Giáo trình mô đun Tiện côn

Giới thiệu:

Trong máy công cụ và các dụng cụ khác, muốn cho hai chi tiết kết hợp với

nhau mà có thể tháo lắp tùy ý mà không làm ảnh hưởng tới vị trí đã xác định ban

đầu thì có thể lắp ghép bằng mặt côn. Ví dụ: kết hợp giữa lỗ côn nòng ụ động

với mũi nhọn ụ động, kết hợp giữa chuôi côn của mũi khoan ruột gà với bạc

côn.

Mục tiêu:

- Trình bày được các thông số cơ bản của mặt côn và yêu cầu kỹ thuật khi

tiện mặt côn;

- Phân tích được các phương pháp tiện côn và đặc điểm của từng phương

pháp;

- Chọn được phương pháp kiểm tra mặt côn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật;

- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, chủ động và tích cực trong học

tập;

- Thực hiện tốt công tác an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công

nghiệp.

Nội dung

1. Các thông số cơ bản của mặt côn.

Mục tiêu:

- Vẽ hình và trình bày được các thông số cơ bản của côn;

- Phân biệt được các loại côn tiêu chuẩn.

Trong kỹ thuật thường sử dụng các chi tiết có mặt côn ngoài và côn trong.

Ví dụ: bánh răng và bạc côn, ổ bi đũa côn Các dụng cụ để gia công lỗ (mũi

khoan, mũi khoét, mũi doa) có chuôi côn, còn trục chính của máy có lỗ côn để

lắp chuôi côn của dụng cụ cắt hay trục gá. Hai mặt côn này có tâm trùng với tâm

của máy tiện.4

Hình 1.1. Các loại côn thường dùng

a-Bánh răng côn. b-Mũi khoét côn

c-Mũi tâm. d-Bạc côn. d)Mũi khoan chuôi côn

Các dạng hình côn: Côn thường có ba dạng: Côn đầu nhọn (hình 1.2a), côn

đầu bằng (hình 1.2b) côn một phần trên toàn bộ chiều dài của chi tiết (hình 1.2c)

Hình 1.2. Các dạng côn

a-Côn đầu nhọn. b-Côn đầu bằng.

c-Côn một phần trên chiều dài toàn bộ

Các loại côn tiêu chuẩn:

Côn Mét và côn Mooc (morse) là các loại côn tiêu chuẩn được dùng rộng

rãi nhất trong ngành chế tạo máy

- Côn mooc bao gồm 7 số hiệu: 0, 1, 2, 3,4, 5 và 6, nhỏ nhất là số 0 lớn nhất

là số 6.

- Côn hệ mét gồm 8 số hiệu: 4, 6, 80, 100, 120, 140, 160 và 200, các số

hiệu này chỉ kích thước đường kính lớn của bề mặt côn, còn độ côn k = 1: 20 thì

không đổi.

Giáo trình mô đun Tiện côn trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Tiện côn trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Tiện côn trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Tiện côn trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Tiện côn trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Tiện côn trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Tiện côn trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Tiện côn trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Tiện côn trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Tiện côn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 58 trang xuanhieu 6200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Tiện côn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Tiện côn

