Giáo trình Tiện côn

Mục tiêu:

- Xác định được các thông số cơ bản của mặt côn

- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi tiện côn.

- Phân tích được các phương pháp tiện côn và đặc điểm của từng phương pháp

- Xác định được phương pháp kiểm tra mặt côn phù hợp với điều kiện trường

đang có.

- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực

sáng tạo trong học tập.

Nội dung:

1. Các thông số cơ bản của mặt côn

1.1. Khái niệm chung về mặt côn.

1.1.1. Một số chi tiết côn:

Trục côn, áo côn

Hình 1.1: Một số chi tiết côn

Tong kỹ thuật người ta dùng rất nhiều chi tiết có mặt côn, các bề mặt côn có thể

dùng để lắp ghép, để định vị, để cải thiện kết cấu chi tiết hoặc để tăng tính thẩm

mỹ.-11-

1.1.2. Mặt côn được đặc trưng bởi các yếu tố cơ bản sau

Hình 1.2: Các thông số của mặt côn.

- Góc côn: Góc côn (2α) là góc tạo bởi hai đường sinh đối xứng qua trục của mặt

côn.

- Góc nghiêng ( nửa góc côn): Góc nghiêng (α) là góc tạo bởi đường trục và

đường sinh của mặt côn

Giáo trình Tiện côn trang 1

Trang 1

Giáo trình Tiện côn trang 2

Trang 2

Giáo trình Tiện côn trang 3

Trang 3

Giáo trình Tiện côn trang 4

Trang 4

Giáo trình Tiện côn trang 5

Trang 5

Giáo trình Tiện côn trang 6

Trang 6

Giáo trình Tiện côn trang 7

Trang 7

Giáo trình Tiện côn trang 8

Trang 8

Giáo trình Tiện côn trang 9

Trang 9

Giáo trình Tiện côn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 56 trang xuanhieu 3720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tiện côn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tiện côn

