của chúng khi được vận hành trong những

điều kiện nhất định; tất cả những việc này đều hướng đến một tính năng mong muốn,

tính kinh tế khi vận hành, và sự an toàn đối với con người và của cải.

Trong tiếng Việt, các từ "khoa học", "kỹ thuật", và "công nghệ" đôi khi được

dùng với nghĩa tương tự nhau hay được ghép lại với nhau (chẳng hạn "khoa học kỹ

thuật", "kỹ thuật công nghệ"). Tuy vậy, kỹ thuật khác với khoa học và công nghệ.

Khoa học là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc, và cách vận hành của thế

giới tự nhiên, được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát

triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học. Công nghệ là sự ứng dụng những phát

minh khoa học vào những mục tiêu hoặc sản phẩm thực tiễn và cụ thể phục vụ đời

sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại.

Hình 1-1: Những phát minh điển hình về kỹ thuật

Ngành kỹ thuật đã tồn tại từ thời cổ đại, khi nhân loại nghĩ ra những phát minh

đầu tiên như cái nêm, đòn bẩy, bánh xe, ròng rọc. Thuật ngữ "kỹ thuật" (engineering)

và "kỹ sư" (engineer) có nguồn gốc từ thế kỷ 14, từ thuật ngữ engineer nhằm nói về

"những người chế tạo vũ khí quân sự", còn engine được dùng để nói về các thiết bị

dùng làm vũ khí công thành như máy bắn đá, máy lăng đá.

Xe kéo tay được phát minh từ thế kỷ thứ 3

Sau đó, khi việc thiết kế công trình dân sự, như nhà ở hoặc cầu, dần phát triển

trở thành một ngành kỹ thuật, thuật ngữ "kỹ thuật xây dựng dân dụng" (civil

engineering) bắt đầu chính thức được dùng để phân biệt những kỹ sư có chuyên môn

về công trình phi quân sự và những kỹ sư về quân sự.

Các loại máy cơ đơn giản được nghiên cứu và đề cập đến đầu tiên bởi nhà khoa

học người Hy Lạp, Archimedes vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, khi ông viết hai

tác phẩm "Về sự cân bằng của các hành tinh" (On the Equilibrium of Planes) và "Về

các vật thể nổi" (On Floating Bodies). Tuy nhiên, việc phát minh ra các loại máy cơ

đơn giản đã có từ rất lâu trước đó. Cái nêm và đòn bẩy được biết đến từ thời Đồ

Đá. Bánh xe cùng với hệ cơ học "trục và bánh xe" được phát minh ở vùng Lưỡng

Hà (Iraq ngày nay) vào khoảng thiên niên kỷ thứ 5 TCN. Đòn bẩy chính thức được

ứng dụng làm công cụ lần đầu tiên vào khoảng 5.000 năm trước ở vùng Cận Đông, khi

đó được người Ai Cập cổ đại sử dụng để làm cân và di chuyển những vật nặng. Đòn

bẩy còn được ứng dụng làm cần kéo nước, loại cần cẩu đầu tiên của nhân loại ở vùng

Lưỡng Hà vào khoảng 3.000 năm TCN và ở Ai Cập khoảng 2.000 năm TCN. Bằng

chứng sớm nhất về việc sử dụng ròng rọc được tìm thấy ở vùng Lưỡng Hà từ khoảng

2.000 năm TCN và ở Ai Cập cổ đại vào thời Vương triều thứ Mười Hai, giai đoạn từ

1991-1802 TCN.

Thời kỳ hiện đại, Động cơ hơi nước ra đời đã sử dụng than cốc để thay thế

cho than củi trong quá trình luyện gang thép, giúp giảm giá thành vật liệu và cung cấp

nhiều loại vật liệu mới dùng cho việc xây dựng cầu, sau đó sắt rèn được thay thế bởi ít

gãy giòn hơn.

