Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí

Bài 1. Nhận dạng, tháo lắp hệ thống phân phối khí

Bài 1: Nhận dạng, tháo lắp hệ thống phân phối khí Thời gian: 12 giờ

* Mục tiêu:

- Phát biểu đúng nhiệm vụ, phân loại và nguyên lý làm việc của các loại hệ thống phân phối

khí

- Tháo lắp hệ thống phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

* Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu

2. Phân loại

3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống phân phối khí

4. Tháo lắp hệ thống phân phối khí

1. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống phân phối khí.

1.1. Nhiệm vụ của hệ thống phân phối khí:

Hệ thống phân phối khí của động cơ có nhiệm vụ thực hiện quá trình thay đổi khí trong

xilanh động cơ. Định kỳ đóng mở cửa nạp và cửa xả để nạp đầy hoà khí hoặc không khí vào

xi lanh và xả sạch khí cháy ra khỏi xi lanh.

1.2. Yêu cầu:

Hệ thống phân phối khí phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Quá trình thay đổi khí phải hoàn hảo, nạp đầy thải sạch

- Đóng mở xupáp đúng quy luật và đúng thời gian quy định

- Độ mở lớn để dòng khí lưu thông ít trở lực

- Đóng xupáp phải kín nhằm đảm bảo áp suất nén, không bị cháy do lọt khí

- ít va đập, tránh gây mòn. Dễ dàng điều chỉnh sửa chữa, giá thành chế tạo thấp.

2 . Phân loại:

- Hệ thống phân phối khí dùng xupap: Là loại hệ thống được sử dụng rộng rãi trong động

cơ 4 kỳ vì nó có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, dễ điều chỉnh và làm việc chính xác hiệu quả,

mang lại hiệu suất cao.

- Hệ thống phân phối khí dùng van trượt: Là loại hệ thống tuy có nhiều ưu điểm như có5

thể đảm bảo tiết diện lưu thông lớn, dễ làm mát, ít gây ồn. Nhưng do kết cấu phức tạp, giá

thành cao nên rất ít được dùng.

- Hệ thống phân phối khí hỗn hợp thường dùng lỗ đờ nạp và xupap để thải khí.

2.1. Hệ thống phân phối khí dùng xu páp

Hệ thống phân phối khí dùng xu páp có hai loại: Xu páp đặt và xu páp treo

2.1.1. Hệ thống phân phối khí xupáp đặt

a. Cấu tạo

Hệ thống phân phối khí dùng xu páp đặt (hình 1-a) toàn bộ hệ thống phối khí được đặt ở

thân máy gồm có: trục cam, con đội, xu páp, lò xo, cửa nạp và cửa xả. Trên con đội có lắp

bu lông để điều chỉnh khe hở xu páp, lò xo lồng vào xu páp và được hãm vào đuôi xu páp

bằng móng hãm. Trục cam do trục khuỷu dẫn động qua cặp bánh răng hay đĩa xích.