Giáo trình mô đun Tiện côn
o 
yêu cầu của độ chính xác gia công. Khi đo kích thước đường kính nhỏ của côn 
nên dùng hàm sắc của thước cặp để đo vì dùng hàm đo phẳng của thước đo dễ bị 
sai số. 
 Để kiểm tra tổng thể các yếu tố của bề mặt côn trong sản xuất hàng loạt sử 
dụng calíp bạc để kiểm tra 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
Câu 1: Đánh dấu vào ô trống cho phù hợp với các nội dung sau: 
 Nguyên 
 Nhân 
Sai 
 hỏng 
Lắp dao 
không 
đúng 
tâm 
Dao cùn, mài 
dao sai góc 
độ, chế độ cắt 
không hợp lý 
Thực hiện 
chiều sâu cắt 
không chính 
xác 
Điều chỉnh khoảng 
xê dịch ngang thân 
ụ động không 
chính xác 
Góc côn đúng 
nhưng kích 
thước sai 
Góc côn sai 
Đường sinh 
côn không 
thẳng 
Độ nhẵn 
không đạt 
 41 
Câu 2: Hãy điền số thứ tự để xắp xếp các bước điều chỉnh ngang thân trên ụ 
động theo đúng trình tự 
. Xiết chặt bu lông hãm ụ động và băng máy 
. Điều chỉnh vít bên hông ụ động để dịch ngang thân ụ động 
.. Tách sự liên kết giữa ụ động và băng máy 
.. Nới lỏng nhẹ phôi 
.. Xiết chặt phôi bằng vô lăng ụ động 
. Tiện thử mặt côn và kiểm tra kích thước côn 
. Tách sự liên kết giữa thân trên và đế ụ động 
. Xiết chặt thân trên và đế ụ động 
Đánh giá kết quả học tập 
TT Tiêu chí đánh giá 
Cách thức và 
phương pháp đánh 
giá 
Điểm 
tối đa 
Kết quả 
thực hiện 
của người 
học 
I Kiến thức 
1 Trình bày phương pháp tiện 
côn bằng cách xê dịch ngang 
ụ động 
Làm bài tự luận, đối 
chiếu với nội dung 
bài học 
5 
2 Trình bày các dạng sai hỏng, 
nguyên nhân và cách phòng 
ngừa 
Làm bài tự luận, đối 
chiếu với nội dung 
bài học 
5 
 Cộng: 10 đ 
II Kỹ năng 
1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, 
thiết bị đúng theo yêu cầu của 
bài thực tập 
Kiểm tra công tác 
chuẩn bị, đối chiếu 
với kế hoạch đã lập 
1 
2 Vận hành, sử dụng thành thạo 
thiết bị, dụng cụ 
Quan sát các thao tác, 
đối chiếu với quy 
trình vận hành 
1 
3 Chọn đúng chế độ cắt khi tiện 
côn 
Kiểm tra các yêu cầu, 
đối chiếu với tiêu 
chuẩn. 
1 
 42 
4 Sự thành thạo và chuẩn xác 
các thao tác khi tiện côn 
Quan sát các thao tác 
đối chiếu với quy 
trình thao tác. 
2 
5 Kiểm tra chất lượng côn 
Theo dõi việc thực 
hiện, đối chiếu với 
quy trình kiểm tra 
5 
5.1 Côn đúng góc độ 2 
5.2 Đường sinh côn thẳng 2 
5.3 Đảm bảo độ nhẵn 1 
Cộng: 10 đ 
III Thái độ 
1 Tác phong công nghiệp 5 
1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực 
hiện, đối chiếu với 
nội quy của trường. 
1 
1.2 Không vi phạm nội quy lớp 
học 
1 
1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm việc 
Theo dõi quá trình 
làm việc, đối chiếu 
với tính chất, yêu cầu 
của công việc. 
1 
1.4 Tính cẩn thận, chính xác Quan sát việc thực 
hiện bài tập 1 
1.5 Ý thức hợp tác làm việc theo 
tổ, nhóm 
Quan sát quá trình 
thực hiện bài tập 
theo tổ, nhóm 
1 
2 Đảm bảo thời gian thực hiện 
bài tập 
Theo dõi thời gian 
thực hiện bài tập, đối 
chiếu với thời gian 
quy định. 
2 
3 Đảm bảo an toàn lao động và 
vệ sinh công nghiệp 
Theo dõi việc thực 
hiện, đối chiếu với 
