Giáo trình mô đun Thực hành rèn cơ bản

Giới thiệu:

Rèn là phương pháp gia công kim loại bằng áp lực ở trạng thái nóng, được sử dụng rộng

rãi trong ngành chế tạo máy và chế tạo dụng cụ. Công nghệ chế tạo các vật rèn bằng phương

pháp rèn tay và rèn tự do trên máy búa hơi, đồng thời giời thiệu sơ lược công nghệ nhiệt

luyện một số chi tiết thường dùng cho học sinh sinh viên nghề cơ khí.

Mục tiêu:

- Trang bị nội quy, quy định của xưởng thực hành.

- Hiểu và thực hiện tốt nội quy an toàn của nghề rèn.

- Hình thành ý thức tác phong trong quá trình thực hành.

- Thực hiện đúng nội quy xưởng thực hành rèn.

- Hiểu và làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp.

- Rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức nhân rộng và phát triển công nghệ.

Nội dung.6

1. Nội quy xưởng thực hành.

Điều 1.

Người không có nhiệm vụ, tuyệt đối không được tự ý vào xưởng thực tập, khách tham

quan liên hệ trước, phải được phép của Ban giám hiệu, trưởng phó Khoa nghề và có người

hướng dẫn mới được vào xưởng.

Điều 2.

Đối với sinh viên học sinh, trước khi vào xưởng thực tập phải học an toàn lao động xưởng

thực tập. Sinh viên học sinh vào xưởng trước 5  10 phút để điểm danh, kiểm tra phòng hộ

lao động.

Điều 3.

Khi vào xưởng thực tập, học sinh phải chấp hành tuyệt đối sự phân công của giáo viên

phụ trách, thực hành đúng vị trí công việc được phân công, không được đi lại lộn xộn. Học

sinh không được tự ý sử dụng máy, trang thiết bị khi không có sự hướng dẫn của giáo viên

phụ trách.

Điều 4.

Trong giờ thực tập nghề tuyệt đối không được làm đồ tư, không được mang ra khỏi xưởng

dụng cụ, đồ nghề vật tư. Không được hút thuốc lá trong giờ thực tập xưởng.

Điều 5.

Mọi người phải có trách nhiệm bảo quản máy, thiết bị dụng cụ đồ nghề vật tư của xưởng,

nếu cá nhân, nhóm học nào làm mất mát, hư hỏng phải bồi thường theo giá hiện hành.

Điều 6.

Hàng ngày hết ca thực tập giáo viên phụ trách hướng dẫn học sinh làm vệ sinh máy, dụng

cụ đồ nghề kiểm tra trang thiết bị trong xưởng ghi sổ bàn giao ca.

Mọi người phải chấp hành nội quy trên, nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý./.

2. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

Điều 1.

Học sinh sinh viên xuống xưởng rèn phải mặc quần áo bảo hộ lao động, đi giầy đeo thẻ đầy

đủ.

Điều 2.

Giờ học đầy đủ, đến trước 5 phút, nghỉ trước 15 phút dọn vệ sinh công nghiệp.

Điều 3.

Khi thực tập qua ban rèn. Hoc sinh sinh viên chấp hành nghiêm túc sự hướng dẫ của giáo

viên. Không được tự động vận hành máy móc, hoặc đóng cầu dao điện khi không được sự

đồng ý của giáo viên hướng dẫn.

Điều 4.