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 48 trang xuanhieu 1940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí
 lót lớn hơn 0,2 mm thì phải thay bạc 
mới. Độ dôi lắp ghép giữa bạc lót và gối đỡ thường bằng 0,01 - 0,08 mm. 
Hình 3- 25. Kiểm tra độ dịch dọc của trục cam 
Để thay thế bạc lót trục cam bị mòn hoặc hư hỏng, bằng cách sử dụng một dụng cụ lắp 
bạc bằng ren (hình 3- 26) hay một đầu đóng (hình 3- 27) Sau khi lắp bạc vào gối đỡ trục 
cam, yêu cầu các lỗ dầu trong bạc phải trùng với các lỗ dầu trong nắp máy hoặc thân máy và 
cần phải kiểm tra độ dịch dọc của trục cam bằng căn lá hoặc đồng hồ đo (hình 3- 25). 
Hình 3- 26. Thay bạc lót trục cam bằng cảo 
Đồng hồ 
so 
Dụng cụ thay bạc lót 
trục cam 
 39 
Hình 3- 27. Thay bạc lót trục cam bằng một đầu đóng 
2.1. Sửa chữa con đội. 
a, Hiện tượng và nguyên nhân như hỏng 
Trong quá trình làm việc, đặc biệt là con đội hình nấm, hình trụ thường bị mòn lõm và 
mòn lệch . 
- Thân con đội bị mòn côn, mòn méo, bị nứt vỡ; 
- Đối với con đội dùng cho xu páp đặt bị chờn cháy ren bu lông, đai ốc điều chỉnh, mòn 
đầu tiếp xúc với đuôi xu páp. 
- Đối với con đội thuỷ lực: mòn các van, hỏng lò xo. 
- Đối với con đội con lăn, ngoài hiện tượng mòn mặt tiếp xúc với cam còn bị mòn ở 
các chốt bạc. 
b, Nguyên nhân hư hỏng: 
- Do các chi tiết chịu lực ma sát lớn trong quá trình làm việc, thiếu dầu bôi trơn, dầu 
bôi trơn bẩn. 
- Do quá trình lắp ghép chưa đúng kỹ thuật, điều chỉnh, bảo dưỡng không đúng định 
kỳ. 
Đầu đóng 
Đầu đóng 
 40 
Hình 3- 17. Kiểm tra mòn mặt tiếp xúc của con đội 
c, Phương pháp kiểm tra phát hiện hư hỏng. 
Có thể kiểm tra bằng mắt thường hoặc dụng cụ đo kiểm tra phát hiện hư hỏng của con 
đội. 
d, Phương pháp sửa chữa con đội. 
- Sửa chữa mặt tiếp xúc của con đội 
Bề mặt tiếp xúc của đầu con đội không được mòn sâu quá 0,1 mm, nếu vượt quá thì phải 
mài lại, cho phép mài vát xung quanh và mài phẳng nếu không có máy mài định hình mặt 
cầu. 
- Thân con đội mòn côn, mòn méo quá 0,04 mm hoặc bị nứt vỡ thì phải thay mới. 
Chú ý khi thay con đội phải theo kích thước sửa chữa của ống dẫn hướng của nó ở thân máy, 
khe hở giữa con đội với ống dẫn hướng trong phạm vị 0,018 – 0,09 mm. 
- Các bu lông, đai ốc điều chỉnh bị chờn ren, nứt gãy đều phải thay mới, sau đó phải 
điều chỉnh lại khe hở nhiệt đúng quy định của từng loại động cơ. 
Sau khi sửa chữa con đội cần đảm bảo khe hở lắp ghép giữa con đội và ống dẫn hướng 
của nó, tuỳ theo mỗi loại động cơ nhưng thường khe hở này không được vượt quá 0,6 mm. 
Lồi 
Con đội 
Lồi Bằng 
Lõm 
Chân con đội 
Đầu con đội 
a) Chân con 
đội lồi có thể 
dùng được 
b) Chân con đội 
phẳng, lõm không 
thể dùng được 
Thước thẳng 
 41 
Bài 5: Sửa chữa bộ truyền động trục cam Thời gian: 6giờ 
* Mục tiêu: 
- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương 
pháp kiểm tra, sửa chữa bộ truyền động trục cam 
- Kiểm tra, sửa chữa được sai hỏng của các chi tiết đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ 
thuật do nhà chế tạo quy định 