quy định về an toàn 
và vệ sinh công 
nghiệp 
3 
3.1 Tuân thủ quy định về an toàn 
khi sử dụng khí cháy 
1 
3.2 Đầy đủ bảo hộ lao động( quần 
áo bảo hộ, giày, kính,) 
1 
3.3 Vệ sinh xưởng thực tập đúng 
quy định 
1 
 Cộng: 10 đ 
 43 
KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Tiêu chí đánh giá 
Kết quả 
thực hiện 
Hệ số 
Kết quả 
học tập 
Kiến thức 0,3 
Kỹ năng 0,5 
Thái độ 0,2 
 Cộng: 
 44 
BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP TIỆN CÔN BẰNG THANH THƯỚC CÔN 
Giới thiệu: 
Côn có chiều dài và góc côn lớn không thể dùng các phương pháp trên ta 
dùng thanh thước côn để tiện. Đây là một loại đồ gá chép hình để tiện cả côn 
trong và côn ngoài với bước tiến tự động cho năng suất và chất lượng cao. 
Mục tiêu: 
- Vận hành được máy tiện để tiện côn trong, côn ngoài bằng thước côn 
đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu 
kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công 
nghệp; 
- Phân tích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng 
ngừa; 
- Chọn được phương pháp kiểm tra mặt côn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật; 
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, chủ động và tích cực trong học 
tập. 
Nội dung. 
1. Phương pháp tiện côn ngoài 
Mục tiêu: 
- Trình bày được cấu tạo và phương pháp tiện côn ngoài bằng thước côn; 
- Thực hiện đúng trình tự gia công côn ngoài bằng thước côn đạt yêu cầu 
kỹ thuật; 
- Tuân thủ đúng các quy tắc an toàn trong quá trình làm việc. 
1.1. Gá lắp, điều chỉnh thước côn 
* Cấu tạo của thước côn: 
 Từ phía sau thân máy có lắp giá 1, trên giá là đế thước côn 2, mặt trên phía 
hai đầu đế thước có khắc vạch với giá trị 10. Bởi vì giá trị các vạch của thang 
chia lớn nên khi xoay thước khó chính xác, nên khi tiện phải tiện thử một số 
đường hoặc sử dụng trục thử hình trụ và đồng hồ so để điều chỉnh thước. Con 
 45 
trượt 4 trượt trên thanh trượt của thước và có thể quay xung quanh chốt tựa 5, 
được nối chặt với bàn trượt ngang mang dao nhờ thanh giằng 6, thanh trượt 
thường có chiều dài khoảng 500 ÷ 700mm tùy theo cỡ máy. Thước 2 có thể 
quay trên đế thước quanh chốt 7 so với đường tâm máy một góc bằng góc dốc 
của mặt côn cần tiện khi ta nới hoặc hãm đai ốc. 
 * Nguyên lý làm việc của thước côn: 
 Khi tiện côn bằng phương pháp này dao thực hiện đồng thời một lúc hai 
chuyển động: ngang và dọc, muốn vậy ta phải tách sự liên kết giữa đai ốc và 
trục vít của bàn trượt ngang để bàn trượt mang dao tịnh tiến ngang mà không bị 
ràng buộc do vít và đai ốc bàn trượt ngang. Khi xe dao thực hiện chuyển động 
tịnh tiến dọc thì dao nhận được hai chuyển động dọc cùng với bàn xe dao ngang 
do con trượt chạy theo thước côn. Dao sẽ dịch chuyển song song với bề mặt làm 
việc của thước côn và tiện được côn có góc đỉnh côn 2a, nếu góc quay của thước 
côn so với đường tâm máy bằng a. 
 Muốn lấy chiều sâu cắt theo hướng kính ta phải quay bàn trượt dọc trên 900 
theo chiều kim đồng hồ (hình 5.1). 
Hình 5.1. Tiện côn bằng thanh thước côn 