Trong thời gian học tập, học sinh, sinh viên không được đi lại lộn xộn ngoài khu vực mình

học tập. Không được tự động cầm bài tập hoặc dụng cụ vật tư, vật liệu ra ngoài lớp. Không

được đùa nghịch trong lớp học. Cấm hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

Giáo trình mô đun Thực hành rèn cơ bản trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Thực hành rèn cơ bản trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Thực hành rèn cơ bản trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Thực hành rèn cơ bản trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Thực hành rèn cơ bản trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Thực hành rèn cơ bản trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Thực hành rèn cơ bản trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Thực hành rèn cơ bản trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Thực hành rèn cơ bản trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Thực hành rèn cơ bản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 24 trang xuanhieu 7280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thực hành rèn cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Thực hành rèn cơ bản

Giáo trình mô đun Thực hành rèn cơ bản
 và cong. 
12 
1.1.7. Bàn dát: 
Bàn dát dùng để dát mỏng từng phần vật rèn. Bàn dát trên máy búa và máy ép có nhiều hình 
dạng khác nhau (hình 8). 
1.1.8. Dụng cụ phụ và đồ gá 
 Kìm dọc (hình 9a) miệng kìm có thể là phẳng, vuông hoặc tròn; kìm ngang (hình 9b) 
miệng kìm có thể là phẳng, đầu uốn vuông góc, phẳng hình chữ nhật và tròn; Kìm ngang – 
dọc (hình 9c) miệng kìm có thể là phẳng – nhọn và phẳng – tròn. Kì đặc biệt dùng để kẹp 
chặt thép góc, thép định hình, thép hoặc phôi có hình phức tạp. 
13 
1.1.9. Búa tay (hình 10) 
Khi rèn, thường dùng loại búa có trọng lượng từ 500 ÷ 600gam, cán búa có chiều dài từ 250 
÷ 300mm. Cán búa phải được chêm chặt vào búa và phải được làm côn để khi vung búa, 
búa không bị tuột khỏi tay cầm. 
 Búa được cầm ở tay phải, các ngón tay nắm chặt vừa phải, ngón tay út cách đuôi cán búa 
một khoảng 20 ÷ 30mm (hình 38-11a). Khi cầm búa bốn ngón tay nắm lấy cán búa ép sát nó 
vào lòng bàn tay. Ngón tay cái đặt lên ngón tay trỏ và tất cả các ngón tay ép sát vào nhau. 
Ví trị của các ngón tay với cán búa không đổi trong quá trình vung búa, cũng như khi đánh 
búa (hình 38-11b). 
 Thao tác khi đánh búa:
 Tùy theo lực đánh mạnh hay yếu, lớp phoi bóc ra dày hay mỏng mà sử dụng 3 cách đánh 
búa sau: 
- Đánh búa quanh cổ tay: Dùng cổ tay làm điểm tựa để giơ búa lên và đánh búa xuống. Khi 
vung búa bằng cổ tay, toàn bộ hai cánh tay trên và dưới không cử động. Phương pháp này 