Giáo trình Tiện côn
ngoài có bán kính mũi dao r = 3 mm, tiến dao đều tay và 
giảm lượng tiến dao để tăng độ nhẵn bề mặt côn. Dao phải gá đúng tâm để đảm 
bảo độ thẳng của đường sinh; 
+ Tiện tinh đạt kích thước đường kính với sai lệch giới hạn - 0,1 mm, 
đường sinh thẳng. 
2. Phương pháp tiện côn lỗ 
2.1. Gá lắp, điều chỉnh bàn trượt dọc 
2.2. Gá lắp, điều chỉnh phôi. 
- Phôi được rà gá và kẹp chặt trên mâm cặp 3 vấu tự định tâm 
2.3. Gá lắp, điều chỉnh dao. 
Gá dao tiện lỗ: Dao tiện lỗ được gá trên ổ dao đảm bảo chắc chắn 
2.4. Điều chỉnh máy. 
Chọn chế độ cắt như khi tiện lỗ 
2.5. Cắt thử và đo. 
2.6. Tiến hành gia công. 
a. Tiện thô để lượng dư theo đường kính 1 mm để tiện tinh: 
 + Chọn chế độ cắt như khi tiện ngoài; 
 + Điều chỉnh dao đúng tâm và thẳng góc với đường tâm phôi; 
 + Tiện thử bằng cách tiến dao đều tay bằng tay quay bàn trượt trên; 
-38- 
 + Kiểm tra góc côn: Dùng thước cặp, panme hoặc dùng bạc côn đúng rà 
côn, nếu lượng dư trên đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của đoạn côn bằng nhau 
là góc dốc đã đúng, nếu khác nhau thì phải điều chỉnh lại. Quá trình này có thể 
phải thực hiện nhiều lần mới đạt; 
 + Để lượng dư 2 mm theo đường kính để tiện tinh; 
 + Phát hiện và khắc phục kịp thời các khuyết tật khi còn lượng dư. 
Chú ý: 
- Nên để lượng dư theo đường kính lớn của mặt côn trước khi tiện đúng, 
đề phòng phải xoay điều chỉnh bàn trượt dọc trên nhiều lần; 
- Chỉ tiến dao bằng tay quay bàn trượt dọc trên, không cho xe dao tiến 
dọc. 
b. Tiện tinh: 
+ Dùng dao tiện ngoài có bán kính mũi dao r = 3 mm, tiến dao đều tay và 
giảm lượng tiến dao để tăng độ nhẵn bề mặt côn. Dao phải gá đúng tâm để đảm 
bảo độ thẳng của đường sinh; 
+ Tiện tinh đạt kích thước đường kính với sai lệch giới hạn - 0,1 mm, 
đường sinh thẳng. 
3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng 
Các dạng sai 
hỏng 
Nguyên nhân Biện pháp đề phòng 
Góc côn đúng 
nhưng kích thước 
sai 
Thực hiện chiều sâu 
cắt không chính xác. 
Điều chỉnh chiều sâu cắt thật 
chính xác khi tiện tinh. 
Góc côn sai Điều chỉnh khoảng 
xê dịch ngang thân ụ 
động không chính 
xác 
-Để lượng dư tiện thử 
-Điều chỉnh lại khoảng xê 
dịch ngang ụ động cho chính 
xác 
-Xiết chặt các đai ốc hãm. 
Đường sinh hình -Mài dao, gá dao sai -Gá lại dao đúng tâm. 
-39- 
côn không thẳng -Lắp dao không đúng 
tâm 
Độ nhẵn bóng 
không đạt: 
-Dao cùn, mài dao sai 
góc độ 
-Chế độ cắt không 
hợp lý 
-Mài dao đúng góc độ, mũi 
dao có r 
-Giảm chiều sâu cắt, bước 
tiến. 
4. Phương pháp kiểm tra mặt côn 
5. Kiểm tra sản phẩm. 
- Các đường kính của mặt côn đo bằng thước cặp hoặc pan me phụ thuộc 
vào yêu cầu của độ chính xác gia công. Khi đo kích thước đường kính nhỏ của 
côn nên dùng hàm sắc của thước cặp để đo vì dùng hàm đo phẳng của thước đo 
dể bị sai số. 
-40- 
6. Vệ sinh công nghiệp. 
- Thu dọn dụng cụ, lau chùi máy sạch sẽ và bôi trơn 
- Sắp xếp gọn gàng các chi tiết và phôi vào nơi đúng quy định 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày các thông số cơ bản của mặt côn ? 
2. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi tiện côn ? 
3. Trình bày các phương pháp tiện côn? 
4. Chọn và trình bày phương pháp tiện côn cho chi tiết sau: (Tính góc dốc và nêu 
cách tiến hành 
5. Hãy gia công chi tiết theo bản vẽ: 
-41- 
6. Hãy gia công chi tiết theo bản vẽ: 
-42- 
-43- 
Bài 4: TIỆN CÔN BẰNG CÁCH XÊ DỊCH NGANG Ụ ĐỘNG 
Mục tiêu: 
- Vận hành thành thạo máy tiện để tiện côn ngoài, côn trong bằng dao lưỡi rộng 
đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu 
kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. 
- Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. 
- Xác định được phương pháp kiểm tra mặt côn phù hợp với điều kiện trường 
đang có. 
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực 
sáng tạo trong học tập. 
Nội dung: 
1. Phương pháp tiện côn ngoài 
1.1. Gá lắp, điều chỉnh phôi. 
- Phôi được chống tâm hai đầu kẹp tốc. 
Chú ý: Phải dùng tốc để truyền chuyển động cho chi tiết, để tránh làm hỏng lỗ 
tâm do gá lệch người ta thường dùng mũi chống tâm chỏm cầu. 
Tính khoảng xê dịch ngang thân ụ động 
Hình 3.1 Côn toàn phần 
* Để tiện côn toàn phần 
 Thí dụ 1: Cần tiện một vật côn có đường kính lớn D = 60 mm, đường kính nhỏ 
d = 50 mm. L= 200mm. Tính khoảng xê dịch ngang thân ụ động? (Hình 3.1) 
-44- 
Giải: Theo công thức: mm
dD
h 5
2
5060
2
Trong đó: 
h - Khoảng xê dịch ngang thân ụ động (mm) 
D - Đường kính lớn 
d - Đường kính nhỏ 
l - Chiều dài đoạn côn 
* Để tiện đoạn côn trên một trục dài (hình 3.2) 
Hình 3.2 Sơ đồ tiện côn bằng cách xê dịch ngang ụ động 
 Ta áp dụng công thức: 
Trong đó: L. Chiều dài toàn bộ chi tiết (mm) 
 l. Chiều dài đoạn côn (mm) 
 h. Khoảng dịch chuyển ngang thân ụ động. 
Thí dụ: Cần tiện chi tiết côn có chiều dài toàn bộ là 400 mm, chiều dài đoạn côn 
300 mm, đường kính lớn của phần côn 30 mm, đường kính nhỏ 25 mm. Tính 
khoảng xê dịch ngang thân ụ động? 
Giải 
Theo công thức: 
-45- 
Thay số ta có: mmh 33,3
300.2
2530
400 
1.2. Gá lắp, điều chỉnh dao. 
Gá dao được gá trên ổ dao đảm bảo chắc chắn 
1.3. Điều chỉnh máy. 
Thứ tự các bước dịch chuyển ngang thân ụ động (Hình 3.3) 
Hình 3.3 Sơ đồ điều chỉnh ngang thân ụ động bằng vạch khắc trên đế ụ động 
Trước khi thực hiện các bước tiện côn phôi phải được tiện đúng chiều dài và các 
bậc nếu có sau đó: 
- Nới lỏng phôi trên hai mũi tâm. 
- Đẩy mũi tâm sau sát mũi tâm trước để kiểm tra độ đồng tâm. 
- Tách sự liên kết giữa ụ động và băng máy bằng tay gạt và đai ốc 1. 
- Tách sự liên kết giữa thân 4 và đế ụ động 3 bằng cách nới lỏng hai vít 5. 
- Dịch chuyển ngang thân ụ động một khoảng h bằng cách điều chỉnh vít 6 bên 
hông ụ động. 
Sau đó thực hiện theo trình tự ngược lại: 
- Kẹp chặt thân và đế ụ động hai vít 5. 
- Kẹp chặt ụ động và băng máy bằng tay gạt và đai ốc1. 
- Kẹp chặt phôi bằng vô lăng ụ động. 
-46- 
Cách xác định khoảng dịch chuyển thân ụ động như sau: 
- Dùng các vạch chia trên đế ụ động (hình 3.3) giá trị khoảng cách giữa các vạch 