* Điều chỉnh thước côn: 
+ Tính góc dốc cần tiện α 
+ Lắp và điều chỉnh thước côn: 
 46 
Lắp, kiểm tra và điều chỉnh thước côn song song với đường dẫn hướng của 
băng máy 
 Nới lỏng hai đai ốc, quay thước côn một góc bằng góc dốc a cần tiện cùng 
chiều kim đồng hồ (đỉnh côn phía ụ trước) theo thang chia độ trên đế thước, xiết 
chặt đai ốc. 
 Lắp và điều chỉnh con trượt lên thước côn: 
+ Tách sự liên kết giữa trục vít và đai ốc bàn trượt ngang để dao di chuyển 
ngang tự do theo sự dẫn hướng của thước côn 
+ Quay bàn trượt dọc trên 900 theo chiều kim đồng hồ để lấy chiều sâu cắt 
thay tay quay bàn trượt ngang. 
+ Xiết chặt con trượt với thanh giằng bằng đai ốc vì thanh gìằng làm nhiệm 
vụ kết nối con trượt với bàn trựơt ngang. 
1.2. Gá lắp, điều chỉnh phôi. 
 Phôi được gá trên hai mũi tâm đảm bảo độ chắc chắn và cứng vũng khi gia 
công. 
1.3. Gá lắp, điều chỉnh dao. 
 Dao tiện ngoài được gá đúng tâm để đường sinh của côn thẳng 
1.4. Điều chỉnh máy. 
 Điều chỉnh số vòng quay của trục chính và lượng tiến dao. 
1.5. Cắt thử và đo. 
 Lấy chiều sâu cắt tiện thử với bước tiến dao bằng tay để kiểm tra dao có đi 
theo sự dẫn hướng của thước côn hay không rồi mới tiến dao tự động nhằm đảm 
bảo an toàn cho máy và thước côn 
1.6. Tiến hành gia công. 
1.6.1.Tiện côn thuận. 
 Thực hiện tiến dao tự động dọc. 
1.6.2.Tiện côn nghịch. 
 47 
2. Phương pháp tiện côn lỗ 
Mục tiêu: 
- Trình bày được cấu tạo và phương pháp tiện côn trong bằng thước côn; 
- Thực hiện đúng trình tự gia công côn trong bằng thước côn đạt yêu cầu kỹ 
thuật; 
- Tuân thủ đúng các quy tắc an toàn trong quá trình làm việc. 
2.1. Gá lắp, điều chỉnh thước côn 
+ Tính góc dốc cần tiện α 
+ Lắp và điều chỉnh thước côn: 
 Lắp, kiểm tra và điều chỉnh thước côn song song với đường dẫn hướng của 
băng máy 
 Nới lỏng hai đai ốc, quay thước côn một góc bằng góc dốc a cần tiện cùng 
chiều kim đồng hồ (đỉnh côn phía ụ trước) theo thang chia độ trên đế thước, xiết 
chặt đai ốc. 
 Lắp và điều chỉnh con trượt lên thước côn. 
+ Tách sự liên kết giữa trục vít và đai ốc bàn trượt ngang để dao di chuyển 
ngang tự do theo sự dẫn hướng của thước côn 
+ Quay bàn trượt dọc trên 900 theo chiều kim đồng hồ để lấy chiều sâu cắt 
thay tay quay bàn trượt ngang. 
+ Xiết chặt con trượt với thanh giằng bằng đai ốc vì thanh gìằng làm nhiệm vụ 
kết nối con trượt với bàn trựơt ngang. 
2.2. Gá lắp, điều chỉnh phôi. 
 Phôi được gá chắc chắn trên mâm cặp và đảm bảo đủ cứng vững khi gia 
công 
2.3. Gá lắp, điều chỉnh dao. 
 Dùng dao tiện lỗ suốt gá sao cho mũi dao cao ngang tâm máy 
2.4. Điều chỉnh máy. 
 Điều chỉnh số vòng quay của trục chính và lượng tiến dao. 
 48 
2.5. Cắt thử và đo. 
 Lấy chiều sâu cắt tiện thử với bước tiến dao bằng tay để kiểm tra dao có đi 
theo sự dẫn hướng của thước côn hay không rồi mới tiến dao tự động nhằm đảm 
bảo an toàn cho máy và thước côn 
2.6. Tiến hành gia công. 
 Thực hiện tiến dao tự động dọc. 
3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng 
Mục tiêu: 