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô 
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. 
* Nội dung: 
1. Đặc điểm cấu tạo bộ truyền động trục cam 
2. Quy trình sửa chữa 
3. Thực hành sửa chữa 
1. Đặc điểm cáu tạo bộ truyền động trục cam. 
Khi động cơ làm việc, trục cam được trục khuỷu dẫn động qua bánh răng hay xích hoặc 
dây đai. 
Bánh răng thường được chế tạo bằng thép, gang hoặc thép. 
Xích thường được chế tạo bằng thép hợp kim. 
Động cơ bốn kỳ, quá trình làm việc gồm bốn hành trình: nạp, nén, nổ và xả, tương ứng 
với hai vòng quay của trục khuỷu, xu páp nạp và xu páp xả đề mở một lần, nghĩa là trục cam 
quay được một vòng với tốc độ bằng 1/2 tốc độ của trục khuỷu. Do đó, đường kính bánh 
răng hoặc đĩa xích của trục cam lớn gấp hai lần so với bánh răng hay đĩa xích của trục 
khuỷu. 
Trong động cơ hai kỳ loại có xu páp, tốc độ quay của trục cam bằng tốc độ quay của trục 
khuỷu. Do đó, đường kính của bánh răng trục và cam đường kính bánh răng trục khuỷu bằng 
nhau. 
Trên bánh răng trục cam và bánh răng trục khuỷu hoặc đĩa xích và xích thường có dấu 
ăn khớp, chỉ mối quan hệ làm việc giữa trục khuỷu và trục cam. Vì vậy, khi lắp ráp phải lắp 
đúng dấu để khỏi ảnh hưởng đến quá trình làm việc của động cơ. 
 42 
Hình 3- 21. Hệ thống dẫn động trục cam 
2. Quy trình sửa chữa. 
a, Hiện tượng hư hỏng . 
Trong quá trình làm việc bộ truyền động trục cam thường có các hiện tượng hư hỏng 
như: 
- Bánh răng dẫn động trục cam , trong quá trình làm việc mạt tiếp xúc của răng có thể 
bị mòn, tróc rỗ và dính. Ngoài ra, đôi khi có răng còn bị gãy nhưng hiện tượng hư hỏng hay 
gặp nhất là mặt tiếp xúc của răng bị mòn, dẫn đến khe hở ăn khớp của các bánh răng quá 
lớn, động cơ làm việc có tiêng kêu. 
- Trong quá trình làm việc, xích bị mòn nhiều, đặc biệt là bạc và chốt, làm cho bước 
xích tăng lên, nên không ăn khớp với đĩa xích. Khi động cơ làm việc, đặc biệt là khi tốc độ 
thay đổi hoặc tải trọng tăng thì dễ bị tuột xích và có tiếng kêu. 
- Trong quá trình làm việc đai sẽ bị dãn theo thời gian dẫn tới hiện tượng bị trượt khi 
làm việc với tải trọng lớn. 
b. Nguyên nhân hư hỏng. 
- Do các chi tiết chịu ma sát lớn trong quá trình làm việc, thiếu dầu bôi trơn, dầu bôi 
trơn bẩn. 
- Do quá trình lắp ghép không đúng yêu cầu kỹ thuật, bảo dưỡng không đúng định kỳ. 
c. Phương pháp kiểm tra. 
 - Bánh răng cam hoặc xích hay dây đai dẫn động: có thể dùng kính phóng đại hoặc 
mắt thường để kiểm tra phát hiện hư hỏng. 
Bánh răng cam 
Bánh 
răng 
trục 
khuỷu 
Xích 
Dây 
đai 
Hệ thống 
căng dây 
đai 
 43 
 - Kiểm tra độ mòn của bánh răng cam 
Muốn kiểm độ mòn của bánh răng cam bằng cách kiểm tra khe hở ăn khớp giữa bánh 
răng cam với bánh răng trục khuỷu. 
Có thể dùng căn lá đo ở ba vị trí cách nhau 1200 rồi lấy trị số trung bình hoặc dùng dây 
chì có đường kính 1 - 2 mm đặt vào giữa hai bánh răng ăn khớp rồi quay bánh răng, sau đó 
lấy ra và dùng pan me hoặc thước cặp để đo chiều dày của dây chì sau khi bị ép. 
d, Phương pháp sửa chữa. 