chia thường là 1mm. Phương pháp này thường dùng khi tiện thô. Muốn tiện 
chính xác phải tiện thử và có thể phải điều chỉnh lại nhiều lần mới đạt. 
- Dùng du xích bàn trượt ngang để xác định khoảng xê dịch ngang thân trên ụ 
động, đưa mũi dao chạm mặt đường kính phôi, sau đó lùi dao hoặc tiến dao 
ngang một khoảng bằng h đã tính, nhớ phải khử độ rơ của trục vít và đai ốc bàn 
trượt ngang (hình 3.4) 
Hình 3.4 Xác định khoảng xê dịch ngang thân ụ động bằng du xích bàn trượt 
ngang 
Hình 3.5 Xác định khoảng xê dịch ngang thân ụ động bằng căn có chiều dày h 
- Dùng căn có chiều dày h, tì căn vào mặt đường kính của vật gia công, dùng 
tay quay bàn trượt ngang đưa mũi dao chạm căn, lấy căn ra, điều chỉnh thân ụ 
động sao cho phần đường kính đầu phôi chạm mũi dao (hình 3.5) 
-47- 
- Dùng đồng hồ so: Có thể thực hiện chính xác đến 0,01 mm. Trước tiên kiểm 
tra sơ bộ độ đồng tâm của mũi tâm trước và mũi tâm sau. Sau đó kẹp đồng hồ so 
trong ổ dao của máy sao cho đầu đo tiếp xúc với nòng ụ động (hình 3.6a), có thể 
dịch ngang mũi tâm sau bằng trục thử hình trụ (hình 3.6b) gá trên hai mũi tâm. 
Điều chỉnh kim đồng hồ so về vị trí 0 tại tiết diện A, sau đó dịch chuyển xe dao 
đưa đồng hồ về vị trí tiết diện B, với khoảng cách là b mm. 
Hình 3.6 Kiểm tra khoảng xê dịch ngang thân ụ động bằng đồng hồ so 
Hình 3.7 Xác định khoảng xê dịch ngang thân ụ động theo chi tiết mẫu 
Nếu hiệu chỉ theo đồng hồ là a mm, thì tỉ số 
b
a
 là giá trị của độ côn sẽ được tiện 
khi khoảng dịch chuyển đã được xác định. 
- Dùng chi tiết côn mẫu gá trên hai mũi tâm 
 Chi tiết côn mẫu được gá trên 2 mũi tâm. Điều chỉnh mũi tâm sau theo 
hướng thẳng góc với đường dẫn hướng trên băng máy sao cho mũi dao tiếp xúc 
đều trên suốt chiều dài bề mặt côn khi di chuyển xe dao dọc băng máy. Kiểm tra 
độ sít của mũi dao với mặt côn bằng miếng giấy mỏng. Nếu miếng giấy sít nhẹ 
không bị rách hoặc khi thả miếng giấy không bị rơi là đạt 
-48- 
Chú ý: 
- Tiện côn bằng phương pháp này là làm cho lỗ tâm và mũi tâm của máy dễ bị 
mòn (hình 3.8a). Để khắc phục hiện tượng này người ta dùng mũi tâm chuyên 
dùng có mũi chỏm cầu tự lựa (hình 3.8b). 
Hình 3.8 Vị trí của mũi tâm trong lỗ tâm 
a) Dùng mũi tâm nhọn. b) Dùng mũi tâmcó mũi chỏm cầu tự lựa. 
- Nếu khoảng dịch tâm lớn quá sẽ làm cho lỗ tâm bị hỏng và gá không đảm bảo 
vững chắc. Nên khoảng xê dịch ngang thân ụ đối với máy tiện cỡ trung bình 
không nên vượt quá 10 mm, vì vậy không thể tiện được độ côn lớn. 
- Tiện mặt đầu và tiện mặt bậc trước khi dịch tâm để tiện côn, vì sau khi đã dịch 
tâm để tiện côn mới tiện mặt đầu và mặt bậc không đảm bảo độ vuông góc với 
đường tâm phôi. 
* Khi tiện côn có thể tiến dao tự động dọc. Chế độ cắt thực hiện như khi tiện trụ 
ngoài 
1.4. Cắt thử và đo. 
 Tiện mặt đầu và tiện mặt bậc trước khi dịch tâm để tiện côn, vì sau khi đã 
dịch tâm để tiện côn mới tiện mặt đầu và mặt bậc không đảm bảo độ 
vuông góc với đường tâm phôi. 