- Trình bày được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục; 
- Thực hiện các biện pháp khắc phục được các dạng sai hỏng. 
TT SAI HỎNG NGUYÊN NHÂN CÁCH PHÒNG NGỪA 
1 
Góc côn đúng 
nhưng kích 
thước sai 
- Thực hiện chiều sâu cắt 
không chính xác. 
- Để lượng dư để tiện thử 
- Điều chỉnh chiều sâu cắt thật 
chính xác khi tiện tinh. 
2 Góc côn sai 
- Điều chỉnh thước côn 
không chính xác 
- Điều chỉnh lại các bộ phận 
tiện côn cho chính xác, xiết 
chặt các đai ốc hãm. 
3 
Đường sinh 
không 
thẳng 
- Gá dao không đúng tâm 
- Bàn trượt ngang rơ lỏng 
- Gá lại dao đúng tâm 
- Điều chỉnh chêm côn ở bàn 
trượt ngang sít êm nhẹ 
4 
Độ nhẵn 
không đạt 
Dao cùn, góc dao mài sai, 
chế độ cắt không hợp lý, 
không dùng dung dịch 
trơn nguội. 
Mài và tôi lại dao. 
Giảm chế độ cắt cho hợp lý. 
Dùng dung dịch trơn nguội khi 
tiện. 
4. Phương pháp kiểm tra mặt côn 
 49 
Mục tiêu: 
- Xác định được các tiêu chí đánh giá kỹ thuật cần thiết của sản phẩm; 
- Thực hiện các phương pháp kiểm tra phù hợp với yêu cầu kỹ thuật; 
- Có ý thức bảo quản và giữ gìn dụng cụ, trang thiết bị. 
 Góc côn được đo bằng thước đo góc vạn năng (hình 108). Trong gia công 
hàng loạt góc côn thường được đo bằng dưỡng cứng hoặc dưỡng điều chỉnh . 
Hình 5.2. Kiểm tra góc côn của chi tiết 
a- Dưỡng cố định; b- Dưỡng điều chỉnh 
 c- Thước đo vạn năng 
 Các đường kính của mặt côn đo bằng thước cặp hoặc pan me phụ thuộc vào 
yêu cầu của độ chính xác gia công. Khi đo kích thước đường kính nhỏ của côn 
nên dùng hàm sắc của thước cặp để đo vì dùng hàm đo phẳng của thước đo dễ bị 
sai số. 
 Để kiểm tra tổng thể các yếu tố của bề mặt côn trong sản xuất hàng loạt sử 
dụng calíp 
Bài tập: Tiện chi tiết như hình vẽ: 
 50 
 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TIỆN CÔN BẰNG THANH THƯỚC 
CÔN 
Các bước thực hiện Hướng dẫn 
1. Đọc bản vẽ, chuẩn bị Chính xác, chuẩn bị đầy đủ mọi 
điều kiện cần thiết cho công 
việc 
2. Tiện mặt đầu L = 124 mm, khoan tâm 
hai đầu 
- Gá phôi trên mâm cặp ba vấu, 
- Gá dao vai, dao phá thẳng 
đúng tâm 
- Gá mũi khoan tâm 
- Tiện hai mặt đầu L=124 mm, 
khoan lỗ tâm hai đầu 2,5mm, 
D = 5mm 
3. Tiện mặt trụ bậc 16-0,05 mm 
- Gá phôi trên hai mũi tâm, cặp 
tốc. 
- Tiện bậc 16-0,05, L = 80 
- Thao tác và chế độ cắt thực 
hiệnnhư bài tập tiện mặt trục 
bậc 
4. Tiện 13-0,05x10 mm, vát cạnh 2x450 - Gá phôi trở đầu trên hai mũi 
tâm có cặp tốc 
 51 
- Tiện 13- 0,05x10 mm bằng 
dao vai. 
- Vát cạnh 2x450 bằng dao phá 
thẳng 
5. Xác định góc xoay xiên bàn trượt trên α Tính góc dốc α 
Tra bảng tg a = 1026’ 
6. Điều chỉnh thước côn, bàn trượt ngang, 
bàn trượt trên: 
- Lắp thước côn 1 và điều chỉnh 
thanh thước côn 2 quay một 
góc bằng góc dốc cần tiện a 
=1026’. 
- Tách sự liên kết giữa đai ốc 
và trục vít bàn trượt ngang. 
- Quay bàn trượt dọc trên 900 
cùng chiều kim đồng hồ. 
7. Tiện thử mặt côn. - Lấy chiều sâu cắt bằng du 
xích bàn trượt trên. 
- Tiện côn thực hiện bằng tiến 
dao tự động (chế độ cắt: s = 0,2 
mm/vg, 
ntc= 710 vg/p, t =1mm) 