Giáo trình Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô trang 1

Trang 1

Giáo trình Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô trang 2

Trang 2

Giáo trình Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô trang 3

Trang 3

Giáo trình Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô trang 4

Trang 4

Giáo trình Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô trang 5

Trang 5

Giáo trình Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô trang 6

Trang 6

Giáo trình Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô trang 7

Trang 7

Giáo trình Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô trang 8

Trang 8

Giáo trình Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô trang 9

Trang 9

Giáo trình Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 104 trang xuanhieu 5480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô

Giáo trình Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô
hỉ đáp ứng cho công đoạn lắp ráp ô tô. 
 Theo các chuyên gia, có 3 điều kiện để có được ngành công nghiệp ô tô phát 
triển nhanh là thị trường, con người và kỹ thuật. Trong 3 điều kiện đó Việt Nam có 2 
là thị trường và con người. Theo tính toán thị trường ô tô rất tiềm năng với mức tiêu 
thụ có thể đạt 1 triệu xe/năm. Con người người Việt Nam được cho là khéo tay có đầu 
óc sáng tạo. Chúng ta thiếu vấn đề kỹ thuật, nếu có chính sách đúng về khuyến khích 
đầu tư, chuyển giao công nghệ thì sẽ thành công. 
 Thực tiễn cho thấy, có rất ít các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản 
xuất linh kiện cũng như chuyển giao công nghệ ô tô vào Việt Nam. Tập đoàn Ford 
trong năm 2004 đã tìm địa điểm để đầu tư 1 nhà máy sản xuất động cơ ô tô tại khu vực 
đông Nam Á với số vốn là 400 triệu USD họ đã khảo sát tại nhiều nước trong đó có 
Việt Nam nhưng sau đó lại quyết định đầu tư tại Philipines. Bên cạnh đó, tập đoàn này 
cũng đã đầu tư 500 triệu USD để sản xuất xe cỡ nhỏ tại Thái Lan. Tại Việt Nam, họ 
chỉ có 1 dây chuyền lắp ráp công suất khoảng 10.000 xe/năm, họ không chọn ưu tiên 
đầu tư lớn ở nước ta là vì không hội đủ những điều kiện cần thiết, khó thu lợi nhuận 
cao hơn so với đầu tư ở một số nước khác trong khu vực. 
 Việt Nam là quốc gia có gần 97 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng 
nâng cao do đó nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng nhiều, đủ để các doanh nghiệp ô tô 
đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Tuy nhiên, hiện nay dung lượng thị trường trong nước 
chưa phát triển so với tiềm năng, do ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa đủ các 
điều kiện về thị trường cũng như các yếu tố khác để phát triển như các quốc gia trong 
khu vực. Việt Nam hiện nay với 451 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, với 
tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm. Trong đó có hơn 40 doanh 
nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; khoảng 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, 
thùng xe; và số doanh nghiệp còn lại là sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô với sản lượng 
sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi trong 
nước. Theo kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam, đến năm 2020, 
tỷ lệ giá trị sản xuất đối với ô tô đến 9 chỗ ngồi là 30-40% và khoảng 40-45% vào năm 
2025; tương tự ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên đạt 35-45% và 50-60% vào năm 2025; Đối 
với ô tô tải, tỷ lệ này phải đạt 30-40% và 45-55% năm 2025. Nhưng sau gần 30 năm 
phát triển, tỷ lệ nội địa hóa của xe ô tô sản xuất tại Việt Nam còn rất thấp, đa số chưa 
đạt mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của các nước trong khu 
vực. Cụ thể, xe tải dưới 7 tấn đạt tỷ lệ nội địa hóa trung bình trên 20%; xe khách từ 10 
 97 
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân 
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô 
chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đạt tỷ lệ 45- 55%. Riêng đối với xe cá nhân đến 9 
chỗ ngồi, tỷ lệ nội địa hóa bình quân mới đạt 10% (trừ dòng xe VinFast đạt nội địa hóa 