 Khi tiện côn có thể tiến dao tự động dọc. Chế độ cắt thực hiện như khi tiện 
trụ ngoài 
-49- 
1.5. Tiến hành gia công. 
2. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng 
Các dạng sai 
hỏng 
Nguyên nhân Biện pháp đề phòng 
Góc côn đúng 
nhưng kích thước 
sai 
Thực hiện chiều sâu 
cắt không chính xác. 
Điều chỉnh chiều sâu cắt thật 
chính xác khi tiện tinh. 
Góc côn sai Điều chỉnh khoảng 
xê dịch ngang thân ụ 
động không chính 
xác 
-Để lượng dư tiện thử 
-Điều chỉnh lại khoảng xê 
dịch ngang ụ động cho chính 
xác 
-Xiết chặt các đai ốc hãm. 
Đường sinh hình 
côn không thẳng 
-Mài dao, gá dao sai 
-Lắp dao không đúng 
tâm 
-Gá lại dao đúng tâm. 
Độ nhẵn bóng 
không đạt: 
-Dao cùn, mài dao sai 
góc độ 
-Chế độ cắt không 
hợp lý 
-Mài dao đúng góc độ, mũi 
dao có r 
-Giảm chiều sâu cắt, bước 
tiến. 
3. Phương pháp kiểm tra mặt côn 
-50- 
4. Kiểm tra sản phẩm. 
- Các đường kính của mặt côn đo bằng thước cặp hoặc pan me phụ thuộc 
vào yêu cầu của độ chính xác gia công. Khi đo kích thước đường kính nhỏ của 
côn nên dùng hàm sắc của thước cặp để đo vì dùng hàm đo phẳng của thước đo 
dể bị sai số. 
5. Vệ sinh công nghiệp. 
- Thu dọn dụng cụ, lau chùi máy sạch sẽ và bôi trơn 
- Sắp xếp gọn gàng các chi tiết và phôi vào nơi đúng quy định 
-51- 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày các thông số cơ bản của mặt côn ? 
2. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi tiện côn ? 
3. Trình bày các phương pháp tiện côn? 
4. Chọn và trình bày phương pháp tiện côn cho chi tiết sau: (Tính góc dốc và nêu 
cách tiến hành 
-52- 
Bài 5: PHƯƠNG PHÁP TIỆN CÔN BẰNG THƯỚC CÔN 
Mục tiêu: 
- Vận hành thành thạo máy tiện để tiện côn ngoài bằng cách xê dịch ngang ụ 
động đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu 
cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. 
- Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. 
- Xác định được phương pháp kiểm tra mặt côn phù hợp với điều kiện trường 
đang có. 
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực 
sáng tạo trong học tập. 
Nội dung: 
1. Phương pháp tiện côn ngoài 
1.1. Gá lắp, điều chỉnh ụ động 
Khi tiện côn bằng phương pháp này dao thực hiện động thời một lúc hai 
chuyển động: ngang và dọc, muốn vậy ta phải tách sự liên kết giữa đai ốc và 
trục vít của bàn trượt ngang để bàn trượt mang dao tịnh tiến ngang mà không bị 
ràng buộc do vít và đai ốc bàn trượt ngang. Khi xe dao thực hiện chuyển động 
tịnh tiến dọc thì dao nhận được hai chuyển động dọc cùng với bàn xe dao và 
ngang do con trượt chạy theo thước côn. Dao sẽ dịch chuyển song song với bề 
mặt làm việc của thước côn và tiện được côn có góc đỉnh côn 2φ, nếu góc quay 
của thước côn so với đường tâm máy bằng φ . 
Muốn lấy chiều sâu cắt theo hướng kính ta phải quay bàn trượt dọc trên 900 
theo chiều kim đồng hồ 
1.2. Gá lắp, điều chỉnh phôi. 
- Phôi được rà gá và kẹp chặt trên mâm cặp 3 vấu tự định tâm 
1.3. Gá lắp, điều chỉnh dao. 
Gá dao được gá trên ổ dao đảm bảo chắc chắn 