- Bánh răng dẫn động trục cam bị mòn quá phải thay mới hoặc hàn đắp và gia công lại. 
- Nếu xích dẫn động bị rão quá thì phải thay mới và tuỳ từng trường hợp mà thay cả đĩa 
xích cho thích hợp. Trong một số trường hợp, nếu không có điều kiện thay mới, có thể lộn 
xích lại bằng cách tháo rời các mắt xích rồi xoay chốt và bạc một góc 900 theo đường tâm để 
khôI phục lại bước xích ban đầu nhưng phương pháp này ít được sử dụng vì xích sử dụng lại 
không được lâu. 
- Khi đĩa xích bị mòn phải thay mới hoặc hàn đắp và gia công lại. 
- Thay thế dây đai mới nếu phát hiện bất cứ hiện tượng hư hỏng nào ở dây đai. 
 44 
Bài 6: Bảo dưỡng hệ thống phân phối khí Thời gian: 5 giờ 
* Mục tiêu: 
- Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống phân phối khí 
- Bảo dưỡng được hệ thống phân phối khí đúng phương pháp và đúng yêu cầu kỹ thuật 
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô 
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. 
* Nội dung: 
1. Mục đích, nội dung bảo dưỡng 
2. Quy trình bảo dưỡng 
3. Thực hành bảo dưỡng 
1. Mục đích, nội dung bảo dưỡng. 
1.1. Mục đích 
Các chi tiết của hệ thống phân phối khí cũng bị mòn nhiều sau một thời gian làm việc 
nhất định. Ví dụ: mặt tiếp xúc giữa đầu và đế xu páp, giữa cam và con đội, giữa vít điều 
chỉnh và đũa đẩy...Do đó, khe hở giữa đầu cần bẩy và đuôi xu páp hoặc giữa đuôi xu páp và 
và vít điều chỉnh của con đội sẽ tăng lên, làm ảnh hưởng đến tính năng làm việc của động cơ 
. Nếu khe hở này quá lớn thì công suất của động cơ sẽ giảm vì hoà khí hoặc không khí cung 
cấp vào xi lanh ít và xả khí không sạch, đồng thời khi động cơ làm việc sẽ có tiếng kêu lớn. 
Vì vậy cần phải tiến hành bảo dưỡng hệ thống phân phối khí. 
1.2. Nội dung bảo dưỡng hệ thống phân phối khí 
 a. Kiểm tra khe hở giữa xu páp và ống dẫn hướng, nếu quá lớn phải thay ống dẫn 
hướng. 
 b. Nếu mặt nghiêng hay côn của xu páp và đế xu páp tiếp xúc không kín do bị cháy 
rỗ...thì có thể dùng dao để doa lại hoặc dùng đá mài để mài sau đó dùng bột rà và dầu nhờn 
để rà xu páp cho khít. 
 c. Kiểm tra độ đàn hồi của lò xo và khi lắp ghép không được để lò xo vênh hay lệch. 
 d. Trên đầu xu páp nếu có muội than bám phải cạo sạch. 
 e. Kiểm tra, điều chỉnh độ căng của xích hoặc dây đai truyền động giữa trục khuỷu và 
trục cam. 
 f. Tra dầu, mỡ bôi trơn cho hệ thống phân phối khí như cho dầu bôi trơn vào ống dẫn 
hướng, hay con đội và cần bẩy v.v... 
 g. Điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp. 
 45 
 h. Cân cam cho động cơ. 
2. Quy trình bảo dưỡng. 
2.2. Điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp 
a. Khái niệm về khe hở nhiệt xu páp 
Khe hở nhiệt xu páp là khe hở giữa đuôi xu páp với đầu cần bẩy (hệ thống xu páp treo) 
hoặc với đầu bu lông điều chỉnh của con đội (hệ thống xu páp đặt) hay cần mở với con đội 
(trục cam đặt trên nắp máy). 
b. Mục đích điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp 
Sau một thời gian động cơ hoạt động hoặc sau khi tháo lắp hệ thống phân phối khí, cần 