lực đánh búa nhẹ, điểm đánh chính xác. Nên áp dụng khi đục bóc đi lớp phoi mỏng dưới 0,5 
mm. 
- Đánh búa quanh khuỷu tay: Khi đánh búa quanh khuỷu tay, cánh tay trên buông xuôi theo 
thân, nách khép lại, dùng khuỷu tay làm điểm tựa, cánh tay dưới và cổ tay nâng búa lên cao. 
14 
- Khi vụt búa xuống, lực ly tâm cộng với lực cánh tay dưới, nên lực đánh của búa tương đối 
mạnh. Thường được dùng trong công việc đục thông thường, khi đục lấy đi một lớp kim 
loại có chiều dày trung bình 0,5 ÷ 1,5mm. 
- Đánh búa quanh bả vai: Dùng cả cánh tay nâng búa lên cao rồi đánh xuống mạnh. Lực 
đánh ở đây kết hợp cả lực của cánh tay và lực li tâm của búa nên rất mạnh. Nên phương 
pháp này dùng trong trường hợp cần bóc đi một lớp kim loại dày từ 1,5 ÷ 2mm. tuy nhiên 
phương pháp này ít được dùng trong quá trình đục, vì mất nhiều sức và điểm đánh búa khó 
chính xác. 
1.1.10. Búa tạ 
Hình 13. Búa tạ 
- Búa tạ có cấu tạo tương tự búa tay nhưng có trọng lượng và kích thước cán búa lớn hơn. 
Do khối lượng nặng nên khi sử dụng búa tạ để rèn người thợ phải sử dụng cả hai tay để cầm 
búa. 
- Thông thường trọng lượng búa là 3kg; 5kg; 7kg với chiều dài cán tương ứng từ 650 – 
950mm. 
- Thao tác cầm búa. Cầm búa tạ bằng 2 tay cầm vào khoảng giữa cán búa, 2 tay cách nhau 
khoảng 20cm. Nếu đánh tay phải thì tay phải cầm phía trước tay trái vòng qua bụng cầm 
phía sau. Tay phải dùng lực chính hạ búa xuống. Đầu hơi nghiêng về phía trái. 
1.1.11. Dụng cụ đo 
15 
Dụng cụ đo dùng trong quá trình rèn được giới thiệu trên hình 
- Thước lá bằng thép 1 được dùng khi đo phôi hoặc vật rèn đơn giản. Khi đo những chi tiết 
hoặc vật rèn cần độ chính xác tới 0,1mm, người ta dùng thước cặp 2. Thước cặp này có thể 
đo trong, đo ngoài và đo chiều sâu. 
- Compa đo ngoài 10 dùng để đo kích thước bên ngoài của phôi hay vật rèn nóng, còn đo 
hai kích thước của vật rèn thì dùng compa 6 và 7. Compa đo trong 9 đùng để đo kích thước 
bên trong (lỗ) của vật rèn. 
- Để kiểm tra độ vuông góc của vật rèn, người ta dùng thước đo góc 5, còn để chuyển kích 
thước đo góc bất kỳ của vật rèn sang thước đo góc để kiểm tra vật đã rèn thì dùng thước đo 
góc đơn giản 8. 
- Đối với vât rèn phức tạp cần đo hình dạng, đường bao ngoài ta làm các dưỡng 4 có tay 
cầm để đo. 
3. Các thao động tác cơ bản của nghề rèn. 
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH BÚA CÁI 
Đánh búa là công việc quan trọng thường xuyên của người thợ rèn. Người thợ rèn cần thành 
thạo một số phương pháp đánh búa sau đây: 
3.1. Quai búa 
3.2. Đánh búa trên xuống 
Khi cần tác động lực lớn vị trí người thợ đứng cách mặt đe khoảng 1 cán búa. Tay phải cầm 
phía trước tay trái sau, 2 tay cách nhau khoảng 1 nắm tay tay trái cách mặt cán búa khoảng 