trên 40%). Ngoài ra, các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất 
thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa . . . 
và chưa làm chủ được các các công nghệ cốt lõi như: động cơ, hệ thống điều khiển, 
truyển động, . . . (trừ hãng VinFast). 
 Theo thống kê của Bộ Tài chính, đầu năm 2020, Việt Nam có hơn 173 doanh 
nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô. Trong đó, 56 doanh nghiệp sản xuất xe từ linh kiện rời, 
117 doanh nghiệp sản xuất xe từ cơ sở. Nhiều doanh nghiệp xe lớn như Toyota, 
Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan, Suzuki, 
Isuzu, Mercedes - Benz, Hino đã đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi của 
người dân. Tổng công suất lắp ráp xe thiết kế đến nay khoảng 755.000 chiếc mỗi năm, 
trong đó khu vực đầu tư nước ngoài là 35%, trong nước là 65%. 
 Về vốn đầu tư, quá trình thực hiện với lợi thế so sánh Việt Nam đã kéo được 
một số liên doanh quay trở lại lắp ráp các mẫu có hiệu suất cao, doanh số tốt. Đồng 
thời, ngành này cũng thu hút được số lượng doanh nghiệp lớn mở rộng quy mô sản 
xuất, kinh doanh, trong đó đơn cử như Ford tăng vốn đầu tư từ 102 triệu USD lên 184 
triệu USD để mở rộng quy mô sản xuất, lắp ráp; Trường Hải - Thaco mở rộng đầu tư 
nhà máy mới với 4.000 tỷ đồng. Honda và Mitsubishi cũng đưa dây chuyền sản xuất 
mới vào vận hành từ quý II năm 2020. Tập đoàn Thành Công cũng đầu tư thêm một 
nhà máy tại Ninh Bình, công suất hơn 100.000 xe/năm vào hoạt động. Đặc biệt, 
VinFast đầu tư hơn 3,5 tỷ USD để xây dựng nhà máy, sản xuất lắp ráp xe rộng hơn 
335 ha tại Hải Phòng để sản xuất mẫu xe mang thương hiệu Việt. 
 Về tỷ lệ nội địa hóa, Bộ Tài chính đánh giá các doanh nghiệp Việt gia tăng tỷ lệ 
nội địa hóa với hàm lượng sản xuất trong nước tăng lên nhằm nâng cao năng lực cạnh 
tranh. Đơn cử như mẫu xe buýt của Trường Hải - Thaco có tỷ lệ nội địa hóa 60%, xe 
tải có tỷ lệ nội địa hóa 35-40%; xe con có tỷ lệ nội địa hóa bình quân 25% và một số 
mẫu đạt hơn 40%. 
 Doanh nghiệp ô tô Việt Nam còn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, xuất khẩu 
xe sang ASEAN và ra thế giới. Đơn cử như năm 2020 Thaco xuất khẩu hơn 1.400 xe 
các loại ra các nước, Công ty TMT nâng tỷ lệ nội địa hóa xe của hãng này lên từ 
18,25% năm 2020 lên 22,6% năm 2021 và năm 2022 có thể tăng lên hơn 40%. 
 Hình 4-3: Ô tô của nhà máy THACO chuẩn bị xuất khẩu 
 98 
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân 
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô 
 Nhìn chung, hiện nay ngành công nghiệp ô tô trong nước tuy đạt được những 
kết quả nhất định song vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, 
phần lớn mới chỉ ở mức độ lắp ráp đơn giản; chưa tạo được sự hợp tác liên kết và 
chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và sản xuất phụ tùng, linh 
kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh 
kiện quy mô lớn. Để làm ra được một chiếc ô tô phải cần từ 30.000 - 40.000 chi tiết, 
linh kiện khác nhau. Vì vậy, ngành công nghiệp ô tô cần sự hợp tác của rất nhiều 
ngành công nghiệp khác như: ngành cơ khí chế tạo, ngành điện tử, ngành công nghiệp 
hoá chất. Tuy nhiên, việc liên kết giữa các ngành sản xuất còn lỏng lẻo, chưa có sự kết 
hợp chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Đến nay chỉ có số ít nhà cung cấp trong nước có 
thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. So 
với Thái Lan, quốc gia này có gần 700 nhà cung cấp cấp 1, thì Việt Nam chỉ có chưa 
đến 100 nhà cung cấp. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và 3 thì Việt 
Nam chỉ có chưa đến 150 nhà cung cấp. 
 Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã thực sự khởi sắc kể từ khi dự án Tổ hợp 
nhà máy ô tô VinFast tại Hải Phòng đưa vào sản xuất chính thức từ tháng 6/2019 với 
quy mô sử dụng diện tích 335 ha. Ngay lập tức dự án đã thu hút các tập đoàn lớn của 
nước ngoài như Bumper, Aapico, Lear, ZF đầu tư các nhà máy quy mô lớn để sản 
xuất, lắp ráp động cơ, cụm trục trước, trục sau, sản xuất, lắp ráp ghế ô tô, sản xuất cản 
trước, cản sau ô tô, dập và hàn chi tiết khung, lắp ráp các loại pin dành cho ô tô và xe 