phải tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt với mục đích: 
- Các xu páp đóng kín cửa nạp, cửa xả; 
- Các xu páp mở đúng lúc; 
- Hệ thống xu páp làm việc êm không bị va đập mạnh. 
c. Điều kiện để điều chỉnh khe hở nhiệt 
Muốn điều chỉnh được khe hở nhiệt xu páp cần phải: 
- Biết được khe hở nhiệt tiêu chuẩn của động cơ. Tuỳ theo loại động cơ mà khe hở 
nhiệt xu páp có trị số từ 0,20 – 0,30 mm đối với xu páp nạp và 0,25 – 0,35 mm đối với xu 
páp xả. 
- Xác định được vị trí các xu páp nạp, xu páp xả trên động cơ 
- Biết được thứ tự nổ của đ./ộng cơ. 
d. Phương pháp điều chỉnh 
  Điều chỉnh đơn chiếc:Tức là lần lượt điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp của từng xi 
lanh theo thứ tự nổ của động cơ. 
Quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp 
Bước 1: Xác định vị trí của xu páp nạp, xu páp xả 
Bước 2: Quay trục khuỷu để pit tông xi lanh số 1 ở ĐCT tương ứng với thời điểm cuối 
nén đầu nổ đũa đẩy hoặc con đội xoay tự do và dấu ĐCT ở trên puly hoặc ở bánh đà trùng 
với dấu trên thân máy, ở thời điểm này 2 xu páp của xi lanh 1 đóng kín (có khe hở nhiệt) và 
tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt cho cả 2 xu páp; 
Bước 3: Dùng clê nới lỏng đai ốc hãm của vít điều chỉnh hoặc đai ốc hãm của con đội 
Bước 4: Chọn căn lá có chiều dày thích hợp để đo khe hở giữa đuôi xu páp với đầu cần 
bẩy (xu páp treo) hoặc với đầu bu lông điều chỉnh của con đội (xu páp đặt); 
Bước 5: Dùng tuốc nơ vít vặn vít điều chỉnh (xu páp treo) hoặc dùng clê dẹt vặn bu lông 
điều chỉnh (xu páp đặt), khi nào xê dịch căn lá thấy vừa sít là được ; 
 46 
Bước 6: Giữ nguyên tuốc nơ vít hoặc bulông điều chỉnh và dùng clê vặn chặt đai ốc 
hãm lại. Chú ý không để vít hay bu lông xoay khi vặn đai ốc hãm; 
Bước 7: Chia dấu ở bánh đà hoặc puly tương ứng với góc lệch công tác của các máy. 
Những dấu này là ĐCT của các pit tông theo thứ tự nổ của động cơ. 
Ví dụ: - Động cơ 4 xi lanh đánh 2 dấu cách nhau 1800 
 - Động cơ 6 xi lanh đánh 3 dấu cách nhau 1200 
 - Động cơ 8 xi lanh đánh 4 dấu cách nhau 900 
Bước 8: Quay trục khuỷu cho dấu thứ 2 trùng với dấu trên thân máy. 
Bước 9: Điều chỉnh 2 xu páp của xi lanh kế tiếp theo thứ tự nổ của động cơ như các 
bước: bước 3, bước 4, bước 5 và bước 6. 
Bước 10: Tiếp tục thực hiện các bước 8, 9 để điều chỉnh khe hở nhiệt cho các xi lanh 
còn lại. 
Phương pháp điều chỉnh đơn chiếc có ưu điểm là đảm bảo chính xác (hay sử dụng) 
nhưng do điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp của từng xi lanh phải xác định nhiều lần nên mất 
nhiều thời gian. 
  Điều chỉnh hàng loạt 
Tức là quay trục khuỷu 2 lần, ví trí của trục khuỷu ở 2 lần quay cách nhau 3600, tại mỗi 
vị trí của trục khuỷu có thể điều chỉnh được khe hở nhiệt của nhiều xu páp trên nhiều xi 
lanh. Các bước tiến hành như sau: 
Bước 1: Quay trục khuỷu cho pit tông xi lanh số 1 ở ĐCT, ứng với thời điểm cuối nén 
đầu nổ. Tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt cho tất các xu páp ở trạng thái đóng. 