10cm. Chân trái bước lên 1 bước ngắn bảo đảm thoải mái tư thế đứng. 
Tư thế, chân đứng, tay cầm búa, nếu thuận tay phải thì chân trái bước lên trên so với chân 
phải một góc 450. Tay trái cầm chui búa tay phải cầm phía trên. Nghiêng người quai đủ 1 
góc 3600. Nếu thuận tay trái thì ngược lại. 
16 
Giả sử lấy mặt búa là AA', mặt đe BB'. Tâm búa là P0 
Trong quá trình đánh búa cần phải đảm bảo hai yếu tố đó là AA' song song BB' P0 
vuông góc với BB' 
Đánh búa rút búa khỏi mặt đe đưa lên phía trên phải vòng ra phía sau đưa đầu búa 
tiến dần lên phía đỉnh đầu. Khi đầu búa lên đến đỉnh đầu thì tay phải đưa về vị trí cũ và 
đánh đầu búa xuống mặt đe. 
Khi búa đánh vào mặt đe lợi dụng lực phản đánh tiếp các nhát tiếp theo. 
3.3. Đánh búa ngoài vào 
Vị trí người thợ đứng giống như trường hợp trên nhưng người thợ hơi cuối xuống, 
người đứng ngang so với vị trí đánh. 
Đánh búa. Tay phải đưa dần về phía đầu búa rồi đánh vào phôi liệu. 
3.4. Đánh búa bổ 
Tất cả các tư thế chân đứng, tay cầm giống như quai búa chỉ khác nâng búa 1 góc 
 900 và bảo đảm 2 yếu tố trên. 
Mặt búa song song với mặt đe, tâm búa vuông góc với mặt đe AA' song song BB' 
P0 vuông góc với BB' 
17 
Vị trí người thợ. Đứng gần đe hơn so với cánh trên 2 tay cầm vào khoảng giữa cán búa, 2 
tay cách nhau khoảng 20cm. Nếu đánh tay phải thì tay phải cầm phía trước tay trái vòng 
qua bụng cầm phía sau. Tay phải dùng lực chính hạ búa xuống. Đầu hơi nghiêng về phía 
trái. 
3.5. Những quy tắc an toàn khi đánh búa. 
- Trước khi quai búa phải kiểm tra xem búa đã chêm chắc chắn không, cán búa có bị 
gãy không. 
- Trong khi đánh búa phải xem trước sau có ai đứng gần chỗ làm việc không. 
- Phải đứng chếch 450 so với người. 
- Tuyệt đối không được đánh búa lên mặt đe khi không có sản phẩm. 
3.6. Thực hành đánh búa cái trên đe gỗ 
3.6.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị, vật liệu 
- Thiết bị: 
- Dụng cụ: Búa tạ 05kg; đe gỗ. 
- Vật tư: Giẻ lau, Bản trình tự thực hiện (khổ A0). 
3.6.2. Các bước thực hiện 
Bước 1. Cầm búa tạ và xác định động tác quai búa 
Người thợ đứng cách mặt đe khoảng 1 cán búa. Tay phải cầm phía trước tay trái 
sau, 2 tay cách nhau khoảng 1 nắm tay tay trái cách mặt cán búa khoảng 10cm. Chân trái 
bước lên 1 bước ngắn bảo đảm thoải mái tư thế đứng. 
Tư thế, chân đứng, tay cầm búa, nếu thuận tay phải thì chân trái bước lên trên so 
với chân phải một góc 45o. Tay trái cầm chui búa tay phải cầm phía trên. Nghiêng người 
quai đủ 1 góc 3600. Nếu thuận tay trái thì ngược lại. 
Bước 2. Đánh búa vào mặt đe gỗ. 
Hình 17. Thao tác đánh búa vào mặt đe gỗ 
18 
Giả sử lấy mặt búa là AA', mặt đe BB'. Tâm búa là P0 
Trong quá trình đánh búa cần phải đảm bảo hai yếu tố đó là mặt đe phải song 