máy điện. Theo nhận định của các chuyên gia, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang 
chuẩn bị bước vào giai đoạn "vàng", giai đoạn tăng tốc phát triển. Mục tiêu hiện nay là 
phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước bằng các chính sách khuyến khích tăng 
tỷ lệ sản xuất linh kiện, lắp ráp ô tô trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá. Đây là một 
cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp khi xây dựng hạ tầng các khu 
công nghiệp ô tô lớn cũng như khai thác nhu cầu mở rộng sản xuất và nhu cầu kinh 
doanh của các hãng xe. 
 Hình 4-4: Chiếc ô tô "Made in Vietnam" của hãng VinFast 
 99 
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân 
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô 
 Việc tăng tỷ lệ nội địa hóa của một chiếc ô tô luôn đi kèm với việc phát triển 
ngành công nghiệp phụ trợ cho nó. Chính phủ Việt Nam đã có chính sách ưu đãi 
nhưng nhà đầu tư bất động sản công nghiệp mới là người thực hiện việc liên kết các 
hoạt động sản xuất và cung ứng dưới hình thức các khu liên hợp sản xuất ô tô chuyên 
dụng. Thực tế đã chứng minh, từ khu công nghiệp ô tô Chu Lai, Tập đoàn Trường Hải 
khởi đầu với diện tích 38ha để xây dựng nhà máy ô tô tải và buýt vào năm 2003. Đến 
năm 2010, tổng diện tích tăng lên hơn 126 ha, trong đó riêng cụm các nhà máy công 
nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô có diện tích 85 ha. Từ năm 2018, khu 
công nghiệp Cơ khí và ô tô Thaco Chu Lai đã mở rông diện tích trên 210 ha, hiện 
được xem là trung tâm sản xuất ô tô và công nghiệp hỗ trợ lớn nhất Việt Nam. Tại đây 
có 32 công ty, đơn vị trực thuộc, bao gồm các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, các nhà 
máy linh kiện phụ tùng và tổ hợp cơ khí. Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT 
Trường Hải cho biết: "Chúng tôi đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai với định hướng 
tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với các thương hiệu ô tô quốc tế sản xuất, xuất khẩu 
sang các nước khu vực ASEAN. Hướng tới xuất khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô, tham 
gia chuỗi giá trị cung ứng phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô thế giới". 
 Trong năm 2020, một sự kiện đáng chú ý nữa là Tập đoàn Thành Công đã khởi 
công xây dựng Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Hưng tại Quảng Ninh, cho thấy 
Việt Nam đang bắt đầu hình thành những khu công nghiệp lớn để phục vụ việc cho ra 
đời một chiếc ô tô. Ông Đào Phong Trúc Đại, Tổng giám đốc Công ty CP phát triển 
khu công nghiệp Việt Hưng cho biết, Tổ hợp được xây dựng trên tổng diện tích 340 ha 
và đây sẽ là nơi thu hút và quy tụ nhiều doanh nghiệp trong ngành phụ trợ ô tô, sản 
xuất linh kiện và phụ tùng. Đây có thể xem là yếu tố để tạo sự hợp tác, liên kết và 
chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp trong ngành ô tô. Hy vọng trong tương lai Tổ 
hợp này sẽ trở thành trung tâm sản xuất lắp ráp và công nghiệp phụ trợ của ngành ô tô, 
đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và có như 
thế mới đảm bảo tăng tỉ lệ nội địa hoá sản xuất ô tô tương đương như các nước trong 
khu vực Asean. 
 Đồng hành cùng thời gian này, cũng tại Quảng Ninh, Công ty Cổ phần Đầu tư 
khu công nghiệp Vinhomes, thuộc Tập đoàn Vingroup, đang lên kế hoạch đầu tư Tổ 
hợp sản xuất công nghiệp phía Nam sông Lục Lầm, thành phố Móng Cái. Với dự án 
này, Vingroup muốn xây dựng một tổ hợp công nghiệp sản xuất phụ tùng, bộ phận phụ 
trợ cho ô tô và các loại xe có động cơ khác cung cấp cho các nhà máy lắp ráp ô tô của 
VinFast cũng như các doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu. Như vậy, với việc 
Quảng Ninh đang hình thành nên hai tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô lớn thì trong 
tương lai không xa Việt Nam sẽ có 4 tổ hợp sản xuất công nghiệp phụ trợ, sản xuất và 
lắp ráp ô tô lớn. Chủ trương phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đã có từ 
lâu nhưng không thành công vì chưa có nhà đầu tư quy mô, đặc biệt là thiếu tập trung, 
manh mún. Việc đang hình thành các tổ hợp công nghiệp ô tô tập trung là tín hiệu 
đáng mừng cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. 
 Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô thời gian tới, Việt Nam cần thực 
hiện đồng bộ các giải pháp sau: 
 - Một là: chính phủ cần sớm có các chính sách thúc đẩy thị trường ô tô tăng 
trưởng ổn định và dài hạn. Cốt yếu vẫn là chính sách thuế ưu đãi, thuế tiêu thụ đặc biệt 
để tạo ra sức cạnh tranh cho ngành sản xuất ô tô trong nước; cần có cơ chế tổng thể 
kiểm tra, giám sát, định hướng hoạt động của các liên doanh theo đúng cam kết, phát 
 100 
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân 
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô 
triển nội địa hoá theo đúng tiến độ quy định, hạn chế những liên doanh chỉ khai thác 
thị trường, lợi dụng các chính sách ưu đãi ban đầu... 
 - Hai là: nghiên cứu, rà soát, cải cách các chính sách thuế, phí (thuế nhập khẩu 
xe nguyên chiếc và linh, phụ kiện; thuế tiêu thụ đặc biệt...) bảo đảm khả thi và ổn định 
lâu đài, phù hợp với các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập. Hoàn thiện đồng bộ 
các cơ chế, chính sách liên quan nhằm đạt những mục tiêu phát triển của công nghiệp 
ô tô, đặc biệt đối với những dự án đầu tư sản xuất xe thân thiện môi trường. 
 - Ba là: tiếp tục thực hiện, cụ thể hóa một số nội dung của Chiến lược phát triển 
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Nghiên cứu 
thiết lập các điều kiện kinh doanh cần thiết đối với ô tô nhập khẩu; đồng thời hoàn 
thiện, bổ sung tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đối với ô tô sản xuất trong nước để bảo vệ 
quyền lợi người tiêu dùng, phù hợp với thông lệ quốc tế. 
 - Bốn là: điều chỉnh các chính sách về thuế và phí để giúp các DN giảm chi phí, 
dẫn đến giảm giá xe, người dân có nhiều cơ hội để sở hữu ô tô. Song song với chính 
sách mở rộng phát triển cần có những chính sách bảo vệ thị trường trước sự phát triển 
nhanh chóng của xe nhập khẩu. Cần kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc quản lý xe 
nhập khẩu, nhất là hạn chế gian lận thương mại. 
 - Năm là: cần xây dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô, từ đó, 
giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các công ty có sự nhìn nhận rõ ràng về công 
nghiệp hỗ trợ ô tô. Bên cạnh đó, việc xây dựng danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ 
bao gồm cả việc đánh giá mức độ công nghệ, hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm là 
cần thiết, để từ đó có thể định vị Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với quá 
trình sản xuất ô tô. 
 - Sáu là: tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô có các dự 
án chuyển giao công nghệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt 
Nam. Hỗ trợ chi phí mua bản quyền cho các doanh nghiệp trong nước để phát triển 
ngành hỗ trợ công nghiệp ô tô. Khuyến khích các công ty trong và ngoài nước thiết lập 
các quy trình quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn quốc tế. 
 - Bảy là: các công ty phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ những 
kiến thức cơ bản đến những kiến thức chuyên ngành. Chú trọng đào tạo các kỹ sư, 
công nhân có trình độ tay nghề vững vàng, tạo điều kiện cho các cán bộ chủ chốt đi 
đào tạo ở các nước chính hãng theo định kỳ để không ngừng cập nhật nâng cao kiến 
thức chuyên ngành. 
 Hình 4-5: Mẫu xe ô tô điện đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam 
 101 
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân 
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô 
 4.3. NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY CỦA VIỆT NAM: 
 102 
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân 
Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Đỗ Văn Dũng, Giáo trình nhập môn Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, Đại học Sư 
Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh, năm 2012. 
 2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Kỹ_thuật. 
 3. https://www.vinfastauto.com. 
 4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Phân-loại-ô-tô. 
 5. https://tinbanxe.vn/logo-cac-hang-xe-o-to. 
 103 
Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhap_mon_cong_nghe_ky_thuat_o_to.pdf