Kiểm tra và điều chỉnh lại góc 
xoay α 
8. Tiện thô đạt D = 18+1mm, D= 14+1mm Tiện thô để lượng dư 1 mm để 
 52 
tiện tinh 
9. Tiện tinh D = 18-0,1; d=14,5-0,1 mm Dùng dao tiện ngoài có r =3 
mm 
10. Kiểm tra hoàn thiện 
Đánh giá kết quả học tập 
TT Tiêu chí đánh giá 
Cách thức và 
phương pháp đánh 
giá 
Điểm 
tối đa 
Kết quả 
thực hiện 
của người 
học 
I Kiến thức 
1 Trình bày phương pháp tiện 
côn bằng thanh thước côn 
Làm bài tự luận, đối 
chiếu với nội dung 
bài học 
5 
2 Trình bày các dạng sai hỏng, 
nguyên nhân và cách phòng 
ngừa 
Làm bài tự luận, đối 
chiếu với nội dung 
bài học 
5 
 Cộng: 10 đ 
II Kỹ năng 
1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, 
thiết bị đúng theo yêu cầu của 
bài thực tập 
Kiểm tra công tác 
chuẩn bị, đối chiếu 
với kế hoạch đã lập 
1 
2 Vận hành, sử dụng thành thạo 
thiết bị, dụng cụ 
Quan sát các thao tác, 
đối chiếu với quy 
trình vận hành 
1 
3 Chọn đúng chế độ cắt khi tiện 
côn 
Kiểm tra các yêu cầu, 
đối chiếu với tiêu 
chuẩn. 
1 
4 Sự thành thạo và chuẩn xác 
các thao tác khi tiện côn 
Quan sát các thao tác 
đối chiếu với quy 
trình thao tác. 
2 
5 Kiểm tra chất lượng côn Theo dõi việc thực 
hiện, đối chiếu với 
quy trình kiểm tra 
5 
5.1 Côn đúng góc độ 2 
 53 
5.2 Đường sinh côn thẳng 2 
5.3 Đảm bảo độ nhẵn 1 
 Cộng: 10 đ 
III Thái độ 
1 Tác phong công nghiệp 5 
1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực 
hiện, đối chiếu với 
nội quy của trường. 
1 
1.2 Không vi phạm nội quy lớp 
học 
1 
1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm việc 
Theo dõi quá trình 
làm việc, đối chiếu 
với tính chất, yêu cầu 
của công việc. 
1 
1.4 Tính cẩn thận, chính xác Quan sát việc thực 
hiện bài tập 1 
1.5 Ý thức hợp tác làm việc theo 
tổ, nhóm 
Quan sát quá trình 
thực hiện bài tập 
theo tổ, nhóm 
1 
2 Đảm bảo thời gian thực hiện 
bài tập 
Theo dõi thời gian 
thực hiện bài tập, đối 
chiếu với thời gian 
quy định. 
2 
3 Đảm bảo an toàn lao động và 
vệ sinh công nghiệp 
Theo dõi việc thực 
hiện, đối chiếu với 
quy định về an toàn 
và vệ sinh công 
nghiệp 
3 
3.1 Tuân thủ quy định về an toàn 
khi sử dụng khí cháy 
1 
3.2 Đầy đủ bảo hộ lao động( quần 
áo bảo hộ, giày, kính,) 
1 
3.3 Vệ sinh xưởng thực tập đúng 
quy định 
1 
 Cộng: 10 đ 
 54 
KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Tiêu chí đánh giá 
Kết quả 
thực hiện 
Hệ số 
Kết quả 
học tập 
Kiến thức 0,3 
Kỹ năng 0,5 
Thái độ 0,2 
 Cộng: 
 55 
KIỂM TRA KẾT THÚC MÔ ĐUN 
Đề số 01 
Thời gian: 4 giờ 
I- Lý thuyết: Lập trình tự các bước gia công côn theo hình vẽ: 
II- Thực hành: 
 Tiện chi tiết côn. 
 56 
Đề số 02 
Thời gian: 4 giờ 
I- Lý thuyết: Lập trình tự các bước gia công côn theo hình vẽ: 
II- Thực hành: 
 Tiện chi tiết côn. 
 57 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Đỗ Đức Cường - Kỹ thuật Tiện - Bộ cơ khí luyện kim 
2. P.M. Đênhej nưi, G.M. Chixkin, I.E. Tkhốp - Kỹ thuật tiện 
3. V.A. Xlepinin - Hướng dẫn dạy tiện kim loại 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_tien_con.pdf