song với mặt búa và trọng lực P0 của búa vuông góc với mặt đe. 
Thực hiện đánh búa theo tư thế bổ búa cái, khi đánh búa rút búa khỏi mặt đe đưa 
lên phía trên phải vòng ra phía sau đưa đầu búa tiến dần lên phía đỉnh đầu. Khi đầu búa 
lên đến đỉnh đầu thì tay phải đưa về vị trí cũ và đánh đầu búa xuống mặt đe. 
Khi búa đánh vào mặt đe lợi dụng lực phản đánh tiếp các nhát tiếp theo. 
Bài 3: Công nghệ rèn đục nguội. 
Giới thiệu: 
Ở các bài học trước chúng ta đã nghiên cứu các phương pháp vuốt thép tròn và 
vuốt thép vuông để gia công một số chi tiết ứng dụng trong ngành cơ khí. Một trong 
những vật dụng cũng được sử dụng rộng rãi trong nghề cơ khí đó là đục bằng. Vậy quy 
trình rèn đục bằng được tiến hành như thế nào bài học hôm nay chúng ta nghiên cứu bài 
học rèn đục bằng. 
Mục tiêu: 
- Biết được cấu tạo và phân loại đục nguội. 
- Biết được các điểm tới hạn của nhiệt độ khi nung. 
- Biết được phương pháp rèn đục nguội. 
- Thực hiện đúng trình tự khi rèn. 
- Rèn được sản phẩm đạt yêu cầu. 
- Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc. 
Nội dung. 
1. Cấu tạo, phân loại đục nguội 
Hình 3.1. Cấu tạo chung của đục nguội 
1.1.Cấu tạo: 
Cấu tạo chung của đục kim loại đƣợc giới thiệu trên hình 3.1. 
19 
Đục gồm có 3 phần chính: 
 Phần lƣỡi đục l1: có nhiều hình dạng và kích thƣớc khác nhau, nó là phần làm 
việc chính khi đục kim loại. Các kích thƣớc và góc mài của lƣỡi đục đều theo quy chuẩn. 
 Phần thân đục: có tiết diện chữ nhật, hai cạnh nhỏ đƣợc vẽ tròn, kích thƣớc từ 5 
x 8mm đến 20 x 25mm. 
 Phần đầu đục l2.: đƣợc làm côn một đoạn từ 10 ÷ 20mm, đầu đục vê tròn, phần 
này khi đục sẽ chịu lực đập của búa nên cần đƣợc tôi cứng. 
Toàn bộ đục có chiều dài L từ 150 ÷ 200mm. 
1.2. Phân loại: 
Có 3 loại đục cơ bản: Đục bằng, đục rãnh, đục đầu tròn, đƣợc giới thiệu trên hình 3.2. 
Hình 3.2. Các loại đục 
1.2.1. Cấu tạo phần lưỡi cắt của đục. 
Hình dáng hình học của lưỡi cắt 
-Tất cả các loại đục đều có cấu tạo phần lưỡi cắt nhƣ sau: 
- Đầu lƣỡi cắt hình nêm, góc hợp bởi 2 mặt vát gọi là góc nêm β (hình 3.3a). 
- Giao tuyến đƣợc tạo bởi giữa hai mặt vát hình nêm gọi là lƣỡi cắt. 
- Nếu giao tuyến là đƣờng thẳng, gọi là lưỡi cắt thẳng. 
- Giao tuyến là đƣờng cong gọi là lưỡi cắt cong (đục lưỡi cắt cong). 
Hình 3.3. Cấu tạo hình dáng lưỡi cắt đục 
1.2.2. Vật liệu làm đục và nhiệt luyện 
 Đục là dụng cụ dùng để gia công cắt gọt kim loại. Do vậy về cơ tính, đục cần có 
một số yêu cầu sau: độ cứng phải cao hơn độ cứng của vật liệu gia công, lưỡi cắt phải có 
20 
độ bền cao, để không bị sứt mẻ khi chịu lực va đập, không giòn và phải chịu được mài 
mòn. 
 Căn cứ vào những yêu cầu trên mà người ta chọn vật liệu chế chế tạo 