Bước 2: Quay trục khuỷu 3600 so với vị trí 1, điều chỉnh khe hở nhiệt của các xu páp còn 
lại. 
Ví dụ: Điều chỉnh khe hở nhiệt của động cơ 4 kỳ, 4 xi lanh và thứ tự nổ là 1- 2 - 4 - 3 . 
Các bước tiến hành như sau: 
Bước 1: Quay trục khuỷu cho pit tông xi lanh1 ở ĐCT ứng với thời điểm cuối nén đầu nổ 
(theo bảng thứ tự nổ tại 3600). Tại vị trí này điều chỉnh được khe hở nhiệt các xu páp sau: xu 
páp nạp và xả của xi lanh1, xu páp xả của xi lanh 2, xu páp nạp của xi lanh 3. 
Bước 2: Quay trục khuỷu 3600 (theo bảng thứ tự nổ tại 7200). Tại vị trí này điều chỉnh 
khe hở nhiệt của các xu páp còn lại: xu páp nạp của xi lanh 2, xu páp xả của xi lanh 3, xu 
páp nạp và xu páp xả của xi lanh 4. 
Bảng thứ thự nổ của động cơ 
 47 
Góc quay của 
trục khuỷu 
Thứ tự xi lanh 
1 2 3 4 
 0 - 1800 Nạp Xả Nén Nổ 
180 - 3600 Nén Nạp Nổ Xả 
360 - 5400 Nổ Nén Xả Nạp 
540 – 7200 Xả Nổ Nạp Nén 
Phương pháp hàng loạt điều chỉnh nhanh nhưng ít chính xác(thường sử dụng ở những 
động cơ nhiều xi lanh khi bảo dưỡng định kỳ). 
Hình 4- 1. Điều chỉnh khe hở xu páp treo 
Hình 4- 2. Điều chỉnh khe hở xu páp đặt 
2.2 . Cân cam cho động cơ 
 Cân cam là lắp trục cam vào động cơ sao cho sự liên hệ giữa nó với trục khuỷu phải đảm 
báo các xu páp đóng và mở đúng theo yêu cầu làm việc của động cơ (đúng lúc, đúng kỳ làm 
việc). 
a. Cân cam theo dấu 
Trong động cơ thường có dấu vị trí ăn khớp của bánh răng trục cam với bánh răng trục 
khuỷu hoặc quan hệ giữa đĩa xích trục cam và trục khuỷu hay giữa xích với đĩa xích, do đó 
khi tháo phải chú ý dấu để lắp cho đúng. 
Clê 
Tuanơvít 
Căn lá 
 48 
- Đối với loại bánh răng ăn khớp trực tiếp, lắp dấu ở bánh răng trục khuỷu trùng (hay 
giữa hai dấu) ở bánh răng nghiêng của trục cam. 
- Loại truyền động bằng xích, lắp cho hai dấu ở bánh răng trục khuỷu và bánh răng trục 
cam vào phía trong trên đường tâm của hai bánh răng. 
Hình 4- 3. Cân cam có dấu 
b. Cân cam không dấu 
Trường hợp mất dấu ở các bánh răng hoặc đĩa xích, có thể đặt cam theo thứ tự sau: - 
Điều chỉnh khe hở xu páp đúng kích thước quy định. 
- Quay bánh đà hoặc trục khuỷu theo chiều quay của động cơ để cho pit tông của xi 
lanh số 1 lên Đ.C.T 
- Quay trục khuỷu ngược chiều làm việc của động cơ một góc ứng với góc mở sớm của 
xu páp nạp. 
- Quay trục cam (chưa có bánh răng cam hoặc xích) theo đúng chiều quay của nó 
(ngược chiều của trục khuỷu nếu truyền động bằng hai bánh răng ăn khớp trục tiếp và cùng 
chiều quay với trục khuỷu nếu truyền động bằng xích hoặc dây đai) cho đến khi xu páp nạp 
của xi lanh số 1 bắt đầu chớm mở và xu páp xả đóng gần kín (hai xu páp chấp chênh). 
- Giữ nguyên vị trí trục khuỷu và trục cam rồi lắp bánh răng cam hoặc xích vào. Đánh 
dấu vị trí ăn khớp trên bánh răng hoặc đĩa xích theo quy ước chung của nhà chế tạo. 
Kiểm tra lại: Bằng cách quay trục khuỷu 2 vòng đến khi các dấu ăn khớp của bánh răng 
trùng nhau và 2 xu páp của xi lanh số 1 chấp chênh là được 
Dấu cân 
cam 
Hệ thống 
căng 
xích 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_phan_phoi_k.pdf