1.4. Điều chỉnh máy. 
 Chọn chế độ cắt như khi tiện ngoài 
-53- 
1.5. Cắt thử và đo. 
Lấy chiều sâu cắt bằng du xích bàn trượt ngang, tiện côn thực hiện bằng cách 
quay tay quay của bàn trượt dọc trên đều tay nếu: 
 + Lượng dư trên đường kính lớn và đường kính nhỏ bằng nhau là góc côn 
đã đạt; 
 + Lượng dư trên đường kính lớn lớn hơn lượng dư trên đường kính đường 
kính nhỏ thì góc côn đã xoay lớn, phải điều chỉnh bàn trượt cùng chiều kim đồng 
hồ (về phía người thợ); 
 + Lượng dư trên đường kính lớn nhỏ hơn lượng dư trên đường kính nhỏ 
thì góc côn đã xoay nhỏ, phải điều chỉnh bàn trượt ngược chiều kim đồng hồ (về 
phía trước người thợ); 
 + Mỗi lần điều chỉnh lại xong phải tiện thử. Có thể phải chỉnh nhiều lần 
mới đạt kết quả. 
1.6. Tiến hành gia công. 
Tiện thô mặt côn 
Gá dao tiện lỗ suốt 
Tiện thử mặt côn trong để lượng dư đối xứng 2 mm 
Đo đường kính lớn của côn bằng thước cặp, kiểm tra góc côn trong bằng trục 
thử 
Tiện tinh mặt côn 
Chọn chế độ cắt như khi tiện trong. 
Dao tiện tinh góc thoát γ = 50, mũi dao có r = 3mm. 
Tiện ngoài, vát cạnh 
 Gá phôi trên trục gá côn và gá trục gá trên 2 mũi tâm cặp tốc. 
2. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng 
Các dạng sai 
hỏng 
Nguyên nhân Biện pháp đề phòng 
Góc côn đúng Thực hiện chiều sâu Điều chỉnh chiều sâu cắt thật 
-54- 
nhưng kích thước 
sai 
cắt không chính xác. chính xác khi tiện tinh. 
Góc côn sai Điều chỉnh khoảng 
xê dịch ngang thân ụ 
động không chính 
xác 
-Để lượng dư tiện thử 
-Điều chỉnh lại khoảng xê 
dịch ngang ụ động cho chính 
xác 
-Xiết chặt các đai ốc hãm. 
Đường sinh hình 
côn không thẳng 
-Mài dao, gá dao sai 
-Lắp dao không đúng 
tâm 
-Gá lại dao đúng tâm. 
Độ nhẵn bóng 
không đạt: 
-Dao cùn, mài dao sai 
góc độ 
-Chế độ cắt không 
hợp lý 
-Mài dao đúng góc độ, mũi 
dao có r 
-Giảm chiều sâu cắt, bước 
tiến. 
3. Phương pháp kiểm tra mặt côn 
-55- 
4. Kiểm tra sản phẩm. 
- Các đường kính của mặt côn đo bằng thước cặp hoặc pan me phụ thuộc 
vào yêu cầu của độ chính xác gia công. Khi đo kích thước đường kính nhỏ của 
côn nên dùng hàm sắc của thước cặp để đo vì dùng hàm đo phẳng của thước đo 
dể bị sai số. 
5. Vệ sinh công nghiệp. 
- Thu dọn dụng cụ, lau chùi máy sạch sẽ và bôi trơn 
 - Sắp xếp gọn gàng các chi tiết và phôi vào nơi đúng quy định 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày các thông số cơ bản của mặt côn ? 
2. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi tiện côn ? 
3. Trình bày các phương pháp tiện côn? 
4. Chọn và trình bày phương pháp tiện côn cho chi tiết sau: (Tính góc dốc và nêu 
cách tiến hành 
-56- 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
 [1] V.A Xlêpinin - Hướng dẫn dạy tiện kim loại - Nhà xuất bản công nhân kỹ 
thuật -1977 
[2] Đnhêjnưi, Chixkin, Toknô - Kỹ thuật tiện - Nhà xuất bản Mir - 1981. 
[3] Đỗ Đức Cường - Kỹ thuật Tiện - Bộ cơ khí luyện kim – 1996 
 ------------ Hết--------------------- 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tien_con.pdf