đục thường bằng thép các bon dụng cụ: CD70; CD80 (Y7, Y8) và được làm liền cả ba 
phần đầu, thân và lưỡi cắt bằng một loại vật liệu. Đục thường được chế tạo bằng phương 
pháp rèn tự do hay rèn khuôn. 
2. Điểm tới hạn nhiệt độ nung. 
*. Định nghĩa: Là nhiệt độ tại đó có sự thay đổi cấu tạo bên trong của hợp kim ở trạng 
thái rắn. 
*. Các điểm tới hạn 
- A1 = 7270C (đường PSK): Là nhiệt độ tới hạn mà tại đó hợp kim Fe-C có cấu tạo 
bên trong của tổ chức cùng tích thuận nghịch P↔ γ cụ thể: 
+ Khi nung tại nhiệt độ tới hạn A1: Tại đó có chuyển biến P→ γ 
+ Khi làm nguội ở nhiệt độ tới hạn A1: Tại đó có sự chuyển biến γ → P 
Điểm nhiệt độ A1 áp dụng cho tất cả các loại hợp kim Fe-C 
- A3 = 7270 ÷ 9110C (đường SG): Là nhiệt độ tới hạn tại đó thép trước cùng tích có 
chuyển biến cấu tạo giữa pha α ↔ γ cụ thể: 
+ Khi nung tại nhiệt độ tới hạn A3: α hòa tan hết vào γ 
+ Khi làm nguội ở nhiệt độ tới hạn A3: α tách ra từ γ 
- Acm = 7270 ÷ 11470C (đường SE): Là nhiệt độ tới hạn tại đó cho phép thép sau cùng 
tích có chuyển biến cấu tạo giữa hai pha XeII ↔ γ cụ thể: 
+ Khi nung tại nhiệt độ tới hạn Acm: XeII hòa tan hết vào γ 
+ Khi làm nguội ở nhiệt độ tới hạn Acm: XeII tách ra từ γ 
3. Phương pháp rèn. 
4. Thực hành rèn. 
4.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị, vật liệu 
- Thiết bị: Búa máy 150kg; Hệ thống lò nung. 
- Dụng cụ: Búa tay; búa tạ; kìm rèn; kìm tròn; chạm chặt; bàn là; thước lá; dưỡng 
đục bằng; đe sắt; bàn tóp; bàn sấn. 
- Vật tư: Phôi thép Y8 kích thước 20x150mm; than đá. 
4.2. Nhóm lò 
Trước khi tiến hành nhóm lò cần kiểm tra lại hệ thống thông gió và ghi lò. Sau đó 
cho phoi bào gỗ hoặc củi khô, giẻ dầu đã chẻ nhỏ vào lò rồi đốt lữa. Khi củi bắt đầu cháy 
thì mở khóa gió mạnh, quan sát khi củi cháy đến 2/3 thì cho than đá vào theo nguyên tắc 
than nhỏ trước cháy ổn định rồi cho than to vào sau. Trong quá trình nhóm lò phải luôn 
21 
quan sát ngọn lửa để điều chỉnh tốc độ gió cho phù hợp tránh trường hợp than chưa kịp 
cháy mà gió quạt tốc độ lớn dẫn đến tắt lửa phải tiến hành nhóm lại lò rất mất thời gian. 
4.3. Nung thép 
Khi than bén cháy thì dùng cào lò vuôn than nung thép. Cho thanh thép định nung 
đặt vào giữa lò cách mép ghi lò từ 30 – 40mm rồi dùng than đậy lại. Trong quá trình 
nung phải lật trở phôi cho đều. 
4.4. Trình tự thực hiện 
a. Đọc bản vẽ 
TT Nguyên công bước Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ 
1 Nung phôi Nung phôi đến nhiệt độ 11000C 
Lò hở, kìm đầu 
tròn 
 trên chiều dài 200mm 
2 Vuốt một phần phôi xuống 
Bắt đầu vuốt thành bậc từ đầu 
cuối Đe búa 
 11mm 
của phôi khoảng 30 – 50mm. 
Vuốt Búa tay 
 thành bề dày 11mm dài 190mm Búa tạ, kìm 
 Thước cặp 
3 Vuốt phần lưỡi đục Vuốt côn, đầu mỏng 2mm dài Đe búa 
 60mm, côn đều. Thôi rèn ở nhiệt Búa tay 
 độ 775 – 8000C Búa tạ, kìm 
 Thước cặp 
4 Là phẳng Là phẳng bề mặt chiều dày thành Đe búa 
 10mm Búa tay 
 Búa tạ, kìm 
 Thước cặp 
22 
5 Nung lại Nung phôi đến nhiệt độ 11000C 
Lò hở, kìm đầu 
tròn 
 trên chiều dài 200mm 
6 Chặt vật rèn khỏi phôi 
Chặt phôi đã nung trên mặt đe, 
đo Chạm hoặc dao, 
chiều dài 175mm rồi chặt gần 
đứt, kìm, thước lá hoặc 
 đẩy phôi ra mép đe đạp nhẹ cho dưỡng 
 đục rời ra. 
7 Sửa đầu sửa lại toàn bộ Dùng búa tay vỗ lại đầu, sửa lại Đe búa, búa tay, 
 lưỡi đục, là lại toàn bộ kìm, bàn là 
5. Kiểm tra chất lượng vật rèn 
- Để kiểm tra hình dạng vật rèn, tốt nhất là làm dưỡng phù hợp với các hình chiếu chính. 
- Dùng thước cặp, thước lá để kiểm tra kích thước 20x20. Nếu vật rèn đang nóng để đo và 
xác định kích thước bên ngoài chúng ta có thể sử dụng Compa đo ngoài. 
- Để kiểm tra độ vuông góc của vật rèn, người ta dùng thước đo góc. 
* Dạng sai hỏng nguyên nhân cách phòng ngừa 
Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục 
Vật rèn bị nứt - Vật liệu sai mác. - Chọn đúng vật liệu rèn. 
- Nung nhiệt độ không đều 
hoặc - Điều chỉnh phôi trong quá 
 nung quá lửa. trình nung 
 - Thôi rèn ở nhiệt độ thấp dưới - Tiến hành nung lại phôi mới 
 quy định tiến hành rèn tiếp 
Sai lệch hình 
dạng 
- Không thường xuyên kiểm 
tra - Phải thường xuyên kiểm tra 
 vật rèn bằng dưỡng vật rèn bằng dưỡng 
23 
 Vật rèn bị gấp nếp, xếp - Vì sấn hoặc rèn bậc quá sâu 
- Kiểm tra tiết diện phôi để 
chọn 
 nếp mà bề rộng quá bé. 
kích thước bàn sấn cho phù 
hợp 
 - Kiểm tra và làm tròn cạnh 
 - Đe hoặc dụng cụ khi sấn sắc dụng cụ trước khi sấn 
 cạnh không có bán kính góc 
 lượn ở mép. 
 Vật rèn có độ lồi lõm - Sấn quá sâu. - Kiểm tra nung lại phôi để rà 
quá quy 
định phẳng xóa vết sấn sâu. 
 - Do trước khi rèn không đánh - Làm sạch bề mặt phôi trước 
 sạch oxit, khi rèn. 
- Mặt đe không 
phẳng. - Kiểm tra và sửa đe rèn 
 Đục bị cháy 
- Do nung phôi trong lò nhiệt 
độ - Thường xuyên quan sát và lật 
 cao lại để phôi quá 
lâu
, nếu trở phôi để quan sát nhiệt độ 
 nung ở lò hở là do trở phôi cho phù hợp. 
 không đều. 
 Rèn không 
đún
g hình - Tiến hành lật và giữ phôi - Thường xuyên kiểm tra bằng 
 dạng hoặc kích thước không đúng góc độ. Không dưỡng và dụng cụ đo 
không đạt yêu 
cầu 
thường xuyên đo 
kiểm. 
6. Vệ sinh công nghiệp. 
24 
Tài liệu cần tham khảo 
STT 
Tªn gi¸o tr×nh, s¸ch gi¸o 
khoa 
H×nh thøc xuÊt b¶n 
1. 
Kü thuËt rÌn (Lª Nh-¬ng) Nhµ xuÊt b¶n giao th«ng vËn 
t¶i 
2. 
C«ng nghÖ rÌn vµ dËp nãng 
(NguyÔn Ngäc Tr©m) 
Nhµ xuÊt b¶n khoa häc kü 
thuËt 
3. 
NhiÖt luyÖn Nhµ xuÊt b¶n §¹i häc vµ 
Trung häc chuyªn nghiÖp 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thuc_hanh_ren_co_ban.pdf